Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
~~~~~~*~~~~~~
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
CHẤM ĐIỂM BÀI THI TRẮC NGHIỆM DỰA VÀO BIỂU MẪU
Chuyên ngành
:
Công nghệ thông tin
Hệ
:
Chính quy
Lớp
:
Công nghệ thông tin 48b
Khoá
:
48
Mã số sinh viên
:
CQ481893
Tên Sinh Viên
:
Nguyễn Ngọc Nam
Giảng viên hướng dẫn
:
ThS. Nguyễn Trung Tuấn
HÀ NỘI- 2010
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 1 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn Bộ môn công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội và Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Tinh Vân đã cho phép và tạo điều kiện để
em thực hiện luận văn này.
Luận văn này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ và chỉ bảo tận
tình của thầy Nguyễn Trung Tuấn, nguyên Trưởng Bộ môn công nghệ thông tin,
người thầy hướng dẫn của em cùng với các anh chị trong Trung tâm TV1-Công Ty
Cổ Phần Công Nghệ Tinh Vân. Em xin chân thành biết ơn về những chỉ bảo, định
hướng nghiên cứu thực hiện, hỗ trợ và tạo những điều kiện tốt nhất cho em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy cô trong Bộ môn Công nghệ
thông tin đã tận tình chỉ bảo, rèn luyện, truyền đạt những tri thức, kỹ năng, kinh
nghiệm quý báu cho em trong suốt 4 năm ở giảng đường đại học.
Mặc dù đã hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng chuyên đề chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo,
góp ý của quý Thầy Cô và các bạn. Xin cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Nam
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 1 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay thi trắc nghiệm là một hình thức thi rất phổ biến tại các nước trên thế
giới.Phổ biến vì hình thức thi này có nhiều ưu điểm nổi bật.Ở những bài thi trắc
nghiệm sự rõ ràng của các đáp án giúp giảm sai sót trong việc tính điểm cho sinh
viên.Điều này dẫn đến việc nâng cao tính chính xác, khách quan trong việc đưa ra kết
quả của bài thi.Bên cạnh đó thời gian chấm bài thi cũng là tương đối nhanh ,tăng tính
hiệu quả và nhất là giảm chi phí cho việc chấm thi do phải thuê các giáo viên
chấm.Thi trắc nghiệm thường được áp dụng cho các hình thức thi đòi hỏi tính tự luận
ko cao ví dụ như các môn ngoại ngữ.
Tuy có nhiều lợi ích như vậy nhưng trong nền giáo dục nước ta hình thức thi
này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.Tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân thì hình
thức thi trắc nghiệm cũng đã được sử dụng trong mấy năm gần đây trong nhà trường
trong các môn như Kinh Tế Chính Trị,Lịch Sử Đảng,Tiếng Anh …cũng mang lại
những thành công khả quan.Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề khó khăn trong việc
triển khai thi trắc nghiệm do các giải pháp –bao gồm các thiết bị chuyên dụng và
phần mềm đi kèm thường có giá thành cao và chỉ phù hợp với các kì thi lớn và quan
trọng.Ngoải ra,còn phải kể đến sự cứng nhắc trong định dạng của mẫu bài thi.Tức là
mẫu bài thi phải cố định tất cả các máy chỉ được sử dụng mẫu bài thi đó mà thôi.
Trong đề tài này,giải pháp đặt ra là sử dụng những thiết bị có sẵn trong môi
trường của sinh viên như máy tính để bàn,máy scan để xử lý chấm bài thi trắc
nghiệm .Khi sử dụng hình thức này việc thi trắc nghiệm sẽ làm tăng tính khả dụng và
giảm được giá thành.
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 2 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
Thuật ngữ Định nghĩa Ghi chú
Pixel Là phần tử nhỏ nhất trong một bức ảnh Điểm ảnh
Microsoft Công ty phần mềm lớn nhất thế giới MS
GDI Graphics Device Interface GDI
GDI+ Graphics Device Interface GDI+
ACTOR Người dùng bên ngoài của hệ thống
USER CASE Use case mô tả sự tương tác đặc trưng giữa người
dùng bên ngoài (actor) và hệ thống.
