Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn sử dụng một số bài tập cơ bản để củng cố học bài 10 cấu trúc lặp trong sách giáo khoa tin học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.8 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGA SƠN

SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN ĐỂ CỦNG CỐ
BÀI 10 “ CẤU TRÚC LẶP” TRONG SÁCH GIÁO KHOA
TIN HỌC 11

Họ tên:
Nguyễn Văn Hải
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc bộ môn: Tin học

THANH HOÁ NĂM 2020

skkn


MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. Mở đầu.............................................................................................
1.1 Lí do chọn đề tài......................................................................
1.2 Mục đích nghiên cứu...............................................................
1.3 Đối tượng nghiên cứu.............................................................
1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm..........................................
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.................................
a. Tham số hình thức................................................................
b. Tham số thực sự..................................................................
c. Tham biến ...........................................................................
d. Tham trị.................................................................................


e. Truyền tham số theo trị........................................................
f. Truyền tham số theo biến......................................................
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....
2.3 Các giải pháp giải quyết vấn đề................................................
2.3.1 Các bài tập về câu lệnh for ................................................
2.3.2 Các bài tập về câu lệnh while do .....................................
2.3.3 Các bài tập tổng hợp về cấu trúc lặp :................................
c. Bài tập 3 ................................................................................
d. Bài tập 4 .................................................................................
e. Bài tập 5 .................................................................................
2.3.2 Truyền theo trị hay truyền theo biến....................................
2.4 Kết quả thu được........................................................................
III.Kết luận, kiến nghị.........................................................................
3.1 Kết luận.....................................................................................
3.2 Kiến nghị...................................................................................

1

skkn

TRANG
2
2
3
3
3
3
3
3
3

4
4
4
4
4
4
4
5
5
6
7
8
9
9
10
10
10


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ - kỹ thuật hiện đại đã đặt giáo
dục vào thử thách mới, đó là nhằm đào tạo ra thế hệ tương lai vừa có phẩm chất,
vừa phải có năng lực tiếp cận khoa học hiện đại để hội nhập với xu thế chung của
xã hội. Hiện nay trong các trường phổ thông đã chú trọng tới vấn đề này.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập

nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy và học” [1].
Điều 24.2 Luật giáo dục qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh”[2].
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết
số 29-NQ/TW, Luật giáo dục, giáo viên cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi
mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số
biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Nếu như trước đây môn Tin học chủ yếu chỉ truyền đạt cho các em kiến thức lý
thuyết, hàn lâm thì nay đã chú trọng tới thực hành và giải các bài tập, giúp các em
làm quen với lập trình trên máy tính, hiện nay các trường phổ thông đã được trang
bị cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: phòng máy, phòng nghe nhìn đã được chuẩn
hóa, học sinh ý thức được mơn học nên tập trung hơn...Tuy nhiên, những thay đổi
đó chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu và nhận thức bài học của
học sinh và phần lớn học sinh chưa có điều kiện để tiếp cận với nhiều tài liệu, cũng
như thời gian để làm việc với máy tính đang cịn ít. Mơn Tin học đối với học sinh
là mơn khó, đặc biệt là chương trình lớp 11 vì kiến thức lập trình đa số với nhiều
học sinh là khó tiếp cận.
Trong q trình giảng dạy chương trình lớp 11 học sinh gặp rất nhiều khó khăn
trong việc giải quyết các bài tập lập trình như : việc soạn thảo chương trình, gỡ lỗi
chương trình, chạy chương trình, kiểm thử....
[1] Nghị quyết Hội nghị TW8 – Khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo
[2] Luật Giáo dục 2005
2


