Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội của việt nam giai đoạn 2010 2014 (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 123 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả Luận văn

Vƣơng Trọng Thanh


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn“Nghiên cứu thống kê các nhân tố ảnh hƣởng đến
năng suất lao động xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-2014”, em xin chân
thành cảm ơn các Quý thầy cô Khoa Thống kê và Viện Đào Tạo Sau Đại Học của
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt,
em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Bích đã tận tình chỉ bảo và hướng
dẫn đểgiúp em hồn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp đang
công tác tại Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Viện Khoa học Thống kê thuộc
Tổng cục Thống kê đã tạo điền kiện hết sức trong việc hỗ trợ, cung cấp số liệu và
đóng góp những ý kiến q báu giúp em hồn thành nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắ c và kính chúc các Thầ y

, Cô giáo sức khỏe ,

hạnh phúc và thành công.
Xin trân tro ̣ng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả Luận văn



Vƣơng Trọng Thanh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN…………………………………………………………….i
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI .................6
1.1. Nội dung và phƣơng pháp tính năng suất lao động ........................................6
1.1.1. Khái niệm về năng suất lao động ...............................................................6
1.1.2. Phương pháp tính năng suất lao động xã hội ...........................................11
1.1.3.Sự cần thiết của việc tăng năng suất lao động...........................................16
1.1.4.Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã
hội……………………………………………………………………………...18
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng suất lao động xã hội ở Việt Nam .............20
1.2.1.Nhân tố về chất lượng lao động ................................................................20
1.2.2. Nhân tố về vốn .........................................................................................22
1.2.3. Nhân tố về khoa học công nghệ ...............................................................23
1.2.4. Nhóm nhân tố về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..........................................26
1.2.5. Nhân tố về đơ thị hóa ...............................................................................26
CHƢƠNG 2THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM .........28
2.1.Năng suất lao động xã hội của Việt Nam ........................................................28
2.1.1.Thực trạng năng suất lao động xã hội của Việt Nam ................................28
2.1.2.So sánh năng suất lao động xã hội của Việt Nam với một số quốc gia ....29



2.2.Năng suất lao động theo khu vực kinh tế, theo ngành kinh tế và theo thành
phần kinh tế .............................................................................................................42
2.2.1.NSLĐ theo khu vực kinh tế .......................................................................42
2.2.2. NSLĐ theo ngành kinh tế .........................................................................44
2.2.3. NSLĐ theo thành phần kinh tế .................................................................46
2.3.Năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp ..........................................48
CHƢƠNG 3PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾNNĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014 .....................51
3.1. Mơ hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất lao động xã hội ở
Việt Nam...................................................................................................................51
3.1.1. Giới thiệu về dữ liệu mảng .......................................................................51
3.1.2. Một số mơ hình phân tích dữ liệu mảng ...................................................54
3.1.3. Nguồn dữ liệu ...........................................................................................59
3.1.4. Các biến số dùng cho phân tích ................................................................60
3.1.5. Áp dụng mơ hình hồi quy sử dụng dữ liệu mảng phân tích ảnh hưởng của
các nhân tố đến năng suất lao động xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-201466
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội
của Việt Nam ...........................................................................................................78
3.2.1. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt
Nam ....................................................................................................................78
3.2.2. Kiến nghị để góp phần cải thiện năng suất lao động xã hội .....................92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96
PHỤ LỤC .................................................................................................................99


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

APO


Tổ chức Năng suất châu Á

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

FEM

Mơ hình tác động cố định

FGLS

Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi

GCI

Chỉ số cạnh tranh tồn cầu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Tở ng sản phẩ m trên điạ bàn tỉnh

HRDPC

Trung tâm lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia


ILO

Tổ chức lao động quốc tế

JPC-SED

Trung tâm Năng suất Nhật Bản vì sự phát triển kinh tế - xã hội

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

LLLĐ

Lực lượng lao động

LSDV

Ước lượng hồi quy biến giả tối thiểu

NSLĐ

Năng suất lao động

OECD


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

OLS

Ước lượng bình phương nhỏ nhất

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

TCTK

Tổng cục Thống kê

TSCĐ

Tài sản cố định

VHLSS

Khảo sát mức sống hộ gia đình

VIF

Hệ số phóng đại phương sai


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: NSLĐ xã hội của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 ...................................28
Bảng 2.2: So sánh NSLĐ tính theo GDP theo sức mua tương đương ở giá cố định
năm 2011 của Việt Nam với một số nước.................................................................30
Bảng 2.3: Năng suất lao động năm 2012 tính theo giờ cơng theo sức mua tương
đương giá cố định 2011 .............................................................................................33
Bảng 2.4: Số giờ làm việc trung bình một tuần và NSLĐ trên một giờ làm việc của
một số nước ...............................................................................................................34
Bảng 2.5: NSLĐ xã hội của một số ngành kinh tế theo giá hiện hành .....................45
Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mơ hình ...................................................................65
Bảng 3.2: Thống kê mơ tả các biến ...........................................................................66
Bảng 3.3: Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình ...............69
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định dạng mơ hình .............................................................70
Bảng 3.5: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy REM ...............................................72
Bảng 3.6: Kết quả hồi quy mơ hình REM-Robust ....................................................74