US
Grayscale Phép làm xám ảnh trong xử lý ảnh số
Threshhold Phép đưa ảnh về nhị phân
IDE Integrated Development Environment
môi trường phát triển lập trình của MS
IDE
NUS Trường National University of Singapore NUS
NEU Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân NEU
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 3 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 2.10.Ảnh trước khi làm xám
Hình 2.11.Hình sau khi được làm xám với tỉ lệ trên
Hình 2.12.Ảnh xám trước khi đưa ảnh vể nhị phân
Hình 2.13.Ảnh đã đưa về ảnh nhị phân
Hình 2.14.Vùng tô khi chưa được tô
Hình 2.15.Vùng tô khi đã được tô
Hình 2.16.Cột mốc đen của biểu mẫu trường Kinh Tế
Hình 2.17.Cột mốc đen (phía trái )của biểu mẫu trường NUS
Hình 3.1.Sơ đồ lớp của ứng dụng
Hình 3.2.Các thuộc tính của lớp Biểu Mẫu
Hình 3.4.Các phương thức lớp Xml biểu mẫu
Hình 3.3.Các phương thức lớp Biểu Mẫu
Hình 3.5.Các thuộc tính lớp Đáp Án
Hình 3.6.Các phương thức của lớp Đáp án
Hình 3.7.Các phương thức của lớp Xử lý ảnh
Hình 4.1.Giao diện chính của chương trình
Hình 4.2.Giao diện xem biểu mẫu
Hình 4.3.Chức năng quản lý đáp án
Hình 4.4.Chức năng chọn biểu mẫu
Hình 4.4.Chức năng chấm điểm
Hình 5.1.Bài thi mẫu của Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Hình 5.2.Kết quả chầm điểm biểu mẫu hình 5.1
Hình 5.3.Bài thi trắc nghiệm của biểu mẫu trường NUS
Hình 5.4.Kết quả chấm điểm bài thì trên hình 5.3.
Hình 5.5.Bài thi biểu mẫu trường NUS
Hình 5.6.Kết quả chấm thi hình 5.5.
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 4 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN
1.1.TỔNG QUAN
Nói về sự quan trọng của các kì thi trắc nghiệmcó thể thấy được rằng việc áp
dụng thi trắc nghiệm càng ngày càng được các trường quan tâm và chú trọng,không
chi ở các trường đại học ,mà cả tại các trường trung học phổ thông nữa.Nguyên nhân
là do phạm vi đào tạo của các trường ngày càng cao,việc tổ chức thi cử sao cho tốn ít
kinh phí và sức người nhất là vấn đề mà các trường đều gặp phải.Nếu thi theo kiểu
truyền thống,các trường không chỉ tổ chức các kì thi,thuê giáo viên coi thi và còn
phải tổ chức chấm thi, bao giồm việc thuê giáo viên chấm thi thuê phòng chấm ,tổ
chức các buổi chấm,phân công các cán bộ giám sát..v..v..Điều này gây tốn kém tiền
bạc và thời gian của các trường.Trong khi thi trắc nghiệm lại hạn chế được các nhược
điểm đó.Việc tổ chức coi thi và nhất là hoạt động chấm thi tự động bằng máy giúp
tiết kiệm tối đa được thời gian tiền bạc và công sức của các trường.
Hoàn cảnh thi trắc nhiệm tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân:hiện nay,tại
trường kinh tế quốc dân hiện đang thực hiện thi trắc nghiệm với hình thức thi trên
máy tính.Với hình thức thi này,sinhv iên sẽ vào làm bài theo thời gian của phần
mềm.sau khi hoàn thành xong sinh viên có thể biết được kết quả lun.Giải pháp này
cũng là một giải pháp rất hay,tuy nhiên nó cũng tiềm tàng những lý do khó khăn mà
khó có thể thực thi một các rộng rãi trong thực tế được .
