Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Ctxh với việc hỗ trợ học tập cho trẻ khuyết tật trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 54 trang )

Đại học Sƣ Phạm - Đại học Đà Nẵng
Khoa Tâm lý - Giáo dục

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: " CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VIỆC HỖ TRỢ HỌC TẬP
CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ - NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN "

Họ và tên sinh viên: Phan Nguyễn Nhật Huệ
Lớp sinh hoạt: 17CTXH1
GVHD: Lê Thị Lâm

Năm 2021


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................2
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ...................................................................................3
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................3
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................4
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ ....................................................................4
4.1. Đối tƣợng: ........................................................................................................4
4.2. Khách thể: ........................................................................................................4
5. PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU ..........................4
5.1. Phƣơng pháp quan sát: .....................................................................................4
5.2. Phƣơng pháp phân tích tài liệu có sẵn: ............................................................4
5.3. Phƣơng pháp can thiệp: ...................................................................................4
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ............................................5


1. GIỚI THIỆU CƠ SỞ XÃ HỘI ........................................................................5
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ................................................................................5
3. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ ...........................................................................5
4. CƠ CẤU TỔ CHỨC .........................................................................................6
5.1. Công tác quản lý nhà nƣớc: .............................................................................7
5.2. Các giải pháp hộ trợ cho hộ nghèo: .................................................................7
PHẦN III: " HOẠT ĐỘNG CƠNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ KHUYẾT
TẬT TRÍ TUỆ - NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN...........9
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ .............................................................................................9
1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.....................................................................9
1.1. Công tác xã hội ................................................................................................9
1.2. Công tác xã hội với cá nhân .............................................................................9
1.3. Trẻ em ..............................................................................................................9
2. THỰC TRẠNG TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM ...............11
3. PHÂN LOẠI TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ..............................................12


4. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRÍ
TUỆ ...............................................................................................................................14
5. VAI TRỊ VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ
TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ ........................................................................16
5.1. Vai trò ............................................................................................................16
5.2. Kỹ năng ..........................................................................................................16
6. HỆ THỐNG CÁC LÝ THUYẾT ÁP DỤNG: ..............................................17
CHƢƠNG II: TIÉN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI VIỆC
HỖ TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ..........................................................20
1.KHÁI QUÁT TRƢỜNG HỢP........................................................................20
1.1. Bối cảnh chọn thân chủ ...............................................................................20
1.2. Hồ sơ thân chủ..............................................................................................20

2. TIẾN TRÌNH HỖ TRỢ THÂN CHỦ ...........................................................20
2.1. GIAI ĐOẠN 1 : Tiếp cận thân chủ ............................................................20
2.2. GIAI ĐOẠN 2: Thu thập thông tin và nhận diện vấn đề của thân chủ .21
2.3. GIAI ĐOẠN 3: Đánh giá và xác định vấn đề ............................................24
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................42
1. Kết luận ............................................................................................................42
2. Kiến nghị ..........................................................................................................43
PHỤ LỤC: ...........................................................................................................44
1. Tóm tắt trƣờng hợp của thân chủ .................................................................44
2. Một số hình ảnh trong quá trình thực tập ....................................................44
3. Giáo án dạy kỹ năng .......................................................................................46
4. Kế hoạch thực tập tốt nghiệp .........................................................................49
5 Tài liệu tham khảo ...........................................................................................51


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian 10 tuần ( 04/01-28/03/2021) có cơ hội đƣợc thực tập tốt nghiệp
tại phòng Lao động thƣơng binh xã hội quận Ngũ Hành Sơn, em đã hoàn thành học
phần: Thực tập tốt nghiệp một cách hiệu quả. Để đạt đƣợc kết quả đáng mong đợi
đó, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến nhà trƣờng, khoa Tâm lý Giáo dục đã tạo điều kiện cho em đƣợc thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em cũng xin
đƣợc gởi lời cảm ơn sâu sắc đến đến giáo viên hƣớng dẫn: cô Lê Thị Lâm đã nhiệt
tình hƣớng dẫn, đã kết nối và tạo điều kiện tốt nhất cho em cũng nhƣ các bạn khác
có đƣợc cơ hội thực hành tốt và hiệu quả. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến trƣờng phịng đã phê duyệt cho tơi đƣợc thực tập tại cơ sở, anh Lũy
(chuyên viên) đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giải đáp những thắc mắc trong thời gian
thực hành tại cơ sở. Các anh chị đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho em và các bạn về
mặt thời gian, cũng nhƣ những góp ý chân tình cho tơi khi tổ chức các hoạt động trợ
giúp cho thân chủ, giúp đỡ những khó khăn vƣớng mắt cho cá nhân em trong quá
trình thực hành. Cán bộ nhân viên ln nhiệt tình giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, cung
cấp mọi thông tin mọi thông tin cũng nhƣ kinh nghiệm để giúp sinh viên có thêm

những kiến thức cần thiết nhằm hồn thiện đợt thực hành của mình. Cuối cùng, cảm
ơn đến gia đình thân chủ nói chung và đặc biệt là cá nhân em N.T.T.N nói riêng
(thân chủ của em trong chuyến thực hành lần này), đã luôn đồng hành và cung cấp
cho em những thông tin nhất định, đặc biệt là đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể
áp dụng đƣợc tối đa những kiến thức và kỹ năng mà em đã học trên trƣờng.
Đợt thực hành là điều kiện, là cơ hội đề sinh viên có thể rèn luyện và có thêm
kinh nghiệm, kỹ năng, có thêm kiến thức để làm nền tảng cho các đợt thực hành và
làm việc sau này. Trong quá trình thực hành thì em cũng đã cố gắng rất nhiều, đặc
biệt là ln tìm tịi, thiết kế các hoạt động để tham gia vào tiến trình hỗ trợ cho thân
chủ. Tuy nhiên trong quá trình thực hành cho đến khi kết thúc vẫn có nhiều thiếu
sót, rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp từ quý thầy cơ và mọi ngƣời để em có
thế hồn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi ngƣời đã giúp
đỡ em trong thời gian qua. Xin kính chúc quý cán bộ nhân viên tại phịng Lao động
thƣơng binh xã hội cùng tồn thể cán bộ giảng viên khoa Tâm Lý - Giáo dục sức
khỏe và thành công trong công việc.

