Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

6 thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.52 KB, 5 trang )

6 thói quen ăn uống có
hại cho sức khỏe
Một số thói quen ăn uống mà bạn vốn cho rằng vô hại, tuy nhiên trên
thực tế nó có thể khiến cơ thể bạn gặp họa đấy. Dưới đây là những thói
quen ăn uống không tốt cho sức khỏe mà bạn cần loại bỏ ngay lập tức.
1. Bỏ bữa ăn sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nếu bạn có xu hướng bỏ bữa
sáng thì đây không phải là một ý tưởng hay và cần phải loại bỏ. Việc ăn sáng
đầy đủ sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng để làm việc hiệu quả hơn. Khi
bạn bỏ ăn sáng, có nghĩa là cơ thể sẽ phải huy động tất cả những chất dự trữ
còn lại trong cơ thể. Điều này không tốt cho sức khỏe.

Ăn sáng đầy đủ sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng để làm việc hiệu quả
hơn.
Mặt khác, bữa sáng có tác dụng giúp cơ thể bạn khởi động sau một đêm
hoàn toàn thư giãn và nghỉ ngơi, bằng cách kích thích hệ thần kinh giúp bộ
não tỉnh táo, sảng khoái và hưng phấn để bắt đầu ngày mới.
Ngoài ra, nếu bạn là người có tiền sử bệnh huyết áp thấp, khi không ăn sáng,
cơ thể bạn sẽ bị hạ đường huyết, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Ăn khi làm việc
Dù ăn cơm ở đâu thì một môi trường yên tĩnh, thoải mái luôn là lý tưởng và
có lợi cho sức khỏe nhất. Nếu bạn vừa ăn, vừa làm việc thì đó không chỉ là
sự “đày đoạ” về sức khỏe mà còn gây áp lực lớn về mặt tinh thần.
Khi bạn vừa làm việc, vừa ăn, bạn sẽ không chú tâm cho việc nhai và nuốt
thức ăn. Điều này có thể khiến dạ dày của bạn gặp vấn đề. Việc nhai và nuốt
thức ăn không tốt sẽ buộc các cơ quan còn lại của hệ tiêu hóa phải làm việc
nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, thậm
chí là đau dạ dày.
Bởi vậy, bạn nên có thời gian nghỉ giải lao, tạm ngưng tất cả mọi công việc
và ưu tiên cho việc ăn uống khi đã đến giờ.
3. Thức ăn có quá nhiều muối và đường


Muối ăn là một trong những chất điện giải cơ bản trong cơ thể. Thế nhưng
sử dụng quá nhiều muối ăn sẽ không tốt, và có thể khiến chúng ta mắc bệnh
những bệnh nguy hiểm như: nguy cơ mắc bệnh loãng xương, ung thư dạ
dày, rối loạn cấu trúc AND và đặc biệt là suy thận. Bên cạnh đó, việc tiêu
thụ quá nhiều muối cũng khiến cơ thể có nguy cơ tăng huyết áp và tai biến
mạch máu não, suy tim.
Bệnh tiểu đường là tác dụng phụ xấu nhất và nguy hiểm nhất của việc ăn quá
nhiều đường. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều đường hay đồ ngọt có thể dẫn đến
nhiều bất lợi về sức khỏe cho cơ thể như: tăng nguy cơ bị bệnh tim, làm suy
giảm hệ miễn dịch, dễ bị ung thư do các tế bào ung thư có mối liên hệ mật
thiết với đường glucose…

Tránh ăn nhiều thức ăn có quá nhiều muối và đường.
Do đó, nếu bạn đang duy trì một chế độ ăn uống nhiều muối và đường, bạn
cần loại bỏ ngay lập tức để tránh cho cơ thể gặp phải những bất lợi lớn về
sức khỏe.
4. Bỏ qua những bữa ăn chính
Việc bổ sung những bữa ăn nhẹ trong suốt cả ngày là một ý tưởng hay. Tuy
nhiên trong thực tế, có rất nhiều người vì ăn kiêng hoặc vì lý do nào đó mà
thường bỏ qua những bữa ăn chính. Việc cho rằng chỉ cần những bữa ăn
phụ, bỏ qua bữa trưa hoặc bữa tối là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Những bữa ăn chính thường là bữa ăn cung cấp cho cơ thể bạn tất cả dưỡng
chất thiết yếu và vitamin, mà không có bữa ăn nhẹ (phụ) nào có thể đáp ứng
được. Vì thế, để đảm bảo tốt sức khỏe cho mình, bạn không nên bỏ qua bữa
trưa hoặc bữa tối.
5. Ăn trong khi xem tivi
Hầu như tất cả mọi người đều có thói quen ngồi ăn trước màn hình tivi, vừa
ăn vừa xem các chương trình truyền hình. Thế nhưng đây lại là một thói
quen xấu. Cũng giống như khi bạn ăn trong lúc làm việc, ăn khi đang xem
tivi cũng khiến bạn mất tập trung cho việc nhai và nuốt thức ăn. Quá trình ăn

uống của bạn lúc này trở nên thụ động.
Điều này dẫn đến hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị ảnh hưởng, rất không tốt cho cơ
thể. Bởi vậy, trong khi ăn, bạn hãy tắt nguồn tivi và nhai nuốt thức ăn kỹ
càng để quá trình tiêu hoá diễn ra thuận tiện hơn.
6. Không uống đủ nước
Nước rất quan trọng đối với cơ thể, vì nó cần thiết để loại bỏ tất cả độc tố ra
khỏi cơ thể. Nhu cầu nước của cơ thể bạn chỉ đứng thứ hai sau nhu cầu cần
oxi. Và mỗi ngày, bình quân bạn phải tiêu thụ ít nhất 2-3 lít nước.
Tuy nhiên, nhiều người có thói quen không uống nước hoặc để quá khát mới
uống. Điều này khiến cho cơ thể chúng ta lúc nào cũng ở trong tình trạng
mất nước nhẹ. Nếu để lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây ra một
số bệnh mạn tính: suy gan, suy thận… Do đó, bạn hãy uống nước đều đặn và
chia nhỏ làm nhiều lần trong ngày. Không chờ đến khi khát mới uống nước.

×