Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Luận văn THỰC TRẠNG VÀ GẢI PHÁP TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.07 KB, 31 trang )

GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
Luận văn
THỰC TRẠNG VÀ GẢI PHÁP
TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 1
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi nền kinh tế hàng hóa được hình thành đến nay các hoạt động trong nền kinh tế
luôn gắn liền với một thứ được gọi là “ Tiền ”.Tiền với nhiều hình thái khác nhau , được
mọi người tin tưởng và được xem là vật trao đổi ngang giá . Bởi vì tiền được xem là vật
ngang giá ,là một loại hàng hóa đặc biệt nên cần có một loại hình kinh doanh đặc biệt đó
là “ ngân hàng ” .Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế và
là một định chế tài chính trung gian mà bất kì một quốc gia nào cũng phải có .Nói đơn
giản ,Ngân hàng thực chất là một doanh nghiệp nhưng hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh đặc biệt là: kinh doanh tiền tệ và tín dụng . Ngân hàng thực hiện các hoạt động
luân chuyển tền tệ trong nên kinh tế , huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và
dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại.Theo chức năng người chia ngân
hàng thành hai loại : Ngân hàng trung gian và Ngân hàng trung ương .
Ngân hàng trung gian là một trung gian tín dụng ,là cầu nối giữa các cá nhân và tổ
chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khăn hiếm. Hoạt động của ngân hàng trung
gian nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy
động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận
.Hầu hết các ngân hàng trung gian đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận . Khác hẳn với
ngân hàng trung gian, ngân hàng Nhà nước (ngân hàng trung ương) không hoạt động vì
mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân
hàng Nhà nước duy nhất, có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các
chính sách tiền tệ; và có rất nhiều ngân hàng trung gian, có thể coi là các ngân hàng con
có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế.
Ở nước ta hiện nay .Trong số các ngân hàng trung gian đang hoạt động ,có một số các
ngân hàng trung gian hoạt động trong nền kinh tế nhưng mục đích hoạt động không phải


vì mục tiêu lợi nhuận như các ngân hàng thương mai đó là các “Ngân hàng đặc biệt ”
.Các Ngân hàng này hoạt động chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và hoạt
động theo một số mục tiêu mà nhà nươc đặt ra .Ngân hàng chính sách xã hội chính là một
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 2
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
loại hình ngân hàng đặc biệt ở nước ta .Việc tìm hiểu và phân tích hoạt động Của Ngân
Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam mong rằng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức
cũng như mục đích hoạt động của loại hình Ngân Hàng này và hiểu được tầm quan trọng
của loại hình ngân hàng này đối với nhà nước và người dân đặc biệt là người nghèo .
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 3
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội.
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là
phục vụ nguời nghèo, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và các chính sách
kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các ngân hàng
chính sách xã hội không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn
cho các đối tượng trên. Chính vì thế, ngân hàng chính sách xã hội không phải là một ngân
hàng thương mai hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và không đáp ứng các tiêu chí trong
hoạt động kinh doanh thương mại
Ngân hàng chính sách xă hội là Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, sử dụng một
phần nguồn tài chính của nhà nước. Do vậy, Ngân hàng này phải có sự hiện diện của một
số cơ quan nhà nước có liên quan để tham gia quản trị Ngân hàng, hoạch định các chính
sách tạo lập nguồn vốn, chính sách đầu tư đối với các khu vực, các đối tượng từng thời
kỳ do chỉ định của Chính phủ.
1.2 . Đặc điểm của ngân hang chính sách xã hội .
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động
không vì lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, vì mục tiêu
chủ yếu là xoá đói giảm nghèo. Lãi suất cho vay của NHCSXH thấp hơn lãi suất của
NHTM.

Các mức lãi suất ưu đãi do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, chênh lệch lãi
suất huy động và cho vay ,những tổn thất trong cho vay, sau khi bù đắp bằng quĩ dự
phòng, chi phí hoạt động của NHCSXH sẽ được bù đắp bởi nguồn ngân sách của chính
phủ .Như vậy đây là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho
vay) song nguồn chi ngân sách hàng năm một phần do nhà nước cấp cho hoạt động của
NHCSXH.
Ngoài nguồn vốn chủ yếu là nhận từ nhà nước NHCSXH còn nhận vốn uỷ thác của
chính quyền địa phương như các quỹ tín dụng hay quỹ từ thiện cho người nghèo của nhà
nước , các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị xã hội, các
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 4
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn dối
với hộ nghèo và các đối tuợng chính sách khác.
Quyền quyết định thuộc về Hội đồng quản trị, gồm các thành viên chuyên trách thuộc
các cơ quan của Chính phủ .Các quyết định thu chi trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng chính sách đều được các thành viên thuộc cơ quan nhà nước thông qua .Ngân hàng
chính sách còn được xem như một bộ phận không thể thiếu của nhà nước ta ,thực hiện và
chịu trách nhiệm về việc hỗ trợ cho người nghèo thay cho nhà nước .
1.3. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội .
Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có
vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các
chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện
gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu
dân hơn.
Hoạt động của NHCSXH đang từng bước được xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong
biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến tỉnh,
huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,
Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn thông
qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm ngàn cán

bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc "xóa đói giảm nghèo".
Nhiệm vụ của NHCSXH là sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nuớc huy động
để phục vụ các dối tuợng là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các dối
tuợng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, di lao động có thời hạn ở nuớc
ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã dặc biệt khó
khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhằm góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về xoá đói giảm nghèo, ổn dịnh xã hội
1.4 Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam phục vụ các đối tượng sau:
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 5
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
Đối tượng cho vay Lãi suất
1. Hộ nghèo:
- Cho vay hộ nghèo 7,8%/năm
- Cho vay hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của
Chính phủ ngày 27/12/2008
0%/năm
2. Học sinh, sinh viên:
- Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 7,8%/năm
3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm:
- Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh, người tàn
tật
3,9%/năm
- Cho vay thương binh, người tàn tật 6%/năm
- Cho vay các đối tượng khác 7,8%/năm
4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài:
- Cho vay người lao động thuộc các hộ nghèo và người dân tộc
thiểu số thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính
phủ ngày 27/12/2008
3,9%/năm

- Cho vay các đối tượng còn lại thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị
quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008
7,8%/năm
- Cho vay xuất khẩu lao động 7,8%/năm
5. Các đối tượng khác theo Quyết định của Chính phủ:
- Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long 3%/năm
- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 10,8%/năm
- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 10,8%/năm
- Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 0%/năm
- Cho vay hộ dân tộc thiểu số di dân định canh, định cư
(7,8%/năm hoặc
0%/năm)
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 6
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
- Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao động
sau cai nghiện ma túy
7,8%/năm
- Cho vay phát triển lâm nghiệp 7,8%/năm
- Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 10,8%/năm
- Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 3%/năm
- Cho vay lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế
(7,8%/năm hoặc
6%/năm
1.5 Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
- Huy động vốn: Là một ngân hàng, NHCSXH phải huy động vốn để cho vay. Ngoài
vốn tự có Nhà nước cấp, phần lớn ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác nhau:
+ Huy động tiết kiệm : NHCS phải huy động tiết kiệm với mặt bằng chung của các
NHTM khác trên địa bàn. Mức độ huy động phụ thuộc vào phụ thuộc vào mạng lưới
quầy, lãi suất, và dịch vụ khác.
+ Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội : Ngân hàng chính

sách xã hội có thể huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội.Tuy nhiên
nguồn vốn này luôn gắn với nhu cầu thanh toán tức thời. Điều này yêu cầu tổ chức huy
động phải có khả năng thực hiện công tác thanh toán trên phạm vi rộng, trong và ngoài
nước, phải đảm bảo khả năng thanh khoản .Vì vậy rất khó huy động từ nguồn này
+ Nguồn đóng góp của các tổ chức và cá nhân từ thiện : Rất nhiều tổ chức và cá
nhân muốn hỗ trợ người nghèo. Thông qua NHCSXH, số tiền hỗ trợ được quay vòng
nhiều lần và có hiệu quả. Tuy nhiên qui mô nguồn này không lớn.
+ Nguồn cho vay ưu đãi của Chính phủ và tổ chức tài chính: Những khoản chi
ngân sách cho các chương trình tín dụng của Nhà nước phù hợp với mục tiêu của
NHCSXH sẽ được chuyển về cho NHCS; các NHTM Nhà nước phải góp 2% nguồn tiền
về cho NHCS.
+ Tài trợ của các chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế cho Chính phủ Việt Nam
phù hợp với mục tiêu của NHCSXH: Một số nguồn được tài trợ của Chính phủ các nước
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 7
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
và các tổ chức quốc tế cho chương trình xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, trồng
rừng phù hợp với cương lĩnh hoạt động của Ngân hàng chính sách.
- Cho vay ưu đãi: Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với các đối
tượng thuộc diện chính sách ,tuy nhiên ngân hàng chính sách xã hội vẫn có những hoạt
động của một trung gian tài chính :
+Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trongvà ngoài nuớc.
+ NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và than gia hệ thống liên NH trong nuớc.
+ NHCSXH được thực hiện các dịch vụ về thanh toán và ngân quỹ :
- Cung ứng các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nuớc
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt
- Các dịch vụ khác theo quy dịnh của Thống dốc NHNN
+ Cho vay ngắn hạn trung hạn và daì hạn phục vụ cho sản xuất,kinh doanh tạo việc
làm cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ổn dịnh xã hội .
+ Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức Quốc tế, Quốcgia, cá nhân trong

nuớc, ngoài nuớc theo hợp đồng uỷ thác.
Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và không có tài sản đảm bảo phản ánh tính đặc trưng
của NHCS. Rủi ro trong cho vay rất cao do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc
không có, điều kiện làm ăn không thuận lợi. Với vốn huy động thấp, cộng với qui định
chặt chẽ về đối tượng cho vay và tư tưởng bình quân hoá, NHCSXH chỉ có thể cho vay
món nhỏ, chi phí cho vay cao.
1.6. Chức năng Ngân hàng Chính sách xã hội
− Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư
bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng
người nghèo.
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 8
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
− Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá
khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Vay tiết kiệm Bưu điện,
Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Vay Ngân hàng Nhà nước.
− Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của
các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã
hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài. Mở tài khoản tiền
gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
− Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên
ngân hàng trong nước.
− Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm,
cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm
nghèo, ổn định xã hội.
− Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước,
ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác
PHẦN 2 :TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
2.1.Giới thiệu về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Chính sách xã hội

SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 9
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Vietnam Bank for Social Policies-
VBSP), viết tắt là NHCSXHVN được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày
4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ
người nghèo. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm
các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối
tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước
ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó
khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III.
Hoạt động của NHCSXHVN là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của
NHCSXHVN có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của
Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người
nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và
các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa
phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.
Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 18
chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài,
mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối
tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà
nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng Phục vụ
người nghèo.
Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong
phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù
hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách
xã hội là 99 năm. Khác hẳn với các ngân hàng thương mại, NHCSXHVN hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ
bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 10
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh

phải nộp ngân sách nhà nước vì mục tiêu hoạt động là phục vụ người nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
trong thời gian qua đã đến với 100% số xã trong cả nước; đã hỗ trợ vốn cho hơn 10 triệu
lượt hộ nghèo; số khách hàng còn dư nợ với NHCSXH là gần 8 triệu khách hàng, tăng
gần 6 triệu khách hàng .
Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp 2,5 triệu hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo; thu
hút được 2,5 triệu lao động có việc làm mới; xây dựng được gần 4 triệu công trình nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 2,8 lượt triệu học sinh, sinh viên; 87 nghìn căn
nhà cho hộ gia đình vượt lũ ĐBSCL; hơn 470 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ
chính sách chưa có nhà ở; gần 97 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay
vốn đi xuất khẩu lao động; nợ xấu giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả
kiểm kê nợ) xuống còn 1,39% vào tháng 8 năm 2012.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng chính sách xã hội
Bộ máy quản trị của NHCSXHVN VN bao gồm 3 cấp: Hội đồng quản trị tại Trung
ương, 64 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và 601 Ban dại diện Hội
đồng quản trị cấp quận, huyện. Hội đồng quản trị của NHCSXHVN VN gồm 11 thành
viên, trong dó có 10 thành viên kiêm nhiệm, là đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch & đầu tư , Ngân hàng Nhà nuớc, Bộ Lao dộng & thương binh xã
hội, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam
và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 1 thành viên còn lại không kiêm nhiệm là Tổng giám
đốc của ngân hàng.
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cùng cấp là Truởng ban và các thành viên là đạidiện có thẩm quyền của
các ngành, tổ chức Hội đồng quản trị nêu trên do Chủ tịch ,Uỷ ban nhân dân cùng cấp
quyết định.
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 11
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội Viêt nam được tổ chức như

sau :
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 12
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
(Nguồn :Báo cáo thường niên NHCSXHVN)
2.2.Tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
Trong chiến luợc phát triển kinh tế xã hội, Ðảng và Nhà nuớc ta luôn ưu tiên quan
tâm đến vấn đề xoá dói giảm nghèo. Vì vậy Chính phủ đã hình thành một chương trình
quốc gia về xoá dói giảm nghèo, thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá các kênh huy dộng
vốn và hỗ trợ mọi mặt cho các hộ nghèo.Từ cuối nam 1995, Chính phủ đã quyết dịnh
thành lập riêng một định chế tài chính để hỗ trợ vốn tín dụng cho nguời nghèo , đó là
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 13
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
Ngân hàng phục vụ nguời nghèo Việt nam , có mạng luới chi nhánh ở tất cả 64 tỉnh thành
phố trong cả nuớc .Từ dầu năm 2003 thành lập và đưa vào hoạt động Ngân hàng chính
sách xã hội , thực hiện chức năng của Ngân hàng phục vụ nguời nghèo truớc dó , tiếp
nhận chương trình cho sinh viên vay vốn học tập từ Ngân hàng Công thương Việt Nam
chuyển sang , tiếp nhận một số chương trình cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà
nuớc chuyển sang , triển khai cho vay vốn di xuất khẩu lao động . Thông qua các hoạt
động của nhà nước đề ra và được Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam thực hiện,
chúng ta sẽ đi xem xét nhìn nhận lại hiệu quả từ các chương trình đó .Đầu tiên chúng ta
sẽ đi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội .
Phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội được thể hiện qua 3
năm .Thông qua báo cáo kết quả tài chính của của 3 năm 2008 ,2009 ,2010 chúng ta sẽ
thấy được tình hình hoạt động của ngân hàng chính sách trong 3 năm đó .
Kết quả tài chính của ngân hàng chính sách qua 3 năm :
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
A Thu Nhập 4,318,831
5,151,909 8,055,629
1. Thu từ lãi vay
2,954,748 3,633,370 4,266,462

2. Thu khác từ hoạt động tín
dụng 22,463 22,921 815,832
3. Thu lãi tiền gửi
44,584 51,894 38,718
4. Thu dịch vụ thanh toán
830 427 438
5. Thu từ dịch vụ ngân quỷ
3 4 3
6.Thu từ hoạt động khác
2,716 32,028 97,730
7.Thu cấp bù chênh lệch lãi
xuất và phí do ngân sách cấp 1,259,622 1,398,674 2,826,604
8.Các khoản thu nhập khác
9,416 12,191 10,143
B Chi Phí 4,102,281 4,921,363 7,278,999
1.Chi về huy động vốn 1,645,416 1,960,518 3,417,677
2.Chi dịch vụ thanh toán
ngân quỷ 18,374 18,116 27,421
3.Chi phí dịch vụ ủy thác
cho vay 614,455 839,004 1,046,939
4.Chi về tài sản 248,429 342,860 306,414
5.Chi cho nhân viên 987,224 1,093,694 1,471,619
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 14
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
6.Chi hoạt động quản lí công
cụ 212,669 240,179 256,165
7.Chi trích lập dự phòng 307,107 417,607 747,308
8.Chi phí khác 5,587 9,385 5,456
Chênh Lệch 216,550 230,146 776,630
(Nguồn :Báo cáo thường niên số 2010 của NHCSXHVN)