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu chữ viết tắt

STT

Chữ viết đầy đủ

1

NVXH


Nhân viên xã hội

2

CTXH

Công tác xã hội

3

TC

Thân chủ

4

TEKT

Trẻ em khuyết tật

5

LĐTBXH

Lao động thƣơng binh xã hội

6

TP


Thành phố

2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, Công tác xã hội là một ngành, nghề đang đƣợc xã hội quan tâm tìm
hiểu. Cơng tác xã hội cá nhân là phƣơng pháp của Công tác xã hội thông qua tiến
trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cƣờng năng lực
tự giải quyết vấn đề của mình. Mục đích của Cơng tác xã hội các nhân là phục hồi,
củng cố và phát triển sự thực hành bình thƣờng của các chức năng xã hội của cá
nhân và gia đình.
Trong thực tế xã hội hiện nay, các hoạt động giáo dục dành cho trẻ đặc biệt
vẫn luôn đƣợc quan tâm và chú trọng nhằm tiến đến việc hỗ trợ cho trẻ em khuyết
tật cả về vật chất và tinh thần để các em phát huy năng lực của mình và sớm hồ
nhập cùng cộng đồng, có một cuộc sống tƣơi đẹp hằng mong ƣớc. Trẻ khuyết tật,
đặc biệt là trẻ khuyết tật trí tuệ vẫn đang gặp những khó khăn và trở ngại nhiều
trong cuộc sống, đặc biệt là trong các kỹ năng liên quan đến học tập. Gia đình của
các trẻ khuyết tật trí tuệ cũng nhƣ trẻ ln mong muốn trẻ có nhiều cơ hội và nhiều
phƣơng pháp để hỗ trợ trẻ cải thiện những khó khăn trong các vấn đề liên quan đến
học tập. Hƣớng đến những nhu cầu, mong muốn đó, ngành Cơng tác xã hội đóng
vai trị thật sự cần thiết cùng với những phƣơng pháp, chức năng của mình để có thể
góp phần cải thiện, hỗ trợ trẻ em khuyết tật vƣơn lên bằng chính năng lực bản thân
trong các vấn đề của mình.
Tại Đà Nẵng, phịng Lao động thƣơng binh và Xã hội quận Ngũ Hành Sơn TP
Đà Nẵng là đơn vị thực hiện quản lý về mảng bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa
bàn quận , trong đó có đối tƣợng trẻ em khuyết tật. Phòng quản lý, lƣu trữ các hồ sơ
cá nhân, chuyên tổ chức và ban hành các chính sách liên quan đến trẻ em khuyết tật.

Trong đó, đối tƣợng trẻ em khuyết tật trí tuệ chiếm đa số trên địa bàn quận. Hầu hết
các em thuộc diện nghèo và cận nghèo, chính vì vậy việc tiếp cận với các dịch vụ
nhƣ y tế, văn hoá,.. đặc biệt là trƣờng học đang cịn gặp nhiều khó khăn. Từ đó cho
thấy, các phƣơng pháp hỗ trợ học tập, những kỹ năng cơ bản là vô cùng cần thiết
đối với các em. Xuất phát từ những lí do trên, tơi xin đƣa ra đề tài báo cáo thực tập
tốt nghiệp là " CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VIỆC HỖ TRỢ HỌC TẬP CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN" .
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Hồn thành mơn học Thực tập tốt nghiệp
 Giúp thân chủ đáp ứng đƣợc nhu cầu và tăng cƣởng chất lƣợng cuộc sống
 Giúp TC có sự tự tin, tin tƣởng vào bản thân.

3


3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề cũng nhƣ nhu cầu của trẻ khuyết tật trí tuệ,
nghiên cứu vận dụng phƣơng pháp cơng tác xã hội cá nhân nhằm hỗ trợ trẻ tự tin,
học tập tốt hơn, hoạt động hƣớng tới 4 nhiệm vụ cơ bản sau:
 Cải thiện cách giao tiếp với trẻ chậm phát triển
 Tăng khả năng quan sát
 Giúp thân chủ cải thiện thói quen dọn dẹp đồ chơi
 Giúp thân chủ cải thiện thân chủ nhận biết màu sắc

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ
4.1. Đối tƣợng:
 Công tác xã hội cá nhân với trẻ khuyết tật trí tuệ

4.2. Khách thể:

 Thân chủ
 Ba/ mẹ (ngƣời giám hộ thân chủ)
 Cán bộ nhân viên làm việc tại phòng LĐTBXH

5. PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU
5.1. Phƣơng pháp quan sát:
Tiến hành quan sán thân chủ để tìm xác định những vấn đề thân chủ đang gặp
phải. Quan sát những biểu hiện của thân chủ trong các buổi tiếp xúc với nhân viên
công tác xã hội, với các bạn trong lớp và với giáo viên chủ nhiệm.
5.2. Phƣơng pháp phân tích tài liệu có sẵn:
Bài báo cáo có sử dụng những thông tin từ nguồn tài liệu và hồ sơ thân chủ do
các cán bộ phòng Lao động thƣơng binh xã hội cung cấp
5.3. Phƣơng pháp can thiệp:
Trong qua trình thực hành can thiệp với thân chủ, nhân viên xã hội sử dụng
phƣơng pháp thực hành Công tác xã hội với cá nhân với những biện pháp phù hợp
để hỗ trợ giải quyết vấn đề của thân chủ.
5.4. Phƣơng pháp phỏng vấn :
Nhân viên xã hội phỏng vấn thân chủ, gia đình của trẻ nhằm mục đích tìm
hiểu sâu hơn các thông tin liên quan đến thân chủ, vấn đề, nhu cầu của thân chủ

4


PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. GIỚI THIỆU CƠ SỞ XÃ HỘI

Thời gian thực tập: 10 tuần từ ngày 04/01/2021 đến ngày 28/03/2021
(trong đó có 2 tuần nghĩ Tết từ ngày 08/02/2021 đến ngày 21/02/2021).

Cơ sở: phòng Lao động thƣơng binh và Xã hội quận Ngũ Hành Sơn


Số điện thoại: 0236 3967295

Mail:

Địa chỉ : 486 lê văn hiến
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH


Phịng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quận Ngũ Hành Sơn đƣợc
thành lập theo Quyết định số 07/1997/QĐ-UB ngày 18 tháng 02 năm 1997 của Chủ
tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn. Trụ sở làm việc đặt tại Trung tâm hành chính
quận Ngũ Hành Sơn, số 486 đƣờng Lê Văn Hiến, phƣờng Khuê Mỹ, quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
3. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ

Chức năng - nhiệm vụ:
 Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quận là cơ quan chuyên môn của
UBND quận Ngũ Hành Sơn chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo UBND
quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra hƣớng dẫn về chuyên mơn nghiệp vụ của
Sở LĐ-TB&XH thành phố Đà Nẵng.
 Phịng có chức năng tham mƣu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản
lý nhà nƣớc về các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, an toàn lao động, bảo
hiểm y tế, ngƣời có cơng, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phịng chống tệ
nạn xã hội.
 Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quận có 04 cơng chức. Trong đó
có 01 Trƣởng phịng, 01 Phó Trƣởng phịng và 02 cán bộ chun mơn.
 Đối tƣợng chính của cơ sở phục vụ:
 Ngƣời có công với cách mạng
 Ngƣời nghèo

 Trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi

5


4. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Phòng lao động thƣơng binh và xã hội

Trƣởng phịng

Phó phịng

Phó phịng

Chun viên

Chun viên

 Ban điều hành:
 Trƣởng phòng: Mai Xuân Linh
 Phụ trách chung, chịu tránh nhiệm hồn tồn về cơng việc tại phịng
 Phó phịng: Mai Xn Dũng
 Phụ trách về mảng:
 Ngƣời có cơng
 Bảo trợ trẻ em
 Bảo vệ chăm sóc trẻ em
 Phó phịng; Mai Quốc Quang
 Phụ trách về mảng:
 Hộ nghèo

 Lao động việc làm
 Phòng chống tệ nạn xã hội
 Các bộ phận trong tổ chức:
 Chuyên viên: Trần Thanh Quang
 Quản lý hồ sơ của các đối tƣợng:
 Ngƣời có cơng
 Bảo trợ trẻ em
 Bảo về, chăm sóc trẻ em
 Chuyên viên: Huỳnh Văn Luỹ
 Quản lý hồ sơ của các đối tƣợng:
 Hộ nghèo
 Việc làm
 Phòng chống tệ nạn xã hội
5. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
6


5.1. Công tác quản lý nhà nƣớc:
- Trong 05 năm qua, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp UBND quận thực
hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, an
toàn lao động, bảo hiểm y tế, ngƣời có cơng, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ
em, phịng chống tệ nạn xã hội. Theo đó, đơn vị tham mƣu các cấp triển khai 2120
văn bản hƣớng dẫn, triển khai thực hiện công tác chuyên môn đến các địa phƣơng
và ngành liên quan.
5.2. Các giải pháp hộ trợ cho hộ nghèo:
 Hỗ trợ trực tiếp:

+ Hỗ trợ vốn phát triển sinh kế và hỗ trợ khó khăn cho hộ đặc biệt nghèo với
tổng số tiền 2.618.000.000 đồng; ngoài ra UBND quận hỗ trợ 30 hộ với số tiền
156.550.000 đồng.

