Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Cảng Sihanoukville.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

BUN RACY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2004


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1
1.1. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH .......................................................5
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................5
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ...............................7
1.1.2.1. Chỉ tiêu năng suất lao động .............................................................7
1.1.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.....................................................8
1.1.2.3. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng ............................8
1.1.2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được phản ánh qua giá thành...........8
1.1.2.5. Chỉ tiêu về hiệu quả của việc sử dụng vốn sản xuất.........................8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh .....................9
1.1.3.1. Bộ máy quản lý và hiệu lực của bộ máy quản lý..............................9
1.1.3.2. Tình hình tài chính và sử dụng vốn...................................................9
1.1.3.3. Tình hình cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu..............................10
1.1.3.4. Trình độ công nghệ và các phương tiện sản xuất ...........................10
1.1.3.5. Lao động và bố trí lao động ...........................................................10
1.2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CẢNG BIỂN...........................10


1.2.1. Những đặc tính cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng .....11
1.2.2. Quản lý và điều hành cảng ....................................................................13
1.2.2.1. Kế hoạch phát triển tổng thể cảng .................................................14
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của cảng ................................................................15
1.2.2.3. Quản lý và điều hành cảng.............................................................15
1.2.2.4. Kiểm tra và thông tin......................................................................16
1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN CẢNG TRÊN THẾ GIỚI ....17
1.3.1. Cụm cảng container Hồng Kông lớn nhất trên thế giới .........................17
1.3.2. Singapore- Cụm cảng biển trung chuyển lớn nhất .................................18


2

Ngoài ra, Singapore tự hào là quốc gia có chính quyền cảng hiện đại nhất thế
giới trong lónh vực quản lý container................................................................19
1.3.3 Điểm mạnh của cảng Tháilan ................................................................19
1.3.3.1. Cách quản lý của Cảng Laem Chabang .........................................19
1.3.3.2. Dịch vụ cảng Laem Chabang..........................................................20
1.3.4. Cảng biển Malaysia - Khuynh hướng vận chuyển hàng hóa .................20
1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...........................................................21
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CẢNG
SIHANOUKVILLE VÀ SỰ CẠNH TRANH GIỮA CÁC CẢNG TRONG
KHU VỰC CHÂU Á ...........................................................................................23
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CẢNG
SIHANOUKVILLE ..............................................................................................23
2.1.1. Giới thiệu về cảng Sihanoukville:..........................................................23
2.1.2. Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ......................................................24
2.1.2.1. Hệ thống cầu cảng .........................................................................25
2.1.2.2. Hệ thống kho bãi ............................................................................25
2.1.2.3. Hệ thống phương tiện xếp dỡ ..........................................................25

2.1.2.4. Phương tiện kéo tàu vào và ra khỏi bờ ...........................................26
2.1.3. Kết qủa sản xuất kinh doanh ..................................................................27
,2.1.3.1. Sản lượng hàng hóa thông qua ......................................................27
Bảng 2.3. Tổng hợp sản lượng hàng qua cảng ...........................................27
2.1.3.2. Hiệu quả kinh tế .............................................................................29
2.1.4. Số lần tàu cập cảng ................................................................................30
2.2. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG CONTAINER ĐỐI VỚI
QUỐC GIA TRONG KHU VỰC CHÂU Á..........................................................32
2.2.1. Sơ lược hệ thống cảng container Sihanoukville .....................................32
2.2.2. Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................34
2.2.3. Phát triển nghề nghiệp ...........................................................................35
2.2.4. Quản lý và Lãnh đạo ..............................................................................35


3

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CẢNG SIHANOUKVILLE............................................38
3.1. GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH HÀNG THÔNG QUA CÔNG TÁC
MARKETING ......................................................................................................39
3.1.1. Đặc điểm tình hình .................................................................................39
3.1.2. Nội dung giải pháp .................................................................................40
3.1.2.1. Tăng cường công tác quảng cáo tuyên truyền và thường xuyên tiếp
xúc nắm bắt nhu cầu khách hàng ..................................................40
3.1.2.2. Ký kết với những khách hàng lớn các hợp đồng nguyên tắc...........41
3.1.2.3. Cải tiến phương thức làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ ........42
3.1.2.4. Trích phần trăm hoa hồng để khuyến khích, thu hút kháng hàng,
nguồn hàng cho Cảng....................................................................44
3.1.3 Hiệu quả của giải pháp: ..........................................................................45
3.2. GIẢI PHÁP THU HÚT HÀNG XUẤT TỪ PHƯƠNG TIỆN THỦY ...........45

3.2.1. Đặc điểm tình hình: ................................................................................45
3.2.2. Nội dung giải pháp .................................................................................46
3.2.2.1. Về giá .............................................................................................46
3.2.2.2. Về cơ chế phục vụ...........................................................................46
3.2.2.3. Về công nghệ xếp dỡ ......................................................................47
3.2.2.4. Các chính sách khác .......................................................................47
3.2.3. Hiệu quả .................................................................................................47
3.3. TỔ CHỨC DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI ............................................48
3.3.1. Đặc điểm tình hình: ................................................................................48
3.3.2. Hình thức tổ chức phương án ..................................................................49
3.3.3. Đánh giá hiệu quả ..................................................................................50
3.3.4. Sự cần thiết của dịch vụ giao nhận vận tải ............................................52
3.3.5. Phương án đầu tư mở rộng cảng .............................................................53
3.3.6. Đánh giá hiệu quả đầu tư của việc mở rộng cảng .................................54
3.4. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC .........................................................56
3.4.1. Tình hình nhân sự hiện nay của cảng Sihanoukville..............................56