skkn


Việc dạy học nội dung cấu trúc lặp với số lần biết trước, lặp với số lần chưa biết
trước học sinh rất khó tiếp thu, đơi khi chưa biết sử dụng hai cấu trúc này để làm
các bài tập trong sách giáo khoa và một số bài tập cơ bản . Do đó để phần nào giúp
học sinh lựa chọn cấu trúc lặp vào sử dụng ở một số bài tập cơ bản tôi chọn đề tài
: “Sử dụng một số bài tập cơ bản để củng cố học bài 10 “ cấu trúc lặp” trong
sách giáo khoa tin học 11 ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra khái niệm về cấu trúc lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa
biết trước, các ví dụ cơ bản để học sinh rèn luyện sử dụng các cấu trúc lặp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu : cấu trúc lặp khi viết chương trình trong pascal và một số bài tập về
cấu trúc lặp
- Thực trạng học và làm bài tập môn Tin học của học sinh khối 11 tại trường THPT
Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Khi học sinh học bài học bài 10 “Cấu trúc lặp” các em gặp rất nhiều khó
khăn, nhầm lẫn trong việc lựa chọn cách sử dụng câu lệnh for , câu lệnh while do.
Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp học sinh củng cố cách sử dụng cấu trúc lặp và
cách sử dụng cấu trúc lặp khi lập trình.
2.1 .Cơ sở lí luận
Trong sáng kiến kinh nghiệm này xin được trình bày phần cấu trúc lặp với số lần
biết trước, lặp với số lần chưa biết trước.

a.Cấu trúc câu lệnh lặp với số lần biết trước for ( dạng lặp tiến):
For <biến đếm> := <giá trị đầu > to <giá trị cuối> do <câu lệnh >;
Cấu trúc câu lệnh for dạng lặp tiến thực hiện các câu lệnh từ giá trị đầu đến giá trị
cuối, giá trị đầu luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Giá trị đầu và giá trị cuối
cùng kiểu với biến đếm. Giá trị của biến đếm là kiểu nguyên hoặc kiểu ký tự. Do
đó khi thực hiện câu lệnh của cấu trúc lặp for ta đã biết trước số lần lặp.
b.Cấu trúc câu lệnh lặp với số lần biết trước for ( dạng lặp lùi):
For <biến đếm> := <giá trị cuối > downto <giá trị đầu> do <câu lệnh >;
Cấu trúc câu lệnh for dạng lùi thực hiện các câu lệnh từ giá trị cuối đến giá trị
đầu. Giá trị đầu và giá trị cuối cùng kiểu với biến đếm. Giá trị của biến đếm là kiểu
3

skkn


nguyên hoặc kiểu ký tự. Do đó khi thực hiện câu lệnh của cấu trúc lặp for ta đã biết
trước số lần lặp.
c. Cấu trúc câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước :
Khi làm việc với cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước học sinh chủ yếu sử
dụng cấu trúc lặp while do còn cấu trúc repeat until sách giáo khoa tin học chưa
đề cập đến trong bài cấu trúc lặp. Do đó trong sáng kiến này xin chưa được đề cập.
Cấu trúc câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while do :
While <điều kiện> do <câu lệnh>;
Điều kiện ở đây là biểu thức logic nhận một trong hai giá trị TRUE hoặc
FALSE. Để thực hiện câu lệnh điều kiện nhận giá trị TRUE, khi điều kiện nhận giá
trị FALSE thoát khỏi câu lệnh.
d. Khi nào sử dụng câu lệnh for:
Việc sử dụng câu lệnh for khi biết được hai yếu tố quan trọng : Giá trị đầu, giá trị
cuối. Khi đó chúng ta sẽ viết được câu lệnh for.
e. Khi nào sử dụng câu lệnh while do

