Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

(Luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.97 KB, 59 trang )

TÓM LƯỢC
Doanh nghiệp nào cũng vậy, khi hoạt động sản xuất trên thị trường đều mong đạt
được nhiều doanh thu, lợi nhuận, cũng như tạo được vị thế trên thị trường. Vấn đề
quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp là việc quản lý và sử dụng
lao động. Vì vậy, hiệu quả lao động cao thì doanh nghiệp hoạt động sản xuất mới hiệu
quả. Như vậy, vấn đề hiệu quả sử dụng lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
doanh nghiệp.
Thật vậy, với mục đích hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng lao
động và phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề quản lý sử dụng lao động và hiệu quả sử
dụng lao động của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam để đưa ra các giải pháp
nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam” được nghiên cứu với
các nội dung chính sau:
Lý thuyết về lao động và hiệu quả sử dụng lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trong các doanh nghiệp và
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.
Tổng quan tình hình Quản trị Nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng lao động và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ
phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam.
Các giải pháp về kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp của thầy cơ và mọi người để hồn thành khóa luận tốt nghiệp.

i

Luan van


LỜI CẢM ƠN:
Để dễ dàng tiếp cận hơn với nền kinh tế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà


trường Đại học Thương Mại, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, cơ trong
trường nói chung và các thầy cơ trong khoa Quản trị Nhân lực nói riêng đã giúp đỡ em
tích lũy và có nhiều kiến thức chun mơn. Tuy nhiên, những kiến thức đó mới chỉ
trên lý thuyết, để công việc đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải áp dụng chúng vào
thực tế.
Chính vì vậy, nhà trường và khoa đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tập thực
tế tại doanh nghiệp. Chúng em bước đầu tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Đến
nay, em đã kết thúc kỳ thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường, trong
khoa Quản trị Nhân lực. Đặc biệt em xin cảm ơn đến cô TS. Chu Thị Thủy, cô Th.S
Phạm Thị Thanh Hà, các cơ chú, anh chị trong Phịng Nhân sự, cùng ban lãnh đạo
Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế chỉ dựa
vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo khơng tránh khỏi sai
sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ hơn nữa và những ý kiến đóng góp của cơ TS
Chu Thị Thủy, cơ Th.S Phạm Thị Thanh Hà và các cô chú, anh chị trong Phịng Nhân
sự, các cơ chú, anh chị của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam, để em có điều
kiện trao đổi và nâng cao kiến thức của mình và làm báo cáo thực tập tổng hợp hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

ii

Luan van


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN:.............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU........................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................vii
DANH MỤC VIẾT TẮT..........................................................................................viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:.............................................1
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:..................................................................1
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài:.............................................................2
1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những cơng trình năm trước:......3
1.4. Các mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................4
1.5. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................4
1.6. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................5
1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:..............................................................................6
CHƯƠNG 2: TĨM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP:..........................................7
2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động :7
2.1.1. Khái niệm về lao động:.......................................................................................7
2.1.3. Khái niệm về hiệu quả sử dụng lao động:..........................................................9
2.2. Nội dung hiệu quả sử dụng lao động ở doanh nghiệp:.....................................11
2.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:.....................................11
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động:.......................................14
2.3.1. Tổ chức và quản lý nhân lực trong công ty:....................................................14
2.3.2. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất:......................................................................16

iii

Luan van


2.3.3. Vốn:................................................................................................................... 17
2.3.4. Sản phẩm và ngành nghề kinh doanh:............................................................17