+ Hỗ trợ 92 hộ khơng cịn khả năng lao động với số tổng số tiền là 46 triệu đồng
và trợ cấp đột xuất cho 202 hộ với tổng số tiền là 178.800.000đ do UBND thành
phố hỗ trợ.
+ Trợ cấp hàng tháng cho 666 lƣợt ngƣời với tổng số tiền 2.030.400.000 đồng
theo Quyết định 875/QĐ-UBND
+ Hỗ trợ 18.135 kg với tổng số tiền 81.350.000 đồng;
+ Hỗ trợ tiền tết cho 438 lƣợt hộ với tổng số tiền 203.670.000 đồng.
- Hỗ trợ về nhà ở
+Thông qua các nguồn vận động đã tiến hành xây dựng 21 nhà tình thƣơng, nhà
đại đồn kết, mơ hình nhà chống bão với tổng kinh phí là 693.000.000đ
 Hỗ trợ điện nƣớc

+ Qua kết quả điều tra khảo sát thực tế nhu cầu của nhóm hộ này, quận cùng các
địa phƣơng đã tiến hành hỗ trợ cho 05 hộ bắt điện thắp sáng và nƣớc sạch với tổng
số tiền 6.000.000 đồng.
 Hỗ trợ về sản xuất kinh doanh

+ Thông qua nguồn vốn vay ƣu đãi cho vay hộ nghèo từ Chi nhánh NHCSXH
quận đã giải quyết cho 150 hộ vay với kinh phí 2.702.000.000 đồng
 Hỗ trợ về y tế và giáo dục

+ Đến nay 100% ngƣời thuộc hộ ĐBN (không viết tắt) đã đƣợc cấp thẻ BHYT, tổ
chức khám chữa bệnh miễn phí cho 95 ngƣời. Hỗ trợ học bổng và chi phí học tập
cho 282 em với tổng số tiền 162.676.000 đồng.
 Hỗ trợ về y tế và giáo dục

7


Đến nay 100% ngƣời thuộc hộ ĐBN (không viết tắt) đã đƣợc cấp thẻ BHYT, tổ

chức khám chữa bệnh miễn phí cho 95 ngƣời. Hỗ trợ học bổng và chi phí học tập
cho 282 em với tổng số tiền 162.676.000 đồng.

8


PHẦN III: " HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT
TRÍ TUỆ - NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ
HÀNH SƠN "
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ KHUYẾT
TẬT TRÍ TUỆ
1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1. Công tác xã hội
Theo TS. Bùi Thị Xuân Mai (2010) Công tác xã hội là một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp
ứng nhu cầu và tăng cƣờng chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy mơi trƣờng xã hội
về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải
quyết và phịng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
1.2. Công tác xã hội với cá nhân
Theo tác giả Nguyễn Thị Thái Lan (2011) khái quát lại khái niệm Công tác xã hội
cá nhân nhƣ sau: Công tác xã hội cá nhân là phƣơng pháp của Công tác xã hội
thơng qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chun nghiệp, nhằm hỗ trợ cá nhân tăng
cƣờng năng lực tự giải quyết vấn đề của mình. Trong tiến trình này Nhân viên xã
hội cần biết vận dụng nền tảng kiến thức khoa học tâm lý học, xã hội học và các
khoa học xã hội liên quan khác, đồng thời sử dụng kỹ năng, tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp, sát cánh cùng đối tƣợng, hỗ trợ tự giải quyết vấn đề của bản thân và có khả
năng vƣợt qua những vấn đề khác có thể xảy ra trong tƣơng lai
1.3. Trẻ em
Trong Công ƣớc về quyền trẻ em 1989, văn hiến quốc tế cơ bản, tồn diện nhất về
trẻ em tính đến thời điểm này đã định nghĩa " Trẻ em có nghĩa là bất kỳ ngƣời nào

dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp pháp luật có thể đƣợc áp dụng với trẻ em có quy định
tuổi thành niên sớm hơn" (Điều 1). Và để làm rõ khái niệm trẻ em, ngay trong lời
nói đầu cảu cơng ƣớc đã nêu rõ " trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần
phải đƣợc bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý
trƣớc cũng nhƣ sau khi ra đời". Theo đó, trẻ em là những ngƣời đảm bảo đầy đủ các
điều kiện sau: Một là, phải là ngƣời non nớt về thể chất và trí tuệ; Hai là, cần đƣợc
bảo vệ và chăm sóc đặc biệt; Ba là, ngƣời từ 0 đến dƣới 18 tuổi [ Điều 1, Công ƣớc
về quyền trẻ em].
Ở Việt Nam, theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ
em là "Công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi". Nhƣ vậy, độ tuổi đƣợc coi là trẻ em trong
pháp luật nƣớc ta thấp hơn so với quy định Điều 1 Công ƣớc quốc tế về trẻ em. Tuy
nhiên, đây không bị coi là trái với Công ƣớc về quyền trẻ em vì Điều 1 Cơng ƣớc về
quyền trẻ em cho phép các quốc gia thành viên quy định độ tuổi đƣợc coi là trẻ em
thấp hơn 18 tuổi.
1.4. Trẻ khuyết tật trí tuệ
9


Theo DSM-IV ( Sổ tay chuẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thầm IV) và
Hiệp hội khuyết tật Mỹ (AAMR) năm 1992 thì có thể kết luận trẻ khuyết tật trí tuệ
là khái niệm dùng để chỉ những ngƣời dƣới 18 tuổi có trí tuệ dƣới trung bình, đồng
thời bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất hai trong số những lĩnh vực hành vi
thích ứng ( giao tiếp, tự chăm sóc, các kỹ năng xã hội liên quan cá nhân, sử dụng
các phƣơng tiện trong cộng đồng, tự định hƣớng, kỹ năng học đƣờng, chức năng
làm việc, giải trí, sức khoẻ và an tồn).
1.5. Cơng tác xã hội cá nhân với việc hỗ trợ học tập cho trẻ khuyết tật trí tuệ
Qua các tìm hiểu và phân tích tơi có thể kết luận rằng Cơng tác xã hội cá nhân trong
việc hỗ trợ học tập cho trẻ khuyết tật trí tuệ là phƣơng pháp của Cơng tác xã hội
thơng qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp nhằm can thiệp hỗ trợ cho
trẻ khuyết tật trí tuệ ở khía cạnh khó khăn về học tập. Đây là một q trình có sự

tham gia của trẻ khuyết tật trí tuệ và gia đình. Để đạt đƣợc mục tiêu mong muốn,
trong quá trình hỗ trợ học tập cho trẻ khuyết tật trí tuệ Nhân viên xã hội nhận diện,
xác định vấn đề, lên kế hoạch đã đề ra để hỗ trợ, giải quyết các khó khăn trong học
tập mà trẻ đang gặp phải bao gồm 7 bƣớc sau:


Bước 1: Tiếp cận thân chủ

- Thiết lập mối quan hệ ban đầu với thân chủ
- Xây dựng mối quan hệ giữa thân chủ và NVXH dựa trên những nguyên tắc cơ bản
của đạo đức nghề nghiệp CTXH


Bước 2: Thu thập thông tin

- Trƣớc tiên luôn tạo cho thân chủ cảm giác thoải mái, không áp đặt hay tạo cảm
giác tra khảo đối với thân chủ và ngƣời nhà thân chủ
- NVXH sử dụng những kỹ năng cơ bản để khai thác thơng tin chi tiết về thân chủ
- Tìm hiểu về những mối quan hệ xoay quanh thân chủ. Những thơng tin cần thiết
của thân chủ ở nhiều khía cạnh: giáo dục, y tế, ...
- Tìm hiểu thêm nhữung nhu cầu mong muốn hiện tại của thân chủ
- Khai thác thông tin vè điểm mạnh và điểm yếu của thân chủ


Bước 3: Đánh giá và xác định vấn đề

- Nhân viên CTXH cần tìm hiểu về tiểu sử xã hội của thân chủ. Đây là giai đoạn mà
nhân viên CTXH hiểu cơ bản về bối cảnh và điều kiện của thân chủ cũng nhƣ nhu
cầu và các mong đợi đƣợc hỗ trợ
- Đánh giá vnhững vấn đề thân chủ đang gặp phải…Những thông tin cần thiết của

một ngƣời ở nhiều khía cạnh nhƣ giáo dục; những mối quan hệ, tiểu sử công việc,
tiểu sử pháp luật


Bước 4: Lập kế hoạch can thiệp
10


- Kế hoạch can thiệp đƣợc xây dựng trên cơ sở những thơng tin thu thập đƣợc từ
chính thân chủ và hiểu biết của NVXH về các hệ thống hỗ trợ, hệ thống mục tiêu.
- Kế hoạch phải mang tính bao quát ở các mức can thiệp khác nhau từ vi mô, trung
mô đến vĩ mô (nếu cần thiết)
- Theo trình tự thời gian nhƣ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (nếu cần thiết);
- Trong đó nêu rõ địa điểm thực hiện, thời gian, những nguồn lực dự kiến cần huy
động để hỗ trợ kế hoạch can thiệp
- Kế hoạch can thiệp này cần lƣu ý đến những rủi ro có thể xảy ra với thân chủ vì
khơng phải kế hoạch nào cũng toàn diện


Bước 5: Thực hiện kế hoạch can thiệp

- Theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch can thiệp;
- Hỗ trợ, động viên thân chủ trong việc thực hiện kế hoạch;
- Cần có những kỹ năng nhận biết sự thay đổi;
- Lƣợng giá từng giai đoạn nhỏ và có sự điều chỉnh kịp thời.


Bước 6: Lượng giá

- Lƣợng giá về tiến trình và kết quả đầu ra: những việc đã làm đƣợc, chƣa làm đƣợc,

nguyên nhân, những kiến nghị, đề xuất. Lƣợng giá này dựa trên những công việc
thực hiện đƣợc nhằm hƣớng đến việc giải quyết vấn đề của thân chủ;
- Xác định vai trò của NVXH: giảm dần;
- Xác định vai trò của thân chủ: tham gia nhiều hơn, chủ động hơn;
- Phát triển một số kế hoạch tiếp theo (nếu cần thiết).


Bước 7: Kết thúc

- NVXH có thể phát triển một số kế hoạch tiếp theo để thân chủ để thực hiện.
Thông thƣờng, giai đoạn kết thúc diễn ra khi các mục tiêu can thiệp đạt đƣợc hay
vấn đề của thân chủ đƣợc giải quyết. Tuy nhiên, vẫn cịn có một số lí do khác khiến
việc can thiệp phải kết thúc đột ngột:
- Thân chủ tự vƣợt qua đƣợc, thân chủ không đủ khả năng theo đuổi kế hoạch, thân
chủ qua đời thân chủ không đồng ý tiếp tục nhận dịch vụ;
- Chuyển tuyến cho các tổ chức hay cơ quan có thẩm quyền để thực hiện tiếp kế
hoạch.
2. THỰC TRẠNG TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM
Hiện nay, trên cả nƣớc ta có khoảng 8 triệu ngƣời khuyết tật, con số này chiếm
7,8% dân số. Trong đó có 2.264.000 trẻ khuyết tật chiếm 28,3% tổng số ngƣời
khuyết tật. Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam cịn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc
sống về vật chất và tinh thần nên rất cần đến sự quan tâm và chăm sóc của Nhà
11


nƣớc và xã hội nhƣ trẻ bình thƣờng để các em có điều kiện phát triển thể chất và
học tập.
Bên cạnh đó, phần lớn trẻ em khuyết tật ở nƣớc ta thuộc đối tƣợng hộ nghèo, gia
đình chính sách và có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe,
học tập hay tham gia các hoạt động xã hội của trẻ khuyết tật đều bị hạn chế. Ngồi

ra, trẻ khuyết tật là đối tƣợng có nguy cơ bị bạo hành và lạm dụng rất cao.
Chính vì vậy, trẻ khuyết tật cần đƣợc đối xử bình đẳng, tránh sự kỳ thị, xa lánh của
cộng đồng để giúp trẻ xóa đi rào cản về mặc cảm bản thân khơng dám hịa nhập với
mọi ngƣời xung quanh. Trẻ cần nhận đƣợc sự trợ giúp, cần có các Chính sách dành
cho trẻ khuyết tật nhiều hơn nữa để trẻ có thể tự tin hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, ở nƣớc ta hiện nay khơng có nhiều trƣờng chun biệt về chăm sóc và
giáo dục trẻ em khuyết tật. Các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm dạy nghề cho trẻ
khuyết tật cịn ít, và trang thiết bị cịn thiếu. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy
chƣa đƣợc trang bị đầy đủ các kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức về dạng
tật và mức độ khuyết tật để nâng cao chất lƣợng học tập của trẻ. Vì vậy, việc quy
hoạch hệ thống trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập và cơ sở giáo dục chuyên biệt
cần sớm đƣợc nghiên cứu và hoàn chỉnh.
3. PHÂN LOẠI TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
- Theo bảng phân loại DSM-IV (Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu
tâm thần IV) có 4 mức độ Khuyết tật trí tuệ nhƣ sau:
– Khuyết tật trí tuệ nhẹ: chỉ số IQ từ 50 – 55 tới xấp xỉ 70
– Khuyết tật trí tuệ trung bình: chỉ số IQ từ 35 – 40 tới 50 – 55
– Khuyết tật trí tuệ nặng: chỉ số IQ từ 20 – 25 tới 35 – 40
– Khuyết tật trí tuệ rất nặng: chỉ số IQ dƣới 20 hoặc 2


