Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng của ngành ô tô Việt Nam trước quyết định nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.93 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên
kết đầu vào và đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công nghệ cao nhất. Do
vậy ngành này có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa của nền
kinh tế quốc dân nhưng cũng chính bởi lý do đó việc thúc đẩy ngành công
nghiệp ô tô thành công là rất khó khăn. Ngành công nghiệp ô tô ở Việt
Nam là một ngành công nghiệp non trẻ, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều
kiện rất lớn cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô với mong muốn
đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành mũi nhọn vào năm 2020.
Trong những năm qua Nhà nước đã bảo hộ cho sản xuất ô tô trong nước
thông qua việc ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế nhập khẩu và thậm chí cả
thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tương đối dài và đã phải trả
một giá khá đắt để có được 11 liên doanh ô tô (VAMA). Tuy nhiên tính
cho đến thời điểm hiện tại,công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ mới dừng lại ở
mức lắp ráp đơn thuần. Việt Nam vẫn chưa sản xuất được linh kiện,phụ
tùng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lắp ráp các loại ô tô trong nước. Bên
cạnh đó giá xe ô tô ở Việt Nam thuộc vào dạng đắt nhất trên thế giới mà tỷ
lệ nội địa hóa lại không cao_đây chính là một thiệt thòi lớn cho người tiêu
dùng Việt Nam.
Ngày 23/1/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 12 quyết định cho
phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng và được sự ủng hộ của các ban ngành.
Nếu như trước đây, nhờ bảo hộ mà có thị trường thì bây giờ khi Nhà nước
nới lỏng sự bảo hộ cho các doanh nghiệp ô tô trong nước thì các doanh
nghiệp buộc phải cạnh tranh nhiều hơn với nhau và với ô tô nhập khẩu để
giữ vững và phát triển thị phần, để có thu nhập bằng hoặc hơn trước.
1
Trước những bất cập đó tôi đã chọn đề tài “Thực trạng của ngành ô
tô Việt Nam trước quyết định nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng” Kết cấu
của đề án gồm có 3 phần :
Chương I : Tổng quan về ngành ô tô Việt Nam
Chương II : Thực trạng của ngành ô tô Việt Nam


