Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Mười điều nên tránh khi viết thư tự giới thiệu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.99 KB, 2 trang )

Mười điều nên tránh khi viết thư tự giới thiệu (Cover Letter)
Đừng lạm dụng đại từ “Tôi”
Thư tự giới thiệu không phải là tự truyện của bạn. Điểm cần chú trọng là bạn đáp ứng
được nhu cầu của nhà tuyển dụng như thế nào, chứ không phải là câu chuyện cuộc đời
bạn.
Tránh làm cho người đọc có ấn tượng bạn là người luôn tự cho mình là trung tâm bằng
cách giảm thiểu đại từ “tôi”, nhất là khi mở đầu câu.
Đừng mở đầu một cách yếu ớt.
Người tìm việc thường phải vật lộn làm sao để mở đầu một thư tự giới thiệu. Kết quả
thường là lời mở đầu yếu ớt, thiếu sức mạnh và không thể lôi kéo sự chú ý của người
đọc. Hãy xem xét ví dụ sau:
Yếu: Xin vui lòng xem xét tôi cho vị trí đại diện kinh doanh của quý công ty.
Tốt hơn: Nhu cầu tìm một đại diện kinh doanh hàng đầu của quý công ty hoàn toàn phù
hợp với ba năm kinh nghiệm làm nhân viên hạng nhất và người mang về cho công ty
hàng triệu đô-la.
Đừng bỏ qua những thế mạnh của mình
Lá thư tự giới thiệu được ví như lá thư chào hàng mà sản phẩm chính là bản thân bạn với
tư cách một ứng viên. Cũng giống như C.V (lý luật tự thuật), lá thư cần súc tích và
chuyển tải được những nguyên nhân chính giải thích lý do họ nên gọi bạn phỏng vấn.
Các chiến lược viết một thư tự giới thiệu hiệu quả bao gồm nhấn mạnh những thành tích
tối ưu hoặc tạo ra các đề mục phụ được chọn lọc từ mẫu thông báo tuyển dụng. Ví dụ:
Mục tuyển dụng ghi rõ: Kỹ năng giao tiếp
TL:Năm năm kinh nghiệm nói trước công chúng và khả năng viết báo cáo thuần thục cho
cấp quản lý.
Mục tuyển dụng ghi rõ : Kỹ năng giao tiếp
TL: Năm năm kinh nghiệm nói trước công chúng và khả năng viết báo cáo thuần thục
cho cấp quản lý.
Mục tuyển dụng ghi rõ :Giỏi vi tính
TL:Thành thạo tất cả các ứng dụng MS Office cùng lĩnh vực thiết kế và phát triển trang
web.
Đừng viết dài quá hoặc ngắn quá


Nếu thư tự giới thiệu chỉ có một hoặc hai đoạn văn ngắn, có thể nó sẽ không chứa đầy
đủ các thông tin chính để tiếp thị bạn một cách hiệu quả. Nhưng nếu nó dài quá một
trang, bạn có thể khiến người đọc buồn ngủ. Nên viết cô đọng nhưng có sức thuyết phục
và tôn trọng thời gian của người đọc.
Đừng lặp lại từng từ theo đơn xin việc của bạn
Lá thư tự giới thiệu của bạn không nên chỉ lặp lại những gì có trong C.V. Chọn lựa sử
dụng từ khác đi trong câu văn của lá thư tự giới thiệu để tránh làm giảm tác động lên
người đọc. Cân nhắc việc sử dụng lá thư để kể một câu chuyện ngắn như “Doanh số bán
hàng cao nhất của tôi” hoặc “Thách thức về mặt kỹ thuật lớn nhất của tôi”.
Đừng nên mơ hồ
Nếu bạn trả lời cho một mẫu thông báo tuyển dụng, nên kèm theo chức danh cụ thể
trong thư tự giới thiệu. Người đọc thư bạn có thể đang xem hàng trăm lá thư cho hàng tá
công việc khác nhau. Đảm bảo toàn bộ nội dung trong thư giúp chứng tỏ bạn đáp ứng
nhu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng đến mức nào.
Đừng quên hiệu chỉnh thư tự giới thiệu
Nếu bạn đang nộp đơn cho một số chức vụ gần giống nhau, bạn có cơ hội tận dụng một
lá thư và dùng nó cho nhiều mẫu thông báo tuyển dụng khác nhau. Tốt thôi, miễn là bạn
chỉnh sửa mỗi lá thư cho phù hợp. Đừng quên cập nhật tên công ty, nghề nghiệp và
thông tin liên lạc - nếu ông Jones lại được gọi là bà Smith, chắc hẳn ông ta sẽ không hài
lòng.
Đừng kết thúc bằng một ghi chú bị động
Đặt tương lai trong tay bạn bằng một lời hứa sẽ tiếp tục. Thay vì yêu cầu người đọc gọi
điện cho bạn, hãy thử viết như thế này: Tôi sẽ tiếp tục liên lạc với ông/ bà trong vài
ngày tới để trả lời bất cứ câu hỏi sơ bộ nào mà ông/bà có thể có. Đồng thời, ông/bà có
thể gọi cho tôi qua số (XX) XXXXXX.
Đừng tỏ ra thô lỗ
Lá thư tự giới thiệu của bạn nên cám ơn người đọc vì đã bỏ thời gian xem xét.
Đừng quên ký tên ở cuối thư
Ký tên cuối thư là một phép xã giao thích hợp trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn gửi
thư tự giới thiệu và đơn xin việc qua email hoặc trang web thì chữ ký cuối thư không cần

thiết.
HRVietnam

×