Thứ nhất là do việc làm bài thi trên máy nên cần phải có một hệ thống phòng
máy trang bị đầy đủ phần mềm và cả các thiết bị liên quan.Việc này không phải ở
đâu cũng có thể đáp ứng được nhu cầu .
Thứ hai là việc làm bài thi trên máy tính gặp những rủi ro rất cao cho sinh viên
nếu lỗi phần mềm hay bài thi bị virus.Sinh viên hoặc học sinh sẽ bị hủy kết quả thi.
1.2.PHÁT BIỂU ĐỀ TÀI
Và như vậy đề tài “Xây dựng phần mềm chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa
vào biểu mẫu ”là một ứng dụng có khả năng nghiên cứu và áp dụng trong trường Đại
Học Kinh Tế trong quá trình tổ chức và chấm thi trắc nghiệm các môn thi nhỏ và vừa.
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 5 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Ưu điểm của phần mềm :Giá thành sẽ rẻ hơn do dùng các thiết bị có sắn trong
thực tế,các mẫu bài thi có thể thiết kế được một cách linh hoạt tuy nhiên
Nhược điểm của nó là thực hiện chậm do mất thời gian scan các bài thi,nếu
như trong các cuộc thi lớn chi phí scan các bài thi sẽ là rất cao.
1.3.PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu các lý thuyết và phương pháp xử lý ảnh giúp nhận dạng chuẩn hóa
và đưa ra kết quả cho các bài thi trắc nghiệm .
Thực hiện phân tích biểu mẫu bài thi trắc nghiệm môn Computing Test của
trường đại học NUS (National University Singapore) và Mẫu Thi Trắc Nghiệm của
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đưa ra biểu mẫu của bài thi trắc nghiệm dùng cho bước
sau .
Phân tích thiết kế cho chương trình thực hiện chấm điểm bài thi trắc nghiệm
bằng phương pháp xử lý ảnh dựa trên biểu mẫu đã phân tích ở bước trước đó .
Thực hiện chấm thử nghiệm trên các bài thi mẫu khác nhau
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 6 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.BIỂU MẪU
2.1.1.CÁC BIỂU MẨU THU THẬP
Hình 2.1.Biểu mẫu Computing Test của trường NUS
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 7 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Hình 2.2.Biểu mẫu cho phần trả lời trắc nghiệm của trường NEU Việt Nam
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 8 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Sau quá trình quan sát ta ta thấy : các biểu mẫu có các nội dung chủ yếu như
sau :
(1)Vủng Thông tin thí sinh Là thông tin cá nhân của sinh viên bao gồm họ tên
ngày sinh…
(2)Thông tin về mã sinh viên Phần này gồm hai phần mã đề thi và phần số báo
danh.
Phần này dựa vào các tích chọn của thí sinh để đưa ra thông tin về thí sinh và
thông tin về mã đề thi .
(3)Phần trả lời câu hỏi của thí sinh ,phần này là phần thí sinh dành cho thí sinh
tích chọn các câu trả lời đúng vào.
(4)Thành phần căn lề : đây là một trong những thành phần quan trọng trong
bài thi trắc nghiệm của ta, vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc chấm bài thi một
cách chính xác,mỗi một vạch đen là một dòng chấm,tương ứng mỗi dòng chấm sẽ có
các ô tròn tương ứng cho việc tích chọn.
Như vậy có 4 thành phần cơ bản trong các biểu mẫu đề thi trắc nghiệm mà ta
có thể làm việc với bao gồm :
Phần mã thí sinh(1)
Phần thông tin thí sinh(2)
Phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm (3)
Phần mã vạch (4)
2.1.2.TỔ CHỨC LƯU TRỮ BIỂU MẪU
Các biểu mẫu là các dạng đề thi trắc nghiệm có thể dùng chung cho một số
dạng đề thi khác nhau có cùng kiểu
Trong chương trình nó đóng vai trò rất quan trọng là đầu vào thông tin cho các
dữ kiện để có thể thực hiện chấm thi trắc nghiệm trên các bài thi có dạng như biểu
mẫu đó .Và vì vậy việc lưu trữ là lấy thông tin của các biểu mẫu là một vai trò tất yếu
và cần phải thực hiện .