Chương III : Những giải pháp cần đặt ra cho nền công nghiệp ô tô Việt
Nam
Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp và góc độ nghiên cứu của một sinh
viên với mục đích tìm hiểu và học tập nên tôi mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu hiện trạng của ngành ô tô Việt Nam đồng thời tìm hiểu và
nghiên cứu việc đề ra các giải pháp cho công nghiệp ô tô Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
Tôi xin cám ơn Thạc sỹ Nguyễn Đình Trung đã giúp tôi hoàn thành
bản đề án này.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH Ô TÔ VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển
Kinh tế Việt Nam có thể xem như thực sự bước vào quá trình đổi mới
kể từ năm 1992, khi Hiến pháp được sửa đổi với một nội dung quan trọng
là sự thừa nhận về mặt pháp lý đối với sự tồn tại của chế độ sở hữu tư
nhân, hay bộ phận kinh tế tư nhân (dù sự thừa nhận về mặt xã hội đã xuất
hiện sớm hơn). Những năm tiếp theo, cho đến cuối thập kỷ 90, với chính
sách đổi mới kiểu từng bước, nhà nước đã chèo lái nền kinh tế Việt Nam
phát triển và đạt những thành tựu đáng kể so với chính mình.
Chính sách kinh tế, đặc biệt những mạnh dạn thay đổi về thể chế (như
cởi mở đối với khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy tiến trình cải cách doanh
nghiệp nhà nước, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại đa phương) giai
đoạn từ sau năm 2000 đã từng bước dẫn dắt Việt Nam thực sự xích gần với
sự vận động của trào lưu kinh tế quốc tế.
Nền kinh tế khu vực thực tế đang hợp nhất và trở thành một hệ thống
quan trọng của mạng lưới hợp tác phân công lao động toàn cầu, để công
nghiệp hóa thành công Việt Nam cần hòa nhập và tìm cho mình được một
chỗ đứng trong đó.
Trong bối cảnh đó ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã ra đời.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được gây dựng cách đây gần 10 năm
(vào giữa những năm 90) với sự giúp đỡ rất lớn từ phía Nhà nước ta.
Chính phủ Việt Nam đã giành thời gian và ưu đãi rất nhiều cho các doanh
nghiệp sản xuất ôtô trong nước: Nhà nước đã áp dụng chính sách bảo hộ
cho ôtô trong thời gian dài ( từ năm 1999 đến nay) bằng thuế nhập khẩu,
3
thuế tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng... Đặc biệt là phải nói đến quyết định số
242/1999/QD_TTg ngày 30/12/1999 về điều hành xuất nhập khẩu hàng
hoá năm 2000, trong đó quy định cấm nhập khẩu “xe ô tô 16 chỗ đã qua sử
dụng”. Ngoài ra Việt Nam còn tăng cường vốn đầu tư cho các doanh
nghiệp liên doanh ô tô trong nước, tạo thêm hàng ngàn việc làm cho người
lao động, đồng thời các liên doanh cũng đóng góp đáng kể cho Ngân sách
Nhà Nước.
Ngay từ khi mới ra đời ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã đề ra
phương hướng phát triển đẩy mạnh và khuyến khích phát triển sản xuất
động cơ , phụ tùng,linh kiện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, lắp ráp các
loại ô tô trong nước.Tuy nhiên cho tới nay đã 10 năm trôi qua nhưng
những gì mà ngành công nghiệp ô tô đạt được mới chỉ là lắp ráp đơn thuần
và làm các công đoạn đơn giản như sơn, gò hàn....Bên cạnh đó là khai thác
thị trường với giá mà bất kỳ người tiêu dùng nào cũng phải kêu ca.Hiện
nay tỷ lệ nội địa hoá của ngành còn rất thấp đạt từ 2% tới 10% mà theo
như cam kết của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô là họ sẽ đạt được
tỷ lệ nội địa hoá từ 30% đến 40% sau 10 năm kể từ ngày đi vào sản xuất.
2.Đặc điểm của ngành và các doanh nghiệp sản xuất ô tô
Đặc điểm nổi trội của ngành ô tô trước tiên chính là sự phức tạp của
sản phẩm: nói một cách tương đối ô tô yêu cầu nhiều linh kiện,phụ kiện
hơn so với những ngành công nghiệp khác như công nghiệp xe máy.Tính
hợp nhất trong thiết kế, tính an toàn và tiêu chuẩn cao đồng thời có kích
cỡ lớn ,nhiều chức năng hơn và tốc độ cao hơn so với xe máy.Chính vì lẽ
đó ngành công nghiệp ô tô yêu cầu phụ trợ công nghiệp lớn và phức tạp

trong khi đó các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn còn nhỏ bé.
4
Việt Nam vẫn chưa thực sự hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư, bởi lẽ sự
phức tạp của sản phẩm: nói một cách tương đối ô tô yêu cầu nhiều linh
kiện,phụ kiện hơn so với những ngành công nghiệp khác như công nghiệp
xe máy.. Nhận định này đã được các chuyên gia xúc tiến đầu tư và thương
mại Nhật Bản đưa ra khi đánh giá về khả năng đáp ứng tương thích của
ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam trong quá trình hội nhập. Một hiện
trạng cụ thể về sự chậm trễ trong khả năng cung ứng của các doanh nghiệp
sản xuất linh kiện phụ tùng Việt Nam cho công nghiệp phương tiện vận
chuyển. Câu chuyện này xuất phát từ phản ánh của các doanh nghiệp lắp
ráp ôtô Nhật Bản tại Việt Nam, khi họ ký hợp đồng đặt hàng sản xuất và
cung ứng linh kiện phụ tùng với một số doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Thông thường phải mất tối thiểu 3 năm các doanh nghiệp Nhật Bản mới có
thể được các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng Việt Nam cung cấp đầy đủ
các loại linh kiện phụ tùng phù hợp sau khi ký hợp đồng, đây là một
khoảng thời gian quá dài đối với các nhà sản xuất Nhật Bản khi họ đang
phải đối đầu với cuộc cạnh tranh hết sức quyết liệt với ngay chính những
người đồng nghiệp và đồng hương là các nhà sản xuất và lắp ráp ôtô Nhật
Bản tại các nước Đông Nam Á khác.
Ô tô
Sản phẩm cho thị trường nội địa
Dây chuyền lắp ráp
T
ự sản xuất và mua sắm
trong nước
Nhậ
p khẩu từ nước ngoài
Li
nh kiện máy móc

