Ảnh hưởng của văn hoá lên hoạt động marketing của doanh
nghiệp
Trong một nền văn hoá các giá trị văn hoá có tính bền vững và tính phổ cập khác nhau và
do đó ảnh hưởng không giống nhau đến hoạt động marketing của các DN. Bên cạnh những giá
trị văn hoá mang tính phổ cập và thống nhất thì luôn tồn tại các giá trị văn hoá mang tính địa
phương đặc thù, còn gọi là các nhánh văn hoá. Những giá trị văn hoá phổ cập thống nhất có
ảnh hưởng rộng lớn trong phạm vi toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung trong nhu cầu,
ước muốn, hành vi tiêu dùng của đông đảo người mua trong một quốc gia, một dân tộc. Ví dụ,
nói đến truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam phải nói đến tập quán tiêu dùng
cơm gạo với những phương tiện để ăn như bát đũa v.v Ngoài ra khẩu vị mỗi vùng miền lại
khác nhau do đó muón thâm nhập vào thị trường VN, KFC phải đối mặt với rất nhiều thách
thức về văn hoá , xã hội
Dân số
Nước ta có khoảng 85 triệu người, mật độ dân số lên tới 258 người/km
2
, cao gần
gấp đôi Trung Quốc, gấp hơn 5 lần mật độ chung của thế giới và gấp 10 lần mật độ
dân số của các nước đã phát triển.
Cơ cấu dân số đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu tuổi thuận
lợi, với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay với 64,5% trong độ tuổi lao
động và theo số liệu thống kê, sự gia tăng dân số thành thị đang có xu hướng tăng
nhanh hơn ở nông thôn.
Như vậy có thể khẳng định Việt Nam là một nước đông dân có cơ cấu dân số trẻ,
nhận định này đưa đến hai lợi thế cho ngành hàng thực phẩm.
Thứ nhất bởi với dân số đông như nước ta cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một
nhu cầu khổng lồ đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm - những mặt hàng thiết
yếu.Đây sẽ là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực thực phẩm
Thứ hai là với cơ cấu dân số trẻ, người ta sẽ có thể dễ dàng thay đổi khẩu vị hơn
so với tầng lớp cao tuổi, người trẻ thường có xu hướng dễ chấp nhận hơn, có tính
thích nghi tốt hơn điều đó sẽ tạo điều kiện cho các loại thực phẩm hương vị mới lạ
thâm nhập thị trường và thức ăn nhanh cũng không phải là ngoại lệ.
• Văn hóa - ẩm thực
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã
hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ
hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Mỗi quốc gia, vùng lãnh
thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này
là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Tuy nhiên, hiện nay sự giao thoa
giữa các nền văn hóa diễn ra ngày một nhiều hơn, và điều này sẽ thay đổi tâm lý tiêu
dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành.
Nhìn chung đặc điểm khẩu vị ăn uống của người Việt Nam về trạng thái thích ăn
những món ăn giòn, dai để uống với rượu, bia, món canh và món mặn như kho, rim
để ăn với cơm. Về mùi vị sử dụng nhiều loại gia vị đặc trưng như ớt , tỏi gừng, giềng,
mẻ , mắm tôm để làm tăng sự hẫp dẫn về mùi vị đối với sản phẩm. Về màu sắc
ngoài việc sử dụng màu sắc tự nhiên của nguyên liệu còn sử dụng các chất màu thực
phẩm để làm tăng màu sắc của sản phẩm , tạo sự hấp dẫn đối với sản phẩm .
Khẩu vị ăn uống của người Việt Nam được phân biệt khá rõ giữa 3 miền. Người
Miền Bắc thường sử dụng vị chua của mẻ , dẫm bỗng , quả dọc , quả me v.v để chế
biến món ăn. Sử dụng gia vị chua, cay với độ thấp hơn so với người mièn Trung,
Miền Nam. Trong các món ăn mặn thường ko dùng hoặc dùng rất ít vị ngọt của
đường. Người miền Trung khẩu vị chua, cay, ngọt của đường sẽ gắt hơn so với người
miền Bắc, nhưng vẫn kém gắt hơn so với người miền Nam. Tuy nhiên ở 1 số vùng
thuộc Quảng Bình , Vĩnh Linh, Quảng Trị khẩu vị về chua cay cũng ko kém gì người
miền Nam. KHẩu vị của người miền Nam về chua, cay, ngọt của đường thường gắt
hơn cả. Đặc biệt ở miền Nam hay dùng nước dừa để chế biến các món ăn mặn và các
loại bánh. Nước chấm đặc trưng của người miền Nam là nước lèo. Có thể thấy người
Việt không hề thích vị béo ngậy mà đó lại là điểm đặc trưng của các sản phẩm thức ăn
nhanh của KFC. Đây trở thành một rào cản rất khó vượt qua với các hãng thức ăn
nhanh mà tiêu biểu là Jollibee khi tiến hành thâm nhập – thất bại – phải tiến hành cầm
cự, thu nhỏ quy mô
Sức khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu do hiện nay số lượng
người mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường đang tăng nhanh chóng. Và thức ăn
nhanh được coi như là một trong những nguyên nhân, nó khiến cho người tiêu dùng
cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng loại thức ăn này. Đồng thời, với
nhiều vụ bê bối về an toàn thực phẩm như hiện nay càng khiến người tiêu dùng mất
lòng tin vào thực phẩm ở các hàng quán.
Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận thấy sự giao thoa về văn hóa ẩm thực.
Người Việt Nam đang dần có sự thay đổi thói quen từ dùng những món ăn truyền
thống đòi hỏi nhiều thời gian đến dùng những bữa ăn nhanh để thích nghi với nhịp
sống ngày càng hối hả hiện tại.
Nhưng để đối mặt với những thách thức mà mình phải đối mặt khi xâm
nhập vào thị truờng VN, KFC đã có những thay đổi như:
Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hambeger, khi xâm nhập
vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp
khẩu vị người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp
cải trộn Jumbo…Kích thước của Hambeger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp
với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam. Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo
nhiều loại giúp cho ngưòi tiêu dùng dễ chọn lựa thức ăn ưa thích. Danh mục này bao
gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi ngày, phần ăn cho trẻ em, nước giải khát, thức
ăn nhẹ, thức ăn phụ, kinh tế mỗi ngày, xalach, tráng miệng,… Bên cạnh đó, một số
món mới đã dược tung ra thị trường Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự đa dạng
trong danh mục thực đơn, như: bơgơ phi lê, bơgơ tôm, lipton ice tea, nước Evian…
Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản
phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có
thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà.
Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ.
KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới,
thay đổi sản phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà còn đặc biệt quan tâm đến
sức khoẻ của kháck hàng. Theo tin NewYork, ngày 30 tháng 10 năm 2006, sau 2 năm
bí mật thử nghiệm một loại dầu chiên Gà ít chất béo, hôm nay KFC chính thức tuyên
bố sẽ thay đổi loại dầu mới này vào tháng 4-2007 ngoại trừ loại bánh mì biscuits.
5500 tiệm KFC sẽ thay đổi dầu chiên loại đậu nành thay vì dầu rau mà công ty cho
rằng ảnh hưởng đến bệnh đau tim, thực ra hai năm qua KFC đã bí mật dùng loại dầu
đậu nành để bán cho thực khách và chờ đợi phản ứng của họ về khẩu vị thay đổi của
mỗi người khác nhau ra sao. Đậu nành có hàm lượng linolenic thấp có chứa hàm
lượng axit linolenic dưới 3% trong khi hàm lượng này ở dầu nành thông thường là
8%. Kết quả là dầu nành ổn định hơn cần ít hydro hoá hơn và do vậy tạo ra ít axit béo
no hơn. Do đó người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm KFC,
đặc biệt trong giới thanh thiếu niên hiện nay, khi mà tình trạng béo phì đang ngày
càng có sự gia tăng rõ rệt. Việc thay đổi nguyên liệu dầu chiên này sẽ thu hút nhiều
người đến với KFC hơn. Các bạn nữ sẽ thoải mái ăn KFC hơn mà không bị ám ảnh
tình trạng thừa cân và béo phì. Đây là bước tiến quan trọng để KFC tấn công vào thị
trường.
NX : Vào thị trường Việt Nam, KFC đã thay đổi chiến lược. Đó là tạo ra các sản
phẩm dị biệt hóa, phát triển dòng sản phẩm cũ. Sự thay đổi này mang lại cho KFC
nhiều thắng lợi lớn trên thị trường Việt Nam. Điều đầu tiên, là điều mà hãng ngành
kinh doanh nào cũng muốn, là nhận được sự ủng hộ của nhiều khách hàng. Từ đó
giúp KFC có chỗ đứng trong thị trường Việt Nam, mở rộng thị trường trên toàn thế
giới và tăng lợi nhuận cho tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh này. Phải nói rằng,
chiến lược này của KFC khá hoàn mỹ và linh hoạt với thị trường năng động như Việt
Nam. Tuy nhiên khi theo đuổi chiến lược này, để tiếp tục được ủng hộ thì KFC phải
không ngừng đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, uy tín, có kiểm dịch. Mặt khác, không
ngừng thay đổi làm mới thực đơn, tạo ra nhiều sản phẩm mà khách hàng chỉ cần
thưởng thức là thấy hứng thú và biết nó là của KFC.Ngoài ra, nếu KFC không sáng
tạo, không sẵn sàng cho một chiến lược đột phá thì có lẽ sẽ bị lép vế trước đối thủ
cùng thị trường là Lotteria. Điều đó cũng có nghĩa là thị phần của KFC ở Việt Nam sẽ
bị thu hẹp khi chưa kể đến đối thủ tiềm ẩn là Macdonald.