Trẻ Khuyết tật trí tuệ mức nhẹ

Trẻ Khuyết tật trí tuệ nhẹ có thể đạt tuổi trí tuệ từ 7 đến 12 tuổi (IQ từ
50 - 55 đến khoảng 70). Theo Piaget, đây là giai đoạn thao tác cụ thể. Trẻ giải quyết
bằng vấn đề tƣ duy logic nhƣng vẫn chƣa thể suy nghĩ theo cách trừu tƣợng. Trong
giai đoạn trƣớc khi đến trƣờng (0 - 5 tuổi), chúng phát triển những kỹ năng giao tiếp
và xã hội. Trẻ có những khuyết tật nhỏ trong các lĩnh vực vận động cảm giác và
thƣờng không phân biệt đƣợc với những trẻ khơng bị Khuyết tật trí tuệ. Đến cuối
thời kỳ thanh thiếu niên, chúng có thể đạt đƣợc những kỹ năng học tập ở mực độ

xấp xỉ với lớp 6. Chúng cần đƣợc dạy những môn học cơ bản tại trƣờng ở mực độ
tối đa mà khả năng của trẻ cho phép.
Trẻ Khuyết tật trí tuệ nhẹ có khả năng thể hiện mình trong việc chọn bạn, trong các
hoạt động giải trí, cách ăn mặc… Khi đã thành ngƣời lớn, chúng thƣờng đạt đƣợc
những kỹ năng xã hội và nghề phù hợp cho việc tự hỗ trợ bản thân ở mức tối thiểu
nhƣng vẫn cần có ngƣời giám sát, hƣớng dẫn và giúp đỡ, đặc biệt khi chúng chịu
12


những sức ép kinh tế hoặc tình cảm bất thƣờng (trẻ thƣờng dễ bị tổn thƣơng bởi
những vấn đề tình cảm). Khi đƣợc trợ giúp thích hợp, ngƣời lớn Khuyết tật trí tuệ
nhẹ có thể sống khá thành cơng trong cộng đồng một cách độc lập hoặc tại những
môi trƣờng có giám sát.


Trẻ Khuyết tật trí tuệ mức trung bình

Trẻ chậm phát triển trí tuệ trung bình có thể đạt đến tuổi trí tuệ từ 4 đến 7
tuổi (IQ từ 35 - 40 đến 50 - 55). Theo Piaget, trẻ Khuyết tật trí tuệ trung bình ở vào
giai đoạn tiền tƣ duy logic. Chúng có thể xây dựng những khái niệm hữu ích dựa
trên kinh nghiệm, nhƣng chủ yếu chúng vẫn quan tâm đến những trải nghiệm trực
tiếp thông qua tiếp nhận. Thƣờng chúng cố gắng giải quyết vấn đề bằng nguyên tắc
“thử và sai”. Hầu hết trẻ có kỹ năng giao tiếp trong những năm đầu của thời kỳ ấu
thơ. Khi lớn lên, trẻ Khuyết tật trí tuệ trung bình có khả năng tự đƣa ra quyết định
nhƣng chúng cần đƣợc giúp đỡ. Ngƣời lớn giúp trẻ bằng cách chỉ cho chúng những
lựa chọn khác nhau và cùng chúng tìm hiểu các kết quả. Trẻ có thể thảo luận về
những nguyên tắc, do vậy cần khuyến khích các em thực hiện các nguyên tắc và
quyết định. Ngƣời lớn nên có thái độ cởi mở đối với những ý kiến của trẻ và phải có
khả năng thay đổi các nguyên tắc nhằm đáp ứng nhu cầu của chúng. Điều quan
trọng đối với trẻ là khi lớn lên, trẻ phải cảm thấy có nhiều quyền hạn hơn đối với

cuộc sống của mình.


Trẻ Khuyết tật trí tuệ mức nặng

Trẻ Khuyết tật trí tuệ nặng sẽ đạt đến tuổi trí tuệ giữa 2 và 4 tuổi (IQ từ 20 25 đến 35 - 40). Theo lý thuyết của Piaget đây là giai đoạn tiền thao tác trong quá
trình phát triển. Trong những năm đầu thời kỳ ấu thơ, trẻ Khuyết tật trí tuệ nặng
khơng phát triển hoặc phát triển rất ít ngơn ngữ nói. Khi lớn lên, chúng có thể học
nói nhƣng giao tiếp vẫn rất đơn giản. Trẻ Khuyết tật trí tuệ nặng có thể tƣ duy liên
kết theo kiểu “cái này đi với cái kia” (ví dụ nhƣ cái chén đi với đĩa đặt chén) và kiểu
“cái này rồi đến cái kia” (ví dụ mẹ lấy mũ và sau đó chúng ta sẽ đi chơi); nhƣng
khơng có khả năng tƣ duy ở dạng phán đốn xem điều gì sẽ xảy ra trong những tình
huống mới. Những kỹ năng của chúng khơng dựa nhiều trên sự hiểu biết về bản
chất sự vật mà chủ yếu dựa trên những trình tự về hành động mà chúng đã đƣợc dạy
kỹ lƣỡng. Chúng quen với những chuỗi hành động (ví dụ đầu tiên ra khỏi giƣờng,
sau đó tắm, sau đó mặc quần áo và ăn sáng) nên chúng sẽ rất lúng túng khi một mắc
xích trong chuỗi bị đứt đoạn vì một lý do khơng biết trƣớc (ví dụ khơng có hoạt
động tắm).
Trẻ thậm chí có thể hoảng sợ vì chúng khống biết cách đối phó với tình
huống mới. Trẻ Khuyết tật trí tuệ nặng có thể phát triển tốt trong một chƣơng trình
hàng ngày có tổ chức, trong các quy tắc ổn định và trong những tình huống dễ nhận
ra. Sự lặp lại và tính quen thuộc có thể dần đƣa đến sự hiểu biết về bản chất sự vật.
Mặt khác, chúng ta phải cẩn thận để không gây ra cho trẻ sự buồn tẻ, chán nản.

13


Tình trạng đồng bộ q mức có thể đƣa đến sự cứng nhắc. Bằng cách mang
lại cho trẻ một sự đa dạng nhất định, trẻ sẽ có thể mở rộng kinh nghiệm. Mặc dù trẻ
Khuyết tật trí tuệ nặng vẫn có khả năng phân biệt giữa bản thân và những ngƣời

khác, nhƣng chúng khơng thể đặt mình vào vị trí ngƣời khác, thực tế trẻ vẫn có thái
độ coi bản thân là trung tâm. Trẻ Khuyết tật trí tuệ nặng có thể đƣợc huấn luyện về
những kỹ năng tự chăm sóc cơ bản. Chúng chỉ thu nhận đƣợc ở một mức độ hạn chế
từ những chỉ dẫn trong các môn học tiền học đƣờng, ví dụ nhƣ nhận mặt chữ cái
hoặc đếm đơn giản. Khi lớn lên, chúng có thể thực hiện những kỹ năng đơn giản tại
những môi trƣờng đƣợc giám sát chặt chẽ. Hầu hết chúng có thể thích nghi tốt với
cuộc sống trong cộng đồng, trong nhà tập thể hoặc tại nhà mình, trừ khi chúng có
những khuyết tật địi hỏi cần đƣợc chăm sóc đặc biệt.