4

3.4.2 Nội dung giải pháp ..................................................................................57
3.4.2.1. Đào tạo lao động sẵn có ................................................................57
3.4.2.2 Tuyển dụng lao động mới ................................................................59
KẾT LUẬN ..........................................................................................................62

CHƯƠNG 1


5


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản
lý sử dụng năng lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được những kết quả cao
nhất trong kinh doanh với chi phí ít nhất. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có
liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động,....
Bất kỳ hoạt động nào của con người nói chung và hoạt động kinh doanh
nói riêng đều có một mong muốn đạt được kết quả hữu ích cụ thể, kết quả đạt
được trong kinh doanh, mà cụ thể là trong lónh vực sản xuất, phân phối lưu
thông, xuất nhập khẩu đều phải tính toán sao cho có hiệu quả. Đặc biệt hiệu quả
kỳ sau phải cao hơn kỳ trước, đó là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn
đạt hiệu quả cao các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc làm sao với chi
phí đầu vào hiện có lại làm ra được nhiều giá trị hàng hóa sản phẩm nhất. Do đó
vấn đề đạt ra là xem xét lại và lựa chọn cách nào để đạt hiệu quả lớn nhất.
Chính vì thế, khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ dừng lại ở
mức độ đánh giá kết quả mà còn đánh giá hiệu quả mang lại và hiệu quả kỳ này
so với kỳ trước.
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một đại lượng so sánh: giữa đầu
vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Trên góc độ xã
hội, chi phí xem xét phải là chi phí lao động xã hội, tư liệu lao động và đối tượng
lao động trong mối tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh.
Từ đó ta thấy bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã
hội, có được bằng cách so sánh giữa kết quả hữu ích cuối cùng thu được với


6


lượng hao phí xã hội, Do vậy thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động
xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa
chi phí dựa trên điều kiện nguồn tài lực sẵn có.
Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp phải được xem xét một cách
toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong một mối quan hệ với hiệu quả
chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh
tế và xã hội.
Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ
không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn kinh doanh tiếp theo. Điều
đó đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không vì những lợi ích trước mắt mà quên đi
những lợi ích lâu dài. Trong thực tế kinh doanh, điều này rất dễ xảy ra khi con
người khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cả nguồn lao
động. Không thể coi việc giảm chi để tăng thu là có hiệu quả được khi giảm một
cách tùy tiện thiếu cân nhắc các chi phí cải tạo môi trường, thiên nhiên, đất
đai,… cũng không thể là hiệu quả lâu dài khi xóa bỏ hợp đồng với khách hàng tín
nhiệm để chạy theo một hợp đồng khác được nhiều lợi nhuận.
Về mặt không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể hiểu một cách toàn
diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, phân xưởng, các tổ, … không làm
giảm sút đến hiệu quả chung. Mỗi hiệu quả tính được từ một giải pháp kinh tế tổ
chức kỹ thuật hay hoạt động nào đó trong từng đơn vị nội bộ hay toàn đơn vị nếu
không làm tổn hại đến kết quả chung (cả hiện tại và tương lai) thì mới bền vững,
mới trở thành mục tiêu phấn đấu và đó chính là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương
quan giữa chi và thu theo hướng tăng thu giảm chi, điều đó có nghóa là giảm đến
mức tối đa các chi phí mà thực chất là hao phí thời gian lao động (lao động sống


7


vào lao động vật hóa) để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Đồng thời với khả năng
sẵn có thể làm ra nhiều sản phẩm có ích nhất.
Biểu hiện tập trung nhất của hiệu quả là lợi nhuận. Có thể nói lợi nhuận
là mục tiêu số một của doanh nghiệp kinh doanh, lợi nhuận chi phối toàn bộ quá
trình sản xuất kinh doanh, không có lợi nhuận thì không có kinh doanh. Để cho
kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư tiền vốn và
lao động cần phải xác định được phương hướng và biện pháp đầu tư cũng như
các biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có. Muốn vậy, cần thiết phải nắêm được
nguyên nhân ảnh hưởng mức độ và xu hướng ảnh hưởng của từng nguyên nhân
đến kết quả công việc của mình.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh so sánh đối chiếu các kết quả
thu được với chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi lập kế hoạch sản xuất hoặc phân tích hoạt động kinh tế tại xí nghiệp,
ta thường chia các loại chi phí sản xuất làm ra hai loại: chi phí thường xuyên và
chi phí cơ bản.
- Chi phí thường xuyên: là những chi phí chi ra trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm của chi phí này là phải thu về sau mỗi kỳ sản xuất.
- Chi phí cơ bản: số vốn được vật hóa và tài sản cố định hoặc tài sản lưu
động, tổng số vốn cơ bản hình thành vốn sản xuất doanh nghiệp.
Việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh và chi phí cho
phép ta thấy được ý nghóa của hàng loạt chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của việc so
sánh các nguồn lực của doanh nghiệp.
1.1.2.1. Chỉ tiêu năng suất lao động
Phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động sống trong quá trình sản
xuất, năng suất lao động (NSLĐ) còn được gọi là mức sản xuất của lao động, là


