Đặc điểm sinh học Tôm
Sú
I. Phân loại, phân bố và chu kỳ sống của tôm
1. Phân loại
Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) được phân loại như sau:
- Ngành: Arthropoda
- Lớp: Crustacea
- Bộ: Decapoda
- Họ chung: Penaeidea
- Họ: Penaeus Fabricius
- Giống: Penaeus
- Loài: Monodon
- Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius
2. Cấu tạo
- Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ
phận sau:
+ Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy
có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng.
+ Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
+ 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
+ 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
+ Cặp chân bụng: bơi
+ Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao
hay xuống thấp.
+ Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)
- Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực.
Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ
bên ngoài.
+ Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu
ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực
thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc
dạng chứa trong túi.
+Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng
mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm
phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.
3. Phân bố
- Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật
Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi
(Racek – 1955, Holthuis và Rosa – 1965, Motoh – 1981, 1985) Nhìn chung,
tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh
các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt
Nam.
- Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính
sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thánh di chuyển
xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.
4. Chu kì sống của tôm sú
Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú :
- Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ,
lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho
ăn
+ N1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm
+ N2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm
+ N3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm
+ N4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm
+ N5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm
- Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ
2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.
+ Z1: dài khoảng 1mm, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt.
+ Z2: dài khoảng 1.9mm, xuất hiện mặt và chủy.
+ Z3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng.
- Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước,
đầu đi sau.
+ M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các
cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại.
+ M2: dài khoảng 4.0mm.
+ M3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện
răng trên chủy.
- Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành
- Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
- Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng
thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có
túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực
khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường
dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.
+ Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting
hormone) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống
mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết
ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết,
khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lộ xác, đem lại sự thành thục mau chóng
hơn.
+ Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng
buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi
con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -
1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ,
cho số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng.
+ Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi
đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm
sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng
7-10.
- Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.
- Có hai đặc điểm cần chú ý trong vòng đời Tôm sú.
+ Tăng trưởng từ hậu ấu trùng đến lúc trưởng thành xảy ra vùng cửa sông
(đặc trưng bởi vùng nước lợ).
+ Sự chín sinh dục, kết cặp, đẻ trứng và sự phát triển ấu trùng đều xảy ra ở
ngoài khơi nơi có nồng độ muối giao động từ 28 – 32‰ và ổn định.
II. Khả năng thích
ứng với điều kiện môi trường
2.1 Khả năng thích ứng với nhiệt độ
Tôm có biên độ giao động nhiệt cao từ 14 – 35 độ C tôm có thể sống được.
Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30 độ C.
2.2 Độ muối
Tôm sú thích ứng rộng với độ muối từ 0.2 – 40‰, thích hợp là 15 – 32 ‰
nồng độ muối thích ứng nhất cho các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm
canh là ở 10 – 1‰. Đối với ấu trùng ương nuôi trong bể thích hợp nhất từ 28
– 30‰.
2.3 Độ pH
Phạm vi pH thích ứng của tôm là 7,5 – 9. Khi môi trường sống của tôm có
pH = 5 tôm chết sau 45 giờ, pH = 5,5 tôm chết sau 24 giờ. Nếu pH xuống
thấp thì tôm mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, tôm yếu ớt, màu
sắc thay đổi đột ngột (tôm nhợt nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên bờ. pH trong
bể ương ấu trùng luôn nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5.
2.4 Các chất khí hòa tan
- Oxy: Tôm rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong nước, phạm vi
giới hạn từ 3 – 11mg/lít.
- CO2: Hàm lượng CO2 thích hợp là 10mg/lít.
- H2S: Hàm lượng H2S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm
canh là 0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bể ương ấu trùng thì hàm lượng
H2S luôn bằng 0.
2.5 Tính thích ánh sáng và hướng quang của tôm
Đặc tính của tôm là thích ánh sang yếu, mọi hoạt động như: Giao vĩ, sinh
sản, bắt mồi… đều diễn ra vào ban đêm nhất là lúc chập choạng tối và gần
sáng. Tôm trưởng thành có thể nhận biết được tầng ánh sáng 1 lux cách xa
từ 20-30m. Nhưng nếu nguồn sáng không ổn định tôm có thể bỏ ăn. Ánh
sáng trong bể ương ấu trùng không cần thiết, chủ yếu là ánh sáng nhân tạo.
2.6 Cơ chế lột xác của tôm
Mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình từ
10-15% so với trước khi lột xác. Sự lột xác của tôm do một loại hooc môn ở
cuống mắt quy định. Cuống mắt còn lại chứa các tế bào kết tủa ion Canxi và
ion Photpho làm cho vỏ tôm cứng lại sau khi lột xác được 0,5-1 giờ. Các tế
bào này hoạt động được dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
III. Đặc điểm dinh dưỡng
3.1 Đặc tính điểm dưỡng của tôm sú qua các giai đoạn phát triển từ
Nauplius đến tôm trưởng thành
- Giai đoạn Nauplius: Ấu trùng tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàn.