Câu lệnh while do được sử dụng khi chúng ta xác định được điều kiện để thực
hiện câu lệnh, điều kiện để dừng câu lệnh. Các bài tốn đã sử dụng được câu lệnh
for thì hồn tồn có thể chuyển sang câu lệnh while do.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Mặc dù hiện nay công tác dạy và học môn Tin học tại các trường phổ thông đã
được quan tâm, cơ sở vật chất được trang bị nhưng chất lượng học sinh vẫn chưa
thực sự được nâng cao.
Tại trường THPT Nga Sơn, phần lớn học sinh có ý thức học tập và hứng thú với
môn tin học. Các tiết học được sử dụng máy chiếu, phòng thực hành nhiều hơn
giúp cho học sinh học tập sinh động, trực quan hơn. Tuy nhiên có một thực tế mà
tơi và các đồng nghiệp trong nhóm cịn nhiều băn khoăn, trăn trở đó là chất lượng
học sinh ở khối lớp 11 chưa cao. Các bài tập sử dụng cấu trúc lặp học sinh giải
quyết chưa được nhiều. Việc sử dụng cấu trúc lặp trong việc giải quyết các bài tập
cơ bản học sinh đang cịn lúng túng. Do đó học sinh rất ngại, khó khăn khi làm các
bài tập về lập trình.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1 Các bài tập về câu lệnh for :

1
1
1
1
a. Bài tập 1: Viết chương trình tính tổng s= a + a+1 + a+2 + …+ a+100 với được
nhập vào từ bàn phím (a >2).
Program baitap1;
var a,i:longint;
s:real;

4


skkn


BEGIN
write('Moi nhap so a = '); read(a);
s:=0;
for i:=1 to 100 do s:=s+ 1/(a+i);
writeln('s=', s:1:2);
readln;
readln;
END.
Giá trị nhập vào
Kết quả lấy ra
3
3.38
15
2.01
Trong bài tập trên sử dụng câu lệnh for dạng lặp tiến. Giá trị đầu được xác định là
1 và giá trị cuối là 100. Kết quả của của bài toán phụ thuộc vào giá trị a được nhập
vào từ bàn phím và lấy hai số sau dấu phẩy.
b. Bài tập 2: Viết chương trình thực hiện nhập từ bàn phím hai số nguyên m và n
(m < n), tính và đưa ra màn hình tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ
m đến n.
Program baitap2;
var s,m,n,i:longint;
BEGIN
write('Moi nhap so m = '); read(m);
write('Moi nhap so n = '); read(n);
s:=0;
for i:=m to n do

if ( i mod 3=0) or ( i mod 5=0) then s:=s+i;
writeln('s=', s);
readln;
readln;
END.
Giá trị nhập vào
Kết quả lấy ra
1
8
5
Trong bài tập trên sử dụng câu lệnh for dạng lặp tiến, giá trị đầu được xác định là m
và giá trị cuối xác định giá trị n. Tùy thuộc vào giá trị của m và n ta được kết quả
tương ứng.
c. Bài tập 3: Viết chương trình đưa ra các ký tự từ A đến Z
5

skkn


Program baitap3;
var ch: char;
BEGIN
for ch:='A' to 'Z' do write(ch:3);
readln;
readln;
END.
Bài tập trên yêu cầu đưa ra các ký tự từ A đến Z do đó ta xác định giá trị đầu là ký
tự A và giá trị cuối là ký tự Z. Khi viết chương trình học sinh chú ý khai báo biến
đếm có giá trị kiểu Char. Nhiều học sinh khai báo biếm đếm kiểu số nguyên dẫn
đến chương trình khơng chạy được vì sai cú pháp.

1

1

1

d. Bài tập 4: Viết chương trình tính tổng s= 100 + 99 + 98 +…+1
Program baitap4;
var i: longint;
s: real;
BEGIN
s:=0;
for i:=100 downto 1 do s:=s+1/i;
writeln('s=',s:1:2);
readln;
readln;
END.
Bài tập trên xác định giá trị đầu là 1 và giá trị cuối là 100. Câu lệnh lặp sử dụng là
dạng for lùi, kết quả của bài toán lấy đến 2 số sau dấu phẩy là 5.19. Việc sử dụng
câu lệnh dạng for lùi và dạng for tiến đều có kết quả như nhau. Tùy vào mỗi trường
hợp, mỗi bài toán mà sử dụng cho thuận tiện.
2.3.2 Các bài tập về câu lệnh while do :