8


kết quả lao động có ích của con người. Tăng năng suất lao động, là tăng số
lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian hoặc tiết kiệm thời gian lao động của
một đơn vị sản phẩm.
1.1.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Thước đo hiệu quả làm việc của tài sản cố định (TSCĐ) là khối lượng sản
phẩm do chúng tạo ra một đơn vị thời gian.
1.1.2.3. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng
Việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tiêu hao nguồn vật chất này là một yếu
tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm thể hiện hiệu quả
của việc sử dụng toàn bộ nguồn nguyên liệu.
1.1.2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được phản ánh qua giá thành
Giá thành là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vấn
đề quan trọng là phải tính được giá thành hợp lý (tính đúng, tính đủ các chi phí).
Hiện nay ở xí nghiệp, giá thành có chiều hướng tăng nhanh không chỉ do hiệu
quả sản xuất kinh doanh mà còn do giá vật tư nguyên liệu tăng, tiền lương,
BHXH, … tăng lên.
1.1.2.5. Chỉ tiêu về hiệu quả của việc sử dụng vốn sản xuất
- Vốn lưu động: Trong sản xuất kinh doanh cần đặc biệt quan tâm hơn nữa
đến hiệu quả sử dụng (VLĐ) vốn lưu động được vật hóa trong vật tư hàng hóa,
- Vốn cố định (VCĐ): mức hoàn VCĐ là sự tương quan giữa giá trị sản
lượng (hoặc sản lượng hiện vật) với giá trị bình quân TSCĐ dùng cho sản xuất
công nghiệp.
Giá trị tuyệt đối của mức hoàn vốn rất khác nhau giữa các ngành công
nghiệp, những doanh nghiệp có mức hoàn vốn thấp không phải là do sản xuất
kinh doanh kém hiệu quả mà còn do nhiều nguyên nhân khác như kỹ thuật, công
nghệ lạc hậu,… Mức hoàn vốn nói lên quan hệ về lượng giữa chỉ tiêu năng suất


9


lao động (NSLĐ) và mức trang bị vốn cho người lao động. Mức hoàn vốn được
nâng cao khi NSLĐ tăng hơn giá trị TSCĐ tính cho người lao động.
- Doanh lợi: là chỉ tiêu phản ánh tương đối tổng hợp của hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Lợi nhuận được tính bằng cách lấy tổng doanh thu-giá thành đầy đủ
của các sản phẩm đã tiêu thụ được.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.3.1. Bộ máy quản lý và hiệu lực của bộ máy quản lý
Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động của bộ máy quản lý cũng đóng vai
trò chủ yếu trong việc tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý phải
tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, khoa học. Đặc biệt phải phân rõ trách nhiệm và quyền
hạn giữa các cấp quản lý, sự chồng chéo hoặc bỏ sót một mắc xích nào đó trong
quản lý sẽ tất yếu dẫn đến trở ngại trong việc điều hành doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, việc thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý: hoạch định, tổ chức,
thực hiện và kiểm tra, giám sát là nhân tố chính để đảm bảo hiệu đạt quả kinh
doanh cao nhất.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của bộ máy quản lý ngày một quan
trọng hơn: phải quyết định phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sao
cho phù hợp với cung, cầu của thị trường đồng thời đạt hiệu quả cao nhất. Một
quyết định sai lầm của bộ máy quản lý có thể dẫn đến kinh doanh phá sản.
1.1.3.2. Tình hình tài chính và sử dụng vốn
Thực trạng tài chính của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tổng số vốn
của doanh nghiệp thông qua sự đánh giá tổng số đầu năm và cuối năm (hoặc kỳ
báo cáo). Điều này biểu hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp, mức độ huy
động vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sản xuất kinh doanh. Trình độ sử dụng vốn là nhân tố chính để đánh giá
hiệu quả của việc sử dụng vốn, qua đó đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.


10


1.1.3.3. Tình hình cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu
đầy đủ, đúng thời hạn về các mặt quy cách, chất lượng sẽ tiết kiệm được các chi
phí sản xuất, góp phần làm tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao
hiệu quả kinh tế.
1.1.3.4. Trình độ công nghệ và các phương tiện sản xuất
Trong quá trình sản xuất và các tổ chức quản lý có rất nhiều yếu tố tác
động đến quá trình sản xuất, mỗi yếu tố có ảnh hưởng khác nhau, dưới một góc
độ khác nhau. Nếu không được chú ý xem xét giải quyết một cách đồng bộ để
phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ làm ảnh hưởng không ít tới sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Công nghệ - thiết bị là yếu tố cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình sản
xuất. Nó phản ánh trình độ, khả năng sản xuất của doanh nghiệp trước đòi hỏi
ngày càng cao của thị trường là yếu tố quyết định sự tồn tại của sản phẩm trên
thị trường, vì thiết bị và công nghệ là yếu tố làm tăng năng suất, tăng tính hoàn
thiện của sản phẩm. Đầu tư thích đáng và không ngừng khai thác khả năng của
thiết bị công nghệ là phương tiện để đạt được hiệu quả của sản xuất kinh doanh
theo phương châm: hiệu quả là mục đích, thiết bị - công nghệ là phương tiện.
1.1.3.5. Lao động và bố trí lao động
Để tiến hành sản xuất phải có 3 yếu tố cơ bản là sức lao động, đối tượng
lao động, tư liệu lao động. Trong đó sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, có ý
nghóa quyết định đến tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
1.2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CẢNG BIỂN
Sự phát triển của hệ thống cảng biển quốc tế gắn liền với sự phát triển
của ngành Hàng Hải. Trước đây, khi mà thương mại quốc tế chưa phát triển,
Cảng Biển chỉ được xem là nơi tránh gió to bão lớn của tàu thuyền nên cơ sở vật