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 9 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Trong chương trình của mình ,em chọn định dạng xml để lưu trữ cơ sở dữ liệu
cho các biểu mẫu,mỗi một biểu mẫu được lưu trữ thành các file xml có các phần tổng
quan như sau :
Vùng mã sinh viên
Vùng câu trả lời
Hình 2.7. Tổ chức file biểu mẫu
Với mỗi vùng có các thông tin về tọa độ hay thông tin về các kí hiệu dùng
tương ứng cho các yếu tố trích chọn ,Ví dụ như vùng mã thí sinh :
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 10 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Hình 2.8.Chi tiết vùng mã thí sinh của biểu mẫu Computing Test
Các thẻ:
ValueM:Tọa độ Y của vùng mã thí sinh
MKCHaimocX :lưu trữ thông tin khoảng cách từ điểm đen đánh dấu trong phần
căn lề cho tới điểm bắt đầu của vùng đánh dấu mã sinh viên theo phương X
MKCHaimocY:lưu trữ thông tin khoảng cách từ điểm đen đánh dấu trong phần
căn lề cho tới điểm bắt đầu của vùng đánh dấu mã sinh viên theo phương Y
SoHangToiDa:là số hàng tối đa cho vùng mã thí sinh
SoCotToiDa :là số cột tối đa cho vùng mã thí sinh,là thông tin trong việc
duyệt ma trận chấm thi
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 11 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
2.2. LÝ THUYẾT PHẦN CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG
2.2.1.TỔNG QUAN CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG .
Bước đầu tiên bài thi sau khi được làm xong sẽ được quét để đưa vào máy tính
xử lý.Ảnh lúc này là ảnh màu ,có nhiều thông tin không cần thiết cho quá trình chấm
thi nên chúng ta sẽ làm xám ảnh và đưa ảnh về ảnh nhị phân để dễ dàng trong việc
chấm thi.
Giả sử máy scan đã scan chuẩn cho chúng ta,có nghĩa là bài thi đàu vào là
không bị sai lệch so với mẫu chấm đã được xây dựng sẵn.
Công việc tiếp theo là thực hiện chấm điểm bài thi đã được scan dựa vào mẫu
mà ta đã nghiên cứu khảo sát .Dựa vào thông tin của các vị trí cần thiết (Thông tin
lấy từ biểu mẫu mà ta có thể chấm điểm được bài thi của thí sinh )
Trong phạm vi đề tài chỉ xử lý chấm vùng tô và đọc số báo danh cho các thí
sinh,các xử lý nâng cao như nhận dạnh chữ viết tay không nằm trong phạm vi của đề
tài này .
Sau khi nhận biết các vùng tô hay không trên bài thi,chương trình sẽ dựa vào
thông tin đáp án so sánh và đưa ra kết quả chấm của bài thi .
Tổng quan các bước thực hiện như sau :
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 12 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Hình 2.9.Tổng quan các bước xử lý
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 13 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Bài làm của thí sinh
Ảnh của thí sinh
Ảnh đã làm xám
Ảnh nhị phân
Vùng đọc mã thí sinh và bài thi
Mã thí sinh và mã bài thi Kết quả bài làm của thí sinh
Kết quả
Scan
Vùng làm bài của thí sinh, nơi cần chấm
Làm xám ảnh
Đưa ảnh về nhị phân
Xác định vùng mã
Xác định vùng chấm
Tổng hợp kết quả
Đọc mã thí sinh và mã bài thi Chấm kết quả bài thi
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
2.2.2. LÝ THUYẾT PHẨN CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG
Các kỹ thuật xử lý ảnh được sử dụng trong chương trình này là :làm xám ảnh
(GrayScale) đưa ảnh về nhị phân(threshhold)
2.2.2.1. Làm xám ảnh(Grayscale)
Mỗi một ảnh bitmap có nhiều pixel,pixel là phần tử nhỏ nhất của một bức
ảnh ,mỗi một điểm ảnh như thế lại có thể có 3 giá trị cơ bản là Red, Greenvà màu
Blue ,ba màu này là ba màu cơ bản của bảng màu,dựa vào ba màu này khi pha trộn
với cá tỉ lệ khác nhau sẽ cho ra các màu sắc khác nhau tại điểm ảnh đó.
