Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại NHTMcp ct chi nhánh tam điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.85 KB, 81 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế luôn luôn vận động biến đổi theo các quy luật vốn có của nó. Với mỗi
giai đoạn phát triển đều có đặc thù riêng. Điều quan trọng là mỗi quốc gia thích nghi thế
nào với sự thay đổi trong mỗi giai đoạn. Như Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những bước tiến to lớn trong quá trình phát
triển kinh tế. Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao và ổn định qua các năm. Đặc biệt
vào năm 2008, khi nền kinh tế thế giới bước vào khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế
của rất nhiều nước đều âm thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn trên 6%. Vị thế của Việt
Nam đã và đang ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Để có được sự phát triển
kinh tế như vậy phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của ngành Ngân hàng. Ngành ngân
hàng tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả, giải quyết vấn đề về vốn của nền kinh tế. Một
vấn đề được nền kinh tế hết sức quan tâm. Ngoài ra Ngân hàng còn là cơ quan đắc lực giúp
cho Nhà nước thực hiện các chính sách tiền tệ để quản lý nền kinh tế trước những diễn biến
phức tạp của nền kinh tế trong và ngoài nước.
Là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương (VietinBank) đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Chi
nhánh Tam Điệp là một chi nhánh trực thuộc của ngân hàng TMCP CT. Mặc dù mới được
thành lập nhưng chi nhánh và đã có những đáng góp đáng kể cho sự phát triển của Ngân
hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Trong khuôn khổ chuyên đề, em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét, đánh giá về tình
hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà trọng tâm là hoạt động thẩm định các dự án
vay vốn. Chuyên đề bao gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại NH TMCP CT Chi nhánh
Tam Điệp.
Chương II: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác tahamr định dự án vay vốn
tại NH TMCP CT Chi nhánh Tam Điệp
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em rất
mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn để em tiếp tục hoàn thiện
chuyên đề tốt nghiệp.


Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn
và các cô chú, các anh chị Phòng khách hàng đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NHTMCP CT
CHI NHÁNH TAM ĐIỆP.
1.1.Giới thiệu tổng quan về NHTMCP CT chi nhánh Tam Điệp.
1.1.1. Giới thiệu NHTMCP CT Việt Nam.
Thành lập năm 1988, được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành Ngân
hàng Thương mại, là một trong bốn Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam,
và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Có Hệ thống mạng lưới gồm 2 Sở
Giao dịch, 125 chi nhánh, 143 phòng giao dịch, 400 quỹ tiết kiệm, Trung tâm Đạo tạo và
Trung tâm Công nghệ Thông tin.Sở hữu các công ty con: Công ty Cho thuê Tài chính, Công
ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Tài sản. Đồng sáng lập và là cổ đông chính trong
Indovina Bank, Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt Nam, Công ty Liên doanh Bảo
hiểm Châu Á-Ngân hàng Công thương. Có mạng lưới 733 Ngân hàng đại lý trên khắp thế
giới.
Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng: Mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ, nhận tiền
gửi, đầu tư cho vay và bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, tài trợ thương mại, chuyển
tiền, phát hành và thanh toán thẻ, séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng
khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính v.v…..Ngoài ra, ngân hàng TMCP Công Thương còn
là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp
hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội thẻ Visa, Master, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Năm 2003, theo chỉ định của Chính phủ Việt
Nam, là Ngân hàng duy nhất của Việt Nam trở thành hội viên “Hiệp hội các Ngân hàng cho
vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Khối APEC”.
1.1.2. Tổng quan hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.

 Huy động vốn nhàn rỗi của xã hội.
Đây là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại và được huy động bằng
những hình thức sau:
Một là, tiền gửi tiết kiệm của dân cư:
Đây là một trong những khoản tiền gửi lớn của ngân hàng. Thông thường người gửi tiết
kiệm nhận được một cuốn sổ nhỏ trong đó nhân viên ngân hàng xác định toàn bộ số tiền rút
ra, gửi thêm, số tiền lãi. Khách hàng ở đây là tất cả dân cư có khoản tiền nhàn rỗi tạm thời
chưa có nhu cầu sử dụng, có thể gửi vào ngân hàng nhằm tìm kiếm một khoản tiền lãi. Việc
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phân chia các khoản tiền tiết kiệm của dân cư có thể theo nhiều tiêu thức khác nhau. Nhưng
thường người ta phân chia các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư theo tiêu thức thời gian
tức là gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Bảng 1: Tiền gửi tiết kiệm cuả dân cư
Đơn vị: triệu VND
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tiền gửi tiết kiệm dân cư.
Trong đó:
-Tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn
-Tiền gửi tiết kiệm dưới 1
năm
-Tiền gửi tiết kiệm từ 1 đến
dưới 2 năm
-Tiền gửi tiết kiệm từ 2 đến 3
năm
27.680
18
18.662

8560
440
32.65
23
18.627
12.750
1250
45.546
30
28.069
14.447
3000
149.706
36
128.732
19.096
1.841
288.664,3
0,3
271.980
16.154
530
Kỳ phiếu 34 46 89 195 8.828
Chứng chỉ tiền gửi. Trong đó:
-Dưới 1 năm
-Từ 1 đến dưới 2 năm
-Từ 2 đến 3 năm
56.790
25.180
31.598

12
78.860
35.460
43.389
11
86.750
36.870
49.876
13
92.750
46.340
46.396
14
117.573
31.262
86.296
15
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCP CT chi nhánh Tam Điệp)
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tỷ lệ các nguồn huy động của chi nhánh thể hiện khá rõ qua biểu đồ các nguồn huy
động:
Biểu 1: Các nguồn vốn huy động
0%
10%
20%
30%
40%
50%