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ xã hội ................................................20
Hình 2.1: Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam và một số nước Châu Á ......................32
Hình 2.2: NSLĐ xã hội phân theo khu vực kinh tế theo giá hiện hành ....................43
Hình 2.3: Tốc độ tăng NSLĐ theo thành phần kinh tế .............................................47
Hình 3.1: Biểu đồ Histogram của các biến khơng có phân phối chuẩn trước và sau
khi lấy log ..................................................................................................................64


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN


Đề tài nghiên cứu đươ ̣c xác đinh
̣ từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, từ thực tiễn chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề cải thiện
năng suất lao động xã hội của nền kinh tế.
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và
quan trọng về kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, ổn định
chính trị, củng cố an ninh - quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên trong bối cảnh nền
kinh tế của Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, yêu cầu đặt ra
đó là phải khơng ngừng cải thiện năng suất lao động (NSLĐ) xã hội, tạo tiền đề để
nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp cho chúng ta không bị tụt hậu quá xa so với các
nước trong khu vực và thế giới.
“Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020” được
Chính phủ phê duyệt ngày 12 tháng 4 năm 2012 đã đưa ra các chỉ tiêu giám sát và
đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, trong đó NSLĐ xã
hội là một trong những chỉ tiêu về kinh tế đặc biệt được nhấn mạnh.
Báo cáo “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020” của Chính
phủ trình Quốc hội khóa XIII ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ đã đề ra
mục tiêu: “năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng
30-35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm”. Một trong
những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu để đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước đó chính là đổi
mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao NSLĐ xã hội.
Thứ hai xuất phát từ thực trạng NSLĐ xã hội của Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê, NSLĐ xã hội năm 2015 theo giá hiện hành ước
tính đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động), tăng
6,4% so với năm 2014, bình quân giai đoạn 2006 - 2015 tăng 3,9%/năm. Nếu quy


ii


đổi theo tỷ giá hối đối bằng Đơ la Mỹ, năm 2012 NSLĐ xã hội của Việt Nam đạt
3020 USD/người và năm 2013 đạt 3279 USD/người. Nhìn chung NSLĐ xã hội của
Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể và liên tục tăng so với những năm trước. Tuy
nhiên NSLĐ xã hội của Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu
vực và châu Á. Thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam là phải thu hẹp
khoảng cách và sớm bắt kịp mức NSLĐ của các nước, tránh nguy cơ tụt hậu.
Thứ ba từ các khoảng trống trong các nghiên cứu về NSLĐ xã hội.
Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Năng suất châu Á (Asia Productivity
Orgnizdition – APO) thì việc nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất, trong đó có NSLĐ
xã hội đã được đặt ra và được quan tâm nhiều hơn.
Qua tổng quan tài liệu, hiện nay ở Việt Nam những nghiên cứu liên quan đến
NSLĐ có khá nhiều. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả thực
trạng về NSLĐ xã hội của Việt Nam hoặc chỉ phân tích một số yếu tố đơn lẻ tác
động tới NSLĐ xã hội mà chưa nghiên cứu, phân tích sâu và tồn diện những yếu tố
tác động tới NSLĐ xã hội cũng như nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng NSLĐ xã
hội vẫn ở mức thấp như hiện nay.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Nghiên cứu thống kê các
nhân tố ảnh hưởng đến Năng suất lao động xã hội của Việt Nam giai đoạn 20102014” làm đề tài luâ ̣n văn tha ̣c sĩ của min
̀ h.
Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Nghiên cứu của luận văn nhằm các mục đích sau:
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ xã hội nhằm đề
xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp giúp nâng cao NSLĐ xã hội của các địa
phương nói riêng cũng như của cả nước nói chung.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê sau:


iii


- Phương pháp tổng quan tư liệu tham khảo: tác giảtiến hành thu thập thông
tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như các văn bản quy phạm pháp luật; các bài
báo, nghiên cứu của các nhà học giả trong và ngoài nước; các báo cáo của Viện
Năng suất Việt Nam, Tổng cục Thống kê… có liên quan tới NSLĐ xã hội.
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng để mô tả thực trạng NSLĐ xã hội
của Việt Nam (phân tổ thống kê, sử dụng bảng biểu, đồ thị, thống kê mơ tả).
- Phân tích định lượng (bằng phần mềm Stata): sử dụng phương pháp phân
tích mơ hình hồi quy dữ liệu mảng (Panel data) với mơ hình tác động cố định và mơ
hình tác động ngẫu nhiên, các quan sát là 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong
giai đoạn 2010-2014. Sau khi có kết quả hồi quy và thực hiện các kiểm định, tác giả
sẽ lựa chọn mơ hình phù hợp nhất để phân tích.
Nội dung chính của luận văn:
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan về năng suất lao động xã hội
Chƣơng 2. Thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam
Chƣơng 3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội
của Việt Nam giai đoạn 2010-2014
Qua 3 chương, nghiên cứu của luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:
Trong chương 1, luận văn đã đưa ra các khái niệm về năng suất, về NSLĐ và NSLĐ
xã hội. Theo đó, năng suất được định nghĩa đơn giản là tỷ số giữa đầu ra và đầu
vào,còn NSLĐ là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phân tích kinh tế và
thống kê của một quốc gia, được dùng để đánh giá trình độ phát triển của nền kinh
tế, là một trong những thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia. Còn NSLĐ xã hội là
“sức sản xuất của tồn xã hội, nó được đo bằng tỷ số giữa tổng sản phẩm đầu ra của
xã hội với số lao động bình qn hằng năm hoặc thời gian hao phí để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm”. Tiếp theo, luận văn trình bày các chỉ tiêu tính NSLĐ và
phương pháp tính NSLĐ xã hội:


iv


- Các chỉ tiêu tính NSLĐ gồm: chỉ tiêu tính bằng hiện vật; chỉ tiêu tính bằng
giá trị (tiền); chỉ tiêu tính bằng thời gian lao động.
- Phương pháp tính NSLĐ xã hộidựa theoHệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia: cụ thể là“được đo bằng Tổng sản phẩm trong nước tính bình qnmột lao động
trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm”.
Luận văn đã khẳng định tầm quan trọng của NSLĐ và phân tích sự cần thiết
của việc tăng NSLĐ. Trên cơ sở lý thuyết tăng trưởng hiện đại trong kinh tế phát
triển cùng những nghiên cứu trong và ngồi nước, tác giả đưa ra và phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ xã hội bao gồm: Nhân tố về chất lượng lao động;
Nhân tố về vốn; Nhân tố về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Nhân tố về khoa học – công
nghệ; Nhân tố về đô thị hóa.
Trong chương 2, luận văn tập trung phân tích thực trạng NSLĐ xã hội của
Việt Nam. Số liệu thu thập được cho thấy: từ năm 2006 đến nay,NSLĐ hằng năm
đềutăng so với năm trước, với xu hướng tăng dần một cách ổn định. Nhìn chung
NSLĐ xã hội của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể và liên tục tăng. Tuy nhiên
NSLĐ xã hội của Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực và
châu Á.
Luận văn đã chỉ ra và phân tích một số nguyên nhân khiến năng suất lao
động của Việt Nam ở mức thấp đó là: Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; Trình độ
tổ chức sản xuất và quản lý còn yếu kém; Chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu hụt
lực lượng lao động đã qua đào tạo; Trình độ khoa học và công nghệ vẫn lạc hậu,
đầu tư cho khoa học và công nghệ ở mức thấp; Chế độ tiền lương cơ bản và đãi ngộ
cho người lao động thấp; Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản (là khu vực có NSLĐ thấp) vẫn ở mức cao.
Thông qua thống kê mô tả, tác giả đã khái quát lại một cách tổng quan nhất
về bộ mặt NSLĐ theo khu vực kinh tế, theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh
tế và NSLĐ trong khu vực doanh nghiệp.
Trong chương 3, luận văn phân tích các nhân tố tác động đến NSLĐ xã hội



v

của Việt Nam: Nhân tố về chất lượng lao động (Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo trên tổng số lao động đang làm
việc); Nhân tố về vốn (Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và Hệ số ICOR); Nhân tố
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây
dựng và Tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ trong tổng số lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc); Nhân tố về khoa học – công nghệ (Trang bị tài sản cố định
bình quân 1 lao động); Nhân tố về đơ thị hóa (Tỷ lệ dân số thành thị).
Thơng qua kết quả ước lượng mơ hình cùng với việc thực hiện các kiểm
định, tác giả lựa chọn mơ hình tác động tác động ngẫu nhiên với sai số chuẩn mạnh
(REM-Robust) để phù hợp với mục đích nghiên cứu.Trong mơ hình REM-Robust,
dấu của các biến đều phù hợp với thực tế, ngoại trừ biến trangbitscd và biến
thanhthi thì các biến cịn lại đều có ý nghĩa thống kê. Mơ hình cụ thể như sau:
lnLP = 0,9981733 + 0,004756daotao + 0,220479lnvon – 0,0012568icor +
0,0021733laodongcnxd + 0,0114377laodongdv + 0,0501509lntrangbitscd +
0,0031659thanhthi + 0,0282219t1 + 0,0847115t2 + ui
Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và kết quả mơ hình hồi quycác nhân
tố tác động tới NSLĐ xã hội, luận văn đề ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng
cao NSLĐ xã hội của Việt Nam, bao gồm các nhóm giải pháp chính sau:
- Giải pháp về thể chế, chính sách: hoàn thiện về tổ chức, bộ máy quản lý
hành chính, thực hiện cải cách thể chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước…
- Giải pháp nâng cao NSLĐ dựa trên phát triển nguồn lực:chính sách đào tạo
nguồn lao động của Việt Nam cần được xây dựng theo hướng có sự phối hợp đào
tạo với các ngành, khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nhằm đáp ứng được chất
lượng và nhu cầu lao động có kỹ năng của thị trường.
- Giải pháp nâng cao NSLĐ dựa trên việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
và cơ cấu lao động hợp lý:việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch lao
động hợp lý sẽ là nền tảng thúc đẩy việc tăng NSLĐ của toàn nền kinh tế. Tái cơ