Trong máy tính mỗi một màu được lưu trữ bởi 1byte như vậy đối với một
pixel máy tính cần đến 3bytes để lưu trữ .
Phép đưa ảnh về ảnh xám thực ra chỉ là cách làm sao đưa 3bytes ảnh màu
thành một byte duy nhất bằng một công thức hợp lý.đưa ảnh về xám.
Trong đề tài thực hiện áp dụng công thức làm xám ảnh như sau :
Pixel kết quả =R*0.3+G*0.59+B*0.11
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 14 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Kết quả của việc làm xám ảnh như sau :
Hình 2.10.Ảnh trước khi làm xám
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 15 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Hình 2.11.Hình sau khi được làm xám với tỉ lệ trên
2.2.2.2. Đưa ảnh về ảnh nhị phân(threshhold)
Ảnh nhị phân là ảnh chỉ gồm có hai bit 0 và 1,trong chương trình xửa lý ảnh
chỉ cần xử lý các thông tin trên ảnh nhị phân.
Các cách thực hiện như sau :
Quét toàn bộ pixel của ảnh nếu pixel nào nằm trong khoảng quy định thì
chuyển pixel đó thành thành đen ngược lại thì chuyển nó thành trắng .
Thuật toán :
Kiểm tra ảnh ,nếu ảnh cần chuyển thành nhị phân chưa phải là ảnh xám thì
chuyển ảnh thành ảnh xám trước.
Sau khi ảnh vào đã là ảnh xám thì thực hiện bước tiếp theo
Thực hiện quét từng pixel trong ảnh xám :
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 16 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Nếu giá trị của pixel này nằm trong ngưỡng (Khoảng từ 128 đến 255 ) thì
chuyển ảnh thành màu trắng (giá trị điểm ảnh lúc này là 255) ngược lại thì chuyển nó
thành màu đen (giá trị điểm ảnh lúc này là 0).Kết quả biến đổi ảnh từ ảnh xám thành
ảnh nhị phân như sau :
Hình 2.12.Ảnh xám trước khi đưa ảnh vể nhị phân
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 17 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Hình 2.13.Ảnh đã đưa về ảnh nhị phân
2.2.2.3. Kiểm tra vùng tô
Vùng tô là phần được giới hạn bởi các ô tròn để xác định câu trả lời cho các
thí sinh,tùy theo từng cách làm bài của thí sinh mà ta cần xác định xem các ô tròn có
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 18 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
được tô hay không .Tùy theo quy định số phần trăm cần thiết để xác định vùng tô đó
có được tô hay chưa .
Hình 2.14.Vùng tô khi chưa được tô
Hình 2.15.Vùng tô khi đã được tô
Do vùng tô là một vùng hình tròn ,trong ảnh bitmap thì ta chỉ xử lý được với
các vùng có hình chữ nhật mà thôi cho nên khi xử lý xem xét vùng tô hay chưa ta có
thể thực hiện theo hướng như sau :
Ta quét toàn bộ ảnh vuông từ trái sang phải từ trên xuống dưới xét số pixel
đen chiếm bao nhiêu phần trăm trong vùng vuông đang xét .Theo quy định của đề tài
này thì số pixel đen nếu chiếm trên 60 % tổng số pixel trong vùng ô vuông đang xét
thì vùng đó được coi là tô ngược lại là không tô.
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 19 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
2.2.2.4.Phát hiện điểm đen đầu tiên
Việc phát hiện điểm đen đầu tiên trong bài thi là một trong những bước quan
trọng trong việc phát hiện ra các vùng trong bài thi (vùng mã thí sinh và vùng chấm
điểm ).
