Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Luận chứng vai trò của công nghệ tự động hoá đối với .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.58 KB, 7 trang )

Bài tập môn:
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac –Lênin

Đề bài : Luận chứng vai trò của công nghệ tự động hoá đối với
sự phát triển công nghiệp.

BÀI LÀM

Ngày nay, khi mà vấn đề dân số đang đè nặng nên nền kinh tế các quốc
gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đồng hành với nó lại là nhu cầu
càng cao của con người đã đòi hỏi xã hội phải không ngừng tăng năng suất lao
động và cải tiến chất lượng trong hoạt động sản xuất vật chất. Trước xu thế đó,
ngành công nghiệp – lĩnh vực mũi nhọn tạo ra sản phẩm cần phải có một chiến
lược phát triển để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Và việc ứng dụng khoa học công
nghệ được coi là biện pháp hiệu nhất trong chiến lược lâu dài này. Có lẽ chúng
ta đều biết, công nghệ thông tin là một công nghệ quan trọng bậc nhất trong xã
hội hiện nay, đặc biệt là trong sản xuất. Bên cạnh nó, công nghệ tự động hoá
cũng đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong công nghiệp.

Công nghệ được coi là một khái niệm mới nhưng trong thời đại phát triển
như hiện nay, được dùng khá phổ biến để nói về sự phát triển và ứng dụng các
dụng cụ máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề
của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có
khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn
đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn.
Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ. Trong cuốn
“Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của tác giả Vũ Cao Đàm lại định nghĩa
công nghệ một cách rất xác thực: Công nghệ bao gồm bốn yếu tố thông tin, kỹ
thuật , con người và vật liệu. Như vậy rõ ràng công nghệ đã ra đời từ rất lâu trong
thực tiễn sản xuất, nhưng nó chỉ được phát triển mạnh trong những năm gần đây và
trở thành một tư liệu không thể thiếu của sản xuất vật chất. Trong đó, công nghệ tự


động hoá tuy mới chỉ phát triển trong vài thập kỷ qua nhưng ảnh hưởng của nó đã
trở nên rộng khắp trong hầu hết các mặt hoạt động của kinh xã hội, đặc biệt là
trong sản xuất công nghiệp.
1
Vậy, công nghệ tự động hoá là gì? Trong nghị quyết chính phủ 27/CP ngày
28/03/1997 về việc ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá phục vụ công
nghiệp hoá hiện và đại hoá đất nước có nêu: Công nghệ tự động hoá là tập hợp các
phương pháp và kỹ thuật tiên tiến nhằm tạo ra các thiết bị, hệ thống thiết bị và quá
trình sản xuất đợc điều khiển tự động để thay thế hoặc giảm nhẹ lao động trực tiếp
của con ngời, đồng thời nâng cao năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm và
hiệu quả hoạt động của con người trong các loại hình công việc khác nhau. Nói
một cách khái quát tự động hoá tức là đưa máy móc vào sản xuất tự động thay cho
con người, và điều tất yếu là máy móc càng làm được nhiều công việc thì càng tiết
kiệm được chi phí lao động của con người. Chúng ta sẽ chỉ có giám sát, điều khiển
hoạt động của dây truyền sản xuất qua công nghệ thông tin. Như hiện nay, những
dây truyền sản xuất tự động lớn đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, tiết kiệm sức lao
động, chẳng hạn như tại Trung Quốc, đang được coi là công xưởng của thế giới. Ở
đó có những dây truyền sản xuất thép dài hàng kilomet, xung quanh không lấy một
bóng người; hay ở một số nước khác, nhiều hãng bia, nước ngọt nổi tiếng đều sử
dụng những dây truyền tự động điều khiển bằng máy tính.
Có người còn đưa ra triết lý: Tự động hoá ra đời và phát triển là do tính lười của
con người. Vì thử một anh lười phải giặt quần áo, anh ta sẽ mong có ai đó hoặc có
cái gì đó có thể làm công việc giặt quần áo thay mình và không chỉ mong ước, anh
ta còn luôn nghĩ về cái gì đó kiểu như máy giặt. Nhưng khi máy giặt ra đời thật sự
thì máy không chỉ giặt mà còn giặt nhanh hơn anh lười rất nhiều. Ta có thể hình
dung những gì sẽ diễn ra khi một xí nghiệp giặt là không có máy móc mà chỉ giảm
nhẹ hoặc giải phóng sức lao động cho con người mà còn làm tăng đáng kể năng
suất lao động. Hơn thế nữa có thể nói tự động hoá đã góp phần đẩy nhanh sự phát
triển của xã hội loài người.
Xét đến ngành sản xuất công nghiệp nói riêng, chúng ta có thể định nghĩa công

nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà
sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động
kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ
trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Bởi hoạt
động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp,
nhưng thông thường theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động ta chia
ngành công nghiệp thành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Trong đó, công
nghiệp nặng có thể hiểu là hoạt động sản xuất các sản phẩm là tư liệu sản xuất còn
công nghiệp nhẹ sản xuất ra các sản phẩm là tư liệu tiêu dùng ( Theo Kinh tế học
Việt Nam – Chương 11: Công nghiệp). Và dù là trong công nghiệp nặng hay công
2
nghiệp nhẹ, ngày nay công nghệ tự động hoá đều được ứng dụng rộng rãi, đóng vai
trò không thể thiếu để phát triển sản xuất. Có lẽ, từ những mặt hàng như máy móc,
chế biến hoá chất hay khai khoáng cho đến những đồ tiêu dùng hàng ngày như
bánh kẹo, quần áo, giấy… hầu hết đều được sản xuất bằng những dây truyền hiện
đại tiên tiến. Lợi ích của tự động hoá trong công nghiệp chúng ta đều có thể nhận
thấy rất rõ: thứ nhất, tự động hoá giảm thiểu tối đa lao động chân tay, tiết kiệm
được thời gian cho “ra lò” một sản phẩm nên tiết kiệm chi phí cho sản xuất; thứ hai
công nghệ tự động hoá sản xuất làm cho những sản phẩm trở nên đồng đều tránh
được những lỗi kĩ thuật thủ công do con người tác động; thứ ba tự động hoá giúp
tạo ra những sản phẩm có độ tinh xảo, chính xác cao mà con người không thể trực
tiếp làm được. Trong lĩnh vực sản xuất, với các máy điều khiển tự động, người ta
có thể thực hiện tự động hoá ở từng máy và cả dây chuyền sản xuất, với tính linh
hoạt, độ chính xác và năng suất lao động rất cao, nhờ dựa vào các cơ cấu kỹ thuật
điện tử (vi mô). Sự tự động hoá này được gọi là tự động hoá mềm, cho phép tạo ra
những dây chuyền, trên đó có thể thay đổi dễ dàng các sản phẩm khi cần, có kích
cỡ, mẫu mã, hình dáng... khác nhau. Ngoài ra, còn có các hệ thống chuyên gia -
một hình thức đơn giản của trí tuệ nhân tạo - được sử dụng để chẩn đoán nhanh
chóng, chuẩn xác và sửa chữa kịp thời các sự cố kỹ thuật phức tạp xuất hiện trong
quá trình sản xuất. Nói chung, với máy điều khiển tự động, người ta còn có thể