2.3.5. Thị trường lao động:.........................................................................................17
2.3.6. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội:.........................................................................18
2.3.7. Hệ thống đào tạo:..............................................................................................18
2.3.8. Các chính sách của nhà nước về lao động:.....................................................19
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ VIỆT NAM:.................20
3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:................................................................................20
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Cơng ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam: 20
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần dịch vụ
Bảo vệ Việt Nam:........................................................................................................20
3.1.3. Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:. 22
3.2. Phân tích sự ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng lao động
của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:.......................................................25
3.2.1. Tổ chức và quản lý nhân lực trong công ty:....................................................25
3.2.2. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất:......................................................................25
3.2.3. Vốn:................................................................................................................... 26
3.2.4. Sản phẩm và ngành nghề kinh doanh:............................................................26
3.2.5. Thị trường lao động:.........................................................................................27
3.2.6. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội:.........................................................................27
3.2.8. Các chính sách của Nhà nước về lao động :....................................................28
3.3. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về hiệu quả sử dụng lao động của
Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:.............................................................30
3.3.1. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:.............................................................................30
iv

Luan van



Bảng 3.4: Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ
Việt Nam trong các năm 2011, 2012, 2013................................................................33
3.3.2. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp về hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:.............................................................................35
3.4. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân qua việc nghiên cứu hiệu quả
sử dụng lao động của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:.........................38
3.4.1. Những thành công và nguyên nhân về hiệu quả sử dụng lao động của Công
ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:.........................................................................38
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân về hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ
phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:..................................................................................39
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ VIỆT NAM.............41
4.1. Định hướng và mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công
ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:.......................................................................41
4.1.1. Định hướng:......................................................................................................41
4.1.2. Mục tiêu:...........................................................................................................42
4.2. Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ phần
dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:..........................................................................................42
4.3. Các kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam:............................................................................46
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước:..................................................................................46
4.3.2. Kiến nghị với bộ, ngành liên quan:..................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................ix
PHỤ LỤC..................................................................................................................... x

v

Luan van



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuả Công ty cổ phần dịch vụ Bảo
vệ Việt Nam (2011 – 2013)..........................................................................................23
Bảng 3.2: Những thay đổi về mức lương tối thiểu từ năm 2011 – 2013...................29
Bảng 3.3: Năng suất lao động của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam trong
các năm 2011, 2012, 2013...........................................................................................31
Bảng 3.4: Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ
Việt Nam trong các năm 2011, 2012, 2013................................................................33
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm.....................................................35
Biểu đồ 3.1: Tình hình lao động của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2013

vi

Luan van


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam....21

vii

Luan van


DANH MỤC VIẾT TẮT

BH

: Bán hàng


CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng

DN:

: Doanh nghiệp

DT

: Doanh thu

DV

: Dịch vụ

GDP

: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

KD

: Kinh doanh



: Lao động

LN


: Lợi nhuận

NLĐ

: Người lao động

NSLĐ

: Năng suất lao động

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

WTO

: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

viii

Luan van


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:
Trong các học thuyết của mình, Mác – Lênin ln đề cao vai trị của con người.
Con người giữ vị trí trung tâm, đóng vai trò quyết định đến các nhân tố khác của lực
lượng sản xuất.
Ngày nay khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng lao động trực tiếp, áp dụng khoa

học kỹ thuật tiên tiến để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, cần thấy rằng máy móc dù tối tân tới đâu cũng do con người tạo ra. Nếu khơng
có lao động sáng tạo của con người sẽ khơng có máy móc thiết bị đó. Máy móc thiết bị
đó dù tối tân tới đâu cũng phải phù hợp với tính chất trình độ kỹ thuật, trình độ sử
dụng trang thiết bị đó của người lao động. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp nhập
tràn lan thiết bị máy móc hiện đại của nước ngồi, nhưng trình độ sử dụng trang thiết
bị đó cịn chưa phù hợp, thiếu sự hiểu biết về cấu tạo cách vận hành vốn tiếng nước
ngồi cịn yếu kém nên đọc ghi chép hướng dẫn sử dụng thì khơng hiểu… vừa khơng
đem lại hiệu quả năng suất lao động, lại vừa tốn kém tiền của hoạt động sửa chữa, cuối
cùng kết quả sử dụng là không đúng yêu cầu đề ra.
Như vậy, vấn đề được đặt ra là bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, kinh
doanh sản xuất hay dịch vụ thương mại, thì đều thấy được tầm quan trọng của việc sử
dụng lao động trong doanh nghiệp của mình như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất
là một trong các yếu tố đem lại thành công cho doanh nghiệp của mình. Vấn đề này
tuy khơng cịn mới mẻ hay xa lạ gì đối với doanh nghiệp ngày nay, nhưng nó vẫn
mang tính thời sự và ở doanh nghiệp nào cũng đều tồn tại. Do đó, việc nghiên cứu tìm
kiếm các phương pháp để có thể sử dụng nguồn lực lao động là con người, là nhân tố
lao động biết tư duy, có khả năng diều khiển sáng tạo ra máy móc rất quan trọng.
Cơng ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam là một doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực dịch vụ bảo vệ (vệ sĩ). Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành,
Công ty đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ khi mở cửa hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Những năm gần đây, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty đã có nhiều
thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh thực tế. Mặc dù vậy, công tác quản trị
nhân lực vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