60%
70%
80%
90%
100%
2005 2006 2007 2008 2009
CÁC NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Chứng chỉ tiền gửi
Kỳ phiếu
Tiền gửi tiết kiệm dân cư
Có thể thấy được trong cơ cấu các nguồn huy động vốn của dân cư tại chi nhánh Tam
Điệp, chứng chỉ tiền gửi chiếm một tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên trong một số năm gần đây tiền
gửi tiết kiệm dân cư lại tỏ ra chiếm ưu thế, tỷ lệ không ngừng gia tăng, và tăng mạnh nhất
vào năm 2008. Kỳ phiếu là một hình thức huy động mới được chi nhánh sử dụng nhằm đa
dạng hóa cũng như tăng thêm nguồn huy động vốn. Tuy nhiên, do mới được đưa vào nên
lượng vốn huy động được qua hình thức này chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu các nguồn huy
động của chi nhánh.
Mặc dù, tiền gửi tiết kiệm dân cư không ngừng tăng lên theo các năm nhưng
nguồn tăng ổn định và chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm dưới 1 năm và tiền gửi tiết kiệm từ 1
đến 2 năm. Trong khi đó tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Như vậy, ở chi nhánh chủ yếu dân cư chọn hình thức tiết kiệm có thời gian ngắn.
Hai là, tiền ký gửi:
Đây là các khoản tiền mà khách hàng đem ký gửi vào ngân hàng. Việc sử dụng những
khoản tiền ký gửi được thực hiện theo những thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Lịch
sử phát triển của ngân hàng cho thấy rằng hình thức ban đầu của hoạt động ngân hàng là việc
khách hàng nhờ bảo quản những đồng tiền vàng. Người chủ phải đảm bảo phải trả lại chính
những đồng tiền mà họ được chuyển giao và bảo quản. Trong những trường hợp này người
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

chủ không thể thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với những đồng tiền nhận bảo quản đó và
không thể thu lợi tức để trả cho người gửi tiền. Cùng với sự phát triển của xã hội đã tạo điều
kiện cho người bảo quản có thể sử dụng những đồng tiền đó bởi vì người gửi tiền không yêu
cầu trả lại chính những đồng tiền họ gửi mà chỉ yêu cầu trả lại tổng số tiền họ đã gửi. Chỉ khi
đó mới xuất hiện khả năng sử dụng số tiền vay mượn đó để cấp tín dụng thu lợi tức và trả lãi
cho người gửi tiền. Tuy nhiên việc cho vay bằng tiền ký gửi phải căn cứ vào các điều kiện có
liên quan đến các khoản ký gửi khác nhau. Khi sử dụng các khoản tiền ký gửi ngân hàng
phải có sự phân loại các khoản tiền này nhằm có được một cách sử dụng chúng hiệu quả
nhất.
Bảng 2: Tiền kí gửi của chi nhánh
Đơn vị: triệu VND
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tiền ký gửi 987 1.120 1.159 1.193 1.653
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCP CT chi nhánh Tam Điệp)
Biểu 2: Biểu đồ tiền kí gửi
BIỂU ĐỒ TIỀN KÝ GỬI
987
112
1159
1193
1653
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600

1800
2005 2006 2007 2008 2009
Tiền ký gửi
Ba là, tiền gửi thanh toán:
Bên cạnh các hình thức huy động trên, ngân hàng TMCPCT còn có dịch vụ tiền gửi
thanh toán, đảm bảo cho các khoản chi của khách hàng sẽ được chi trả kịp thời theo đúng
yêu cầu của khách hàng. Vừa đảm bảo tính tiện dụng vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán của
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khách hàng. Qua các năm hình thức dịch vụ này càng ngày càng phát triển hơn, và tăng lên
đáng kể về mặt số lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Cụ thể:
Bảng 3: Tiền gửi thanh toán của chi nhánh
Đơn vị: triệu VND
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
-Tiền gửi thanh toán
của tổ chức
-Tiền gửi thanh toán
của cá nhân
32.136
672
34.674
1.040
53.178
1.481
29.346
382
59.438
1.557
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCP CT chi nhánh Tam Điệp)

Nguồn số liệu được thể hiện thông qua biểu đồ:
Biểu 3: Biểu đồ tiền gửi thanh toán
32136
672
34674
1040
53178
1481
29346
382
59438
1557
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
2005 2006 2007 2008 2009
BIỂU ĐỒ TIỀN GỬI THANH TOÁN
Tiền gửi thanh toán của tổ
chức
Tiền gửi thanh toán của cá
nhân
Có thể thấy được chênh lệch giữa tiền gửi thanh toán cá nhân và tiền gửi thanh toán của tổ
chức. Giai đoạn từ năm 2007 sang năm 2008 khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức có giảm
44,8% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng sau đó khi sang năm 2009 tăng trở lại
và tăng tới 102,54%.
 Nguồn vốn điều hoà trong hệ thống:

Các ngân hàng thương mại có nhiều chi nhánh nằm trên các địa bàn khác nhau nên
luôn luôn xuất hiện tình trạng thừa vốn hoặc thiếu vốn đối với các chi nhánh trong cùng một
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hệ thống. Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do trên mỗi địa bàn thì có điều kiện kinh tế – xã
hội khác nhau do đó có tác động mạnh mẽ đến nguồn vốn và khả năng sử dụng vốn của từng
chi nhánh. Để giải quyết tình trạng này các ngân hàng thương mại và các cơ sở tài chính sẽ
thực hiện việc điều hòa nguồn vốn trong hệ thống. Chính vì vậy, nguồn vốn điều hòa trong
hệ thống cũng là một nguồn vốn khá quan trọng, nó giúp cho ngân hàng có thể mở rộng
được hoạt động trên thị trường và làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể, nguồn vốn điều
hòa trong một số năm tại NHTMCP CT chi nhánh Tam Điệp:
Bảng 4: Nguồn vốn điều hòa
Đơn vị: triệu VND
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Vốn điều hòa trong
hệ thống
332.124 431.230 533.305 446.703 1.223.585
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCP CT chi nhánh Tam Điệp)
Có thể thấy được nguồn vốn điều hòa của chi nhánh Tam Điệp không ngừng tăng lên
theo các năm, làm tăng đáng kể lượng huy động của chi nhánh.
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng.
Nhìn một cách tổng quan hoạt động tín dụng của chi nhánh Tam Điệp trong khoảng
thời gian vừa qua:
Bảng 5: Hoạt động tín dụng chi nhánh
Đơn vị: triệu VND
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
1.Tổng dư nợ:
- Ngắn hạn
- Trung hạn

- Dài hạn
167.335
120.342
40.765
6.228
290.814
261.893
25.553
3.368
651.117
495.171
44.820
111.126
734.479
476.876
52.627
204.976
1.613.792
867.781
122.606
623.405
2. Dư nợ hữu hiệu:
- DNNN
- DN khác
- Hộ &CBCNV
166.914
103.234
51.125
9.973
290.478

175.368
77.426
37.684
650.959
175.638
296.677
178.644
734.126
440.475
190.873
102.778
1.613.655
968.193
421.550
223.912
3. Dư nợ quá hạn:
- DNNN
- Hộ & CBCNV
421
0
421
336
0
336
158
0
158
353
0
353