thực hiện tự động hoá đối với rất nhiều công việc khác nhau trong tổ chức và quản
lý sản xuất, góp phần làm cho việc tự động hoá sản xuất đem lại một bước nhảy
vọt về năng suất lao động.
Với nền kinh tế thị trường mở cửa rộng khắp như hiện nay, việc nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu số một của các nhà sản xuất, vì vậy
họ luôn muốn áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất tạo ra những dây truyền tự
động hiệu quả, tiết kiệm chi phí để nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá. Tự động
hoá chính là chiếc chìa khoá vàng để đạt tới mục tiêu này.
Chúng ta hãy cùng hướng tới tương lai của tự động hoá, kể từ khi bắt đầu thể
kỷ này, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực
kinh doanh, trong đó bao gồm cả tự dộng hoá công nghiệp. Sau bốn năm của thiên
niên kỷ mới, ta có thể nhìn nhận kỹ hơn những định hướng mà tự động hoá công
nghiệp đang hướng tới.
Nhìn lại phía sau:
Do số lượng sản phẩm tương đối nhỏ và sự đa dạng về các ứng dụng, tự động hoá
công nghiệp thường tận dụng những công nghệ mới được phát triển trong nhiều thị
trường khác. Các công ty tự động hoá có xu hướng phân loại sản phẩm theo những
yêu cầu và ứng dụng cụ thể. Do vậy, sự đổi mới thường xuất phát từ các ứng dụng
3
có tính mục tiêu hơn là từ công nghệ mới và cập nhật.
Trong vài thập kỷ vừa qua, một vài sự đổi mới thực sự đã đưa đến cho tự động hoá
công nghiệp hoá những làn sang phát triển mới: Bộ điều khiển logic có thể lập
trình được (PLC) - được Dick Morley và đồng sự đưa ra - được thiết kế để thay thế
logic rơ le; điều này đã dẫn tới sự tăng trưởng trong các ứng dụng mà mạch logic
thông thường rất khó thực hiện và thay đổi. PLC đáng tin cậy hơn rất nhiều so với
các tiếp điểm rơ le, và có thể lập trình và lập trình lại một cách dễ dàng hơn. Sự
tăng trưởng này diễn ra nhanh chóng trong việc cài đặt đo kiểm ô tô, công việc mà
thường được lập trình lại cho các mẫu xe hơi mới. PLC có "tuổi thọ" dài - khoảng
ba thập kỷ - và hiện nay đang trở thành một mặt hàng được sử dụng rất nhiều trong
lĩnh vực tự động hoá.

Vào khoảng thời gian mà PLC được phát triển, một làn sóng đổi mới khác xuất
hiện thông qua việc sử dụng máy tính cho các hệ thống điều khiển. Các máy tính
mini thay thế các hệ thống máy vi tính trung tâm lớn tại các phòng điều khiển
trung tâm đã dẫn đến sự ra đời các hệ thống điều khiển "phân bố" (DSC), chẳng
hạn Honeywell đã đưa ra TDC 2000. Tuy nhiên, các hệ thống này không thực sự
"phân bố" bởi vì chúng vẫn là các nhóm phần cứng máy tính và các vỏ máy với các
kết nối I/O tương đối lớn. Sự xuất hiện của PC và các phần cứng và phần mềm có
chi phí thấp dựa trên PC, đã cung cấp chức năng DCS với chi phí và độ phức tạp
giảm đi đáng kể. Ở đây không có sự đổi mới công nghệ cơ bản nào, mà chúng chỉ
là sự mở rộng những phát kiến về công nghiệ đã được phát triển trong các thị
trường rộng lớn khác, tức là được sửa đổi và làm thích nghi cho những yêu cầu của
tự động hoá công nghiệp hoá.
Về phía bộ cảm biến cũng có một số đổi mới và phát triển đáng kể nên đã tạo
ra sự tăng trưởng tốt cho một vài công ty cụ thể. Nhờ những đặc tính ưu việt hơn
và khả năng tiếp thị tốt, bộ cảm biến dòng ứng suất sai phân nhanh chóng thay thế
các sản phẩm bé hơn. Và cũng có một loại sự phát triển công nghệ nhỏ hơn khác
đã dẫn đến sự phát triển các sản phẩm bỏ túi của một số công ty. Tuy nhiên, chỉ có
sự tăng trưởng nhỏ đằng sau vài trăm triệu đô la trong doanh thu hàng năm.
Phần mềm dùng trong tự động hoá chỉ có thời kỳ của nó, và không thể tiến xa hơn.
Ở đây không có "điểm uốn". Trong tương lai, phần mềm sẽ được nhúng vào các
sản phẩm và hệ thống, mà không xuất hiện bất cứ sự đổi mới độc lập đáng kể nào.
Sự thừa thãi của các dịch vụ và giải pháp gia công phần mềm thu được những kết
quả đáng kể, tuy nhiên chúng cũng chỉ là một phần của các hệ thống khác nhau.
Vì vậy, nhìn chung, đổi mới và công nghệ có thể và sẽ lại tạo ra sự tăng trưởng
4
trong tự động hoá công nghệ hoá. Tuy vậy, sẽ không có bất cứ sự đột phá công
nghệ nào có thể tạo ra một Microsoft hoặc Apple hoặc CISCO mới.
Chúng ta không thể chỉ ra các xu hướng tương lai chỉ đơn thuần dựa trên việc mở
rộng các xu hướng cũ; việc này cũng tương tự như cố gắng lái xe mà chỉ quan sát
qua gương chiếu hậu. Tự động hoá công nghiệp hoá không thể ngoại suy đến các