Trẻ Khuyết tật trí tuệ mức rất nặng

Trẻ Khuyết tật trí tuệ rất nặng sẽ đạt đến tuổi trí tuệ là 0 - 2 tuổi (IQ< 20
hoặc 25). Hầu hết trẻ đƣợc chẩn đốn là rất nặng có vấn đề về thần kinh, đây đƣợc
coi là nguyên nhân gây ra Khuyết tật trí tuệ. Trong những năm đầu của thời kỳ ấu
thơ, trẻ có thể hiện khuyết tật nặng về vận động, nghe và nhìn. Rất nhiều trong số
các trẻ này bị động kinh.
Theo Piaget, trẻ Khuyết tật trí tuệ rất nặng có sự phát triển nhận thức ở giai
đoạn vận động-cảm giác, nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh chỉ hạn chế ở
những gì trẻ nhận đƣợc thơng qua cảm giác và những hoạt động vận động. Ban đầu,
chỉ những gì mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy hoặc nếm thấy một
cách trực tiếp mới tồn tại; cịn những gì trẻ khơng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy,
ngửi thấy hoặc nếm thấy thì khơng tồn tại. Dựa trên những kinh nghiệm lặp lại và
trí nhớ, trẻ dần dần có khả năng liên kết giữa các kinh nghiệm, trẻ bắt đầu tƣ duy
theo kiểu liên kết. Một trong những nhận thức liên kết đầu tiên mà trẻ có là liên hệ
về sự xuất hiện của ngƣời trơng trẻ với việc đƣợc ăn. Trẻ Khuyết tật trí tuệ rất nặng
thể hiện ý thích khám phá mơi trƣờng của mình và thể hiện những trị chơi phối hợp
tay mắt, những trò chơi kết hợp và trò chơi thể hiện chức năng.
Dựa trên cách trẻ phát triển, trẻ có thể trƣởng thành thêm trong nhận thức về
sự tồn tại của đồ vật. Trẻ Khuyết tật trí tuệ phụ thuộc nhiều vào những ngƣời khác,

không chỉ vấn đề về chăm sóc mà cịn cả về trải nghiệm. Sự phát triển tối đa có thể
diễn ra trong một mơi trƣờng có tổ chức cao với sự giúp đỡ, giám sát liên tục và
quan hệ đã đƣợc cá nhân hoá giữa trẻ với ngƣời trông nom. Sự phát triển vận động,
các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự lực có thể đƣợc cải thiện nếu trẻ nhận đƣợc hƣớng
dẫn và tập luyện hợp lý. Một vài trẻ có thể thực hiện những nhiệm vụ đơn giản ở
những môi trƣờng đƣợc giám sát chặc chẽ.
4. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ


Nguyên nhân

Nguyên nhân trƣớc khi sinh: Một là, do di truyền: Lỗi nhiễm sắc thể gây hội
chứng Down, Turner, Cri-du-chat... đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây Khuyết
14


tật trí tuệ ở trẻ. Lỗi gen: Gây bệnh u xơ dạng củ, gãy nhiễm sắc thể X, hội chứng
Rett, hội chứng Williams Beuren, hội chứng Angelman và Prader Willy, nứt đốt
sống, thiếu một phần não, tràn dịch màng não, đầu nhỏ, rối loạn chức năng tuyến
giáp. Hai là, Do các yếu tố ngoại sinh: Do lây nhiễm: mẹ bị rubella (sởi Đức) nhất
là trong ba tháng đầu thai kỳ, nhiễm vi rút, bệnh giang mai hay HIV. Do nhiễm độc:
Mẹ tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, nhiễm độc chì nặng, nhiễm độc thủy ngân,
chất rƣợu cồn; do chụp tia X, chất độc màu da cam (thế hệ thứ hai), kháng thể
Rhesus. Do suy dinh dƣỡng ở ngƣời mẹ hoặc thiếu iốt trong thức ăn hay nƣớc uống.
Nguyên nhân trong khi sinh: Đẻ non dƣới 37 tuần, cân nặng khi sinh thấp
hơn 2500g, ngạt khi sinh, can thiệp sản khoa (kẹp, hút thai, đẻ chỉ huy), vàng da
nhân não…
Nguyên nhân sau khi sinh: Viêm nhiễm (viêm màng não, chảy máu não), tổn
thƣơng (tổn thƣơng não do chấn thƣơng đầu nghiêm trọng hoặc do động kinh, sốt
cao co giật), u não (tổn thƣơng do khối u, hoặc do các liệu pháp y học nhƣ phẫu

thuật, sử dụng tia X, dùng hóa chất hay chích máu).
Ngun nhân từ mơi trƣờng xã hội: Khơng đƣợc chăm sóc đầy đủ về y tế và
thể chất (thiếu dinh dƣỡng, khơng đƣợc tiêm phịng đầy đủ). Thiếu thốn về tâm lý –
xã hội (thiếu sự chăm sóc nhạy cảm, khơng đƣợc kích thích để trải nghiệm và khám
phá, bị bỏ rơi hoặc lạm dụng). Có nhiều hạn chế trong sử dụng ngơn ngữ tại gia
đình (chỉ sử dụng câu ngắn với vốn từ và câu có hạn). Trẻ đƣợc ni dƣỡng theo
cách để ngƣời khác định đoạt cuộc sống của nó (những trẻ nhƣ vậy khơng tự kiểm
sốt đƣợc mình, ít khi tin là hành động của mình quan trọng đối với chính sự thành
công hay thất bại của bản thân; đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ học kém).


Biểu hiện

Một là, về nhận thức: Sự phát triển nhận thức ở trẻ em khuyết tật trí tuệ có
sự khác biệt rõ rệt so với trẻ bình thƣờng thể hiện ở đặc điểm: từng giai đoạn phát
triển kéo dài hơn và cả quá trình triển sẽ dừng lại sớm hơn. Sự trì hỗn hồn thiện
của hệ thống vỏ não cấp một và cấp hai sẽ đƣa đến việc thiếu hụt các hoạt động tập
trung đối trẻ khuyết tật trí tuệ. Chậm biết nói và khó khăn khi nói. Kém hiểu biết về
các quy luật cơ bản. Không ý thức đƣợc hậu quả về các hành vi của mình. Khó khăn
khi tự phục vụ (tự ăn uống, vệ sinh cá nhân, học tập…). Khó nhận biết các khái
niệm, tƣ duy lơgíc kém, thiếu tính nhận xét, phê phán…
Hai là, về trí nhớ: Trẻ em khuyết tật trí tuệ thƣờng có biểu hiện chậm hiểu
cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu. Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy
đủ. Chỉ ghi nhớ cái bên ngồi sự vật, khơng ghi nhớ cái bên trong, cái khái quát…
Ba là, về chú ý: Trẻ em khuyết tật trí tuệ thƣờng có biểu hiện khơng tập
trung vào chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài, dễ bị phân tán bởi các sự vật
nhỏ…