1
1
1
1
a. Bài tập 1: Viết chương trình tính tổng s= a + a+1 + a+2 + …+ a+ N
1


khi a+ N <0.0001
Program baitap1;
var s : real;
a, n :longint;
BEGIN
write(' moi nhap a='); read(a);
6

skkn

a>2 cho đến


s:=1/a; n:=1;
while (1/(a+n) >= 0.0001) do
begin
s:=s+1/(a+n);
n:=n+1;
end;
writeln('s=',s:1:2);
readln;
readln;
END.
Giá trị nhập vào
Kết quả lấy ra
3
8.29
Chương trình trên khơng thể xác định được giá trị đầu, giá trị cuối nên không thể sử
dụng câu lệnh dạng for. Số lần lặp phụ thuộc vào điều kiện của đề bài và tham số a,
1


điều kiện lặp kết thúc a+ N <0.0001. Cấu trúc lặp được sử dụng là câu lệnh while
do, với giá trị a =3 cho kết quả gần đúng sau hai số sau dấu phẩy là 8.29.
1

1

1

1

−6

b. Bài tập 2: Viết chương trình tính s=1+ 1 ! + 2 ! +…+ n ! cho đến khi n ! < 2× 10
Program baitap2;
var i,n:longint;
s:real;
BEGIN
s:=1; n:=1; i:=1;
while (1/n >= 2*0.000001) do
begin
s:=s+1/n;
i:=i+1;
n:= n*i;
end;
writeln('s=', s:1:2);
readln;
readln;
END.


Chương trình trên khơng thể xác định được giá trị đầu và giá trị cuối mà chỉ biết
1

−6

được câu lệnh kết thúc khi n ! < 2× 10

do đó ta sử dụng cấu trúc lặp while do để
7

skkn


thực hiện bài tập này. Bài tập liên quan đến giá trị của giai thừa rất lớn nên trong
sáng kiến này xin chưa được đề cập đến, giá trị của bài toán sau khi thực hiện cho
kết quả gần đúng là 2.72
c. Bài tập 3: Cho hai số nguyên dương M và N. Tìm ước chung lớn nhất của hai
số nguyên dương M và N
Program baitap3;
var m,n:longint;
BEGIN
write(' moi nhap so m'); read(m);
write('Moi nhap so n '); read(n);
while m<>n do
if m >n then m:=m-n else n:=n-m;
writeln('Uoc chung lon nhat ', n);
readln;
readln;
END.
Bài tốn tìm ước chung lớn nhất của hai số ngun dương có rất nhiều cách giải tối

ưu. Trong sáng kiến này đưa ra cách giải đơn giản nhất để tìm ước chung lớn nhất
của hai số. Để tìm ước chung lớn nhất của hai số ta lấy số lớn trừ đi số nhỏ, quá
trình trên lặp lại cho đến khi giá trị của hai số bằng nhau. Điều kiện để lặp ở bài
toán là hai số khác nhau, khi hai số bằng nhau thì dừng câu lệnh while do.
Giá trị nhập vào
Kết quả lấy ra
3
1
4
2.3.3 Các bài tập tổng hợp về cấu trúc lặp :
a. Bài tập 1: Cho số nguyên dương N( 0 < N <105). Đưa ra màn hình thơng báo số
N vừa nhập có phải số ngun tố hay không. Nếu N là số nguyên tố đưa ra màn
hình YES và ngược lại NO
 Sử dụng cấu trúc lặp với số lần biết trước (câu lệnh for):
Program baitap1;
var i,n:longint;
ok:boolean;
8

skkn


BEGIN
write(' moi nhap n '); read(n);
if n<=1 then ok:=false;
if (n=2) or (n=3) then ok:=true;
if n>=4 then
begin
ok:=true;
for i:=2 to trunc(sqrt(n)) do