1

Luan van



trong công ty. Đây là vấn đề luôn được các nhà lãnh đạo trong Cơng ty quan tâm và
tìm cách giải quyết triệt để.
Việc nghiên cứu các phương pháp, cách thức sử dụng lao động sao cho đạt hiệu
quả năng suất lao động tối ưu thì mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp đều có biện pháp
nghiên cứu sử dụng riêng. Với tư cách là sinh viên cuối khóa khoa Quản trị Nhân lực,
em mạnh dạn chọn lĩnh vực “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ
phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài:
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan
trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt đặt
ra trong từng doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng biện pháp gì, những biện pháp
nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả sản xuất kinh doanh là một điều hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đến sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp đó, Mặt khác, biết được đặc điểm
của lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời
gian và cơng sức, vì vậy mà việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Hiện nay, khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
phải đối đầu với những doanh nghiệp nước ngồi có vốn lớn, kỹ thuật hiện đại. Trong
khi đó các doanh nghiệp Việt Nam lại kém về kỹ thuật, về vốn. Chính vì lẽ đó mà một
trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam là nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải thiện
đời sống cho công nhân, giúp cho doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh từ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam, nhận thấy
công tác quản trị nhân lực tại Cơng ty có một số bất cập, đã làm giảm hiệu quả sử dụng
lao động, từ đó ảnh hưởng không tốt đến công việc kinh doanh của Công ty.
Thấy được tính cấp thiết của vấn đề nên em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam”.


2

Luan van


1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những cơng trình năm trước:
 Chun đề tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty đầu tư
và xây dựng 34” (2008) – Sinh viên thực hiện: Trịnh Xuân Huy, lớp K48A4, trường
Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Mục tiêu của đề tài: đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị
nhân lực, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.
Thành công của đề tài: đề tài đã đưa ra được một số nguyên nhân dẫn đến hiệu
quả sử dụng lao động thấp, một số biện pháp đãi ngộ tài chính mà đề tài đưa ra đã
được áp dụng thành công tại Công ty làm tăng năng suất lao động của công nhân so
với những năm trước.
Bên cạnh những thành cơng đó, đề tài vẫn cịn chưa giải quyết được vấn đề tai
nạn lao động xảy ra nhiều.
 Luận văn tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần
đầu tư xây dựng và kinh doanh thương mại quốc tế” – Sinh viên thực hiện: Nguyễn
Thị Tuyết (2012), lớp K15Q3, trường Đại học dân lập Thăng Long.
Mục tiêu của đề tài: đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động tại Cơng ty.
Thành cơng của đề tài: quy trình tuyển dụng cơng nhân từ nguồn bên ngồi (đặc
biệt từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật) mà đề tài đưa ra đã được áp
dụng thành công tại Công ty giúp nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, từ đó nâng
cao hiệu quả sử dụng lao động.
 Luận văn tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần
may Thăng Long” (2008) – Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thảo, lớp K38DQ3, Đại
học Thương Mại.