cấu lại kinh tế của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế là điều kiện cần thiết để nước


vi

ta thu hút thêm dòng vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Giải pháp nâng cao NSLĐ dựa trên phát triển khoa học – công nghệ:chiến
lược khoa học cơngnghệ quốc gia có vai trị rất quan trọng trongviệc tạo ra các yếu
tố tiền đề và khích lệ doanh nghiệp mạnh dạn khai thác khoahọc công nghệ để nâng
cao sức cạnh tranh của mình.
- Giải pháp nâng cao NSLĐ trong khu vực doanh nghiệp: các giải pháp tập
trung vào việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, nâng cao
năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp…
Kết luậnchung của luận văn:
NSLĐ là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh hiệu quả sử
dụng lao động của ngành, khu vực hay toàn nền kinh tế. Nghiên cứu của luận văn
đã khẳng định tầm quan trọng của NSLĐ cũng như việc cải thiện NSLĐ đối với
không chỉ với mỗi cá nhân mà cịn đối với tồn xã hội.Việc sử dụng dữ liệu mảng
(Panel Data) cộng với trợ giúp của phần mềm Stata giúp tác giả có một cơng cụ
mạnh để phân tích mơ hình,về cơ bản đã chỉ ra được chiều tác động của các nhân tố
ảnh hưởng đến NSLĐ xã hội, giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn khi đưa ra
các khuyến nghị, góp phần đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện NSLĐ xã hội
trong giai đoạn sắp tới.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ xã hội
của Việt Nam, tác giả đưa ra các kiến nghị, định hướng chung và các giải pháp cụ
thể nhằm cải thiện và nâng cao hơn nữa NSLĐ của Việt Nam.Các giải pháp căn cứ
vào cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn nên có tính khả thi cao trong việc
ứng dụng vào điều kiện của Việt Nam hiện nay.



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài nghiên cứu đươ ̣c xác đinh
̣ từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, từ thực tiễn chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề cải thiện năng
suất lao động xã hội của nền kinh tế.
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và
quan trọng về kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, ổn định
chính trị, củng cố an ninh - quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên trong bối cảnh nền
kinh tế của Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, u cầu đặt ra
đó là phải khơng ngừng cải thiện năng suất lao động (NSLĐ) xã hội, tạo tiền đề để
nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp cho chúng ta không bị tụt hậu quá xa so với các
nước trong khu vực và thế giới.
“Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020” được Chính phủ
phê duyệt ngày 12 tháng 4 năm 2012 đã đưa ra các chỉ tiêu giám sát và đánh giá
phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, trong đó NSLĐ xã hội là một
trong những chỉ tiêu về kinh tế đặc biệt được nhấn mạnh. Chiến lược khẳng định
một trong những định hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn
2011-2020 như sau: “Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang
kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả
tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng
năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói
riêng”.
Trong báo cáo “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020” của Chính
phủ trình Quốc hội khóa XIII ngày 16 tháng 3 năm 2016, Chính phủ đã đề ra mục
tiêu: “năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 3035%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm”. Một trong những



2

nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu để đảm bảo ổn định kinh tế
vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước đó chính là đổi mới mơ
hình tăng trưởng, nâng cao NSLĐ xã hội.Cải thiện tốt NSLĐ xã hội sẽ giúp chúng
ta tạo ra sức hút cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam hoạt động đầu tư
và kinh doanh.Lao động làm việc hiệu quả sẽ tạo ra những sản phẩm có thương hiệu
tốt và chi phí sản xuất thấp so với các đối thủ, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh
của quốc gia.
Thứ hai, xuất phát từ thực trạng NSLĐ xã hội của Việt Nam.
Ngày 2 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
43/2010/QĐ-TTg, trong đó có chỉ tiêu về NSLĐ xã hội, được tính chung cho nền
kinh tế quốc dân và phân tổ theo ngành kinh tế cấp I. Các sách Niên giám Thống kê
của Tổng cục Thống kê đã có các số liệu về chỉ tiêu năng suất lao động xã hội (tính
theo GDP giá hiện hành từ năm 2005 đến nay).
Theo Tổng cục Thống kê, NSLĐ xã hội năm 2015 theo giá hiện hành ước
tính đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động), tăng
6,4% so với năm 2014, bình quân giai đoạn 2006 - 2015 tăng 3,9%/năm. Nếu quy
đổi theo tỷ giá hối đoái bằng Đô la Mỹ, năm 2012 NSLĐ xã hội của Việt Nam đạt
3020 USD/người và năm 2013 đạt 3279 USD/người. Nhìn chung NSLĐ xã hội của
Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể và liên tục tăng so với những năm trước. Tuy
nhiên NSLĐ xã hội của Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu
vực và châu Á.Tính theo tỷ giá hối đối thì năm 2013, NSLĐ xã hội của Việt Nam
mới chỉ bằng 45,95% NSLĐ xã hội của Philippines, bằng 43,31% của Indonesia,
bằng 32,96% của Thái Lan, bằng 13,87% của Malaysia và chỉ bằng 6,3% của Hàn
Quốc (Tăng Văn Khiên, 2015). Thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam là
phải thu hẹp khoảng cách và sớm bắt kịp mức năng suất lao động của các nước,
tránh nguy cơ tụt hậu.