11


chất kỹ thuật và trang thiết bị không được đầu tư nhiều. Ngày nay, khi quan hệ
buôn bán giữa các nước tăng nhanh đã kích thích ngành Hàng Hải phát triển
mạnh. Lúc này, vai trò của Cảng Biển không chỉ là nơi bảo vệ cho tàu thuyền
nữa, mà trước hết nó là một đầu mối giao thông và là mắt xích quan trọng của
quá trình vận tải.
1.2.1. Những đặc tính cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng
Đặc tính chung của hoạt động kinh doanh cảng biển là đặc tính sản xuất
của nó cũng được xem ngang hàng với đặc tính sản xuất của các lónh vực khác
trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đặc tính chung này, công tác của cảng còn một số đặc tính riêng
biệt cho phép ta phân biệt nó với sản xuất của các ngành khác.
a) Đặc tính riêng biệt hàng đầu là hoạt động sản xuất của cảng mang
tính chất phục vụ, tức là sản xuất ở dạng phi vật chất: Kết quả sản xuất của
cảng biển không phải là sản phẩm vật chất mà chính là các dịch vụ về vận tải và
trung chuyển. Cảng biển phải có một tiềm lực kỹ thuật như cầu tàu, thiết bị xếp
dỡ, đội tàu thuỷ, các kho hàng, bãi chứa hàng …. Cũng như tiềm lực về con
người, kết quả hoạt động của cảng phụ thuộc vào số lượt tàu đến và khối lượng
hàng hóa được vận chuyển qua cảng.
b) Đặc tính riêng biệt thứ hai của dịch vụ phục vụ cảng là tính không ổn
định của hoạt động dịch vụ: Hoạt động của dịch vụ rất là đa dạng, do đó những
công nhân cùng thiết bị xếp dỡ, vận chuyện ở các cầu tàu, bến bãi rất khác nhau
thậm chí trong cùng một ca sản xuất. Khi nói đến tính chất thay đổi điều kiện
làm việc của công nhân cảng chúng ta không thể bỏ qua tác động của các điều
kiện thời tiết, khí hậu lên các công việc này. Tác động đó đến công việc ở cảng
là rất lớn và không thể nào so sánh được, chẳng hạn so với công việc của người
làm việc trong các nhà máy công nghiệp.


12


c) Đặc tính thứ 3 của hoạt động dịch vụ của cảng biển là quá trình sản
xuất không nhịp nhàng: hàng hóa đến cảng không đồng đều và dây chuyền dịch
vụ phục vụ cảng phải qua nhiều khâu.
Quá trình không nhịp nhàng của các công việc ở cảng trong dây chuyên
vận tải là do hàng hóa được cung cấp cho vận chuyển theo chu kỳ nhưng không
liên tục, cũng như do tính không nhịp nhàng của các phương tiện vận tải đến
cảng như tàu, sà lan, ô tô … bên cạnh những nguyên nhân gây nên tính không
nhịp nhàng trong sản xuất của cảng cũng là điều kiện khí hậu như mưa bão,
sương mù, băng giá … Sự hợp tác không chặt chẽ của các cơ quan liên quan của
nhà nước, cũng như cơ cấu hàng hóa đưa vào xếp dỡ không giống nhau, tổ chức
lao động bất hợp lý ở cảng là những nguyên nhân làm cho quá trình sản xuất ở
cảng mất tính nhịp nhàng,....
d) Đặc tính tiêu biểu thứ tư trong dịch vụ ở cảng biển là tính thời vụ: do
khối lượng hàng hóa của cảng trong những thời kỳ khác nhau của năm rất khác
nhau. Những nhân tố quan trọng có tính quyết định ảnh hưởng tới tính thời vụ
lên hoạt động của các cảng có thể kể ra là:
• Đặc tính sản xuất có tính thời vụ của các vùng kinh tế mới mà cảng
đang phục vụ.
• Đặc tính sản xuất có tính chất thời vụ của nguồn hàng từ các nước tạo
nên nguồn hàng xuất nhập khẩu được xếp dỡ qua cảng.
• Đặc tính tiêu dùng có tính chất thời vụ của loại hàng thực phẩm.
• Điều kiện khí hậu, thủy văn của từng cảng.
• Điều kiện khí hậu, thủy văn trên các tuyến được vận chuyển và ở các
cảng gởi hàng đi.
• Các tập quán thương mại quốc tế khác nhau của các nước khác nhau.


13

• Tình trạng kinh tế không ổn định của các nước nói chung và tệ đầu cơ

trong các thị trường tư bản chủ nghóa.
Nghiên cứu đặc điểm mùa vụ của dịch vụ phục vụ cảng biển người ta chia
tính mùa vụ ra làm hai loại đó là tính mùa vụ thiên nhiên và tính mùa vụ thương
mại. Tính mùa vụ thiên nhiên chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mùa thu
hoạch nông nghiệp. Còn tính mùa vụ thương mại chịu ảnh hưởng của các tập
quán thương mại quốc tế và khu vực.
e) Đặc tính tiêu biểu cuối cùng của sản xuất kinh doanh ở cảng biển là
tính chất hợp tác giữa các đơn vị: điều này xuất phát từ đặc điểm các công việc
tại cảng là công việc của một hoặc vài chục đơn vị trong một khu vực phối hợp
thực hiện để tạo nên một dịch vụ hoàn chỉnh ở cảng biển. Sự hợp tác trong phục
vụ sản xuất ở cảng là việc dịch vụ khác nhau của các cơ quan khác nhau, do đó
phải có sự phối hợp chặt chẽ mới triển khai hiệu quả
Nghiên cứu các đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh phụ vụ ở
cảng biển chính là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất phục vụ ở
cảng biển, điều này tạo điều kiện cho chúng ta tổ chức quá trình dịch vụ ở cảng
đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2. Quản lý và điều hành cảng
Từ tính chất và đặc điểm riêng của hoạt động sản xuất kinh doanh của
cảng biển ta nhận thấy:
Do tính chất công việc phức tạp của cảng, nên quản lý và điều hành cảng
phụ thuộc nhiều vào vai trò người lãnh đạo cảng.
Người quản lý cảng phải năng động trong việc thay đổi các công việc có
áp lực cao và nhanh chóng nắm bắt các cơ hội.
Trong hệ thống quản lý kinh doanh hiện đại có bốn chức năng chủ yếu
mà tất cả các nhà quản lý phải thực hiện đó là: kế hoạch, tổ chức, cung cấp