Mục đích :
Tìm ra được điểm mốc của ảnh để thực hiện việc tìm vùng mã và vùng chấm
thi trong bài làm của thí sinh mà ở trong hình chính là điểm đầu tiên của hình vuông
đen bên rìa của bài thi như sau:
Hình 2.16.Cột mốc đen của biểu mẫu trường Kinh Tế
Hình 2.17.Cột mốc đen (phía trái )của biểu mẫu trường NUS
Nói tóm lại ,nhiệm vụ trong bước này là là sao phát hiện được hình vuông đen
đậm tại vị trí rìa của ảnh bài thi.Để làm được điều này thì ta có thể làm theo thuật
toán dưới đây:
Thuật toán .
Cách thực hiện như sau(để cụ thể ta sẽ nói tới vùng chấm điểm bài thi ,và cụ
thể sẽ nói tại biểu mẫu của NUS nơi có giá cột mốc tại bên trái)
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 20 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
Dựa vào biểu mẫu ta đã biết được tung độ tương đối của vùng chấm bài
thi.,đây là một giá trị mốc trên trục y để bắt đầu thực hiện việc tìm hình
vuông đen.
Lần lượt xét từng pixel từ rìa vào và từ tung độ tương đối xuống.Nếu pixel
đó là đen ,thì xem 6 pixel tiếp theo có phải là màu đen hay không ?nếu có
thì thực hiện bước tiếp theo,nếu không phải thì bỏ qua.
Nếu pixel đen thỏa mãn điều kiện,ta thực hiện vẽ một hình vuông kích
thước 14x4,nếu hình vuông đó có tổng số pixel đen vượt một ngưỡng nào
đó (trong đề tài ngưỡng này là 60 pixel ) thì thực hiện bước tiếp
theo,ngược lại thì ta tăng tung độ của vị trí đó và tìm tiếp cho tới khi đến
được bước sau
Tại bước này ,ta đã xác định được vị trí của hình vuông đen cần tìm .Thực
hiện đưa ra điểm mốc tìm thấy.
Tổng kết:
Như vậy thì ta đã phát hiện được điểm mốc trong bài làm của thí sinh bằng
thuật toán trên.
Thuật toán này có ưu điểm là không phụ thuộc vào việc đặt tọa độ cắt biểu
mẫu,ta chỉ cần đưa ra một tung độ tương đối cho bài thi trắc nghiệm cần chấm ,nó sẽ
tự động thực hiện việc tìm kiếm điểm mốc và chấm điểm.
Thứ hai là việc phát hiện như thế sẽ mở ra cách xử lý việc chấm các bài thi bị
nghiêng.Nếu ta xác định được điểm mốc và tìm được các điểm đen lân cận,ta biết các
điểm lân cận này nằm trên một đường thẳng thì việc xác định được độ nghiêng của
bài thi sẽ là khả quan.Hiện đề án đang nghiên cứu và phát triển thêm chức năng này.
Tuy nhiên nhược điểm của thuật toán là tỉ lệ xác suất phát hiện điểm đen đúng
vẫn còn chưa cao,phải phụ thuộc vào tung độ tương đối của bài thi .
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 21 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
2.3. LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT
2.3.1. MICROSOFT.NET
Tổng quan
Microsoft .NET gồm 2 phần chính : Framework và Integrated Development
Environment (IDE). Framework cung cấp những gì cần thiết và can bản, chữ
Framework có nghia là khung hay khung cảnh trong dó ta dùng những hạ tầng co sở
theo một qui uớc nhất dịnh dể công việc duợc trôi chảy. IDE thì cung cấp một môi
truờng giúp chúng ta triển khai dễ dàng, và nhanh chóng các ứng dụng dựa trên nền
tảng .NET. Nếu không có IDE chúng ta cung có thể
Dùng một trình soạn thảo ví nhu Notepad hay bất cứ trình soạn thảo văn bản
nào và sử dụng command line dể biên dịch và thực thi, tuy nhiên việc này mất nhiều
thời gian. Tốt nhất là chúng ta dùng IDE phát triển các ứng dụng, và cung là cách dễ
sử dụng nhất.