Thứ ba, từ các khoảng trống trong các nghiên cứu về NSLĐ xã hội.Từ khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức Năng suất châu Á (Asia Productivity Orgnizdition – APO)


3

thì việc nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất, trong đó có NSLĐ xã hội đã được đặt ra
và được quan tâm nhiều hơn.
Qua tổng quan tài liệu, hiện nay ở Việt Nam những nghiên cứu liên quan đến NSLĐ
có khá nhiều.Có thể kể ra một số nghiên cứu tiêu biểu như: Nguyễn Bá Ngọc và
Phạm Minh Thu (2014) đề cập đến hai trong số những nhân tố cơ bản làm NSLĐ xã
hội ở Việt Nam thấp, đó là về cơ cấu lao động và chất lượng lao động; Nguyễn
Đình Cử (2015) tập trung vào vấn đề thúc đẩy di cư nơng thơn – đơ thị nhằm góp
phần nâng cao NSLĐ xã hội; Lê Văn Hùng (2016) đã đo lường các yếu tố tác động
tới NSLĐ xã hội ở Việt Nam dựa vào hai cách tiếp cận đó là cách tiếp cận cơ cấu và
tiếp cận các yếu tố của hàm sản xuất… Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê và Viện
Năng suất Việt Nam cũng có các báo cáo hằng năm về NSLĐ của Việt Nam.Tuy
nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức mô tả thực trạng về NSLĐ xã hội
của Việt Nam hoặc chỉ phân tích một số yếu tố đơn lẻ tác động tới NSLĐ xã hội mà
chưa nghiên cứu, phân tích sâu và toàn diện những yếu tố tác động tới NSLĐ xã hội
cũng như nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng NSLĐ xã hội vẫn ở mức thấp như hiện
nay.
Với những lý do trên, để góp phần nâng cao chất lượng cơng tác thống kê và
mô tả rõ nét hơn bức tranh toàn cảnh về Năng suất lao động xã hội ở Việt Nam, tác
giả đã chọn vấn đề: “Nghiên cứu thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến Năng suất
lao động xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-2014” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:

 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ xã hội nhằm
đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp giúp nâng cao NSLĐ
xã hội của các địa phương nói riêng cũng như của cả nước nói chung.


4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Năng suất lao động xã hội và các
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội của Việt Nam trong giai đoạn
2010 -2014.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vivề không gian: Đề tài nghiên cứu NSLĐ xã hội của tất cả 63 tỉnh, thành phố
của Việt Nam.
Phạm vivề thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các nhân tố tác động
tới NSLĐ xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê sau:
- Phương pháp tổng quan tư liệu tham khảo: Để có được những kiến thức cơ
bản về NSLĐ xã hội, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau như các văn bản quy phạm pháp luật; các bài báo, nghiên cứu của các
nhà học giả trong và ngoài nước; các báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),
Viện Năng suất Việt Nam, Tổng cục Thống kê… có liên quan tới NSLĐ xã hội.
- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả thực trạng NSLĐ xã hội của
Việt Nam (phân tổ thống kê, sử dụng bảng biểu, đồ thị, thống kê mơ tả).
- Phân tích định lượng: xây dựng mơ hình kinh tế lượng về các nhân tố tác động đến
NSLĐ xã hội. Phương pháp sử dụng là phương pháp phân tích mơ hình hồi quy dữ

liệu mảng (Panel data), với các quan sát là 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong
giai đoạn 2010-2014. Mơ hình dữ liệu mảng được tác giả sử dụng là mô hình tác
động cố định và mơ hình tác động ngẫu nhiên.Sau khi có kết quả mơ hình hồi quy
và thực hiện các kiểm định, tác giả sẽ lựa chọn mô hình phù hợp nhất để phân
tích.Phần mềm được tác giả sử dụng để tính tốn, phân tích và ước lượng mơ hình
là Stata.


5

5. Những đóng góp của đề tài
Những đóng góp chính của luận văn bao gồm 3 nội dung sau:
(i) Phân tích và đánh giá thực trạng NSLĐ xã hội ở Việt Nam hiện nay.
(ii) Tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ xã hội của Việt
Nam trên cơ sở xây dựng mơ hình hồi quy thực nghiệm với bộ số liệu thu thập
được.
(iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao NSLĐ ở Việt Nam.