if n mod i=0 then begin ok:=false; break ; end;
end;
if ok=false then writeln('So ',n,' khong phai la so nguyen to')
else writeln('So ',n,' la so nguyen to');
readln;
readln;
END.
 Sử dụng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước (câu lệnh while do):
Program baitap1;
var i,n:longint;
ok:boolean;
BEGIN
write(' moi nhap n '); read(n);
if n<=1 then ok:=false;
if (n=2) or (n=3) then ok:=true;
if n>=4 then
begin
ok:=true;
i:=2;
while i <= trunc(sqrt(n)) do
begin
if n mod i=0 then begin ok:=false; break ; end;
i:=i+1;
end;
end;
if ok=false then writeln('So ',n,' khong phai la so nguyen to')
else writeln('So ',n,' la so nguyen to');
readln;
9


skkn


readln;
END.
Giá trị nhập vào
4
2

Kết quả lấy ra
NO
YES

Bài toán kiểm tra số nguyên dương N bất kỳ có phải là số ngun tố có rất nhiều
thuật tốn tối ưu. Để minh họa cấu trúc lặp trong sáng kiến này tôi xin trình bày
thuật tốn theo cách trên. Bài tốn được xác định với giá trị đầu 2 và giá trị cuối là
phần nguyên của căn n do đó việc áp dụng bài toán theo hai cấu trúc lặp đều cho
kết quả giống nhau.
b. Bài tập 2: Cho số nguyên dương N( 0< N <105). Đưa ra màn tổng các chữ số
của N.
Program baitap2;
var s,i,n:longint;
BEGIN
write(' moi nhap n '); read(n);
s:=0;
while n <>0 do
begin
i:= n mod 10;
n:=n div 10;
s:=s+i;

end;
writeln('Ket qua ',s);
readln;
readln;
END.
Bài toán trên yêu cầu tính tổng các chữ số của số nguyên dương N. Để lấy các số
hạng của số n ta lần lượt chia số đó cho 10 rồi lấy phần dư, quá trình trên lặp lại
cho đến khi ta lấy hết các số hạng của n khi đó số n có giá trị là 0. Điều kiện để lặp
là giá trị của n khác 0. Trong phạm vi kiến thức học sinh được học chỉ có thể sử
dụng cấu trúc dạng while do, cấu trúc dạng for được sử dụng khi học sinh đã được
học bài kiểu xâu.
Giá trị nhập vào
Kết quả lấy ra
12
3
10

skkn


b. Bài tập 3: Lập trình giải bài tốn cổ sau :
Vừa gà, vừa chó
Bó lại cho trịn
Ba mươi sáu con,
Một trăm chân chẵn.
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại.
 Sử dụng cấu trúc lặp với số lần biết trước (câu lệnh for):
Program baitap3;
var ga,cho:longint;
BEGIN

for ga:=1 to 35 do
begin
cho :=36-ga;
if 2*ga + 4*cho =100 then writeln('Ga=',ga,'Cho=',cho);
end;
readln;
readln;
END.
 Sử dụng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước (câu lệnh while do):
Program baitap3;
var ga,cho:longint;
BEGIN
ga:=1;
while ga <=35 do
begin
cho :=36-ga;
if 2*ga + 4*cho =100 then writeln('Ga=',ga,'Cho=',cho);
ga:=ga+1;
end;
readln;
readln;
END.
Để sử dụng cấu trúc lặp ta giả sử số con gà nhận giá trị từ 1 đến 35, tương ứng với
mỗi số con gà ta được số con chó là 36 trừ đi số con gà. Mỗi giá trị của số con gà,
11

