Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Điều gì xảy ra sau khi bấm nút “Report” trên Facebook? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.15 KB, 3 trang )

Điều gì xảy ra sau khi bấm nút “Report” trên
Facebook?
Sử dụng Facebook lâu ngày, ngoài các nút chức năng quen thuộc là
Like và Comment bên dưới các nội dung cập nhật hoặc các dòng bình
luận, ắt hẳn bạn từng chú ý đến sự hiện diện của nút Report. Nhiệm vụ
của nút này là để người dùng thông báo đến đội ngũ hỗ trợ khách hàng
của Facebook những nội dung không lành mạnh, vi phạm điều lệ sử
dụng hoặc vi phạm pháp luật. Nhưng thực sự toàn bộ diễn biến của một
báo cáo và những phản hồi từ Facebook như thế nào, liệu bạn đã nắm
rõ? Trên trang Facebook Safety (ebook. com/safety),
Facebook đã giải thích khá tường tận quá trình này.
Trước đây, nút Report xuất hiện bên cạnh nút Like và Comment, nhưng sau
một thời gian cập nhật giao diện, Facebook đã khéo léo ẩn nút này ở một góc
nào đó. Với các dòng trạng thái thì các bạn bấm vào dấu mũi tên ở góc trên
bên phải, sẽ thấy tùy chọn Report story or spam. Với phim và hình ảnh, bạn
sẽ tìm ra tùy chọn này ở nút Option góc phải bên dưới. Sau khi bấm Report,
người dùng sẽ được hỏi lý do vì sao muốn báo nội dung xấu, và từ câu trả lời
của bạn nội dung ấy sẽ được đưa đến đội tương tác khách hàng. Đội này
được chia làm bốn nhóm với các thành viên túc trực 24/24 trên toàn cầu,
gồm có nhóm An toàn nội dung, nhóm Chống phiền nhiễu, nhóm Chống giả
danh và nhóm Ngăn chặn truy cập trái phép. Từng nhóm sẽ xử lý nội dung
được báo cáo dựa trên phân loại câu trả lời của bạn.
Sau khi phát hiện nội dung vi phạm, ban quản lý Facebook sẽ xóa bỏ
nội dung ấy và đưa lời cảnh báo đến người đã đăng tải. Thêm vào đó, có thể
người này sẽ bị Facebook giới hạn một số nội dung được chia sẻ trên tường
của họ, hoặc hạn chế một số chức năng trong tài khoản. Nếu vấn đề là
nghiêm trọng, Facebook sẽ khóa tài khoản đó lại, hoặc nhờ đến sự can thiệp
của pháp luật nếu cần thiết.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nội dung được chia sẻ không vi
phạm điều lệ sử dụng nhưng người dùng vẫn muốn chúng bị xóa bỏ.
Facebook đưa ra giải pháp ẩn nội dung ấy đi đối với người dùng không


mong muốn. Hơn nữa, có thêm những tùy chọn “mạnh tay” là khóa hoặc chỉ
cần “unfriend” người đã đăng tải nội dung ấy. Đôi khi có những trường hợp
đặc biệt khi người muốn xóa nội dung và người đã đăng tải nội dung ấy là
người quen biết nhau hoặc thậm chí là thân thiết, thì Facebook cũng trực tiếp
dàn xếp để tránh những xung đột nặng nề.
Nút Report không chỉ dùng để thông báo nội dung xấu. Nếu như bạn rơi vào
tình trạng bị người khác kiểm soát tài khoản, hãy truy cập ngay vào địa chỉ
để thông báo tình trạng của mình và làm
theo hướng dẫn để lấy lại quyền kiểm soát mà không cần liên hệ trực tiếp
đội ngũ tương tác người dùng của Facebook.
Trên các thiết bị iOS (iPhone và iPad), SafeBrowser (Kaspersky Parental
Control) có thể thay thế trình duyệt Safari. Theo mặc định, nó kích hoạt
Google tìm kiếm an toàn và ngăn chặn truy cập vào các trang web xấu. Tuy
nhiên, ứng dụng không cung cấp nhiều cấu hình tùy chọn, ví dụ, nó không
có tùy chỉnh bộ lọc web để ngăn chặn các trang cụ thể. Trên các thiết bị
Android (smartphone và máy tính bảng), ứng dụng cung cấp các tùy chọn
tùy biến hoàn chỉnh hơn, bao gồm bộ lọc cho các trang web và các ứng
dụng. Trên Android, Kaspersky Parental Control cho phép trình duyệt tiêu
chuẩn hoạt động và ngăn chặn tất cả các trình duyệt khác.
Trên cả Android và iOS, tất cả các thiết lập có thể được lưu trữ và bảo
vệ bằng một mật khẩu. Không ai có thể thực hiện bất kỳ thay đổi các cài đặt
hoặc gỡ bỏ cài đặt ứng dụng mà không có mật khẩu.

×