6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, kết
cấu luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan về năng suất lao động xã hội
Chƣơng 2. Thực trạng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam
Chƣơng 3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội
của Việt Nam giai đoạn 2010-2014


6

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI

1.1.

Nội dung và phƣơng pháp tính năng suất lao động

1.1.1. Khái niệmvề năng suất lao động
1.1.1.1. Khái niệm về năng suất
Thuật ngữ Năng suất xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776 bởi nhà kinh tế họcngười
Scotland là Adam Smith.Ông đã chỉ ra rằng sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao
động hoặc khả năng sản xuất của lao động. Thuật ngữ này được sử dụng thường
xuyên vào những năm 70 của thế kỷ XIX trong những bài luận về kinh tế học và sau
đó được sử dụng mở rộng nhiềuhơn khi phân tích kinh tế ở cấp độ vi mơ và vĩ mô.
Về bản chất, năng suất là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, phản ánh mối quan hệ
giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào của q trình sản xuất. Hay nói cách
khác, năng suất được định nghĩa đơn giản là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào và được
biểu thị bằng công thức:
Năng suất =

Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào

Thuật ngữ đầu vào và đầu ra được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi
trường kinh tế - xã hội. Đầu ra thường được gọi với những cụm từ như tập hợp các
kết quả. Đối với các doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất - kinh
doanh hoặc giá trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hố tính bằng đơn vị hiện vật. Ở
cấp vĩ mô, người ta thường sử dụng Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra
để tính năng suất.
Khái niệm năng suất hoàn toàn khác biệt với sản lượng. Thuật ngữ sản lượng (hay
giá trị sản xuất) để chỉ khối lượng hàng hố được sản xuất. Đó là phạm vi của đầu

ra. Sản lượng có thể được thể hiện bằng số lượng, giá trị hoặc bằng tiền hay bất kỳ


7

hình thức nào khác. Năng suất ln xem xét giá trị sản xuất trong mối quan hệ với
việc sử dụng các nguồn lực lao động, nguyên vật liệu, không gian, hoặc tiền được
sử dụng để đạt được giá trị sản suất đó.
Trong giai đoạn đầu, người ta nhấn mạnh đến các yếu tố đầu vào và đặc biệt là lao
động được sử dụng để sản xuất một khối lượng hàng hoá nhất định ở phân xưởng.
Năng suất thời kỳ này được hiểu là năng suất lao động. Trong bối cảnh này,
Frederick Taylor và Adam Smith đã tập trung vào sự phân chia lao động, xác định
và tiêu chuẩn hoá phương pháp làm việc tốt nhất nhằm cải tiến năng suất, các công
cụ kỹ thuật đã được phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động phù hợp với nhu
cầu của hệ thống sản xuất hàng loạt vào nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, năng suất
lao động chỉ ra mối quan hệ giữa đầu ra đạt được và lao động đầu vào nhưng khơng
có nghĩa là nó chỉ phụ thuộc vào yếu tố lao động mà còn ảnh hưởng bởi các yếu tố
khác như công nghệ, phương pháp làm việc hay hệ thống quản lý…
Lợi ích đích thực của năng suất và ý nghĩa đầy đủ của nó chỉ được nhận biết sau
chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội. Với
mục đích làm rõ tầm quan trọng của năng suất trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế,
các tổ chức năng suất đã được thành lập ở Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan,
Philippine, Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới. Năm 1961, Tổ chức Năng suất
Châu Á (APO) được thành lập. Đến tháng 01/1996, Việt Nam chính thức tham gia
và trở thành thành viên của tổ chức này.
Với sự thay đổi nhanh chóng của mơi trường chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, đặc biệt là xu hướng tồn cầu hố nền kinh tế, tự do hoá thương mại và
sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, về chi phí và cách thức phân phối, nên khái
niệm năng suất đã được nhìn nhận lại cho phù hợp. Nhìn nhận năng suất theo cách
mới là địi hỏi khách quan và trong cơ chế thị trường thì bất kỳ quan niệm và cách
tiếp cận nào mà không gắn với nhu cầu xã hội làm mục tiêu thì đều khơng có ý

nghĩa.