14

thông tin và kiểm tra. Trong đó chức năng điều hành rất cần thiết trong các hoạt

động dịch vụ để có thể trao đổi được ý kiến, nắm bắt được nhu cầu và khả năng
của khách hàng và chỉ đạo kịp thời.
1.2.2.1. Kế hoạch phát triển tổng thể cảng
Trước đây cảng phát triển chỉ để đáp ứng nhu cầu về thương mại. Hiện tại
ngày nay cảng phải được hoạch định để định liệu trước cho các nhu cầu phát
hiện kinh tế tương lai của quốc gia, nên phải xem xét kỹ về giá trị kinh tế, hiệu
quả, năng động và khả năng mở rộng trong tương lai.
Kế hoạch phát triển mở rộng cảng thường xuất phát từ những tồn tại hạn
chế hiệu quả dịch vụ như việc thiếu các phương tiện thiết bị, việc thay đổi dự
tính khối lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng hoặc do công nghệ và phương
tiện qua lạc hậu đã ảnh hưởng đến việc khai thác hay đầu tư của cảng. Mục tiêu
quan trọng là đánh giá được khả năng khai thác các thiết bị, phương tiện, cũng
như phương pháp khai thác của một thiết bị, phương tiện một cách hiệu quả nhất.
Hiệu quả kinh doanh của cảng chính là khả năng thực hiện việc kinh
doanh của mình bằng phương án sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu.
Cảng có thể bổ sung một chế độ điều chỉnh về giá cả, phù hợp với từng
giai đoạn nhằm gia tăng gia tăng lợi nhuận trên cơ sở đó để tạo đầu tư vào
những đề án mới. Mặt khác dịch vụ hiệu quả cảng là phương sách thu hút khách
hàng ngoại.
Cần phải duy trì sự phát triển cảng một cách bền vững. Trong khai thác
cảng muốn làm tốt vấn đề này phải có sự giám sát chặt chẽ.
Có ba vấn đề cảng nên làm để gia tăng hiệu quả sản xuất qua việc điều
tra giám sát, báo cáo và phân tích:
¾ Thời gian xếp dỡ.
¾ Thời gian quay vòng của tàu


15

¾ Thời gian chờ đợi.

1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của cảng
Tổ chức của bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể được định nghóa như là
tập hợp những người lao động được phân công và phối hợp nhằm thực hiện các
công việc khác của nhau, những để thành mục tiêu đã định. Bởi các cảng khác
nhau về kiểu loại, sự chuyên môn hóa và đơn vị chủ quản do vậy không có một
mô hình tổ chức chuẩn nào có thể áp dụng cho tất cả các cảng. Những có một số
nguyên tắc chung có thể lấy đó làm căn cứ khi xác định cơ cấu tổ chức là:
™ Tất cả các tổ chức được lập ra nhằm đạt được mục tiêu xác định.
™ Cơ cấu tổ chức được chỉ ra bằng sơ đồ tổ chức.
™ Cơ cấu tổ chức không nên coi là cố định, không thay đổi. Mà cơ cấu tổ
chức cần phải linh động, phụ thuộc vào hoàn cảnh để có điều chỉnh cho
hợp lý.
™ Các chính sách, luật lệ, nguyên tắc của cảng cần được phổ biến đến từng
công nhân.
™ Trách nhiệm của mỗi người lao động phải được xác định rõ ràng, việc ra
quyết định phải thống nhất từ trên xuống.
™ Trong hầu hết các tổ chức Thương mại có bốn nhóm sau: Ban giám đốc,
các trưởng phòng, những người giám sát và lực lượng lao động.
™ Tổ chức bên trong cảng cần phải có kế hoạch chặt chẽ rõ ràng và phối
hợp có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu là giải phóng tàu nhanh, an toàn.
1.2.2.3. Quản lý và điều hành cảng
Việc quản lý cảng phụ thuộc vào năng lực, vào tổ chức. Việc quản lý
cảng có 3 mức cơ bản như sau:
• Mức 1: Là người quản lý trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất của nhân
viên.


16

• Mức 2: Là người quản lý điều hành các hoạt động chính của những người

quản lý cấp trung gian và thỉnh thoảng mới trực tiếp tới sản xuất
của nhân viên.
• Mức 3: Quản lý điều hành phân chia thành từng nhóm nhỏ có trách nhiệm
với toàn bộ việc quản lý và tổ chức của cảng.
Bước đầu tiên trong kế hoạch là phải thiết lập các mục tiêu cho cảng và
tiến trình thực hiện chúng. Mục tiêu ban đầu của cảng biển là nhận hàng lưu giữ
và giao hàng với phương pháp có hiệu quả và kinh tế. Do vậy mục đích của các
nhà quản lý là thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình như thế nào để giải quyết
tốt những vấn đề trên.
Việc quản lý phải được dự kiến để phát triển tổ chức nhằm có khả năng
thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Để tổ chức thực hiện được việc quản lý thì phải
làm các vấn đề cần thiết sau đây:
-

Đánh giá kỹ năng và trách nhiệm được giao cho các bộ phận đó.

-

Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc có hiệu quả giữa các bộ phận

-

Phân rõ quyền lực và mức độ ra quyết định.