- Giai đoạn Zoea: Tôm dinh dưỡng ngoài, thức ăn ưa thích là tảo silic điển
hình là loài Skeletonema costatum, chaetocerot, ấu trùng của Artemia. Ngoài
ra còn sử dụng luân trùng Brachionus sp.
- Giai đoạn Mysis: Thức ăn ưa thích nhất của ấu trùng tôm vẫn là các loại ấu
trùng Nauplius Artemia. Ngoài ra còn sử dụng luân trùng Brachionus sp.
- Giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae): Tôm chuyển sang ăn đáy và thức ăn
bao gồm các loài động vật phù du, xác động vật thối rữa…
- Giai đoạn tôm trưởng thành: Sống tầng đáy và thức ăn chủ yếu là động vật
đáy, lớp hai mảnh võ, xác động vật thối rữa,… Men tiêu hóa trong dạ dày
của tôm chủ yếu là Peptilaza điều đó chứng tổ tôm là loài ăn nghiêng về
đông vật là chủ yếu.
3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự bắt mồi của tôm sú
- Nhiệt độ: Cường độ bắt mồi của tôm he lớn nhất từ 28 – 30 độ C, ở nhiệt
độ dưới 20 độ C hay trên 30 độ C tôm giảm bắt mồi và ở nhiệt độ dưới 15 độ
C hay trên 35 độ C thì tôm ngừng hẳn hoạt động bắt mồi.
- Ánh sáng: Tôm là loài thích ánh sáng yếu, cường độ bắt mồi của tôm lớn
nhất vào chiều tối và gần sáng, ngoài ra các hoạt động sinh sản, giao vĩ cũng
diễn ra vào ban đêm. Khi cường độ ánh sáng mạnh thì tôm giảm bắt mồi và
có hiện tượng vùi mình xuống bùn. Điều này có ý nghĩa to lớn đến hiệu quả
sử dụng thức ăn trong thực tế sản xuất.
3.3 Đặc điểm sinh trưởng
* Các giai đoạn biến thái và tốc độ sinh trưởng
- Thời kì biến thái của ấu thể sau khi nở
+ Nauplius: Giai đoạn ấu trùng nauplius trãi qua 6 lần lột xác, sau 30 – 35
giờ thì chuyển thành Zoea kích thước cơ thể đạt 0,34mm.
+ Zoea: Qua 3 lần lột xác thời kì biến thái từ giai đoạn zoea 1 đến zoea 3
mất khoảng 4 ngày và kích thước cơ thể đạt khoảng 2,5mm.
+ Mysis: Giai đoạn mysis qua 3 lần lột xác, thời gian biến thái từ mysis 1
đến mysis 3 hết 3 ngày. Đầu giai đoạn này kích thước cơ thể trung bình đạt
2,83mm, cuối giai đoạn kích thước cơ thể đạt 3,79mm.
+ Postlarvae: Đầu giai đoạn postlarvae cứ một ngày lột xác một lần, từ
postlarvae 5 trở đi thì sau 1 – 2 ngày tôm lột xác một lần (phụ thuộc vào
nhiệt độ và nồng độ muối). Ở giai đoạn này cơ thể gần giống tôm trưởng
thành, kích thước cơ thể đầu giai đoạn postlarvae đạt 4,9 – 5mm. Đến cuối
giai đoạn kích thước cơ thể đạt 2 – 3cm.
- Thời kì tôm con: Tôm lớn lên phải trãi qua quá trình lột xác, mỗi lần lột
xác tôm tăng trưởng về trọng lượng từ 10 – 15% so với lúc ban đầu. Ở thời
kì tôm con cứ sau 2 – 3 ngày tôm lột xác một lần.
- Thời kì tôm trưởng thành: Tôm trưởng thành lột xác ít hơn, thời gian giữa
hai lần lột xác phụ thuộc rất lớn vào nồng độ muối. Nồng độ muối thích hợp
cho tôm sú là 15-20‰. Ở Đài loan nuôi tôm sú ở nồng độ muối là 10-15‰.
thực tế cho thấy nếu nồng độ muối lớn hơn 25‰ tốc độ lột xác của tôm
chậm, dẫn tới chậm lớn.
3.4 Thời kỳ lột xác
- Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức
độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra
vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp
lột xác nhưng không tăng thể trọng.
- Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp
biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực
rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp
vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng
lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột
xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột.
Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi
trường nuôi kịp thời.
- Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt – inhibiting hormone)
được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục
tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra
chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn,
điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác.
3.5 Đặc điểm sinh sản
- Cơ quan sinh dục cái được nhận biết nhờ một cơ quan giao cấu gọi là
Thelycum nằm giữa đôi chân bò thứ 5.
- Cơ quan sinh dục đực
được nhận biết dễ dàng bằng mắt thường qua cơ quan giao cấu gọi là
Petasma nằm giữa đôi chân bò thứ nhất.
3.6 Đặc điểm các giai đoạn phát triển buồng trứng của tôm
- Giai đoạn 1: Buồng trứng dạng sợi mãnh nằm trên ruột, dưới động mạch
bụng kéo dài từ tâm dạ dày đến hết đốt bụng thứ 6.
- Giai đoạn 2: Do buồng trứng phát triển tăng về thể tích và trọng lượng nên
dễ dàng phân biệt với ống tiêu hóa và động mạch bụng, kích thước trứng đạt
từ 174 – 177μn. Nếu nhìn tôm mẹ dưới ánh sáng qua lớp vỏ hoặc lưng ta
thấy một đường đậm chạy dọc theo chiều dài thân tôm.
- Giai đoạn 3: Buồng trứng trương phồng, đường kính trứng đạt kích thước
trung bình 208 – 215 μn. Thể tích tăng nhiều lần so với giai đoạn 2.
- Giai đoạn 4: Là giai đoạn chín mùi sinh dục, trứng đã chuẩn bị cho quá
trình chuyển hóa vật chất sau này, đường kính trứng đạt kích thước tối đa
235 – 239 μn. Nếu đặt tôm mẹ dưới nguồn sáng quan sát ta thấy có dãy
trứng rộng nhất kéo dài từ tâm dạ dày đến giữa đốt bụng thứ 6 và phình to
hình tam giác ở đốt thứ nhất và thứ hai, hạt trứng có màu xanh ngọc và phân
biệt rõ ràng.
- Giai đoạn 5: Gọi là giai đoạn sau khi đẻ buồng trứng đã thải hết trứng ra
ngoài nên khó phân biệt với ống ruột.
- Khả năng đẻ trứng của tôm sú: Tôm sú tự nhiên (ở vùng biển Khánh Hòa,
Cà Mau) có thể đẻ từ 300.000 – 1.000.000 trứng. Tôm thường đẻ trứng ở các
bãi xa bờ, nước xâu, trong sạch và có độ mặn cao trên 30‰.
3.7 Các giai đoạn phát triển phôi và hậu ấu trùng Tôm sú
a) Trứng
Trứng có hình cầu, màu lục đậm. Trứng chìm chậm trong nước. Khi trứng
rơi vào trong môi trường nước kích thước trứng tăng chút ít. Ở nhiệt độ 28-
300C sau 14-16 giờ trứng nở thành ấu trùng Nauplius.
b) Giai đoạn ấu trùng
- Nauplius: Đặc tính chủ yếu của Nauplius Tôm sú là chúng bơi lội bằng râu
và hàm. Giai đoạn Nauplius trãi qua 6 lần lột xác trong giai đoạn này chúng
dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàn.
- Zoae: Giai đoạn Zoae qua 3 lần lột xác. Ở giai đoạn này đặc trưng trước
hết bởi những chân hàm như là những bộ phụ bơi lội chủ yếu, ấu trùng bơi
nhanh và bắt đầu dinh dưỡng ngoài. Thức ăn bao gồm một số loài trong
ngành tảo khuê, tảo lục. Ở nhiệt độ 28-30 độ C mỗi giai đoạn Zoae cần 30 –
35 giờ để lột xác. Thông thường ở giai đoạn này tỉ lệ tử vong lớn nhất.
- Mysis: Giai đoạn này ấu trùng cũng trãi qua 3 lần lột xác. Đặc trưng của
giai đoạn này là ấu trùng bơi ngược về phía sau. Thời gian cần thiết cho sự
biến thái trong giai đoạn phụ thuộc vào nhiệt độ và cần từ 24-48 giờ cho mỗi
giai đoạn Mysis thức ăn tương tự như ấu trùng Zoae ngoài ra chúng bắt đầu
ăn ấu trùng của Artemia.
c)Giai đoạn hậu ấu trùng:
Sau giai đoạn Mysis ấu trùng biến thành hậu ấu trùng. Chúng sử dụng chân
bơi là những bộ phụ bơi lội chủ yếu. Có thể phân biệt giữa hậu ấu trùng
Mysis ở chổ chân bơi của hậu ấu trùng dài và có nhiều lông cứng, lưng
thẳng.