Từ bảng số liệu trên ta nhận nhận thấy tình hình hoạt động qua các năm của
NHCSXHVN có hướng tích cực .Chênh lệch giữa thu và chi qua 3 năm là : 216,550 ;
230,146 ;776,630 mức tăng trung bình là 407908.7 tương đương tăng 121 % . Ngân hàng
chính sách xã hội là loại ngân hàng chủ yếu phục vụ cho người nghèo.Tuy nhiên ,qua
mức chênh lệch tăng qua các năm ta nhận thấy hoạt động cho vay tại hệ thống ngân hàng
chính sách xã hội Việt Nam đang có hiệu quả .
+Doanh thu từ lãi vay của hoạt động cho vay năm 2009 tăng 678,622 tỷ đồng so với
năm 2008 ,mức tăng 30% .năm 2010 tăng 633,092 tỷ đồng tăng 17% so vơi năm 2009
hiệu quả từ thu lãi cho vay của ngân hàng vẫn đang là nguồn thu chính ,các chính sách
cho vay của nhà nước thông qua ngân hàng chính sách xã hội việt nam đã giúp cho người
dân có khả năng hoạt động kinh doanh ,tạo được nguồn thu nhập để trả lãi cho ngân hàng
+Doanh thu từ các hoạt động tài chính khác qua các năm vẫn tăng nhưng tỉ lệ của các
khoản thu từ các hoạt động khác khá nhỏ hơn so với khoản thu từ lãi tuy nhiên Doanh thu
khác từ hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2010 tăng mạnh ,mức tăng là
792,911 tỷ đồng .Điều này có thể hiểu các thu từ các khoản vay đã quá hạn trong trước
đây đang dần dần được thanh toán ,các khoản vay cũ đang được người dân sử dụng hiệu
quả và trả nợ cho ngân hàng
+ Trong các khoản thu của ngân hàng ta vẫn nhận thấy khoản thu từ bù chênh lệch lãi
xuất và phí do ngân sách cấp là một khoản thu không nhỏ .Năm 2009 thu từ ngân sách
tăng 139,052 ,mức tăng là 11% .Năm 2010 thu từ ngân sách tăng 1,427,930 tăng 102
% .So với mức tăng của năm 2009 mức tăng của năm 2010 khá cao ,điều đó cũng đồng
nghĩa với việc ngân hàng chính sách xã hội đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn ngân
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 15
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
quỷ của nhà nước hoặc trong năm 2010 do ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới đến nền
kinh tế nước ta làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn .
Cùng với những khoản tăng của thu thì các khoản chi vẫn tăng đều qua các năm .So
với năm 2009 năm 2010 chi tăng hơn 47% .Các khoản chi chủ yếu là chi cho hoạt động
huy động tăng 74.3% ,chi cho dịch vụ ủy thác tăng 24.7% ,chi cho nhân viên tăng 34.5%
Xem xét sự tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội từ năm 2003

-2010 ,để hiểu hiểu được mức tăng của nguồn vốn qua các năm và đánh giá được khả
năng cấp vốn cho người nghèo của NHCSXHVN.
Tổng nguồn vốn đến tháng 12/2010 của ngân hàng là 81,897 tỷ đồng ,tăng 17,439 tỷ
đồng ( tăng 23.42%) so với năm 2009 trong đó :
+Vốn do trung ương cấp là 16,916 tỷ đồng tăng 1,792 tỷ đồng (tỷ lệ 11.58%) so với
năm 2009
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 16
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
+Vốn nhận ủy thác đầu tư từ ngân sách địa phương và tổ chức kinh tế , cá nhân :2,286
tỷ đồng tăng 278 tỷ đồng ( tỷ lệ 13.84% ) so với năm 2009
+Vốn huy động lãi suất thị trường 26,904 tỷ đồng chiếm 29.27% trên tổng vốn
+Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1,497 tỷ đồng chiếm tỷ trong 1.63% trên tổng vốn
+Các quỷ và vốn khác là 4,774 tỷ đồng ,chiếm tỷ trọng 5.2% trên tổng vốn
Tình trạng dư nợ của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong năm 2010 là 89,462 tỷ
đồng tăng 16,082 tỷ đồng ,tỷ lệ tăng 23% so với năm 2009 trong đó các khoản cho vay
chủ yếu :
+Cho vay hộ nghèo là :36,166 tỷ đồng ,chiếm tỷ trong 40.43 tổng dư nợ
+Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là : 26,052 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
29,12 tỷ đồng so với tổng dư nợ
+Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn là :10,310 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
11,52% so với tổng dư nợ
Từ những số liệu trong kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm về thu- chi và sơ đồ
tăng trưởng nguồn vốn, chúng ta có thể đánh giá Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
đang hoạt động tích cực ,nhiều khoản vay có thể thu được lãi xuất tuy nhiên hiện tại việc
ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đang còn phụ thuộc nhiều vào các khoản thu từ
ngân sách nhà nước ,Việc đó sẽ gây khó khăn cho ngân hàng nếu ngân sách nhà nước bị
cắt giảm ,Ngân hàng cần có những biện pháp chủ động trong các chính sách thu-chi phù
hợp và các biện pháp tăng cường thu cho ngân hàng .
2.3 Lợi ích hoạt động cho vay của ngân hang chính sách xã hội trong thời gian qua
Từ khi ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam được thành lập đến nay ,trải qua 10

