Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Bài báo cáo tính chống hạn của thực vật doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 36 trang )

GVHD: Nguyễn Sanh Mân Nhóm I : Nguyễn Thị Thu Hằng
Phạm Thị Kim Anh
Phạm Văn Chí
Tô Thị Hạnh
BÀI BÁO CÁO
TÍNH CHỐNG HẠN CỦA THỰC VẬT
- Tính chịu hạn của thực vật là sự thích nghi có bản chất di
truyền được thể hiện ra trong tính thích nghi đa dạng về mặt
hình thái và sinh lý của thực vật chịu mất nước khi bị hạn.
VÀI NÉT VỀ TÍNH CHỊU HẠN CỦA THỰC VẬT
I.CÁC LOẠI HẠN Ở THỰC VẬT
Có 3 loại hạn chính trên cây trồng :
1. Hạn do đất
2. Hạn do không khí
3. Hạn do sinh lý

1. Hạn đất
Xảy ra khi lượng nước dự trữ cho cây hấp thu trong đất bị cạn
kiệt nên cây không hút đủ nước và mất cân bằng nước.
2. Hạn không khí xảy ra khi độ ẩm không khí quá thấp làm
cho quá trình thoát hơi nước của cây quá mạnh và cũng có
thể dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.
3. Hạn sinh lý xảy ra do trạng thái sinh lý của cây không cho phép cây hút
được nước mặc dù trong môi trường không thiếu nước.
Bệnh héo xanh ở cây họ cà do Pseudomonas solanacearum

II. TÁC HẠI CỦA HẠN ĐỐI VỚI CÂY CƠ THỂ THỰC VẬT
1. Hệ thống keo nguyên sinh chất bị thay đổi mạnh
- Thay đổi các tính chất lý hoá của chất nguyên sinh, tăng độ nhớt
chất nguyên sinh làm chậm các hoạt động sống, giảm mức độ
phân tán, khả năng thuỷ hoá và tính đàn hối của keo nguyên sinh


chất…
- Thay đổi đặc tính hoá keo từ trạng thái sol rất linh động thuận lợi
cho các hoạt động sống sang trạng thái coaxecva hoặc gel kém
linh động, cản trở các hoạt động sống…
2. Quá trình trao đổi chất lúc thiếu nước sẽ bị đảo lộn
- Từ hoạt động tổng hợp là chủ yếu khi đủ nước chuyển
sang hướng phân giải khi thiếu nước. Quá trình phân giải
quan trọng nhất là phân giải protein và axit nucleic, kết
quả là giải phóng và tích luỹ NH
3
gây độc cho cây và có thể
làm chết cây.
3.Hoạt động sinh lý bị kìm hãm
- Thiếu nước sẽ ức chế hoạt động quang hợp. Do khí khổng đóng
nên thiếu CO
2
, lục lạp có thể bị phân huỷ, ức chế tổng hợp diệp
lục, lá bị khô héo chết làm giảm diện tích quang hợp.
- Thiếu nước kìm hãm tốc độ vận chuyển chất đồng hoá về các cơ
quan dự trữ và có thể có hiện tượng “chảy ngược dòng” các chất
đồng hoá từ các cơ quan dự trữ về các cơ quan dinh dưỡng. Kết
quả làm giảm năng suất kinh tế của cây trồng.

4.Quá trình sinh trưởng và phát triển bị kìm hãm
Ức chế sinh trưởng: thiếu nước
thì đỉnh sinh trưởng không tiến
hành phân chia được, quá trình
dãn của tế bào bị ức chế làm cho
chiều cao cây kém phát triển.
Ức chế ra hoa, kết quả: Thiếu nước