137
0
137
4. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 0,19% 0,12% 0,024% 0,048% 0,0084%
5. Dư nợ bình quân/năm 221.679 243.333 338.495 412.956 734.662
6. Thu nợ xử lý rủi ro 387 420 467 482 554
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCP CT chi nhánh Tam Điệp)
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có thể thấy được chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được tăng lên:
Biểu 4: Biểu đồ hoạt động tín dụng chi nhánh
166914
421
290478
336
650959
158
734126
353
1613655
137
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000

1600000
1800000
2005 2006 2007 2008 2009
BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Dư nợ hữu hiệu:
Dư nợ quá hạn
Tình hình tín dụng của chi nhánh ngày càng tăng lên cả về quy mô và chất lượng. Số
lượng các dự án chi nhánh thẩm định và cấp tín dụng ngày càng tăng lên đáng kể thể hiện
thông qua tổng dư nợ. Trong đó, tập trung vào việc cấp tín dụng ngắn hạn và trung hạn. Dư
nợ hữu hiệu chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, hầu hết các dự án được cấp tín dụng
đều có khả năng trả cao tập trung chủ yếu vào các DNNN và các DN khác. Ngược lại, dư nợ
quá hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ, tập trung chủ yếu vào hộ gia đình và cán bộ
công nhân viên. Điều quan trọng là tỷ lệ này ngày càng giảm qua các năm, chứng tỏ rằng
chất lượng tín dụng của chi nhánh đã được cải thiện đáng kể.
1.1.3. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của chi nhánh.
1.1.3.1. Mục đích và căn cứ để thẩm định dự án của chi nhánh.
Mục đích của thẩm định dự án đầu tư: nhằm lựa chọn dự án có tính khả thi cao. Chính vì
vậy mục đích cụ thể được đặt ra cho công tác thẩm định dự án vay vốn của chi nhánh chính
là đánh giá được tính hợp lý, tính hiệu quả, khả năng thực hiện và khả năng trả nợ của dự án.
Trong đó, tính hợp lý được thể hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án. Tính
hiệu quả được xem xét trên hai phương diện: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
của dự án. Còn khi xem xét đến khả năng thực hiện của dự án căn cứ vào nhiều yếu tố khác
nhau như: các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án, … Không những
thế, khi thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh các cán bộ thẩm định còn phải quan tâm đến
khả năng trả nợ của dự án, tức là xem xét khách hàng: tư cách pháp lý, năng lực tài chính,
… ; khả năng trả nợ cũng như các điều kiện đảm bảo tiền vay.
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để đánh giá tính khả thi của dự án, khi thẩm định dự án các cán bộ thẩm định chi nhánh

sử dụng các căn cứ sau:
Một là, hồ sơ vay vốn của khách hàng:
Cán bộ Quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản
phẩm và dịch vụ của NHTMCP CT từ khách hàng. Khách hàng gửi hồ sơ cấp tín dụng đến
chi nhánh phải đảm bảo: các tài liệu gửi đến NHTMCP CT phải là bản chính, trừ trường
hợp khách hàng chỉ có 01 bản chính duy nhất thì chi nhánh nhận bản sao có xác nhận của
công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền. Riêng đối với những văn bản hồ sơ được quy định
trong một số trường hợp cụ thể chi nhánh có thể nhận bản photo hay bản sao có đóng dấu
sao y của chính khách hàng sau khi Cán bộ Quan hệ khách hàng đã kiểm tra, đối chiếu đúng
với bản chính.
Hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng bao gồm: giấy đề nghị cấp tín dụng; danh mục hồ sơ
pháp lý; danh mục hồ sơ về tài chính; hồ sơ về dự án, phương án tín dụng; và danh mục hồ
sơ bảo đảm tiền vay.
Đối với danh mục hồ sơ pháp lý của khách hàng:
 Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước (Điều 166- Luật Doanh nghiệp
cho phép 04 năm chuyển đổi DNNN kể từ ngày 01/07/2006, trong thời gian này các DNNN vẫn
được phép hoạt động theo Luật DNNN 2003. Các căn cứ bao gồm:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc, quyết
định bổ nhiệm Kế toán trưởng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề có giấy phép.
- Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nếu ngành nghề có quy định hoặc đăng ký mã số
XNK.
- Giấy phép khai thác tài nguyên (đối với DN hoạt động trong lĩnh vực này)
- Văn bản uỷ quyền hoặc xác định về thẩm quyền trong quan hệ tín dụng như: Văn bản của
Hội đồng quản trị, uỷ quyền của Tổng giám đốc, Giám đốc cho người khác ký hợp đồng,...
- Trường hợp khách hàng vay vốn, bảo lãnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của pháp nhân thì
ngoài những hồ sơ về pháp nhân nêu trên phải có văn bản pháp lý như quyết định thành lập,

quy chế tổ chức và hoạt động xác định rõ thẩm quyền hoặc uỷ quyền vay vốn tại Ngân hàng.
Nội dung uỷ quyền của pháp nhân phải thể hiện cụ thể số tiền vay hoặc mức tiền được vay
(giá trị bảo lãnh) cao nhất, thời hạn vay vốn (bảo lãnh), mục đích vay vốn (bảo lãnh), bảo
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đảm tiền vay (thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh), các nội dung khác liên quan đến việc vay vốn,
bảo lãnh và có cam kết chịu trách nhiệm trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ
vay, không thực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh. Người uỷ quyền phải có đủ thẩm quyền pháp
lý.
- Đăng ký mã số thuế.
- Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng.
- Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
 Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với công ty TNHH 1 thành viên)
- Điều lệ doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy phép đầu tư với Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài).
- Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép.
- Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nếu ngành nghề có quy định.
- Giấy phép khai thác tài nguyên (đối với DN hoạt động trong lĩnh vực này).
- Giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
- Biên bản bầu thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc,
giám đốc, kế toán trưởng.
- Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị về việc uỷ quyền cho người
đại diện doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.
- Đăng ký mã số thuế.
- Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng.
- Các giấy tờ khác liên quan
 Đối với khách hàng là tổ chức khác (như đơn vị sự nghiệp có thu):