năm hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang được nhiều thành tựu to lớn .Đời
sống của người dân có thể ổn định và phát triển như hiện nay có một phần to lớn từ hoạt
động của Ngân hàng chính sách xã hội việt nam và những lợi ích mà nó mang lại cho
những người dân nghèo.Hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
trong nhiều năm qua là khá cao,chúng ta có thể nhận thấy sự qua sự thay đổi của đất
nước .Hoạt động của ngân hàng chính sách mang lại lợi ích cho đất nước ,cho người
nghèo và cho chính phủ nhà nước ta.
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 17
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
a,Đối với nhà nước
Lợi ích của hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội đối với nhà nước ta trong từ
khi được chính phủ thành lập đến nay là rất lớn được biểu hiện qua : Qua 10 năm hoạt
động đến nay, NHCSXHVN đã chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác, đưa dư nợ bình quân một khách hàng vay vốn tăng từ 2,5
triệu đồng lên 15,5 triệu đồng ,với hơn 18,9 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn, góp phần
giúp gần 2,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 2,5 triệu lao
động; giúp 2,8 lượt triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học
tập; xây dựng gần 4 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 87.000
căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long; trên 470.000 căn nhà cho hộ
nghèo và các hộ gia đình chính sách; hơn 97.000 lao động thuộc gia đình chính sách được
vay vốn đi xuất khẩu lao động Dư nợ tín dụng chính sách tại các xã vùng sâu, vùng xa,
miền núi, vùng khó khăn tăng nhanh, bình quân chiếm hơn 50% tổng dư nợ trên địa bàn,
đặc biệt tại một số xã chiếm trên 80%
Sau 10 năm hoạt động, NHCSXHVN đã thực hiện tốt 5 mục tiêu đề ra là: Tập trung
nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước vào một đầu mối thống nhất, tạo bước đột
phá trong công tác giảm nghèo, nâng cao nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội.
Tăng cường hiệu quả đầu tư vốn tín dụng chính sách của Nhà nước thông qua việc nâng
cao chất lượng tín dụng, rèn luyện ý thức tiết kiệm, tổ chức sản xuất kinh doanh để trả nợ
đến hạn của người nghèo. Tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tạo điều
kiện cho các tổ chức tín dụng thương mại hoạt động theo đúng cơ chế thị trường. Huy

động được lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giảm nghèo. Góp phần hạn chế
tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn
Trong năm 2010 ,Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đã giảm tỉ lệ hộ nghèo từ
12% xuống còn 9.45%.Đó là những thành quả to lớn của ngân hàng chính sách mang lại
cho người dân nghèo trong suốt 10 năm hoạt động . Những kết quả đạt được trong việc
hỗ trợ người nghèo đã góp phần lớn giúp nhà nước giải quyết những khó khăn của người
dân ,từ đó giảm bớt những tệ nạn trong xã hội ,người dân có việc làm giảm thất nghiệp sẽ
giúp cho đất nước ngày một phát triển hơn.
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 18
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
b, Đối với xã hội
Từ những hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội trong 10 năm ta có thể thấy được
những lợi ích của nó đối người dân qua:
+ Các chương trình xóa đói giảm nghèo:
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam bản chất thực là một ngân hàng của người
nghèo ,ngân hàng chỉ phục vụ cho các đối tượng là người nghèo ,người thuộc các diện
chính sách .Trong nhiều năm qua NHCSXHVN đã hỗ trợ cho người dân nghèo rất nhiều
về nguồn vốn và các phương pháp giúp người dân thoat cảnh nghèo .Người nghèo được
nhận những khoản vay hỗ trọ từ ngân hàng với lãi xuất rất thấp hoặc không có lãi xuất
,được các cán bộ nhà nước hướng dẫn đào tạo các ngành nghè ,các phương thức sản xuất
phù hợp với tùng vùng miền nhằm giúp cho người dân nghèo có thể sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn vay hỗ trợ từ nhà nươc .Từ đó giúp người nghèo vượt lên cảnh nghèo ,có được
công việc ổn định gia tăng mức sống.
+Các chính sách cho vay học sinh sinh viên:
Ðảng và nhà nuớc ta khẳng định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng dầu, là động lực, là nhân tố quyết dịnh tăng truởng kinh tế và phát triển xã hội:
“giáo dục là quốc sách hàng đầu, dầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Chính vì vậy,
trong những năm qua nền giáo dục nuớc nhà đã được Ðảng , nhà nước ta và toàn xã hội
đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển, cơ sở vật chất và điều kiện học tập của học sinh
sinhviên ngày càng được cải thiện. Từ dó chất lượng giáo dục đã được nâng cao lên . Ðể