8

Năng suất được hiểu bao gồm cả hai mặt cơ bản là hiệu quả và hiệu lực.
Khi đề cập đến hiệu quả là nói về mức độ sử dụng các nguồn lực, nói cụ thể hơn là
khi nói đến hiệu quả thường nói đến việc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn
lực như thế nào, điều đó gắn liền với lợi nhuận. Như vậy, năng suất là phạm trù
rộng hơn hiệu quả kinh tế nên việc cải tiến và nâng cao năng suất tất yếu dẫn đến
nâng cao hiệu quả. Trong mối quan hệ năng suất và khả năng cạnh tranh thì năng
suất là cơ sở cho cạnh tranh lâu dài và bền vững.
Một dự án nghiên cứu về các khái niệm năng suất do các nước thành viên của tổ
chức APO thực hiện vào năm 1995 đã nêu rõ cách hiểu năng suất theo cách tiếp cận
mới một cách chung nhất và cơ bản nhất như sau:
a) Năng suất là giảm lãng phí, chứ khơng phải giảm đầu vào.
b) Năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải vất vả hơn.
c) Nguồn nhân lực và khả năng tư duy của con người đóng vai trị quan trọng nhất
trong việc đạt được năng suất cao hơn và hành động là kết quả của quá trình tư duy.
Về điểm này, ông Miyai, chủ tịch Trung tâm Năng suất Nhật Bản vì sự phát triển
kinh tế - xã hội(JPC-SED) đã nhận xét như sau : “Theo kinh nghiệm của chúng tôi,
trong những nỗ lực nâng cao năng suất thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Một
số người cho rằng vốn là yếu tố quan trọng nhất cho phát triển công nghiệp, một số
khác lại cho rằng công nghệ là yếu tố chủ đạo đối với cải tiến năng suất. Đúng,
những yếu tố này rất quan trọng, nhưng vốn có thể được sử dụng sai nếu con người
lạm dụng nó và tiêu chuẩn cơng nghệ cao khó có thể duy trì được nếu khơng phát
triển nguồn nhân lực và nâng cấp thường xuyên nhờ sự nỗ lực của con người. Ba
nguyên tắc chủ đạo được JPC-SED sử dụng làm cơ sở cho phong trào năng suất ở
Nhật Bản là: Hợp tác Lao động - Quản lý ; Tạo công ăn việc làm và Chia sẻ thành
quả về năng suất”.

d) Tăng năng suất đồng nghĩa với sự đổi mới và cải tiến liên tục. Trong thực tế,
những cải tiến được tạo ra từ những thay đổi trong khâu thiết kế, sản xuất, giao
hàng... Đây là những thay đổi cần phải có do ảnh hưởng của các yếu tố như công


9

nghệ, quản lý, yêu cầu về sản phẩm và phương pháp làm việc. Người lao động phải
được tham gia vào việc tạo ra và thực hiện những thay đổi đó.
e) Năng suất được coi là biểu hiện của cả hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng
các nguồn lực để đạt được mục tiêu. Bên cạnh việc sử dụng đầu vào một cách hiệu
quả, năng suất còn biểu hiện thơng qua chất lượng và tính hữu ích của đầu ra. Năng
suất và chất lượng không loại trừ nhau mà ngược lại, năng suất - chất lượng gắn liền
với nhau, hỗ trợ lẫn nhau và tăng năng suất đồng thời với tăng chất lượng.
f) Năng suất theo quan điểm hiện đại là năng suất đi đôi với việc bảo vệ mơi trường,
vì thế xuất hiện khái niệm năng suất xanh, sản xuất sạch. Tăng năng suất nhưng
đồng thời không gây ô nhiễm môi trường và phải đảm bảo cuộc sống lành mạnh cho
mọi người dân. Mục tiêu cuối cùng của cải tiến năng suất chính là nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Sự khác nhau căn bản giữa năng suất theo quan điểm hiện đại so với năng suất
hiểu theo quan điểm truyền thống chính là năng suất theo quan điểm hiện đại quan
tâm nhiều hơn tới các kết quả đầu ra chứ không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng
đầu vào. Năng suất và chất lượng khơng cịn là sự bù trừ lẫn nhau mà đồng hướng
tạo nên hiệu quả chung vì chất lượng chính là sự thoả mãn của khách hàng và nhu
cầu xã hội. Đã là năng suất thì phải là năng suất xanh,tức là năng suất cao nhưng
không được làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí và huỷ hoại tài
ngun thiên nhiên.... Đó là mong muốn của con người muốn có cuộc sống tốt đẹp,
hài hòa cả về vật chất, tinh thần và môi trường trong sự phát triển bền vững.
Mục tiêu của năng suất ngày nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của
con người. Vấn đề trung tâm của năng suất là đảm bảo một xã hội tốt đẹp hơn thông

qua cải tiến điều kiện lao động. Theo đuổi mục tiêu này phải thực hiện tăng năng
suất, cải tiến chất lượng thông qua những kỹ thuật cải tiến nhằm sử dụng có hiệu
quả hơn các nguồn lực và cơng nghệ sẵn có. Hơn nữa, tăng năng suất dẫn đến tăng
việc làm, điều này thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển. Lợi ích từ năng suất được
phân chia cơng bằng cho người lao động, chủ sở hữu và khách hàng. Khả năng cạnh


10

tranh phải được tạo ra từ năng suất cao hơn trong quản lý, sử dụng tối ưu các nguồn
lực thông qua tăng năng suất và hiệu quả của quá trình lao động và làm việc.