Thực trạng của các nhà lắp ráp và công nghiệp phụ trợ của ngành ô tô
5
Thứ hai là đặc điểm về mẫu thiết kế cho thị trường: thiết kế ô tô
thường giống nhau giữa các nước( chẳng hạn như Toyota Camry phổ biến
trên toàn thế giới).Yêu cầu của ngành ô tô là cần được sản xuất quy mô lớn
ở một địa điểm trung tâm.Đó cũng chính là lý do mà đối với các nước đi
sau việc bắt đầu sản xuất ô tô gặp khó khăn lớn so với các ngành công
nghệ khác.
Thị trường của các nhà sản xuất ô tô Việt Nam là thị trường nội địa
nhưng phần lớn các liên doanh đều khẳng định thị trường Việt Nam còn
hết sức nhỏ bé ( 0.043 triệu xe vào năm 2003) .Kích cỡ thị trường là yếu tố
quan trọng để phát triển công nghiệp ô tô. Thị trường ô tô Việt Nam trong
những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ song vẫn quá nhỏ bé để đạt được
hiệu quả sản xuất
10
4.3
0.54 0.48
0.38
0.06
0.043
An Do Trung
Quoc
Thai Lan Malaysia IndonesiaPhillipines Viet Nam
Hinh 1 :Thi truong o to Viet Nam nam 2003(trieu/nam)
6
Lực lượng chủ yếu trong công nghiệp ô tô của nước ta là từ phía các
liên doanh với nước ngoài. Họ đầu tư vào Việt Nam từ sớm, ngay từ
những năm đầu của thập kỷ 90 và rất kỳ vọng vào sự phát triển của thị
trường. Chỉ tính riêng 11 doanh nghiệp thuộc VAMA đã đầu tư 526 triệu
USD, với năng lực sản xuất lắp ráp 148.000 xe một năm, lộ trình nội địa

hóa cũng được cam kết rõ ràng.
Nước ta có hơn 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất, lắp ráp, sửa chữa
và chế tạo phụ tùng ô tô, trong đó có 90 cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô và chế
tạo phụ tùng đã phác họa lên bức tranh sôi động về sự phát triển của công
nghiệp ô tô trong những năm đầu thế kỷ XXI. Các doanh nghiệp nhà nước
như Tcty Công nghiệp ô tô, Tcty Máy động lực và Máy nông nghiệp, Tcty
Than VN, Tcty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn là những công ty đứng
đầu trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô vẫn đang tiếp tục triển khai các
dự án có đầu tư quy mô lớn, bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân như
Công ty Chu Lai - Trường Hải và Xuân Kiên cũng nuôi hoài bão xây dựng
nhà máy của mình trở thành những trung tâm ô tô lớn trong nước và khu
vực.
Nhìn vào công nghiệp ô tô Việt Nam trong những năm qua ta có thể
thấy rằng trong tổng số 200 doanh nghiệp nói trên, hầu như chưa có một
doanh nghiệp nào đầu tư hoàn chỉnh vào chế tạo các bộ phận quan trọng
của ô tô như động cơ, hộp số và hệ thống truyền động, kể cả các doanh
nghiệp FDI. Các doanh nghiệp này cũng chỉ mới dừng ở việc lắp ráp ô tô
dạng CKD là chính, trình độ công nghệ sản xuất lắp ráp gần giống nhau, tỷ
lệ sản xuất trong nước đạt thấp, chủ yếu là sơn, hàn, lắp ráp và kiểm tra.
Duy nhất có liên doanh Toyota là có nỗ lực thực hiện nâng cao tỷ lệ nội
địa hóa thông qua việc kêu gọi các vệ tinh là các công ty trong nước cùng
7
phát triển công nghiệp phụ trợ. Chính vì vậy, mới đây, Bộ Công nghiệp đã
cảnh báo xu hướng đầu tư tràn lan trong sản xuất và lắp ráp ô tô và sẽ khó
có khả năng kiểm soát, nếu như không có một động thái ngăn chặn mạnh
mẽ, kịp thời từ phía các cơ quan chức năng, trong đó có vai trò quan trọng
của Bộ Công Nghiệp. Với lý do đó, Bộ Công nghiệp đã tổ chức cuộc họp
với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan cùng bốn Tcty lớn của Nhà
nước là Tcty Công nghiệp ô tô (VINAMOTO), Tcty Máy động lực và Máy
nông nghiệp (VEAM), Tcty Than (TVN), Tcty Cơ khí giao thông vận tải