- Quyết định thành lập.
- Điều lệ, quy chế hoạt động đối với tổ chức có điều lệ, quy chế hoạt động (nếu có).
- Quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng.
- Các giấy tờ khác có liên quan (mẫu dấu, chữ ký....).
- Văn bản uỷ quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cấp trên có thẩm quyền.
Đối với danh mục hồ sơ về tài chính của khách hàng, căn cứ vào:
Hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn hoặc người
bảo lãnh (nếu có) gồm: Báo cáo tài chính tối thiểu 03 năm gần nhất và quý gần nhất, gồm:
bảng cân đối; báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; thuyết minh báo cáo tài chính;
lưu chuyển tiền tệ;
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lưu ý:
Đối với pháp nhân hoạt động chưa được 03 năm, yêu cầu gửi báo cáo tài chính đến thời
điểm gần nhất. Và trong trường hợp cần thiết, khách hàng phải cung cấp các báo cáo tài
chính được kiểm toán và nhận xét của kiểm toán.
- Quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch.
- Bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả.
Đối với hồ sơ về dự án, phương án tín dụng, căn cứ vào:
 Phương án sản xuất kinh doanh/ Kế hoạch sản xuất kinh doanh; Phương án/dự án vay
vốn; Văn bản phê duyệt Phương án/Dự án vay vốn của cấp có thẩm quyền.
Đối với danh mục hồ sơ bảo đảm tiền vay:
 Trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo:
- Giấy cam kết của khách hàng về việc thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi được đơn vị trực
tiếp cho vay yêu cầu (theo các quy định của pháp luật). Nội dung cam kết này phải được thể
hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng tín dụng.
- Văn bản chấp thuận của Chính phủ về việc cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng

(nếu việc cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ)
Cho vay không có tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP CT Việt Nam.
 Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng/hoặc tài sản bên thứ ba:
Đối với từng loại tài sản khác nhau thì yêu cầu các giấy tờ khác nhau, trong đó có một số
loại giấy tờ chủ yếu mà chi nhánh thường kiểm tra như:
- Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (nếu có):
• Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu: Giấy tờ bản chính quyền sở hữu tài sản.
• Phương tiện vận tải, tầu thuyền: Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm, giấy phép lưu
hành.
• Giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm,
các giấy tờ trị giá được bằng tiền)
• Các giấy tờ về xuất xứ, kiểm định giá trị, tỷ trọng ... đối với kim khí quý, đá quý.
• Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng quản lý đối với bất động sản (nhà cửa, vật kiến
trúc gắn liền với đất) và động sản (hàng hoá, phương tiện vận tải)
• Các quyền bao gồm: (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
được nhận bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ
pháp lý khác; Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài
nguyên; Các quyền và quyền lợi phát sinh trong tương lai (nếu có)
• Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo hiểm theo quy định của pháp
luật)
• Các giấy tờ khác có liên quan.
Giấy cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản của khách hàng/ Hợp đồng hoặc văn bản bảo
lãnh của bên thứ 3.
Lưu ý: Hồ sơ về bảo đảm tiền vay phải là bản gốc (bản chính) do Cán bộ quan hệ khách
hàng làm đầu mối giao nhận.
Hai là, các căn cứ pháp lý và các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực

kinh tế, kỹ thuật cụ thể. Như:
- Luật các tổ chức tín dụng số 07/1999/QH10 thông qua ngày 12/12/1997 và sửa đổi ngày
15/06/2004.
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ 01/07/2006.
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ 01/04/2006.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11.
- Nghị định 52/1999/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định 12/2000/NĐ-CP bổ sung sửa đổi một số điều của Nghị định 52.
- Nghị định 07/2003/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 12.
- Thông tư 04/2004/TT-BKH ngày 17/6/2003 về hướng dẫn thẩm tra, thẩm định dự án.
- Nghị định 16/2005/NĐ-CP về Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung Nghị định 16.
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về sửa đổi bổ sung Nghị định 16 và Nghị định
112.
- Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị
định 12.
- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 về hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư.
- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 về Quản lý chi phí xây dựng công trình.
- Thông tư 05-BXD ngày 25/07/2007 về hướng dẫn thi hành Nghị định 99.
- Văn bản công bố chỉ số giá xây dựng 1601/BXD-VP ngày 25/07/2007
- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình 2007.
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.
- Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 v/v ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
1.1.3.2.Quy trình thẩm định dự án của chi nhánh.
Khi tiến hành thẩm định dự án vay vốn, cán bộ thẩm định ở chi nhánh thực hiện thông
qua 4 bước sau:

Sơ đồ quy trình thẩm định
Bước 1:
Ban Quan hệ khách hàng của Phòng khách hàng tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
13
Phòng
khách
hàng
Tổ quản
lý rủi ro
Phòng
khách
hàng
Cấp có thẩm
quyền phê
duyệt
Khách hàng
Hồ sơ vay vốn
Soạn thảo HĐ tín dụng,
thực hiện các thủ tục liên
quan
Đánh giá xem xét sự phù hợp
của hồ sơ với các chính sách
và quyết định của NHTMCP
CT.
Thu thập, phân tích thông tin
về KH, thực hiện chấm điểm
tín dụng
Lập báo cáo
đề xuất tín

dụng
Tiếp nhận hồ sơ
và thẩm định
các nội dung
theo quy định
Lập tờ trình
thẩm định
Ý kiến phê duyệt của cấp
có thẩm quyền
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tín dụng của khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng.
Khách hàng gửi hồ sơ vay vốn tới Phòng khách hàng, cán bộ Phòng khách hàng sẽ
tiến hành đánh giá, xem xét sự phù hợp của hồ sơ với các chính sách và quy định của
NHTMCP CT.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, gửi lại khách hàng để yêu cầu bổ sung.
Nếu hồ sơ đã hợp lệ, Phòng khách hàng sao gửi Tổ quản lý rủi ro.
Bước 2:
Tổ quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ, cán bộ thu thập, phân tích thông tin về Khách hàng/
dự án. Đồng thời thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng. Sau khi hoàn thành,
cán bộ Tổ quản lý rủi ro lập báo cáo đề xuất tín dụng gửi Phòng khách hàng và cấp có thẩm
quyền quyết định.
Bước 3:
Phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ và báo cáo đề xuất tín dụng từ Tổ quản lý rủi ro.
Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định các nội dung của dự án theo quy định. Lập tờ trình
thẩm định gửi lên cấp có thẩm quyền quyết định.
Bước 4:
Cấp có thẩm quyền của chi nhánh NHTMCP CT tổng hợp những phân tích, đánh giá
về khách hàng và dự án qua báo cáo đề xuất tín dụng và tờ trình thẩm định từ phòng khách
hàng. Tiến hành xét duyệt cho vay và đưa ra quyết định cuối cùng.
Nếu đồng ý cho khách hàng vay vốn, gửi văn bản xuống Phòng khách hàng để tiến