ảnh hưởng đến quá trình phân hoá
hoa và đặc biệt là quá trình thụ tinh,
hạt phấn không nảAy mầm, ống
phấn không sinh trưởng được, sự thụ
tinh không xảy ra và hạt sẽ bị lép,
giảm năng suất.
III. BẢN CHẤT CỦA NHỮNG THỰC VẬT THÍCH NGHI
VÀ CHỐNG CHỊU KHÔ HẠN.
Tính chịu hạn là sự thích nghi bằng cách giảm thiểu sự thoát hơi
nước nhờ có lớp cutin dày, khí khổng nằm sâu, hình thành các
protein sốc có tác dụng bảo vệ bộ gen khỏi bị hạn tác động gây hư
hại và sử dụng nước một cách có hiệu quả nhất bằng cách tiến
hành quang hợp theo con đường CAM.
1. Các phản ứng chịu hạn
a. Thực vật tránh khô hạn (thực vật chóng tàn
Ephemerophyta)
b. Thực vật tích luỹ nước (hạn sinh giả).
c. Thực vật thích nghi tìm kiếm nước.
d. Thực vật chịu khô hạn ở trạng thái tiềm sinh (anabios).
1.Thực vật tránh khô hạn ( thực vật chóng tàn Ephemerophyta)
Hạt của chúng nảy mầm ngay khi bắt đầu có mưa, đất còn ẩm.
Sau đó, chúng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, hình
thành hạt rồi chết trước khi mùa khô đến. Hạt của chúng chịu
hạn rất tốt vì có thời gian ngủ nghỉ rất dài suốt mùa khô, đợi
đến mùa mưa năm sau lại nẩy mầm.
- Nói chung, những thực vật này không có những đặc trưng
chống hạn thực sự mà chỉ có chu kỳ sống quá ngắn nên tránh
được hạn và tính phát triển dẻo dai.
2. Thực vật tích luỹ nước (hạn sinh giả): Nhóm này gồm thực
vật mọng nước trước hết là cây xương rồng (Euphobia), cây có

thân dày, bề mặt thoát hơi nước ở nhóm này là rất hẹp. Lá bị
tiêu giảm mạnh, tất cả bề mặt của cây được phủ lớp cutin dày.
Xương rồng có hệ rễ cạn nhưng phân bố rộng chúng sống nhờ
lượng nước mưa dự trữ trong các cơ quan thịt mọng, lượng
nước này được xương rồng chi dùng một cách tiết kiệm.
Ban ngày khí khổng đóng, ban đêm khí khổng mở cho khí CO
2

khuếch tán vào lá. Các axit hữu cơ vốn rất giàu trong cây mọng
nước là chất nhận CO
2
.
Đóng mở lổ khí khổng
Cây và hoa của loài cây Philcoxia minensis mọc ở sa mạc
thực vật ở sa mạc như điều vô cùng kỳ thú
3. Thực vật thích nghi tìm kiếm nước: Nhóm này có hệ rễ lan toả và
ăn sâu, hướng tới nguồn nước trong đất. Tế bào rễ thường có áp suất
thẩm thấu cao, sức hút nước lớn. Một đặc điểm rất quan trọng của
kiểu chịu hạn này là khả năng chịu được mức độ mất nước rất cao-
héo lâu dài mà không bị hư hại. Khi được cung cấp nước, thực vật
nhóm này nhanh chóng phục hồi lại hoạt động sống bình thường
Cây dưa hấu vào buồi sáng Cây dưa hấu vào buổi chiều
Những thực vật thích nghi tìm kiếm nước
Cây đinh lăng đồng cỏ Cây ngải cứu
4. Thực vật chịu khô
hạn ở trạng thái tiềm
sinh (anabios):
- Đó là loài cây lá cứng
ở trạng thái cương chứa
hàm lượng nước rất ít.

Khi héo, hàm lượng nước
trong các cây ấy có thể
tụt xuống đến 25%.
- Lá ở những cây này rất
cứng cho phép chúng
tránh khỏi hư hại cơ học
khi mất sức trương. Tế
bào chất của các loài
thực vật này có độ nhớt
cao.
2. Bản chất của những thục vất thích nghi và chống chịu khô hạn.
a.Tránh hạn
- Những thực vật này thường sống ở những sa mạc khô hạn có
thời gian mưa rất ngắn trong năm.
- Hạt của chúng nảy mầm ngay khi bắt đầu có mưa, đất còn ẩm. Sau đó,
chúng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, hình thành hạt rồi chết
trước khi mùa khô đến. Hạt của chúng chịu hạn rất tốt vì có thời gian
ngủ nghỉ rất dài suốt mùa khô, đợi đến mùa mưa năm sau lại nẩy mầm.

×