Mục tiêu của đề tài: đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
của Công ty cổ phần may Thăng Long.
Thành công của đề tài: đề tài đưa ra được các nguyên nhân khiến năng suất lao
động, hiệu quả sử dụng lao động của Cơng ty giảm. Tuy nhiên cịn nhiều hạn chế đó là
đề tài chưa đưa ra được những đề xuất, giải pháp thiết thực cho việc nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động tại Công ty.

3

Luan van


 Đề tài tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần
Nam Vang Hà Nội” (2008) – Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng, lớp K41A46,
Đại học Thương Mại.
Mục tiêu đề tài: đưa ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Nam Vang Hà Nội.
Thành công của đề tài: là đã đưa ra được những giải pháp, đề xuất thiết thực
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty. Bên cạnh đó, đề tài cịn nhiều
hạn chế đó lịa chưa chỉ ra được rõ nguyên nhân khiến hiệu quả sử dụng lao động của
Công ty giảm.
1.4. Các mục tiêu nghiên cứu:
 Lý thuyết về lao động và hiệu quả sử dụng lao động.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trong các doanh nghiệp
và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.
 Tổng quan tính hình Quản trị Nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng lao động và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ
phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam.
 Các giải pháp về kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam.

1.5. Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi về không gian:
Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam.
 Phạm vi về thời gian:
Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt
Nam trong 3 năm 2011, 2012, 2013.
 Phạm vi về nội dung:
Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt
Nam và từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.

4

Luan van


1.6. Phương pháp nghiên cứu:
1.6.1. Phương pháp luận:
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm chỉ đạo
việc tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để từ
đó đi sâu vào việc phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
 Phương pháp điều tra trắc nghiệm: là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi
với các phương án trả lời khác nhau được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung
đã xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách tích vào câu trả lời mà mình cho là
đúng nhất. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến của nhiều người. Số
lượng phiếu điều tra càng nhiều thì kết quả điều tra càng chính xác.
Trong q trình thực tập tại Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam, em đã sử
dụng phương pháp này để thu thập ý kiến từ các bộ phận trong Cơng ty nhằm có cái
khách quan hơn về hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty. Phiếu điều tra trắc nghiệm
với những câu hỏi xoay quanh các vấn đề như: năng suất lao động, hiệu quả sử dụng

chi phí tiền lương sẽ cung cấp thêm những thơng tin cần thiết cho q trình nghiên cứu
đề tài.
Đối tượng gửi phiếu điều tra là: giám đốc, trưởng phòng các bộ phận và các nhân
viên trong Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam.
 Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi để người
được phỏng vấn trả lời, nhằm thu được những thơng tin nói lên được nhân thức hoặc
thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi. Phương pháp này có
ưu điểm là trực tiếp cho ngay thông tin cần thiết nhưng nhược điểm của nó là ít được
sử dụng điều tra trên diện rộng.
Kết quả thu được từ phương pháp điều tra trắc nghiệm mới chỉ cho thất một số
vấn đề của thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của Cơng ty. Và để rõ hơn thì cần
phải kết hợp nó với phương pháp phỏng vấn, thơng qua một loạt các câu hỏi chuyên
sâu. Quá trình phỏng vấn sẽ được tiến hành với các nhà quản trị như: giám đốc, các
trưởng phòng

5

Luan van


 Phương pháp thống kê, bảng biếu: là phương pháp sử dụng hệ thống bảng biểu
để liệt kê các số liệu có được nhằm đem lại cho người sử dụng một cách nhìn tổng
quát về vấn đề mà mình đang nghiên cứu.
Trong q trình phân tích, em đã áp dụng phương pháp này đối với các dữ liệu sơ
cấp, thứ cấp như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, năng suất lao động, hiệu quả
sử dụng chi phí tiền lương. Với phương pháp này, em có thể dễ dàng so sánh các chỉ
tiêu của các năm với nhau, từ đó dễ dàng nhận ra được thực trạng cũng như nguyên
nhân của vấn đề mà mình cần nghiên cứu.
 Phương pháp phân tích dữ liệu: là phương pháp sử dụng những dữ liệu đã có
sẵn trong bảng kết quá hoạt động kinh doanh, bảng lương, kết quả tuyển dụng nhân sự,

… để phân tích nhằm làm rõ một vấn đề nào đó.
1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động
của doanh nghiệp.
Chương 3: Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ
phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam.
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh doanh của
Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ Việt Nam.