15



Bốn là, về vận động, kỹ năng: trẻ em khuyết tật trí tuệ thƣờng chậm biết lật,
ngồi, bị và đi đứng, chậm biết nói và khó khăn khi nói, kéo theo đó là những khó
khăn khi tự phục vụ: ăn uống, vệ sinh cá nhân, giao tiếp xã hội… dẫn đến kém hiểu
biết về các quy luật cơ bản và thƣờng không ý thức đƣợc hậu quả về các hành vi của
mình.
Năm là, về cảm giác, tri giác: Trẻ em khuyết tật trí tuệ thƣờng chậm chạp, ít
linh hoạt, khó khăn trong việc phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật, thiếu tính
tích cực trong quan sát…
5. VAI TRÒ VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ
TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
5.1. Vai trị
Nhân viên xã hội vận dụng những lý thuyết, kiến thức, kỹ năng đã đƣợc học
trong công tác xã hội cá nhân vào làm việc với ngƣời khuyết tật và thực hành một
số nguyên tắc đạo đức khi làm việc với ngƣời khuyết tật. Trong tiến trình hỗ trợ học
tập cho trẻ khuyết tật trí tuệ Nhân viên xã hội đóng nhiều vai trò:
Vai trò là ngƣời giáo dục, chuyền đến cho thân chủ các thông tin một cách
nhanh nhất để thân chủ nhận thức đƣợc các hành vi của mình. Nhân viên xã hội
điều chỉnh chƣơng trình giảng dạy và phƣơng pháp giảng dạy thông thƣờng để đáp
ứng nhu cầu cá nhân; In tài liệu nghe nhìn để kích thích sự quan tâm và học tập;
Cung cấp các bài học, thiết lập và đánh dấu bài tập.
Vai trò tham vấn để cung cấp thông tin và kiến thức cho thân chủ, khuyến
khích học sinh phát triển sự tự tin và độc lập nhằm đạt đƣợc mục tiêu của hành
động.
Vai trò là nhà nghiên cứu để thu thập các thông tin, phát triển và bồi dƣỡng
các kỹ năng phù hợp và khả năng xã hội để cho phép sự phát triển tối ƣu của học
sinh và phân tích vấn đề của thân chủ, từ các phân tích đó chuyển các chƣơng trình
hành động nhằm cải thiện vấn đề của thân chủ.
Vai trò là ngƣời lập kế hoạch tức là dựa trên các thơng tin đã đƣợc đánh giá xác
minh thì Nhân viên xã hội cùng thân chủ lập ra các hoạt động cần thực hiện để trợ

giúp cho thân chủ giải quyết vấn đề khó khăn. Nhân viên xã hội làm việc nhƣ một
thành viên trong nhóm trong đội ngũ nhân viên trƣờng học rộng hơn và liên lạc với
các cá nhân có liên quan khác nhƣ nhà tâm lý học giáo dục và phụ huynh.
5.2. Kỹ năng
Trong tiến trình hỗ trợ học tập cho trẻ khuyết tật trí tuệ Nhân viên xã hội sử
dụng linh hoạt rất nhiều các kỹ năng khi làm việc với thân chủ, với gia đình thân
chủ
Đối với thân chủ kỹ năng tạo lập mối quan hệ đƣợc Nhân viên xã hội sử
dụng để tạo sự tin tƣởng ở nơi thân chủ qua đó thân chủ có thể nhiệt tình và sẵn
16


sàng cung cấp thơng tin. Trong q trình thu thập thông tin Nhân viên xã hội sử
dụng kỹ năng đặt câu hỏi, hỏi những câu hỏi đóng và mở thu thập các thông tin liên
quan đến thân chủ một cách đầy đủ nhất. Trong các cuộc nói chuyện hay phỏng vấn
thân chủ Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng thấu cảm và kỹ năng lắng nghe tích cực
để thân chủ cảm thấy Nhân viên xã hội luôn lắng nghe, tập trung vào những gì thân
chủ nói, biết chia sẻ với thân chủ vấn đề của thân chủ. Trong các tiết dạy cho thân
chủ Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng lập kế hoạch để lên các giáo án kế hoạch dạy
phù hợp và kỹ năng khuyến khích sự tham gia để thân chủ tích cực tham gia và hợp
tác với Nhân viên xã hội.
Đối với gia đình thân chủ Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để
thu thập thông tin liên quan đến thân chủ và kỹ năng thấu cảm với những gì mẹ của
thân chủ nói trong cuộc phỏng vấn sâu, ln ln lắng nghe tích cực và phản hồi.
6. HỆ THỐNG CÁC LÝ THUYẾT ÁP DỤNG:


Thuyết nhu cầu
- Đây là thuyết đƣợc ra đời vào năm 1943. Thuyết nói về những nhu cầu cơ bản
và nhu cầu cấp cao của con ngƣời. Theo Maslow, nhu cầu của con ngƣời đƣợc sắp

xếp theo bậc thang từ thấp đến cao, từ những nhu cầu đơn giản đến quan trọng nhất.
- Theo thuyết Maslow, thì nhu cần của con ngƣời chia thành 5 thành tố và đƣợc sắp
xếp từ thấp đến cao: nhu cầu sinh lí, an tồn, u mến và phụ thuộc, nhu cầu đƣợc
tơn trọng, nhu cầu đƣợc thể hiện. Việc thỗ mãn những nhu cầu của bậc thấp sẽ là
tiền đề để những nhu cầu ở bậc cao hơn đƣợc thoã mãn.

Tháp Nhu cầu của Abraham Maslow
- Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con ngƣời đƣợc liệt
kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.

17


Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải đƣợc thoả mãn trƣớc khi nghĩ đến các
nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn đƣợc thoả mãn
ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dƣới (phía đáy tháp) đã đƣợc
đáp ứng đầy đủ 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
•Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức
ăn, nƣớc uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Đây là nhu cầu cơ bản
nhất và mạnh nhất của con ngƣời.
•Tầng thứ hai: Nhu cầu an tồn (safety) - cần có cảm giác n tâm về an tồn thân
thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản đƣợc đảm bảo. Nhu cầu an toàn và an ninh
này đƣợc thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.
•Tầng thứ ba: Nhu cầu đƣợc giao lƣu tình cảm và đƣợc trực thuộc (love/belonging)
- muốn đƣợc trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè
thân hữu tin cậy. Nếu nhu cầu này không đƣợc thoả mãn , đáp ứng, nó có thể gây ra
các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.
•Tầng thứ tƣ: Nhu cầu đƣợc q trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác đƣợc
tơn trọng, kính mến, đƣợc tin tƣởng.
•Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng

tạo, đƣợc thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có đƣợc và đƣợc
cơng nhận là thành đạt.

Khi vận dụng lý thuyết này vào trong tiến trình trợ giúp nhằm giúp NVXH
đánh giá nhu cầu nào của thân chủ cần đƣợc đáp ứng trƣớc tiên. Ví dụ nhƣ đơn giản
nhất là nhu cầu về mặt thể chất nhƣ các hoạt động sinh hoạt cá nhân, họat động học
tập,... Qua tìm hiểu và quan sát nếu những nhu cầu nào chƣa đƣợc đáp ứng thì sẽ
đƣa ra những giải pháp để cải thiện và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản trƣớc
khi giải quyết các vấn đề mà thân chủ đang gặp phải. Vì nếu những nhu cầu cơ bản
khơng đƣợc đáp ứng thì những nhu cầu cao hơn nhƣ là an toàn, bạn bè,… sẽ không
đƣợc giải quyết.