Thành phần Framework là quan trọng nhất .NET là cốt lõi và tinh hoa của môi
truờng, còn IDE chỉ là công cụ dể phát triển dựa trên nền tảng dó thôi. Trong .NET
toàn bộ các ngôn ngữ C#, Visual C++ hay Visual Basic.NET dều dùng cùng một
IDE.
Tóm lại Microsoft .NET là nền tảng cho việc xây dựng và thực thi các ứng dụng
phân tán thế hệ kế tiếp. Bao gồm các ứng dụng từ client dến server và các dịch vụ
khác. Một số tính nang của Microsoft .NET cho phép những nhà phát triển sử dụng
nhu sau:n
Môt mô hình lập trình cho phép nhà phát triển xây dựng các ứng dụng dịch vụ
web và ứng dụng client với Extensible Markup Language (XML).
Tập hợp dịch vụ XML Web, nhu Microsoft .NET My Services cho phép nhà phát
triển don giản và tích hợp nguời dùng kinh nghiệm.t Cung cấp các server phục vụ bao
gồm: Windows 2000, SQL Server, và BizTalk Server, tất cả diều tích hợp, hoạt dộng,
và quản lý các dịch vụ XML Web và các ứng dụng.Các phần mềm client như Windows
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 22 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Chấm điểm bài thi trắc nghiệm dựa vào biểu mẫu
XP và Windows CE giúp nguời phát triển phân phối sâu và thuyết phục nguời dùng
kinh nghiệm thông qua các dòng thiết bị.
Nhiều công cụ hỗ trợ nhu Visual Studio .NET, dể phát triển các dịch vụ Web
XML, ứng dụng trên nền Windows hay nền web một cách dể dàng và hiệu quả.
2.3.2. NGÔN NGỮ C#
C# là một ngôn ngữ đơn giản,với khỏang 80 từ khóa và hơn mười kiểu dữ liệu
dựng sẵn,nhưng C# có tính diễn đạt cao.C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc,hướng đối
tượng hướng thành phần.
Trọng tâm của ngôn ngữ hướng đối tượng là lớp.Lớp định ngĩa kiểu lớp dữ liệu
mới,cho phép mỡ rộng ngôn ngữ theo hướng cần giải quyết.C# có những từ khóa
dành cho việc khai báo lớp,phương thức,thuộc tính mới.C# hỗ trợ đầy đủ khái niệm
trụ cột trong lập trình hướng đối tượng:đóng gói,kế thừa,đa hình.
Định nghĩa lớp trong C# không đòi hỏi tách rời tập tin tiêu đề với tập tin cài đặt
như C++.Hơn thế,C# hỗ trợ kiểu sưu liệu mới,cho phép sưu liệu trực tiếp trong tập
tin mã nguồn. Tới khi biên dịch sẽ tạo ra tập tin sưu liệu theo định dạng XML.
C# hỗ trợ khái niệm giao diện (tương tự Java).Một lớp chỉ có thể kế thừa duy
nhất một lớp cha nhưng có thể cài đặt nhiều giao diện.
C# có kiểu cấu trúc,struct (không giống C++).Cấu trúc là kiểu hạng nhẹ và bị giới
hạn.Cấu trúc không thể thừa kế lớp hay được kế thừa nhưng có thể cài đặt giao diện.
C# cung cấp những đặc trưng lập trình hướng thành phần như property,sự kiện và
dẫn hướng khai báo.Lập trình hướng component được hỗ trợ bởi CLR thong qua siêu
dữ liệu (metadata).Siêu dữ liệu mô tả các lớp bao gồm các phương thức và thuộc
tính,các thong tin bảo mật…
Assembly là một tập hợp các tập tin mà theo cách nhìn của lập trình viên là các
thư viện liên kết động (DLL) hay tập tin thực thi (EXE).Trong .Net một assembly là
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Tuấn 23 SVTH: Nguyễn Ngọc Nam