6

Luan van


CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP:
2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động :
2.1.1. Khái niệm về lao động:
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự
nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất,
con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản
phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của
xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nó là nhân tố
quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình phát
triển kinh tế, xã hội quy tụ lại ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ
đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thức
sự giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con
người. Vai trò của người lao động đối với sự phát triển kinh tế đất nước là rất quan
trọng. Nguồn lao động là tồn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao

động (theo quy định của nhà nước: nam có độ tuổi từ 15 – 60 tuổi, nữ có tuổi từ 15 –
55 tuổi).
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong
độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất
nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả:
Hiệu quả là một tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được
xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Để hoạt động, doanh nghiệp thương mại phải có các mục tiêu hành động của
mình trong từng thời kỳ, đó có thể là các mục tiêu xã hội cũng có thể là các mục tiêu
kinh tế của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp ln tìm cách để đạt được mục tiêu đó
với chi phí thấp nhất. Đó là hiệu quả.
Hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: hiệu quả xã hội và hiệu quả
kinh tế.
+ Hiệu quả xã hội: là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã hội
của doanh nghiệp hoặc mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được của doanh nghiệp

7

Luan van


đến xã hội và môi trường. Hiệu quả xã hội của các doanh nghiệp thương mại được
biểu hiện qua mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội, giải quyết
việc làm, cải thiện điều kiện lao động, cải thiện và bảo vệ môi trường v.v…
+ Hiệu quả kinh tế: là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động
kinh doanh. Nó mơ tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được
với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Thực chất của hiệu quả kinh tế là thực hiện
yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, nó biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực
của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Chúng ta có thể khái quát tương quan giữa lợi ích kinh tế và chi phí bỏ ra để có
lợi ích bằng hai cơng thức sau:
Một là: Hiệu quả là hiệu số giữa kết quả và chi phí.
Ta có:
HQ = KQ – CF

(1)

HQ: Là hiệu quả đạt được trong một thời kỳ nhất định.
KQ: Là kết quả đạt được trong thời kỳ đó.
CF: Chi phí bỏ ra để đạt kết quả.
Đây là hiệu quả tuyệt đối, mục đích so sánh ở đây là thấy được mức chênh lệch
giữa kết quả và chi phí, mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Ưu điểm: Cách so sánh này đơn giản dễ tính tốn.
Nhược điểm:
+ Khơng cho phép đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khơng có khả năng so sánh hiểu quả giữa các thời kỳ giữa các doanh nghiệp
với nhau.
+ Dễ đồng nhất hai phạm trù hiệu quả và kết quả.
Hai là: Hiệu quả là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Đây là hiệu quả tương đối.
Ta có:
HQ =

KQ
CF

(2)

Ưu điểm: không những khắc phục được mọi nhược điểm của cơng thức (1) mà

cịn cho phép phản ánh hiệu quả ở mọi góc độ khác nhau.

