Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh Cúm trẻ em: Phòng bệnh khi trời trở lạnh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.39 KB, 3 trang )

Bệnh Cúm trẻ em: Phòng bệnh khi trời trở lạnh
Hằng năm cứ đến giai đoạn cuối năm khi tiết trời trở lạnh là điều kiện phát
triển cho nhiều loại vi khuẩn, virus đặc biệt là virus gây bệnh cúm ở người,
nhất là ở trẻ em
Triệu chứng của cúm
Khi bị nhiễm cúm trẻ thường bị nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, nóng sốt, đau họng và
ho, kèm theo buồn nôn, kéo dài khoảng hai tuần… Các triệu chứng lâm sàng của
bệnh cúm thường xuất hiện 1 – 3 ngày sau nhiễm virus. Bệnh cúm lây truyền qua
đường hô hấp nên khả năng lây lan rất nhanh, mạnh và khó kiểm soát, đặc biệt là
tại các môi trường sinh hoạt tập thể như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học… các nhà
nghiên cứu cho thấy trẻ em ở độ tuổi tiểu học có nguy cơ bị nhiễm cúm cao hơn từ
10 – 100 lần so với người lớn.
Bệnh cúm ở trẻ em nếu không được điều trị ngay, để nặng dễ dẫn tới những biến
chứng như: viêm phổi tiên phát và thứ phát do bội nhiễm, trong đó viêm phổi tiên
phát là nặng nhất với triệu chứng khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn
máu nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn rồi tử vong; viêm tai; suy hô
hấp do phù phổi cấp tính…
Điều trị bệnh cúm
Nếu trẻ bị sốt có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, súc miệng bằng nước muối, nhỏ
mũi bằng dung dịch natriclorid 0,9%. Nếu một vài ngày điều trị tại nhà mà không
có biểu hiện đỡ thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị. Nên
cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng thức ăn lỏng ấm, bổ, giàu vitamin C…
Phòng ngừa bệnh cúm
Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột,
luôn giữ ấm cho trẻ, giữ vệ sinh thân thể, tránh thói quen quệt tay vào mũi,
miệng… Nếu trẻ đã bị nhiễm cúm, nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan cho bạn
bè. Tốt nhất là nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa cúm, theo tổ chức Y tế thế giới, việc tiêm vaccine được xem là
biện pháp hữu hiệu nhất. Tại Hoa Kỳ người ta khuyến cáo việc tiêm ngừa vaccine
cho tất cả trẻ em từ sáu tháng đến 18 tuổi, ước tính năm 2008 có khoảng 85% dân
số Hoa Kỳ tiêm ngừa cúm.


Vaccine cúm được tiêm định kỳ hằng năm. Thời điểm tiêm ngừa tốt nhất là trong
mùa cúm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Vaccine ngừa cúm được chứng minh là
rất an toàn và có thể sử dụng cho trẻ từ sáu tháng tuổi.
Bạn hãy tích cực đọc những cuốn sách về trẻ sơ sinh ngay tại nhà để trẻ hiểu thêm
về em bé. Ngoài ra, bạn cũng nên nói với trẻ về em bé trong tương lai.
- Bạn cũng nên dành thời gian đi thăm hỏi những người có con nhỏ. Mỗi lần đi
thăm những gia đình như thế, bạn sẽ biết thêm nhiều cách thức trong việc nuôi dạy
trẻ. Không những thế, bạn hãy cho con bạn đi cùng để nó cũng thêm hiểu biết như
bạn.
- Khi bạn đi khám thai thường kỳ, bạn hãy cho trẻ đi cùng vì mỗi lần đi như vậy
trẻ sẽ cùng bạn nghe bác sỹ nói về em bé, trẻ được nghe nhịp tim đập của em bé.
Điều này sẽ tạo dựng mối liên hệ khăng khít giữa trẻ và em bé.
- Cho trẻ ngủ riêng để trẻ làm quen với việc ngủ không có mẹ. Và trẻ cũng học
được tính độc lập ngay từ nhỏ.
- Hãy để trẻ mang túi đồ của em bé từ bệnh viện về nhà. Làm như vậy sẽ giúp trẻ
có tinh thần trách nhiệm với em bé hơn.
- Bạn hãy cho phép trẻ cùng nghĩ tên đặt cho em bé. Trẻ sẽ rất thích thú nếu được
đóng góp trong “công cuộc” chọn tên cho em.
- Cho trẻ xem hình những em bé ngộ nghĩnh và hãy đặt những bức hình đó gần với
hình của trẻ để trẻ cảm nhận sự thân thiện của em bé và trẻ cũng không có cảm
giác bị bỏ rơi.
- Đặc biệt, dù bạn bận rộn trong việc chăm sóc đứa nhỏ hơn, nhưng bạn cũng vẫn
nên dành thời gian quan tâm đến đứa lớn để trẻ không có ý nghĩ bị “ra rìa” khi có
em bé.

×