hành soạn thảo hợp đồng tín dụng và thực hiện các thủ tục có liên quan.
Nếu không đồng ý cho khách hàng vay vốn hay nhận thấy báo cáo đề xuất tín dụng
và tờ trình thẩm định còn chưa đầy đủ thì cấp có thẩm quyền gửi văn bản xuống tổ quản lý
rủi ro, yêu cầu xem xét lại hồ sơ vay vốn và chấm điểm tín dụng, đồng thời yêu cầu tái thẩm
định hoặc thẩm định bổ sung. Quy trình thẩm định lặp lại Bước 2 và Bước 3.
1.1.3.3. Các phương pháp thẩm định dự án của chi nhánh.
Khi thực hiện thẩm định dự án, có rất nhiều phương pháp được sử dụng trong hệ thống
ngân hàng. Tuy nhiên, cán bộ thẩm định của NHTMCP Công Ty chi nhánh Tam Điệp khi
thẩm định các nội dung của dự án vay vốn thường sử dụng các phương pháp sau:
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Theo phương pháp này, việc thẩm định dự án tiến hành theo một trình tự từ tổng quát
đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
Đây là phương pháp thẩm định mà cán bộ thẩm định chi nhánh Tam Điệp áp dụng
với tất cả các nội dung của dự án. Trước tiên, cán bộ thẩm định chi nhánh tiến hành thẩm
định tổng quát: xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá
một cách chung nhất tính đầy đủ, hợp lý của dự án như hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ
đầu tư, … Sau đó, chi nhánh tiến hành thẩm định chi tiết: các cán bộ tiến hành thẩm định
một cách tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án. Từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý
đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự
án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến đánh giá mặt được và chưa được của dự
án. Đối với những nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì các cán bộ dừng việc thẩm định.
Đây là cơ sở để Ngân hàng đưa ra quyết định có đồng ý cho vay không? Nếu có thì cần bổ
sung thêm những tài liệu gì?
Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu:
Phương pháp này được các cán bộ chi nhánh áp dụng với một số ngành, lĩnh vực nhất định
như dự án về ngành điện, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghệ sản xuất sắt thép…
Phương pháp so sánh đối chiếu được cán bộ chi nhánh sử dụng khi thẩm định khía cạnh

pháp lý, khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh tài chính. Với phương pháp này, ở các khía cạnh,
cán bộ thẩm định so sánh, đối chiếu các nội dung của dự án với các căn cứ, văn bản, tiêu
chuẩn, định mức, quy định cụ thể và so sánh với những dự án trong cùng lĩnh vực, cùng quy
mô,… Từ đó xem xét tính hiệu quả của dự án và đưa ra quyết định cho vay vốn. Đồng thời
trong điều kiện chi nhánh hạn chế về nguồn lực thì phương pháp này giúp ngân hàng lựa chọn
phương án tối ưu để đầu tư.
Phương pháp phân tích độ nhạy:
Các cán bộ thẩm định ở chi nhánh thường sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy khi
thẩm định khía cạnh tài chính của dự án. Đó là việc xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu
quả tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi. Hay nói
cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động
của các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Từ đó, xác định được dự án nhạy
cảm với yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem
xét, để căn cứ vào đó có biện pháp quản lý trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác, phân
tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao cho
những kết quả dự tính cũng như đánh giá được tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chính của dự án.
Phương pháp dự báo:
Đây là phương pháp được cán bộ thẩm định của chi nhánh sử dụng nhiều trong khi
phân tích khía cạnh thị trường của dự án. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư mang tính
lâu dài, cho nên việc vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá tính chính xác tính khả thi
của dự án là vô cùng quan trọng. Phương pháp dự báo được cán bộ chi nhánh sử dụng chủ
yếu trong quá trình thẩm định dự án là dự báo cầu thị trường bằng hệ số co giãn cầu và
phương pháp ngoại suy thống kê. Theo phương pháp dự báo cầu thị trường bằng hệ số co
giãn cầu, cán bộ thẩm định chi nhánh thu thập số liệu về cầu và nhân tố ảnh hưởng đến cầu
theo thời gian. Trên cơ sở đó tính hệ số co giãn qua các năm, xác định xu hướng biến đổi
của hệ số co giãn trong thời kỳ dự báo và xác định hệ số co giãn ở năm dự báo. Từ đó, dự

báo cầu trên cơ sở hệ số co giãn và mức thay đổi của nhân tố ảnh hưởng. Còn đối với
phương pháp ngoại suy thống kê, trước tiên cán bộ thẩm định chi nhánh thu thập mức tiêu
thụ loại sản phẩm mà dự án dự định sản xuất qua các năm quá khứ và hiện tại, từ đó xây
dựng dãy số thời gian. Trên cơ sở xác định xu hướng và qui luật phát triển của đối tượng dự
báo để xây dựng hàm xu thế. Sử dụng hàm xu thế để ngoại suy dự báo cho những năm trong
tương lai. Và cuối cùng phải xác định độ tin cậy của dự báo. Tuy nhiên, để đảm bảo tính
chính xác, các cán bộ thẩm định chi nhánh chỉ áp dụng phương pháp này đối với những dự
án mà đối tượng dự báo thường phát triển một cách ổn định theo thời gian, không có những
tác động gây ra sự thay đỏi đột biến trong quá trình phát triển của đối tượng dự báo.
1.1.3.4. Nội dung thẩm định dự án của chi nhánh.
Để đánh giá tính khả thi của dự án, trên cơ sở đó ngân hàng ra quyết định tài trợ vốn cho
dự án thì cán bộ thẩm định chi nhánh phải tiến hành thẩm định các nội dung của dự án như:
khía cạnh pháp lý của dự án cũng như của chủ đầu tư, khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ
thuật, và khía cạnh tài chính.
 Thẩm định khía cạnh pháp lý của chủ đầu tư và dự án:
Khi tiến hành thẩm định khía cạnh pháp lý của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định chi nhánh xem
xét các vấn đề: lịch sử hoạt động, tư cách và năng lực pháp lý và, năng lực tài chính của
chủ đầu tư.
- Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng như: lịch sử công ty; những thay đổi về vốn
góp; những thay đổi trong cơ chế quản lý; những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị; những
thay đổi về sản phẩm; lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể; loại hình kinh
doanh của công ty hiện nay là gì; khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt động kinh
doanh này; điều kiện địa lý (địa lý kinh tế).
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý: khách hàng vay vốn là pháp nhân, là doanh nghiệp
tư nhân hay là công ty hợp danh? Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể
hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị, điều hành? Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký
kinh doanh, giấy phép hành nghề có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay? Khách hàng vay

vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp? Mẫu
dấu, chữ ký.
- Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng:
Phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn cần căn cứ vào Báo cáo tài chính gần nhất, bao
gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính (bắt
buộc), bổ sung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) và một số nguồn thông tin khác như: Số
lượng lao động, Bảng thanh toán lương/ nhân công.
Khi tiến hành thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án cán bộ thẩm định ở chi nhánh xem xét
từ tổng quát đến chi tiết về dự án, cụ thể:
Kiểm tra sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát
triển của ngành vùng, quy hoạch xây dựng. Với những dự án chưa nằm trong diện quy hoạch
thì phải có giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về quy hoạch.
Bên cạnh đó cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá sự tác động của dự án tới các vấn đề về
an ninh, môi trường, đất đai, sử dụng lao động,…
Sau khi có những đánh giá về khía cạnh pháp lý của chủ đầu tư cũng như dự án đạt yêu
cầu theo đúng quy định của chi nhánh Tam Điệp cũng như NHTMCP CT, cán bộ thẩm định
tiến hành thẩm định các nội dung tiếp theo của dự án.
Trong nội dung thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư và dự án biện pháp được
chi nhánh sử dụng chủ yếu là phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so
sánh đối chiếu. Phương pháp thẩm định theo trình tự được tiến hành một cách trình tự
từ tổng quát đến chi tiết. Trước tiên, đánh giá một cách tổng quát về chủ đầu tư trên các
phương diện như: lịch sử hoạt động, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực sản xuất và
năng lực tài chính, … xem đã đủ điều kiện của chi nhánh đưa ra chưa? Sau đó, đi vào
từng nội dung cụ thể để đánh giá chi tiết nhằm phát hiện những điểm chưa hợp lý. Như
trong khi phân tích lịch sử hoạt động của chủ đầu tư phải xem xét một cách kỹ lưỡng,
đánh giá công ty có lịch sử hình thành như thế nào? Trong quá trình hoạt động có sự
thay đổi về vốn góp, cơ chế quản lý, công nghệ thiết bị như thế nào? Có phù hợp với các
chính sách kinh tế của nước ta không? Đã có sự thay đổi sản phẩm như thế nào? Lịch sử
liên kết, hợp tác, giải thể ra sao, và loại hình kinh doanh của công ty là gì?.... Bên cạnh
đó, cán bộ thẩm định còn phải so sánh, đối chiếu các văn bản pháp lý liên quan đến chủ

SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đầu tư xem đã phù hợp chưa? Các văn bản như quyết định thành lập, điều lệ, quy chế tổ
chức, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có
đúng theo quy định của pháp luật không? Có còn hiệu lực trong thời gian cho vay
không? … dự án có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát
triển của ngành vùng, quy hoạch xây dựng hay không?...
 Thẩm định khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
Một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của dự án là việc xác định
thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Chính vì thế, cán bộ thẩm định cần xem xét,
đánh giá một cách kỹ lưỡng về khía cạnh này, bao gồm:
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
Dựa vào Quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực, địa bàn và các số
liệu, thông tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong và
ngoài nước thu thập được từ các kênh thông tin, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh
giá những nội dung sau: Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của
dự án; Định dạng sản phẩm của dự án; Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra
của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm
định dự án; Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm,
dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và
khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý với mức độ gia tăng trong quá khứ, khả
năng sản phẩm dự án bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
- Đánh giá về cung sản phẩm
Để đánh giá được cung về sản phẩm cán bộ thẩm định dựa vào các tiêu chí sau: Xác định
năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế
nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm? Phải nhập khẩu bao
nhiêu? Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu
có ưu thế cạnh tranh hơn; Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án
khác, đối tượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án; Sản

phẩm nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới; Dự
đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước trong
khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC; Hiệp định thương mại Việt - Mỹ,…) đến thị
trường sản phẩm của dự án; Đưa số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng
cung sản phẩm, dịch vụ.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu tư của dự án thay thế hàng nhập
khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định
hướng thị trường này có hợp lý hay không ?
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định chi nhánh
cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với thị trường nội địa và thị
trường nước ngoài.
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
Xem xét, đánh giá trên các mặt: Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương
thức nào, có cần hệ thống phân phối không? Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã
được xác lập hay chưa? Mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay
không? Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán
nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả tài chính của dự án; Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa
vào một số đơn vị/kênh phân phối thì cần có nhận định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay
không ? Nếu đã có đơn đặt hàng thì cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi
thực hiện; Phương tiện, khoảng cách vận chuyển các sản phẩm từ nơi cung ứng đến nơi tiêu
thụ, giá cả/chi phí vận chuyển.
- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của
sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản
phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau: Sản lượng sản xuất,

sản lượng tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm;
Những thay đổi về cơ chế chính sách trong và ngoài nước ảnh hưởng đến giá bán, cơ cấu
sản phẩm của dự án; Khả năng bao tiêu sản phẩm của đơn vị cung cấp hoặc các thành viên
sáng lập Công ty hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm của một hoặc một số bạn hàng (nếu có)
- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các
yếu tố đầu vào
Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, Giấy phép
khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu,…) và đặc biệt tính kỹ thuật của
dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự
án: Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào; Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào; Chính
sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào (nếu có);
Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, những biến động của thị
trường quốc tế, tỷ giá ngoại tệ trong trường hợp phải nhập khẩu;…
Trong quá trình thẩm định khía cạnh thị trường của dự án, chi nhánh sử dụng
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp dự báo để xem xét. Với phương
pháp thẩm định theo trình tự thì các cán bộ thẩm định sẽ xem xét các nội dung từ tổng
quát đến chi tiết, từ các vấn đề lớn sau đó bóc tách vào các vấn đề cụ thể. Xem xét các
khía cạnh như: trước hết phải xem xét một cách tổng quan nhu cầu sản phẩm của dự án,
cung sản phẩm, thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án,
phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối cũng như đánh giá, dự kiến khả năng tiêu
thụ sản phẩm của dự án. Sau đó, lần lượt đi vào từng nội dung để phân tích cụ thể, tìm
ra các vấn đề còn tồn tại. Với phương pháp dự báo, các cán bộ thẩm định thu thập số liệu
điều tra thống kê trong một số năm gần nhất tính đến thời gian thực hiện thẩm định.
Trên cơ sở của hệ thống số liệu đã điều tra được cán bộ đưa ra xu hướng phát triển của
các hiện tượng, nhằm dự báo những thay đổi của các yếu tố thị trường trong thời gian
sắp tới như cung cầu sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, mạng lưới
phân phối, giá bán sản phẩm, …. Hai phương pháp được cán bộ chi nhánh sử dụng chủ