8

Luan van


Nhược điểm: cách đánh giá này khá phức tạp, đòi hỏi phải có quan điểm thống
nhất khi lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả.
Có thể nói một cách chung nhất là kết quả mà doanh nghiệp đạt được theo hướng
mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì hiệu quả
càng cao bấy nhiêu và do đó hiệu quả tuyệt đối là tiền đề để xác định hiệu quả tương
đối. Trong khi đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, dặc biệt là của doanh
nghiệp thương mại chúng ta phải biết kết hợp cả hai phương pháp đánh giá nêu trên.
Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau, là hai mặt
của một vấn đề. Bởi vậy khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như
khi đánh giá hiệu quả của các hoạt động này cần xem xét cả hai mặt này một cách
đồng bộ. Hiệu quả kinh tế không đơn thuần chỉ là các thành phần kinh tế, vì trong kết
quả và chi phí kinh tế có các yếu tố nhằm đạt hiệu quả xã hội. Tương tự hiệu quả xã
hội tồn tại phụ thuộc vào kết quả và chi phí nảy sinh trong hoạt động kinh tế. Khơng
thể có hiệu quả kinh tế mà khơng có hiệu quả xã hội, ngược lại hiệu quả kinh tế là cơ
sở, là nền tảng của hiệu quả xã hội.
2.1.3. Khái niệm về hiệu quả sử dụng lao động:
Con người là một trong những yếu tố khách quan khơng thể thiếu được trong q
trình sản xuất kinh doanh. Thơng qua q trình lao động, con người tạo ra của cải, vật
chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng khốc liệt thì hiệu quả sử dụng lao động cũng là
một mục tiêu mà các nhà quản lý hướng tới. Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau
của các nhà nghiên cứu về hiệu quả sử dụng lao động.
Theo quan điểm của Mác – Lênin, hiệu quả sử dụng lao động là sự so sánh kết

quả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt được kết quả lao động
nhiều hơn. Các Mác chỉ rõ bất kỳ một phương thức sản xuất liên hiệp nào cũng cần
phải có hiệu quả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất. Với luận điểm như vậy, Mác
đã vạch ra bản chất của hiệu quả sử dụng lao động là tiết kiệm và mọi sự tiết kiệm suy
cho cùng là tiết kiệm thời gian. Hơn thế nữa, tiết kiệm thời gian khơng chỉ ở những
khâu riêng biệt mà cịn là tiết kiệm thời gian cho toàn xã hội. Tất cả những điều đó cho
thấy khi giải quyết bất cứ việc gì, vấn đề thực tiễn nào với quan điểm hiệu quả trên,
chúng ta luôn đứng trước sự lựa chọn các phương án, các tình huống khác nhau với

9

Luan van


khả năng cho phép chúng ta cần đạt được các phương án tốt nhất với kết quả lớn nhất
và chi phí nhỏ nhất về lao động.
Theo quan điểm của F.W.Taylor thì “Con người là một cơng cụ lao động”. Quan
điểm này cho rằng: con người quan tâm đến cách họ kiếm được chứ không phải là
công việc họ phải làm, ít người muốn và làm được những cơng việc địi hỏi tính sáng
tạo, độc lập và tự kiểm sốt. Vì thế, đế sử dụng lao động một cách hiệu quả thì phải
đánh giá chính xác thực trạng lao động tại doanh nghiệp mình, phải giám sát và kiểm
tra chặt chẽ những người giúp việc, phải phân chia công việc ra từng bộ phận đơn
giản, lặp đi lặp lại, dễ dàng học được. Con người có thể chịu đựng được cơng việc rất
nặng nhọc, vất vả khi họ được trả lương cao hơn và có thể tuân theo mức sản xuất ấn
định. Kết quả như ta đã biết, nhờ có phương pháp khoa học ứng dụng trong định mức
và tổ chức lao động mà năng suất lao động đã tăng lên, nhưng sự bóc lột cơng nhân
cũng đồng thời với chế độ có tên goi là : “Chế độ vắt kiệt mồ hơi”. Ơng cũng ủng hộ
việc khuyến khích kinh doanh bằng tiền là cần thiết để họ sẵn sàng làm việc như một
người có kỷ luật.
Cịn Nayo cho rằng: “Con người muốn được cư sử như những con người”. Bản

chất con người là một thành viên trong tập thể, họ muốn cảm thấy có ích và quan trọng
hơn là muốn tham gia vào cơng việc chung và được nhìn nhận như một con người. Vì
vậy muốn khuyến khích lao động, con người làm việc cần thấy được nhu cầu của họ
quan trọng hơn tiền. Chính vì vậy người sử dụng lao động phải làm sao để người lao
động luôn luôn cảm thấy mình có ích và quan trọng. Tức là phải tạo ra bầu khơng khí
tốt hơn, dân chủ hơn và lắng nghe ý kiến của họ.
Từ cách tiếp cận trên ta có thể hiểu hiệu quả sử dụng lao động như sau:
+ Theo nghĩa hẹp: hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các mơ
hình, các chính sách quản lý và sử dụng lao động. Kết quả lao động đạt được là doanh
thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lý
lao động; có thể là khả năng làm việc của mỗi doanh nghiệp.
+ Theo nghĩa rộng: hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng sử
dụng lao động đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người
lao động, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến cải