1.2.2.4. Kiểm tra và thông tin
Phải xác định được trách nhiệm từng bộ phận và thu thập thông tin có
chọn lọc, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Phân tích những
vấn đề này trong hoàn cảnh hiện tại và tương lai, sử dụng các phưng pháp định
tính hơn là tính toán định lượng. Việc phân tích bao gồm cả đánh giá bên ngoài
lẫn bên trong.

Các thông tin từ việc đánh giá nội bộ được sử dụng, biết rõ được điểm
mạnh và điểm yếu của cảng và qua đó xác định được vị trí hiện tại của mình.


17

Các thông tin phát sinh từ đánh giá bên ngoài được sử dụng để nhận ra
được cơ hội và nguy cơ. Mục đích là để xác định trên phạm vi tăng lên và định
hướng lâu dài mà cảng cần phát triển chiến lược khác nhau.
Quản lý cảng ngày nay yêu cầu cao về kỹ năng và kiến thức, cơ sở của
vận tải hàng hải, kinh tế và thương mại là toàn bộ giá trị thông qua kiến thức và
hoạt động. Người quản lý cần có khả năng toàn diện cả về công nghệ thông tin,
Marketing và quản lý các dịch vụ.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là vấn đề sống còn của doanh
nghiệp mà còn là động cơ thúc đẩy doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả buộc doanh nghiệp phải tổ chức quản lý, điều hành hợp lý
các yếu tố đầu vào sao cho kết quả đầu ra có lợi ích kinh tế lớn nhất mà chi phí
lại thấp nhất. Doanh nghiệp có hiệu quả cao sẽ không những thúc đẩy doanh
nghiệp phát triển mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển. Các nhà doanh nghiệp
không những quan tâm rất nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn dùng
nó làm thước đo trình độ quản lý, trình độ vận hành, trình độ sử dụng các năng
lực sẵn có nhưng ngày càng khan hiếm của doanh nghiệp nói riêng và của toàn
xã hội nói chung.
1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN CẢNG TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1. Cụm cảng container Hồng Kông lớn nhất trên thế giới
Sự hình thành và phát triển cảng biển ở Hồng Kông gắn liền với lịch sử
của mảnh đất này. Cách đây 100 năm, khi Hồng Kông được Trung Quốc bán cho
thực dân Anh thì nơi đây trở thành ốc đảo của Châu Á và thế giới. Hồng Kông
được nhắc đến nhiều hơn với ý nghóa là một trung tâm tài chính và giải trí. Tuy
nhiên, do vị trí hết sức thuận lợi, Hồng Kông cũng được xây dựng thành một

trung tâm lớn về tiếp nhận và xếp dỡ hàng container bằng đường biển.


18

Do nằm trên tuyến vận tải từ Bắc Á xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời
là ngã ba cho tàu từ Thái Bình Dương qua Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương nên
Hồng Kông đã nhanh chóng trở thành cụm cảng biển lớn. Trong cơn lốc
container hóa vận chuyển đường biển, Hồng Kông đã nhanh chóng tận dụng thời
cơ và khả năng tài chính để đầu tư những cầu cảng và thiết bị phương tiện hiện
đại và chuyên dùng phục vụ xếp dỡ container, do vậy các cảng ở Hồng Kông có
năng suất xếp dỡ container vào loại cao nhất thế giới. Các tàu vào đây chỉ mất
10 giờ để giải phóng xong hàng hóa mà các cảng khác phải cần 20 – 24 giờ.
Năm 1996, sản lượng hàng container qua cảng Hồng Kông đã là 13,5
triệu TEUs. Đến năm 2000, sau đợt khủng hoảng tài chính ở châu Á và Hồng
Kông đã trở về vơi Trung Quốc, vẫn đạt sản lượng thông quan trên 20 triệu
TEUs/năm. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng qua cảng Hồng Kông sẽ là 30
triệu TEUs/năm, do Hồng kông đã chủ trương đến phương thức “Container hóa”.
1.3.2. Singapore- Cụm cảng biển trung chuyển lớn nhất
Singapore là một đảo quốc lớn với trên 60 hòn đảo lớn nhỏ. Vùng biển
Singapore được coi là vùng biển lý tưởng cho phát triển cảng biển do độ sâu của
bờ biển và ít có gió bão lớn, ngoài ra Singapore còn nằm trên tuyến hàng hải từ
Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca.
Vào năm 1997, sản lượng container của Singapore đã đạt được 14,2 triệu
TEUs; trong đó, lượng container trung chuyển đạt được 8 triệu TEUs với 740
cảng của 130 quốc gia trên toàn thế giới. Hiện tại, với 31 khu cảng, các cảng của
Singapore có thể cùng một lúc tiếp nhận 800 tàu làm hàng và chờ làm hàng.
Năng suất xếp dỡ của Singapore cũng thuộc vào hàng đầu thế giới, ngang
với năng suất xếp dỡ container của các cảng Hồng Kông. Ngoài ra, hệ thống
cảng của Singapore còn có khả năng tiếp nhiều tàu container có sức chở 6.600

TEUs, đây là loại tàu chở container lớn nhất hiện nay.