hỗ trợ cho những học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng tài chính
để trang trải chi phí học tập, đặc biệt là học sinh, sinhviên thuộc đối tuợng chính sách,
thuộc hộ nghèo, vùng sâu vùng xa Nhà nuớc đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ như:
miễn giảm học phí, thực hiện trợ cấp cho các đối tuợng chính sách,Trong dó chính sách
hỗ trợ tín dụng cho đối tựợng này cung được thực hiện.Chương trình tín dụng đối với học
sinh, sinh viên được ban hành năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ được tiếp cận
nguồn vốn ưu đãi này, nhiều học sinh, sinh viên là con em các gia đình hộ nghèo có tiền
để trang trải chi phí học tập, nhằm bảo đảm không có trường hợp nào phải bỏ học vì
không có tiền đóng học phí Năm năm qua, NHCSXHVN đã giúp cho trên 120.000 học
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 19
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
sinh, sinh viên được vay vốn với số tiền được điều chỉnh từ 800.000 đồng lên 1 triệu
đồng/người/tháng, mức lãi suất chỉ khoảng 0,5 tới 0,65%, tương đương với mức lãi suất
cho các hộ nghèo vay vốn
Những khoản vay cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là một sự hỗ trợ
không nhỏ của nhà nước đối với học sinh ,sinh viên .Từ những khoản vay này đã giúp
học sinh sinh viên trang trải cho cuộc sống và cho quá trình học tập .Cũng từ những
khoản vay đó nhiều trường hợp không có khả năng học tập tiếp có thể trở lại trường tiếp
tục học tập và đã đạt được nhiều thành tích tốt .Chương trình cho vay học sinh sinh viên
của ngân hàng chính sách xã hội việt nam đã trở thành một phần không thể thiếu của
người dân nghèo trong quá trình tìm kiếm kiến thức .
+Chương trình cho vay sản xuất kinh doanh của hộ nghèo
Chúng ta có thể thấy được nhiều các hoạt động sản xuất kinh doanh hộ gia đình ,sản
xuất các loại đồ thủ công .Tuy nhiên việc tổ chức sản xuất của hộ gia đình không phải là
một việc để đối với các hộ gia đình có khả năng hoạt động kinh doanh nhưng lại khó
khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn phù hợp .Nhằm hỗ trợ cho người nghèo có thể tự sản
xuất kinh doanh và hỗ trợ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động ,ngân hàng
chính sách xã hội đã tiến hành cho những người này vay ,vừa giải quyết những khó khăn
của họ ,vừa giải quyết khó khăn cho những người thất nghiệp trong vùng .Như vậy
,chính sách cho vay kinh doanh hộ nghèo là một chính sách đúng đắn trong việc giúp

người nghèo thoát nghèo ,chính sách cho vay này không chỉ hỗ trợ một người ,một hộ gia
đình mà có thể hỗ trợ cho rất nhiều người.
Các hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong thời gian
qua đã góp phần rất lớn mang lại cuộc sống ấm no cho người nghèo .Lợi ích trong hoạt
động của NHCSXHVN đã giúp cho rất nhiều người nghèo thoát nghèo và trong tương lại
sẽ giúp đất nước ta đẩy lùi toàn bộ tình trạng đói nghèo trên cả nươc ,giúp nước ta phát
triển giàu mạnh .
SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 20
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
PHẦN 3 :THỰC TRẠNG VÀ GẢI PHÁP TRONG CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM .
3.1Thực trang và những khó khăn trong hoạt động cho vay của ngân hàng chính
sách xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhiều năm qua công tác hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội luôn gắn liền với
đời sống người dân nghèo trên khắp cả nước ,những kết quả đạt được đã góp phần trong
công cuộc đổi mới giúp người dân thoát nghèo ,xóa nghèo .Nhưng bên cạnh những kết
quả đạt được đó thì vẫn có những khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong việc hỗ trợ
người dân .những khó khăn đó xuất phát từ những vấn đề như :
a,Khó khăn trong việc phân loại đối tượng, cách tiếp cận nguồn vốn của người dân
và các chính sách cho vay của ngân hàng.
+ Về tiêu chí để xác định nguời nghèo,đối tượng thuộc diễn chính sách:
Hiện nay có rất nhiều tiêu chí khác nhau của các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá
về nghèo đói. Các phương pháp đánh giá tổng hợp điều tra và thống kê cung khác nhau,
do đó con số dua ra về tỉ lệ nghèo đói ở nuớc ta chua hoàn toàn trùng khớp nhau. Theo
tiêu chí đánh giá được đưa ra mới đây thì hộ nghèo là hộ có thu nhập :Vùng nông thôn
có thu nhập <= 400.000đ/người/tháng ,ở thành thị có thu nhập <= 500.000đ/người/tháng
là thuộc diện hộ nghèo .Nhìn chung cả nước còn khoảng 2 triệu hộ nghèo. Vì vậy cần
phải có co chế đánh giá chính xác và công bằng đối với các hộ nghèo để đồng vốn chính
sách có thể đến đúng đối tuợng cần vay, cần được ưu đãi. Trong cơ chế đánh giá đó còn
thiếu linh hoạt ,phụ thuộc nhiều vào các cán bộ đánh giá từ đó dẫn đến việc không xác

SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 21
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
định chính xác hộ nghèo .Nhiều trường hợp thuộc diện nghèo cần hỗ trợ nhưng lại không
thuộc diện được nhà nước hỗ trợ làm cho họ không thể vươn lên thoát nghèo.
+Khó khăn do ảnh hưởng từ lãi suất:
Hiện nay ,ngân hàng chính sách có nhiều mức lãi suất khác nhau đối với các đối tượng
khác nhau : Mức 0.5%/tháng áp dụng trong cho vay hộ nghèo,cho vay giải quyết việc
làm và cho vay xuất khẩu lao động. Mức lãi suất 0.65% được áp dụng cho vay học sinh
sinh viên .Mặc dù có nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau như trên nhưng nóichung lãi
suất cho vay của NHCSXHVN đều rất thấp .Do lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất của các
ngân hàng thương mại do đó để dẫn đến việc lợi dụng vay vốn .Điều này có thể khiến cho
công tác xác định các đối tượng vay vốn gặp khó khăn
b , Khó khăn trong việc giúp khách hàng sử dụng vốn hiệu quả .
Khó khăn hiện nay của ngân hàng chính sách là nguồn vốn cho vay các đối tượng,
trong đó có hộ nghèo chưa đáp ứng được yêu cầu, mức cho vay thấp. Theo quy định
mức vay tối đa của chương trình cho vay hộ nghèo là 30 triệu đồng/hộ, nhưng mức
cho vay thực tế mới chỉ đạt 11 triệu đồng/hộ. Vì ngân hàng không chủ động được
nguồn vốn nên việc giải ngân có lúc chậm so với thời vụ. Do hộ nghèo thường thiếu
vốn, thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên đầu tư sản xuất, kinh doanh thường để gặp
rủi ro, khả năng thu hồi vốn thường không cao. Phương thức quản lý vốn vay qua ủy
thác là phù hợp với bộ máy gọn nhẹ của ngân hàng chính sách, nhưng mức độ rủi ro
thường cao hơn hình thức trực tiếp quản lý nguồn vốn của các ngân hàng thương
mại
Trong thực tế có nhiều truờng hợp nguời nông dân được vay vốn của ngân hàng để
làm kinh tế và có nhiều hộ thoát được đói nghèo nhưng do thời hạn vay vốn không dài
nên sau khi trả vốn cho ngân hàng họ lại rơivào tình trạng nghèo đói. Ðây là một thực tế
đã xảy ra ở rất nhiều địa phương trong cả nước. Nguyên nhân dẫn dến hiện tượng này
một phần là do người nghèo chưa sử dụng vốn có hiệu quả, họ chưa hiểu biết nhiều về
khoa học ki thuật nên chỉ có thể kinh doanh trên quy mô nhỏ nên hiệu quả đem lại không
lớn. Một số vùng ,các cán bộ ngân hàng sau khi cho người nghèo vay vốn đã có nhiều

SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 22
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
chính sách hỗ trợ họ trong việc sử dụng nguồn vốn đó hiệu quả ,tuy nhiên không phải địa
phương nào cũng giống nhau ,cần phải có những phương thức sản xuất kinh doanh cho
phù hợp với từng vùng miền ,từng thời vụ nên cần có những cán bộ có trình độ cao trong
việc giúp dân sản xuất kinh doanh .
c.Khó khăn trong hoạt động thu hồi vốn
Gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn hiệu quả khiến cho nhiều khoản vay không có
khả năng trả nợ .Chính điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu hồi vốn của ngân
hàng .Những khoản cho vay người nghèo là những khoản vay có khả năng mất vốn khá
cao nếu các cán bộ ngân hàng không có những chính sách phù hợp
Đối với các khoản vay cho học sinh sinh viên : Thực tế khoản vay này gây khó khăn
cho ngân hàng trong việc theo dõi thu nợ sau khi học sinh ra trường, rủi ro mất vốn là
khó tránh khỏi. Việc quản lí các đối tượng vay vốn học sinh sinh viên rất khó ,do các đối
tượng vay vốn thường đi xa địa bàn để làm ăn sịnh sống ,ngân hàng không có khả năng
kiểm soát được khả năng trả nợ của khách hàng
3.2.Những vấn đề bất cập trọng hoạt động cho vay và nguyên nhân dẫn đến những
bất cập.
a, Xuất phát từ phía ngân hàng
Cho vay vốn đối với hộ nghèo còn nhiều bất cập và hạn chế bởi một số cấp chính
quyền địa phương, hội, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến công tác cho vay vốn đối với
hộ nghèo. Có nơi còn sợ trách nhiệm không kí xét duyệt cho vay hoặc không hương dẫn
hộ nghèo thành lập tổ vay vốn để tiếp cận vốn vay ngân hàng. Còn nhiều tổ chức cho vay
vốn đối với hộ nghèo dẫn dến sự chồng chéo (một hộ nghèo vay ở nhiều nơi) gây khó
khăn trong kiểm tra sử dụng vốn và đánh giá hiệu quả vốn. Một số chủ dự án, tổ truởng
tổ vay vốn còn có biểu hiện thu thêm phí của nguời vay ngoài lãi suất trong hợp đồng tín
dụng kí với ngân hàng. Một số ít truờng hợp chủ dự án, tổ truởng tổ vay vốn thu nợ của
người vay không trả nợ vào ngân hàng mà sử dụng vốn vào mụch đích khác.Nhiều các
khoản nợ quá hạn, nợ khoanh đến nay khó có khả năng thu hồi vốn.
Đánh giá thực trạng của ngân hàng ta thấy :

SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 23
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
+ Hệ thống đánh giá hộ nghèo và diện chính sách có bất cập, chồng chéo bởi
nhiều cơ quan chức năng khác nhau. Làm cho việc xác định hộ nghèo không chính
xác và công bằng, gây lãng phí và thất thoát nguồn vốn vào tay những nguời có
chức quyền muốn trục lợi.
+ Phương thức tín dụng rườm rà, hồ sơ, thủ tục cho vay phức tạp, trong khi
người đi vay phần lớn là có trình độ thấp.
+ Lãi suất cho vay không phù hợp. Như lãi xuất khoản vay học sinh sinh viên
tăng lên sau khi ra trường ,thời giạn trả gốc quá ngắn trong khi sinh viên ra trường
gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các công việc ,lãi suất cứ tăng thời hạn sắp
hết nhưng người đi vay lại không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
b, Xuất phát từ phía người đi vay
Tuy nhiên không phải những bất cập đó chỉ xuất phát từ phía cán bộ ngân hàng mà
còn ẩn chứa bên trong những người đi vay .Nhiều các hộ gia đình ,tuy không thuộc
những diện chính sach hay diện nghèo nhưng vẫn vay vốn ,điều này có thể do những
người này lợi dụng những mối quan hệ với các cán bộ trong ngân hàng hay khai báo sai
sự thật trong đơn vay .Mục đích vay của họ không phải để sử dụng vào việc giúp gia đình
mình thoát nghèo mà vay vốn đó để sủ dụng vào các mục đích khác như mua sắm hay ăn
chơi ,có nhiều trường hợp còn sử dụng tiền đó để gửi tiết kiệm hoặc mua chứng chỉ có
giá với lãi suất cao hơn để kiếm lời. và không phải những hộ không nghèo mới có tư
tưởng đó ,ngay cả những hộ nghèo sau khi được vay vốn vẫn sử dụng nguồn vốn đó vào
các mục đích khác ,có người không muốn thoát khỏi hộ nghèo bởi nếu thoát ra thì họ
không còn được nhà nước hỗ trợ nữa ,người ta cứ nghĩ tiền của nhà nước là tiền của
chung không trả cũng không sao dẫn đến những người cần hỗ trợ thì không được hỗ trợ
hoặc hỗ trợ không đủ ,những người không cần hỗ trợ thì vẫn được hỗ trợ đều đều .
Thực trạng những học sinh chuyển truờng, bỏ học, bị kỉ luật, bị xoá tên, bị đình chỉ
và buộc thôi học có vay vốn ngân hàng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác dịnh
địa chỉ cư trú của học sinh sinh viên do đó nguy cơ mất vốn là rất lớn. Từ bản thân học
sinh,sinh viên, có nhiều học sinh, sinh viên có ý thức trách nhiệm trả nợ kém, nhiều

SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 24
GVHD:Nguyễn Thị Hạnh
trường hợp coi đây nhu một khoản hỗ trợ của nhà nuớc không cần hoàn trả, nhất là sau
khi sinh viên ra trừơng ngân hàng không nắm được địa chỉ gây khó khăn cho ngân hàng
trong việc theo dõi thu nợ Nhiều trường hợp sinh viên không phải vay để sử dụng vào
mục đích trang trải cho quá trình học tập mà để mua xe hay để ăn chơi với bạn bè làm
cho khoản vay mất đi tính chất thực của nó là hỗ trợ học tập.
Nguồn vốn của NHCSXHVN chủ yếu dựa vào nhà nước chiếm tỷ trọng lớn,tuy nhiên
chưa thực hiện được chủ trương xã hội hoá nguồn vốn cho vay dối với nguời nghèo. Từ
truớc đến nay, ngân sách nhà nước đã phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng mỗi năm để cấp bù
cho các khoản tín dụng ưu đãi. Hiện nay kinh tế nuớc ta còn rất nhiều khó khăn, rất nhiều
chương trình dự án cấp được ngân sách nhà nuớc hỗ trợ trong khi nguồn này lại quá eo
hẹp. Vì vậy dây là vấn đề còn rất nhiều bất cập cần có biện pháp tháo gỡ . Hơn nữa lãi
suất ưu đãi dối với nguời nghèo chỉ có thể hỗ trợ trong thời gian có hạn, không thể là
công cụ lâu dài giúp cho người nghèo phát triển được. Bởi vì: việc nâng cao dời sống và
không ngừng phát triển đi lên đối với nguời nghèo chỉ có thể dựa vào sự phát triển chung
của nền kinh tế,họ phải tự mình nỗ lực phấn dấu, không thể trông chờ ỷ lại vào sự giúp
đỡ của xã hội. Cái chính không phải là việc ưu đãi lãi suất bao nhiêu cho nguời nghèo mà
chính là nguời nghèo được giúp đỡ về việc làm, văn hoá,ki thuật… và họ cần vay bao
nhiêu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh,tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập để cải
thiện đời sống và trả nợ Ngân hàng.
3.3. Giai pháp và định hướng hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Những kết quả đạt được trong thời gian qua của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
là rất lớn, nhưng khó khăn lớn nhất đã và đang đặt ra cho NHCSXHVN là cơ chế tạo
nguồn vốn, về cơ bản chưa có tính ổn định lâu dài; cơ cấu nguồn vốn hiện nay vẫn còn bị
động và chắp vá. Mặt khác, đối tượng phục vụ Nhà nước giao cho NHCSXHVN ngày
càng mở rộng, nhưng việc bố trí vốn có hạn, tạo nên khoảng cách lớn giữa cung và cầu,
dẫn tới bị động cho các cơ quan quản lý Nhà nước và ngân hàng. Ngân hàng chính sách
xã hội việt nam cần đạt được mục tiêu là phát triển theo hướng ổn định bền vững, đảm
bảo thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước.Nhằm đạt được mục tiêu đề ra

SVTH:Nguyễn Hữu Chương –K15QNH7 Trang 25

×