1.1.1.2. Khái niệm về NSLĐ và NSLĐ xã hội
Năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong
phân tích kinh tế và thống kê của một quốc gia, được dùng để đánh giá trình độ phát
triển của nền kinh tế, là một trong những thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trên cơ sở đó, khái niệm NSLĐ cũng được tiếp cận theo những cách khác nhau:
- Theo quan điểm triết học của Karl Marx: Trong cuốn Tư bản [9], Karl Marx
viết“NSLĐ là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động
sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Hay nói
cách khác, NSLĐ được đo bằng số đơn vị sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
đó”.
- Theo quan điểm hiện đại: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra
định nghĩa “NSLĐ được tính bằng lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra
cho một đơn vị lao động tham gia vào hoạt động sản xuất”. Thước đo hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế là tổng sản phẩm trong nước (Gross
Domestic Product - GDP), tính theo giá cố định, điều chỉnh theo lạm phát. Lao động
tham gia vào hoạt động sản xuất tạo ra GDP phản ánh thời gian, công sức và kỹ
năng của lực lượng lao động và thường được tính bằng lao động đang làm việc, giờ

công lao động, hay lực lượng lao động được điều chỉnh theo chất lượng.
Năng suất không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội với sự xuất hiện của
khái niệm năng suất lao động xã hội. NSLĐ xã hội là một trong những chỉ tiêu
phản ánh hiệu suất làm việc của lao động. Trong cuốn sách Bàn về tiết kiệm và tăng
năng suất lao động (2009) của NXB sự thật có đưa ra khái niệm về NSLĐ xã hội
như sau: “NSLĐ xã hội là sức sản xuất của tồn xã hội, nó được đo bằng tỷ số giữa
tổng sản phẩm đầu ra của xã hội với số lao động bình quân hằng năm hoặc thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm”. NSLĐ xã hội không phải là sự tổng


11

hợp đơn thuần của nhiều NSLĐ cá nhân cùng tiến hành một quá trình sản
xuất thống nhất mà là sự tổng hợp về NSLĐ của những ngành sản xuất khác nhau,
nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đang xét.
NSLĐ xã hội có sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứtheo
những lượng nhất định. Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong
quá trình sản xuất, lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá
trong các giai đoạn sản xuất trước kia (biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu) đã
chuyển vào giá trị sản phẩm.Hạ thấp chi phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng
năng suất lao động cá nhân. Hạ thấp chi phí lao động sống và lao động qúa khứ nêu
rõ đặc điểm tăng năng suất lao động xã hội.Trong quá trình quản lý kinh tế, nếu chỉ
chú trọng tăng NSLĐ cá nhân thì sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi
nhẹ chất lượng sản phẩm và như vậy NSLĐ xã hội có khi khơng tăng mà cịn giảm

1.1.2. Phương pháp tính năng suất lao động xã hội
1.1.2.1.Các chỉ tiêu tính NSLĐ
Có nhiều chỉ tiêu tính NSLĐ, nhưng dùng loại chỉ tiêu nào còn tùy thuộc vào việc
lựa chọn thước đo thích hợp với đặc điểm của ngành nghề, doanh nghiệp… Hiện
nay thường dùng 3 loại chỉ tiêu như sau:

(i) Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật
Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng hiện vật của từng loại sản phẩm (đơn vị
tính: m2, m3, tấn, kg…) để biểu thị mức NSLĐ của một người (hay một công nhân,
một nhân viên…).
Cơng thức tính:
W

Q
T

Trong đó W: NSLĐ của một người (hay cơng nhân, nhân viên…), đơn vị
tính là sản lượng/người;


12

Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật;
T: Tổng số người (công nhân, nhân viên…).
Ưu điểm
Chỉ tiêu này biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, khơng chịu ảnh
hưởng của giá cả. Có thể so sánh mức NSLĐ các doanh nghiệp hoặc các nước khác
nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra.
Ngoài ra chỉ tiêu này còn đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động, thích
hợp với các nhóm, tổ, đội chỉ sản xuất một loại sản phẩm.
Nhược điểm và khắc phục
- Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, khơng thể tính chung
cho tất cả nhiều loại sản phẩm. Trong thực tế hiện nay ít có những doanh nghiệp chỉ
sản xuất một loại sản phẩm có một quy cách, mà các doanh nghiệp thường sản xuất
nhiều loại sản phẩm.
- Chỉ tiêu này không thể so sánh mức NSLĐ giữa các ngành có các loại sản phẩm

khác nhau.
- Chỉ tiêu này chỉ được dùng cho thành phẩm, còn sản phẩm dở dang khơng tính
được nên khơng phản ánh đầy đủ mức sản phẩm của công nhân.
Để khắc phục nhược điểm, cần sử dụng chỉ tiêu hiện vật – quy ước, tức là quy đổi
tất cả các sản phẩm tương đối đồng nhất về một loại sản phẩm được chọn làm sản
phẩm quy ước.
Phạm vi áp dụng
- Phạm vi áp dụng hạn hẹp, chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra sản
phẩm đồng nhất (ngành than, dệt, may, dầu khí, nơng nghiệp…).
- Trong doanh nghiệp thì chỉ áp dụng cho một bộ phận.
(ii) Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị (tiền)


×