yếu là phương pháp ngoại suy thống kê và phương pháp dự báo cầu thị trường bằng hệ
số co giãn cầu. Các nội dung này đã tính đến sự thay đổi của các yếu tố theo thời gian.
Tuy nhiên, vì thị trường là yếu tố luôn luôn vận động thay đổi không ngừng nên đôi khi
cũng không thể dự báo một cách chính xác được sự thay đổi của các yếu tố, chính vì thế
đôi khi ngân hàng khó có thể tránh khỏi rủi ro trong công tác thẩm định khía cạnh thị
trường.
 Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật.
Đây là nội dung tiếp theo trình tự thẩm định của chi nhánh Tam
Điệp. Thẩm định phương diện kĩ thuật của dự án được tiến hành
sau thẩm định khía cạnh thị trường và nó là cơ sở cho thẩm định
tài chính dự án đầu tư. Đây có thể nói là khâu thẩm định tốn
nhiều thời gian và tương đối phức tạp đòi hỏi cán bộ thẩm định
của chi nhánh nói riêng và các Ngân hàng nói chung phải có
những hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của dự án mới có thể đưa
ra những nhận xét, đánh giá một cách khách quan, k hoa học và
chính xác về dự án đang xem xét.
Nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án bao gồm: địa
điểm xây dựng; quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án; công
nghệ , dây chuyền thiết bị; quy mô, giải pháp xây dựng; vấn đề
về đền bù, GPMB;…
- Địa điểm xây dựng: Đánh giá tổng quan về địa điểm đầu tư dự án có thuận lợi/khó khăn
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
gì về các mặt: hệ thống giao thông, có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của
dự án, điện, nước, thông tin liên lạc, nguồn cung cấp vật liệu, vật tư xây dựng công trình; thị
trường tiêu thụ hay không? Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào?
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng
đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ hoặc chi phí cho
việc đền bù, GPMB, di dân và tái định cư.

- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: Công suất thiết kế dự kiến của dự án bao nhiêu,
có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ, dự báo của
thị trường trong tương lai,… hay không?Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn
trên thị trường; Quy cách, phẩm chất, mẫu mã, cơ cấu sản phẩm như thế nào?
- Công nghệ, dây chuyền thiết bị:
Khi đánh giá dây chuyền thiết bị được sử dụng trong dự án, cán bộ thẩm định chi nhánh
xem xét các khía cạnh như: Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại,
danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất; Phương thức chuyển
giao công nghệ có hợp lý hay không có đảm bảo cho Chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được
công nghệ hay không? Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, có gì đáng ngờ
không?
- Quy mô, giải pháp xây dựng:
Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận
dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không? Trong Tổng mức đầu tư của dự án có hạng
mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc
chưa cần thiết phải đầu tư hay không? Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy
móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không? Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp
thoát nước,… Các giải pháp thi công các công trình/hạng mục công trình phức tạp, mang
tính chất đặc thù (nếu có)
- Đền bù, di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy:
Khi xem xét vấn đề này, vẫn có các nội dung đến giờ vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với
mỗi dự án như: Diện tích đất phải đền bù các loại và chi phí đền bù (nếu có);Vấn đề di dân,
tái định canh, định cư và các chi phí liên quan… (nếu có); Xem xét, đánh giá các giải pháp
về môi trường, phòng cháy chữa cháy của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan
có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
Trong phần này, Cán bộ thẩm định chi nhánh cần phải đối chiếu với các quy định hiện
hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy hoặc cấp Giấy xác nhận đăng ký Bản
cam kết bảo vệ môi trường hay không?
Đây là nội dung gây nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định chi nhánh vì rất ít các cán
bộ có chuyên môn về bên kỹ thuật xây dựng. Với thẩm định nội dung kỹ thuật thì bên cạnh
phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp được sử dụng nhiều là phương pháp so
sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Với mỗi dự án thẩm định khía cạnh kỹ thuật các cán bộ thẩm
định phải xem xét một cách kỹ lưỡng các vấn đề như: đặc tính sản phẩm, công suất thiết kế,
công nghệ sử dụng, tính năng, … cũng như tiêu chuẩn cho các thông số kỹ thuật của sản
phẩm. Chính vì vậy, các cán bộ thẩm định so sánh, đối chiếu nội dung của khía cạnh kỹ
thuật của dự án với các tiêu chuẩn, định mức, quy định cụ thể được ban hành bởi các bộ
ngành và cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, phải so sánh với những dự án trong cùng lĩnh
vực, cùng quy mô để rút ra những kết luận, đánh giá. Từ đó xem xét tính hiệu quả của dự
án và đưa ra quyết định cho vay vốn. Đồng thời, trong điều kiện hạn chế nguồn lực thì đây
là phương pháp giúp ngân hàng lựa chọn phương án tối ưu để đầu tư.
 Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính dự án đầu tư
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính
toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định
hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá
và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những
giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
- Thẩm định tổng mức đầu tư dự án.
Việc thẩm định tổng mức đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, mức đầu
tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được
nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án hoặc phải trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt lại. Xác định tổng mức đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán
hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, Cán bộ thẩm định
chi nhánh phải xem xét, đánh giá tổng mức đầu tư của dự án đã được tính toán đầy đủ các chi phí
cấu thành hay chưa bao gồm: Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí bồi bù giải phóng
mặt bằng, tái định cư; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác
(gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động và các chi phí cần thiết khác); Chi phí

dự phòng; … Từ đó, xem xét các khoản mục trên đã tính đầy đủ, hợp lý chưa?
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án:
Ở nội dung này cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tiến độ thực hiện dự án, chủ
đầu tư sử dụng những phương pháp nào để quản lý tiến độ thực hiện, tiến độ như vậy có hợp
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lý không. Nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, và với tiến độ vốn như vậy thì chủ
đầu tư đã có phương án vốn khả thi để đảm bảo tiến độ thi công chưa. Ngoài ra, cần phải
xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không? Tuy
nhiên, công tác xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án ở chi nhánh vẫn
chưa thực sự hiệu quả, chưa có quá trình kiểm tra, đốc thúc liên tục về vấn đề giải ngân cho
dự án. Điều này làm cho một số dự án đầu tư khi đi vào thực hiện, kế hoạch bỏ vốn không
phù hợp.
- Nguồn vốn đầu tư:
Khi đã xác định được nhu cầu vốn theo tiến độ thực hiện dự án cán bộ thẩm định chi nhánh
cần đánh giá chủ đầu tư đã có kế hoạch, tiến độ huy động vốn từ những nguồn nào, mức độ
tham gia của từng nguồn. Đặc biệt là với nguồn vốn chủ sở hữu bởi nguồn vốn này cho biết
năng lực tài chính của chủ đầu tư. Đây cũng là chỉ tiêu cho biết độ rủi ro sau khi giải ngân và
khả năng trả nợ sau khi dự án hoàn thành của chủ đầu tư. Đồng thời cán bộ Thẩm định cũng cần
xác định chi phí của từng nguồn vốn để xem xét chủ đầu tư đã cân đối hợp lý thu chi từng
nguồn hay chưa?
Sau khi thẩm định, dự tính về tổng mức đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự
án cũng như cơ cấu vốn đầu tư, cán bộ thẩm định chi nhánh xem xét báo cáo tài chính dự kiến
cho từng năm (hoặc từng giai đoạn của đời dự án), xác định dòng tiền. Trên cơ sở đó, phân tích
các chỉ tiêu tài chính và đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư.
Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục
khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo
thẩm định gồm:
- Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ).

- Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có:
- Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50 -70%tổng lợi nhuận sau thuế).
- Khấu hao cơ bản.
- Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án (nếu có).
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính
cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:
Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( Net Present Value – NPV)
Cán bộ thẩm định dùng chỉ tiêu này để tính giá trị thuần của dự án đầu tư tại thời điểm
hiện tại. Do vậy chỉ tiêu này gồm tổng lợi nhuần từng năm của dự án quy về thời điểm hiện
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tại và các khoản khác không trực tiếp do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại như: Giá
trị thu hồi tài sản cố định ở cuối đời dự án, thu hồi vốn lưu động…
Chỉ tiêu NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án cụ thể. Đối với Ngân
hàng dự án chỉ được chấp nhận khi NPV>0.
Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( Internal Rate of Return – IRR)
Chỉ tiêu này còn được gọi là suất thu lời nội tại, tỷ suất nội tại, suất thu hồi nội bộ… Nó
dùng để tính tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án. Nó được định nghĩa là lãi suất chiết khấu làm
cho NPV của dự án bằng 0.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.
Đứng trên góc độ là đơn vị cho vay điều mà Ngân hàng quan tâm là thu hồi đủ vốn,
có lãi nhưng vốn và lãi phải thu hồi đúng hạn bởi nó ảnh hưởng lớn tới hoạt động cũng như
sự tồn tại của Ngân hàng. Do vậy cán bộ thẩm định cần đánh giá một số chỉ tiêu sau:
Nguồn trả nợ hàng năm:
Đây là chỉ tiêu chi nhánh cực kì quan tâm, bởi một dự án có hiệu quả chưa chắc đã là dự
án đảm bảo nguồn trả nợ hàng năm. Nguồn trả nợ hàng năm sẽ là tài sản có của Ngân hàng
để thực hiện các hoạt động của mình. Nguồn này bao gồm: lợi nhuận sau thuế, khấu hao và

các nguồn bổ sung khác.
Thời gian hoàn trả vốn vay:
Cán bộ thẩm định xem xét với thời gian bao lâu thì dự án có khả năng trả hết nợ, như vậy
xác định được tính khả thi của thời gian hoàn vốn dự án.
DSCR: (Debt Service Coverage Ratio)
Là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án được tính theo công thức sau:
LN sau thuế + Khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn
DSCR = -------------------------------------------------------------------
Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn
Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khoản vay trung dài hạn của dự án bao gồm cả
nguồn tiền ngoài dự án thì nguồn tiền ngoài dự án được xem là nguồn vốn tự có bổ sung cho
dự án. Nguồn này được đưa vào bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở phần dòng tiền từ hoạt
động tài chính nhằm cân đối nguồn trả nợ và không ảnh hưởng đến các chỉ số về hiệu quả
dự án.
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như:
khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ,
đào tạo nhân lực, v.v. ... sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể.
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối với nội dung thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, cán bộ thẩm định chi nhánh
chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu. Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính của
dự án, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện: phải so sánh, đối
chiếu các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án với các tiêu chuẩn, định mức kinh tế,
thông lệ do chưa? Bên cạnh đó, phải so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
với các dự án trong cùng lĩnh vực, cùng quy mô để từ đó lựa chọn được phương án tối
ưu, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, trên thực tế công
tác thẩm định khía cạnh tài chính của dự án tại chi nhánh vẫn còn bộc lộ những hạn chế
nhất định. Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính hầu như chỉ được xem xét trong
điều kiện “tĩnh”, với mức lãi suất ổn định trong khi đó lãi suất luôn luôn chịu sự ảnh

hưởng của các yếu tố bên ngoài như: lạm phát, cung cầu về vốn, … nên các chỉ tiêu ít
nhiều không còn mang đầy đủ ý nghĩa bởi việc tính toán phụ thuộc rất nhiều vào tỷ suất
chiết khấu. Mặc dù, giá trị thời gian của tiền đã được đề cập đến trong quá trình tính
toán các chỉ tiêu, nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Trong một số trường hợp, các
cán bộ thẩm định không tính tới giá trị theo thời gian của dòng tiền, không quy đổi các
khoản thu chi về cùng một mặt bằng thời gian để tính toán, phân tích, từ đó dẫn đến làm
giảm độ chính xác của các chỉ tiêu. Cũng chính vì thế, khi so sánh các chỉ tiêu hiệu quả
tài chính của dự án làm giảm tính chính xác.
1.1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm định dự án của chi nhánh.
Chất lượng quá trình thẩm định dự án chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, song có thể
chia thành một số nhóm nhân tố sau:
Một là, năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định.
Con người đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định đến chất lượng thẩm
định tài chính dự án nói riêng và chất lượng thẩm định dự án nói chung. Kết quả thẩm định
tài chính dự án là kết quả của quá trình đánh giá dự án về mặt tài chính theo nhận định chủ
quan của con người bởi vì con người là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động tài
chính theo phương pháp và kỹ thuật của mình. Mọi nhân tố khác sẽ không có ý nghĩa nếu
như cán bộ thẩm định không đủ trình độ và phương pháp làm việc khoa học và nghiêm túc,
sai lầm của con người trong quá trình thẩm định tài chính dự án dù vô tình hay cố ý đều dẫn
đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài sản của ngân hàng gây cho ngân hàng
nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ, nguy cơ mất vốn và suy giảm lợi nhuận kinh doanh là
không tránh khỏi.
Thẩm định tài chính dự án là một công việc hết sức phức tạp, tinh vi nó không đơn
giản chỉ là việc tính toán theo nhưng công thức cho sẵn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hồi tụ
SV: Đoàn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48B - QN
25

×