Thuyết hệ thống:
Biểu đồ thế hệ biểu hiện rõ mối quan hệ khi chúng ta xem xét gia đình hay con
ngƣời trong mối quan hệ từ thế hệ này sáng thế hệ khác
Biểu đồ thế hệ là một cơng cụ để đánh giá gia đình, nhìn thấy đƣợc hệ thống
tình cảm gia đình, tƣơng quan giữa các thành viên, văn hố gia đình
Đƣợc áp dụng trong việc tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ của thân chủ trong đó có
mơi trƣờng xung quanh và tiểu hệ thống gia đình. Thân chủ có mối quan hệ với
những nguồn lực này, sau khi đƣợc đánh giá tiềm năng, sẽ khai thác các nguồn lực
đó để cùng tham gia vào quá trình hỗ trợ vấn đề cho thân chủ, giải thích đƣợc
nguyên nhân của vấn đề.

18



Vận dụng thuyết này vào trong tiến trình, em có thể so sánh, đối chiếu mối
quan hệ giữa thân chủ và các thành phần khác có tác động lên thân chủ nhƣ gia đình
của thân chủ, hàng xóm, bạn bè, ơng bà, … để có một cái nhìn bao qt hơn,

nguyên nhân của vấn đề mà thân chủ đang gặp phải sẽ đƣợc nhìn nhận một cách
tổng thể hơn để có những kế hoạch can thiệp phù hợp.

19


CHƢƠNG II: TIÉN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI VIỆC HỖ
TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
1.

KHÁI QUÁT TRƢỜNG HỢP
1.1. Bối cảnh chọn thân chủ

Ở đợt thực tập tốt nghiệp lần này, dƣới sự đồng ý của phía nhà trƣờng cùng với ban
lãnh đạo phòng Lao động thƣơng binh và xã hội quận Ngũ Hành Sơn tôi đã có đƣợc
cơ hội làm việc tại cơ sở. Dƣới sự hƣớng dẫn và phân chia của phị phịng tơi đƣợc
phân công quản lý cũng nhƣ làm việc với TC của mình trong thời gian thực tập tại
cơ sở là em N.T.T.N.
1.2. Hồ sơ thân chủ








Họ và tên: N.T.T.N
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 12/03/2012

Quê quán: Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Chổ ở hiện tại: Tổ 86 phƣờng Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đ à Nẵng
Dạng tật: Khuyết tật trí tuệ ( chậm phát triển trí tuệ )
Mức độ khuyết tật: Trung bình ( đã đƣợc xác định)
Đặc điểm tâm sinh lý:
+ Khơng biết đọc viết
+ Trí tuệ chậm phát triển
+ Hiếu động

 Khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt của TC: tự phục vụ bản thân những việc

đơn giản
 Tình trạng sức khỏe thể chất: Phát triển bình thƣờng
 Trình độ học vấn: 0/12
 Hồn cảnh gia đình: trung bình
 Họ và tên mẹ thân chủ: Phạm Thị Q
+ Nghề nghiệp: Nội trợ, chăm con
 Họ và tên cha thân chủ: Ngơ Đức T

+Nghề nghiệp: phụ hồ
2. TIẾN TRÌNH HỖ TRỢ THÂN CHỦ
2.1. GIAI ĐOẠN 1 : Tiếp cận thân chủ
 Quá trình tiếp cận thân chủ:
 Thuận lợi:
+ Đƣợc sự giới thiệu và chỉ dẫn nhiệt tình cảu chị chuyên viên phòng LĐTBXH

20


+ Mặc dù là buổi đầu tiên gặp thân chủ, nhƣng mẹ thân chủ là ngƣời thân thiện và

vui vẻ. Chính vì yếu tố đó mà đã giúp cho các buổi gặp mặt tiếp theo của tôi đƣợc
thuận lợi hơn trong cơng việc hỗ trợ thân chủ
 Khó khăn:

+ Đối với NVXH, là gặp lần mặt đầu tiên nên bản thân cịn nhiều thiếu sót trong
cách giao tiếp với trẻ em khuyết tật cũng nhƣ ngừoi nhà TC.
+ Đối với thân chủ, thân chủ còn rất rụt rè và hầu nhƣ không giao tiếp trong lần
gặp đầu tiên
2.2. GIAI ĐOẠN 2: Thu thập thông tin và nhận diện vấn đề của thân chủ
 Nhận diện vấn đề của thân chủ
Thân chủ hiện đang mắc phải chứng thiểu năng trí tuệ nên rất chậm trong các
hoạt động học tập. Trong giao tiếp trong thân chủ còn rụt rè và thiếu tự tin. Qua tìm
hiểu đƣợc biết, trong học tập thân chủ gặp khá nhiều khó khăn vì chƣa đƣợc đến
trƣờng. Thân chủ chỉ biết đƣợc vài chữ cái, vài con số. Thân chủ chƣa có kỹ đánh
vần, làm phép tính, nhận diện hình ảnh, màu sắc,.... Thân chủ chỉ nói đƣợc những từ
hoặc cụm từ đơn giản khi muốn ai đó giúp mình. Hầu hết các hoạt động sinh hoạt cá
nhân đều phải có sự theo dõi và trợ giúp của mẹ. Thân chủ là một cơ bé rất thích
đƣợc tơ và vẽ màu, thân chủ rất thích xem các chƣơng trình ca nhạc thiếu nhi. Các
vấn đề trong học tập của thân chủ đang cịn gặp rất nhiều khó khăn và khó có thể
đáp ứng và cải thiện kịp thời vì thân chủ chƣa đƣợc đến trƣờng. Chính vì vậy, các
vấn đề liên quan đến học tập cần đƣợc ƣu tiên để đƣợc trợ giúp. Dựa trên những
điểm mạnh của thân chủ tôi đã xác định hƣớng giúp đỡ trong học tập cho thân chủ
đó chính là kỹ năng nhận diện và gọi tên màu sắc, mức độ phù hợp với khả năng
của thân chủ và sự truyền đạt của NVXH.

21


2.2.1 Sơ đồ phả hệ
Ông

ngoại

Ông
nội


nội


ngoại

Mẹ

Ba

TC

Anh

Sơ đồ 1: Sơ đồ phả hệ
* Chú thích:
Con trai
Con gái

Đã mất

Mối quan hệ thân thiết

Mối quan hệ bình thƣờng


* Phân tích sơ đồ:
N hiện đang sống cùng với bố mẹ và anh chị của mình tại tổ 86 phƣờng Khuê
Mỹ quận Ngũ Hành Sơn. Cuộc sống gia đình bình thƣờng, các thành viên trong gia
đình luôn quan tâm và yêu thƣơng nhau. Theo sơ đồ ta thấy, N và mẹ và mối quan
hệ tƣơng tác 2 chiều thân thiết. Qua quá trình làm việc với TC, NVXH dễ dàng
nhận thấy mẹ là ngƣời trực tiếp chăm sóc, ln bên cạnh và hỗ trợ cho TC trong hầu
hết các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó ta thấy giữa N và bố là mối
quan hệ có tƣơng tác bình thƣờng. Hầu nhƣ bố và TC chỉ gặp nhau vào buổi tối, vì
ban ngày bố của TC phải đi làm cơng trình. Chính vì vậy, thời gian giữa TC và bố
là rất ít, tuy nhiên có thời gian là bố TC ln hỗ trợ cho TC. Cũng tƣơng tự nhƣ thế,
anh của TC cũng có khá ít thời gian cùng vui chơi với TC vì anh phải học cả ngày.
22


×