DCS, PLC rẻ hơn và nhỏ hơn; các hệ thống sát; các chức năng đó sẽ đơn giản được
nhúng vào phần cứng và phần mềm. Thay vào đó, sự tăng trưởng trong tương lai sẽ
xuất phát từ những xu hướng hoàn toàn mới.
Các xu hướng công nghệ mới Tự động hoá - công nghiệp hoá có thể và sẽ tạo
ra một sự tăng trưởng mang tính bùng nổ với công nghệ liên quan tới các điểm uốn
mới: Công nghệ nanô và các hệ thống lắp ráp cỡ nanô; các bộ cảm biến MEMS và
công nghệ nanô (các bộ cảm biến giá thành thấp, công suất thấp, kích thước nhỏ)
có thể do tất cả những gì ta muốn đo; rồi mạng Internet rộng khắp, mạng giao tiếp
máy và máy (M2M).
Các hệ thống thời gian thực sẽ dẫn đến các hệ thống thích nghi phức tạp và đa
xử lý. Tương lai thuộc về công nghệ nanô, mọi cái đều không dây, và các hệ thống
thích nghi phức tạp.
Phần lớn các ứng dụng phần mềm mới sẽ là trong các bộ cảm biến không dây và
các mạng ngang hàng phân bố - các hệ điều hành nhỏ trong các nút cảm biến
không dây, và phần mềm cho phép các nút giao tiếp với nhau như là một hệ thống
thích nghi phức tạp trên phạm vi lớn hơn. Đó là làn sóng của tương lai.
Nhà máy hoàn toàn tự động :
Các nhà máy xử lý và các quá trình tự động đều quá đắt đỏ để có thể xây dựng lại
mỗi khi có sự thay đổi về thiết kế và sửa đổi - vì vậy, chúng phải có tính linh hoạt
và có cấu hình được tốt. Để cấu hình lại thành công toàn bộ một dây chuyền hay
quá trình sản xuất đòi hỏi phải truy nhập trực tiếp đến hầu hết các phần tử điều
khiển của nó - các bộ chuyển mạch, các van, các động cơ, các bộ truyền động - cho
đến các mức tinh vi đến từng chi tiết.
Viễn cảnh về các nhà máy hoàn toàn tự động đã tồn tại đến nay như: đặt hàng
trực tuyến, nhờ giao dịch điện tử mà có thể trao đổi một loạt sản phẩm (trong một
vài trường hợp cụ thể chỉ là một sản phẩm), giá cả, kích thước và các máy móc
phức tạp có thể sản xuất hàng loạt các sản phẩm tiêu dùng khác nhau theo nhu cầu
một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Sự hứa hẹn trong tự động hoá điều khiển từ xa cuối cùng cũng đang tạo ra một
sự tiến bộ trong các nhà máy sản xuất và các ứng dụng bảo dưỡng. Cái nhìn về tự

động hoá dựa trên máy móc của các thập kỷ trước - các robot siêu khả năng (không
cần con người) bảo vệ quan điểm trên - đã đánh giá thấp tầm quân trọng của việc
5

×