19

Ngoài ra, Singapore tự hào là quốc gia có chính quyền cảng hiện đại nhất
thế giới trong lónh vực quản lý container.
1.3.3 Điểm mạnh của cảng Tháilan
Cảng Laem Chabang phát triển từ năm 1980, tạo sự phát triển kinh tế
thương mại rất lâu dài. Các nhà nghiên cứu đã chọn địa điểm rất tốt, trong tỉnh
Chonbori, gần đường sắt và đường xa lộ, có khoảng cách 130 km ở phía nam của
Bangkok, biển có độ sâu rất cao nếu so với cảng khác ở Thái Lan. Đặc biệt,
cảng này nằm gần nhất với cảng của Campuchia và nó nằm ở giữa các nước
Campuchia, Malaysia, Singapore và Indonesia nên có điều kiện rất thuận lợi cho
việc phân phối hàng hóa đến các nước xung quanh.
Với sự phát triển mạnh mẽ, trong tháng 4 năm 2003, cảng Laem
Changbang đã xây dựng thêm một bãi container mới, có khả năng chứa hàng
hơn 1 triệu TEUs.
1.3.3.1. Cách quản lý của Cảng Laem Chabang
Cảng Laem Chabang có nhiều nét đặc biệt; chẳng hạn như, dự án tàu du
lịch đã có từ năm 2001. Họ khai thác cái gì đã có và sẽ tiếp tục cải tiến, nhất là
sự am hiểu, kỹ năng của cán bộ công nhân viên với sự hài hòa của cọâng đồng.
Mỗi năm ở cảng Laem Chabang thường xuyên lập kế hoạch để áp dụng
cho năm tới. năm 2001 họ lập kế hoạch cho 2002 như sau:
- Cần phải đào tạo máy vi tính cho công nhân viên như: Excel, Outlook.
- Đào tạo 6 nhà quản lý đầu ngành.
- Cải tiến nghề nghiệp, đào tạo lại
- Học về tổ chức
- Hoạt động cải tiến sản xuất.
- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng đàm phán


20

- Cách suy nghó hệ thống
- Tuyển dụng những người đủ năng lực để đạt mục tiêu kinh doanh
- Kiểm tra nhiêm vụ
- Làm hội thảo và đánh giá người quan trị
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Số nhân sự trong tháng , trong năm 2002, v.v ...
Người quản lý cảng container Laem Chabang đã đào tạo và mở rộng việc
làm cho công nhân viên và chọn người trong nhóm có trình độ như sau:
Chức Vụ

Trình Độ

Địa Chỉ

Quan lý tài Chính

Cư nhân kinh tế Laem Chabang

Quản lý kỹ thuật

Kỹ sư cơ khí

Kinh nghiệm
(năm)

10+

Laem Chabang

15+

Quản lý nguồn nhân lực Cư nhân kinh tế Laem Chabang

5+

Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư

Lat krabang

2+

1.3.3.2. Dịch vụ cảng Laem Chabang
Cảng Laem Chabang với thương hiệu ESCO (Eastem Sea Laem Chabang
Terminal Co Ltd) rất nổi tiếng về dịch vụ và đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh nghiệm của cảng này là nền tảng cơ bản cải tạo liên tục về mỗi lónh vực
giá trị gia tăng, khách hàng có sự tin tưởng với người kinh doanh.
1.3.4. Cảng biển Malaysia - Khuynh hướng vận chuyển hàng hóa
Hiện nay Malaysia gồm có 3 cảng biển đang hoạt động và khai thác dịch
vụ: cảng Penang, Port Klang và Pasir Gudang. Tương lai sẽ xây dựng thêm 4
cảng nữa ở: cảng Kuantan, Kuching, Bintulu và Kota Kinabalu, nằm phía bắc
hòn đảo.



21

- Trong tương lai có thách thức, giải pháp chiến lược là đạt được một mạng
lưới vận chuyển theo mô hình liên kết.
- Tác động toàn cầu hóa và xu hùng thay đổi trong cấu trúc thương mại.
- Tăng giá trị doanh nghiệp và sự cạnh tranh qua mạng lưới vận chuyển.
- Hoạt động an ninh hàng hải và luật quốc tế.
- Duy trì sự cạnh tranh hàng hải
1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ việc xem xét những cảng đặc trưng thế giới, chúng ta có thể rút ra
những bài học cho sự phát triển cảng biển Campuchia như sau:
a. Phải biết lợi dụng ưu thế và điều kiện tự nhiên để phát triển hệ thống
cảng biển. Điều này được thấy rất rõ qua các cảng Hong Kong, Singapore,
Malaysia và Thailand, họ đã triệt để lợi dụng yếu tố này để làm cơ sở phát triển.
b. Cảng biển Campuchia cũng có điều kiện thuận lợi như các nước trong
khu vực vì có đường biển quốc tế, ngoài ra nhà nước đã mở rộng thu hút đầu tư
nước ngoài, nên có thể tận dụng lợi thế này để định hướng phát triển cảng biển.
c. Tranh thủ thời cơ, biết vận dụng thời cơ để phát triển, Hồng Kông thực
hiện điều này vô cùng hợp lý, trong khi xu thế container hóa vận chuyển đường
biển, Hồng Kông đã kịp thời tận dụng ưu thế về tài chính để đầu tư cho cầu cảng
và thiết bị chuyên dùng container, đây là những thiết bị rất đắt tiền, nhưng thời
cơ đã tạo cho Hồng Kông thành công trong việc đầu tư.
d. Chúng ta biết cảng Campuchia, còn có nhiều sự cạnh tranh. Phải nói
rằng, Singapore đã thành công trong việc tạo thế mạnh riêng cho mình trong
kinh doanh khai thác cảng, nhất là cảng container trung chuyển. Thế mạnh này
chính là việc thiết lập được một hệ thống quản lý container hiệu lực nhất thế
giới. Tàu vào cảng được thực hiện xếp dỡ nhanh chóng và container được sắp