skkn


số con chó phải thõa mãn số chân thõa mãn là 100. Bài tốn có nghiệm thõa mãn số

con gà là 22, số con chó là 14. Nhiều học sinh khi gặp bài toán này sẽ nghĩ đến việc
giải theo tốn học đó là lập hệ phương trình nhưng khi gợi ý cho các em việc thử
các giá trị của số gà ta sẽ nhận được bài toán giải rất đơn giản trong lập trình.
d. Bài tập 4: Viết chương trình tìm tất cả các số có ba chữ số abc sao cho tổng các
lập phương của các chữ số bằng chính số đó.
Program baitap4;
var a,b,c:longint;
BEGIN
for a:=1 to 9 do
for b:=0 to 9 do
for c:=0 to 9 do
if (100*a +10*b +c =a*a*a + b*b*b +c*c*c) then writeln(a,b,c);
readln;
readln;
END.
Để tìm số có ba chữ số abc ta nhận thấy các giá trị của a nhận giá trị từ 1 đến 9, b
và c nhận giá trị từ 0 đến 9. Với mỗi giá trị của a, b, c ta lần lượt kiểm tra xem có
thõa mãn điều kiện của bài tốn đề ra khơng. Chương trình được sử dụng là 3 câu
lệnh for lồng nhau, kết quả của bài tốn tìm được là các số 153, 370, 371, 407. Với
những dữ liệu lớn việc sử dụng các cấu trúc lặp lồng nhau thời gian chạy sẽ rất lâu,
tốn tài bộ nhớ. Để minh họa việc sử dụng cấu trúc lặp tôi đề xuất cách thực hiện
chương trình như trên.
Bài tốn đã sử dụng 3 câu lệnh for lồng nhau để giải, việc sử dụng cấu trúc câu
lệnh while do tương tự như các bài tốn trên.
2.4. Kết quả thu được.
Trong q trình trao đổi, thảo luận, trình bày học sinh được thể hiện khả năng
vận dụng, hiểu biết của mình nên các em tỏ ra hăng hái trong việc giơ tay phát biểu,
tranh luận. Đồng thời tiết học trở nên sinh động hơn, giáo viên khơng đóng vai trị
là người xây dựng lý luận mà học sinh là người chủ động để giải quyết các vấn đề.
Tiến hành trong giảng dạy ở các lớp, tôi nhận thấy sau khi được hướng dẫn học

sinh đã biết làm bài tập. Từ đó, kết quả kiểm tra, đánh giá đã có sự thay đổi theo
hướng tích cực, kết quả cụ thể ở lớp áp dụng dạy và lớp đối chứng như sau:
Tỉ lệ (%)/Lớp
Giỏi

11E
(lớp dạy)
25

11G
(lớp đối chứng)
14
12

skkn

11H
(lớp dạy)
10

11I
(lớp đối chứng)
8


Khá
Trung bình
Yếu
Kém


15
15
0
0

40
12
13
0

14
22
8
0

13
23
20
3

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau khi vận dụng vào để củng cố bài học , hướng dẫn học sinh thực hiện, tôi nhận
thấy:
- Học sinh tiếp thu bài tốt hơn, các em đã làm được bài tập, chạy được chương trình
do đó tạo hứng thú trong học tập.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá được nâng lên. Ở các lớp được hướng dẫn thực hiện, tỉ
lệ đạt khá giỏi tăng lên, khơng cịn học sinh yếu kém hoặc tỉ lệ này còn rất thấp.
- Khi vận dụng vào hướng dẫn cho học sinh đòi hỏi bản thân phải tiếp cận nhiều tài
liệu để có nguồn tri thức phong phú, là điều kiện để tơi nâng cao tính tự học, nâng

cao kiến thức.
3.2. Kiến nghị
- Đối với đồng nghiệp cần tăng cường hướng dẫn học sinh làm nhiều bài tập, thực
hành để học sinh có kỹ năng về lập trình và giải quyết nhiều dạng bài tốn.
- Đối với nhà trường cần quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị để việc giảng
dạy tin học đặc biệt là các giờ thực hành được thuận lợi.
- Đối với Sở Giáo dục, cần thường xuyên tập huấn về chun mơn để giáo viên có
cơ hội được trao đổi, học hỏi chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong các trường
THPT khác nhau.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.

Nguyễn Văn Hải

13

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3
4
5


Nghị quyết Hội nghị TW8 – Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo
Luật Giáo dục 2005
Hồ Sĩ Đàm - Sách giáo khoa tin học 11
Nguyễn Tơ Thành - Lập trình nâng cao trên ngôn ngữ pascal
Một số bài tập tham khảo trên Internet.

14

skkn



×