Sài Gòn (SAMCO) và hai doanh nghiệp tư nhân là Công ty Xuân Kiên và
Công ty ô tô Chu Lai - Trường Hải với mong muốn tìm các giải pháp tháo
gỡ những khó khăn này.
Trên thế giới hiện có 3 hệ thống tiêu chuẩn khí thải an toàn với môi
trường đó là của Mỹ, Nhật, và Châu Âu. Việt Nam chọn bộ tiêu chuẩn
Châu Âu (Euro 2) vì năm 1998 chúng ta tham gia APEC, mà theo quy định
thì các thành viên của APEC bắt buộc phải theo bộ tiêu chuẩn này. Thái
Lan, Malaysia cũng đang áp dụng Euro 2. Thậm chí, Singapore, đất nước
nổi tiếng về môi trường cũng chỉ đang áp dụng Euro 2.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kể từ 1/7/2007, các loại
xe cơ giới là ô tô, xe máy các loại sản xuất trong nước hoặc mới nhập khẩu
bắt buộc phải áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải tương đương tiêu chuẩn
Euro 2 đối với từng loại xe
Còn việc Việt Nam mới chỉ đưa ra tiêu chuẩn Euro 2 là vì nhiều
nguyên nhân khác nhau như: công nghệ ô tô còn lạc hậu, hệ thống bảo
dưỡng kiểm tra định kỳ quá sơ sài, nền kinh tế còn kém phá triển, và điều
kiện nguyên liệu đầu vào cho xe sử dụng tại Việt Nam…Và với tiêu chuẩn
này thì cho đến năm 2007 xe ô tô trong nước sản xuất vẫn không thể xuất
8
khẩu được.Trong khi đó hầu hết các hãng ô tô lớn hoàn toàn có thể áp
dụng được tiêu chuẩn Euro 4
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH Ô TÔ VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Thời kỳ chưa có quyết định nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng
Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam được phản
ánh chủ yếu qua hoạt động của 11 liên doanh FDI thuộc Hiệp hội Các nhà
sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA). Hầu hết các doanh nghiệp này mới chỉ
lắp ráp ôtô dạng CKD với trình độ công nghệ gần như giống nhau, dẫn đến
tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, giá trị gia tăng đạt được chủ yếu ở các khâu sơn,

hàn, lắp ráp… Hơn 90% các bộ linh kiện, phụ tùng được cung cấp từ các
công ty mẹ hoặc từ các liên doanh của họ ở các nước trong khu vực.
Ngành công nghiệp ôtô của nước ta còn quá non trẻ, sản phẩm của các
doanh nghiệp ôtô trong nước chất lượng còn chưa cao, mẫu mã chưa đẹp
mà giá bán lại thuộc dạng đắt nhất nhì trên thế giới cao hơn so với các
nước trong khu vực. Một chiếc xe cùng hãng,cùng mẫu mã,không biết
chúng khác nhau ở những gì mà nước ngoài bán với giá 9.800 USD còn
người tiêu dùng Việt Nam phải bỏ ra 27.800 USD. Theo điều tra của
JETRO giá xe mui kín 1.500 phân khối ở các thủ đô vào năm 2003 như
sau : Việt Nam ( 26.500 USD),Trung Quốc (16.310 USD), Indonesia
9
(18.801USD ),Thái Lan (12.663USD),Malaysia(13.965 USD) và Hàn
Quốc (10.365 USD).
Có thể nói giá xe ô tô của nước ta là quá cao so với các nước trong
khu vực tuy nhiên người tiêu dùng Việt Nam tương đối dễ tính vì trong
những năm qua mặc dù giá ô tô Việt Nam ở mức cao vọt nhưng sức mua
của người tiêu dùng vẫn là rất lớn
Hình 2:So sánh giá xe ô tô ( USD_tháng 11/2003)
0
10000
20000
30000
40000
50000
myanmar
Singapore
Bangladesh
Indonesia
Malaysia
Philippines

Thái Lan

Nguồn: JETRO, the 14
th
Survey of Investment- Related Cost Comparison in
Major Cities an Regions in Asia ( tháng 3/2004)
Sở dĩ giá ô tô nước ta cao là do thuế nhập khẩu và các khoản thuế
nội địa tương đối cao. Chính phủ lại dự định tăng thuế đáng kể với xe sản
10

×