22


xếp một cách khoa học nhất. Do đó tiết kiệm thời gian chờ đợi tìm kiếm
container và giảm được các động tác chọn lựa xếp dỡ.
Ở Campuchia có thế mạnh là lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống
cần cù chịu khó và ham học hỏi. Do đó chúng ta cần có kế hoạch nâng cao trình
độ tay nghề của công nhân để tạo ra thế mạnh cho riêng mình.
e. Phải có quy hoạch hợp lý hệ thống cảng biển và các phương án giải tỏa
nhanh hàng ở cảng. Hồng Kông và Singapore đều là vùng đất nhỏ bé, mật độ
dân cư khá cao, công nghiệp và dịch vụ khá phát triển. Những các cảng biển ở
đây có được hệ thống giao thông đường sắt, đường xa lô, đường bộ và đường
thủy hết sức hiện đại và phong phú, giúp giải tỏa hàng hóa nhanh.
Chúng ta có thuận lợi về đường thủy, đường bộ và đường sắt cũng khá
phát triển, góp phần nâng công suất của cảng. Vì vậy chúng ta có thể giải tỏa
nhanh trong việc phát triển cảng container. Những năm vừa qua (năm 1993) giá
vận chuyển 20 tấn, từ cảng Singapore sang cảng Sihanouk Vill 700 USD nếu so
sánh cảng thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 350 USD. Nhưng hiện nay chỉ có 250
USD, còn cảng thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn 240 USD. Cho thấy thị trường
phương tiện vận chuyển hàng hóa ở Campuchia càng ngày càng phát triển to
lên, giá vận chuyển càng giảm xuống, tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa từ
Campuchia đi sang thị trường quốc tế càng thuận lợi và có thể cạnh tranh trên
các nước trong khu vực.
Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề bao trùm và xuyên suốt
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện cơ chế thị trường đang
thịnh hành và phát triển, đòi hỏi một doanh nghiệp phải có nhiều phương pháp
quản lý sản xuất linh hoạt và hiệu quả thì mới bảo đảm sự tồn tại và phát trieån.


23

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CẢNG SIHANOUKVILLE
VÀ SỰ CẠNH TRANH GIỮA CÁC CẢNG TRONG KHU VỰC CHÂU Á

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CẢNG
SIHANOUKVILLE
2.1.1. Giới thiệu về cảng Sihanoukville:
Cảng Sihanoukville có vị trí như sau:
• Phía biển: mặt biển phía nam, từ điểm gặp nhau giữa bờ biển và kinh độ
11 độ bao phủ bãi biển phía nam bởi Kao Posh. Phía tây, xuất phát từ điểm cuối
của Kao Posh. Phía bắc nẳm ở vó độ 11 độ. Phía đông, đường vòng112 độ.
• Phía đất liền: có giới hạn với đường quẹo phía bắc của bãi biển nằm trên
đường vòng 112 độ 50 trải qua điểm biển. Bắt đầu từ diểm này, phía đất gắn với
đường xa lộ số 4 được phân bố và trình bày như trên.
Cảng Sihanoukville có diện tích 50 km2, diện tích nước 40 km2 và diện
tích đất 10 km2.
Cảng Sihanoukville được chia làm hai: cảng cũ và cảng mới.
™ Cảng cũ: đó là cảng ngoài khơi, xây từ năm 1956 và được khai thác từ
năm 1960, kinh phí xây dựng 320 triệu riel tương đương tiền Pháp 3.00.002.000
france. Cảng này có độ sâu 8,5m phía trong có độ sâu 7,5m, tàu có thể đậu được
4 chiếc trong cùng lúc. Cảng này có chiều dài 290m và bề ngang 28m, gắn liền
với một cầu tàu có chiều dài 280m và bề ngang 18m, để vận chuyển hàng hóa
và nối liền hai kho có kích thước 12.000 m2 và một dãy đường sắt.
™ Cảng mới: đó là cảng đất liền, được xây dựng từ năm 1966 và được khai
thác năm 1966. Cảng này có chiều dài 350m có độ sâu 7,5m có thể đậu được 3


24

chiếc tàu trong cùng một lúc. Cảng này gắn với 03 kho chứa hàng có diên tích
24.000 m2 có thể chứa được 56.000 tấn hàng.

o

Khu cảng dầu
• Cảng bê tông: phần nhô ra biển có chiều dài 53 m, bề ngang 5 m, độ
nước 4,2m.
• Cảng nổi: có độ sâu 6m, tàu có thể vào cập cảng để bơm dầu và buộc
gắn với 4 phao.
• Cảng Sokimex: do công ty Sokimex và công ty Marubeni xây dựng
theo tiêu chuẩn quốc tế, có chiều dài 200m, có độ sâu 9,2m. Tàu có
thể chuyển dầu và neo đậu rất an toàn.
Năm 1975- 79: Cảng Sihanoukville mới chỉ được xây thành kho dự trữ sản

phẩm nông nghiệp mà thôi. Từ năm 1980, cảng Sihanoukville bắt đầu hoạt động
trở lại với chức năng chính của cảng.
Hiện nay, cảng này đang xây dựng có chiều dài 240 m và được xây dựng
thành cảng chứa container có độ sâu 11,50 m và diện tích kho bãi 6,5 ha ; dự
kiến xây dựng xong vào cuối năm 2004.
2.1.2. Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
Kể từ sau khi đã được xây dựng xong, cảng Sihanoukville đã quyết định
khai thác thương mại (thời chế độ Pôl Pốt cảng này trở thành kho chứa sản phẩm
nông nghiệp). Cảng Sihanoukville có cơ sở vật chất như sau:
o Tổng chiều dài của cảng là 930 m
o Tổng diện tích của cảng là 52.500 m2.
o Tổng hệ thống 5 kho kín với diện tích 36.000m2.
o Tổng diện tích bãi kho với diện tích 60.000m2
Sau một thời gian đi vào hoạt động khai thác dịch vụ cảng, bằng các
nguồn vốn huy động được, trong những năm qua, để xây kho bãi kín để chứa



×