10

Luan van


tiến kỹ thuật ở mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao
động.
2.2. Nội dung hiệu quả sử dụng lao động ở doanh nghiệp:
2.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
Hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp thươnng mại được đánh giá qua
một hệ thống chỉ tiêu nhất định. Những chỉ tiêu này bị lệ thuộc bởi các mục tiêu hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Đối với những doanh nghiệp
đang ở giai đoạn tăng trưởng thì hiệu quả sử dụng lao động sẽ cao. Còn những doanh
nghiệp đang ở trong giai đoạn suy thối thì hiệu quả sử dụng lao động sẽ rất thấp. Bởi
vì khi phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng lao động phải căn cứ vào mục tiêu của

doanh nghiệp và người lao động.
Những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh
nghiệp thương mại là: năng suất lao động, khả năng sinh lời của một nhân viên, hiệu
quả sử dụng chi phí tiền lương, tỷ suất chi phí tiền lương, hiệu suất tiền lương.
2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động:
 Chỉ tiêu năng suất lao động:
Năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một
đơn vị thời gian.
Chỉ tiêu NSLĐ phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động được
bằng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ.
Cơng thức xác định:
W=

M
NV

Trong đó: W: Năng suất lao động của một nhân viên
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
NV: Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ
Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ được xác định bằng công thức sau:
NV 1
NV 5
+ NV 2+ NV 3+ NV 4 +
2
NV = 2
4

NV1: Số nhân viên trong quý I.
NV2: Số nhân viên trong quý II.


11

Luan van


NV3: Số nhân viên trong quý III.
NV4: Số nhân viên trong quý IV.
NV5: Số nhân viên trong quý V.
Chỉ tiêu NSLĐ phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động. một lao
động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nó được thể hiện bằng doanh thu bình
quân của một lao động đạt được trong kỳ. Nếu doanh thu tăng và số nhân viên bình
quân trong kỳ tăng ít hơn thì NSLĐ bình qn của một lao động trong kỳ sẽ tăng. Nếu
tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của lao động bình quân thì NSLĐ giảm.
Vì vậy doanh nghiệp cần sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động hợp lý sao cho số nhân viên
là đủ cần thiết tránh dư thừa lao động.
Chỉ tiêu này có ưu điểm là đễ tính tốn, phản ánh tổng hợp NSLĐ của tồn thể
doanh nghiệp và xác định năng suất dễ dàng. Chỉ tiêu này có thể so sánh hiệu quả sử
dụng lao động giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, NSLĐ tính theo chỉ tiêu giá trị lại
chịu ảnh hưởng của giá cả. Do đó, tính chính xác kém chỉ tiêu hiện vật. Khi sử dụng
chỉ tiêu này loại trừ ảnh hưởng của giá cả và các yếu tố khách quan.
 Chỉ tiêu khả năng sinh lời của một nhân viên:
Lợi nhuận bình quân của một NLĐ trong doanh nghiệp là một trong những chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả khi doanh nghiệp đó tạo ra nhiều doanh thu, lợi nhuận.
Cơng thức xác định:
HQ =

ln
NV


Trong đó: HQ: Khả năng sinh lời của một nhân viên.
LN: Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp.
NV: Số nhân viên bình quân.
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Khi chỉ
tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.
 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương:
Tiền lương là một hình thức trả cơng lao động. Để đo lường hao phí lao động
trong thời gian sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Người ta chỉ có thể sử dụng thước đo giá

12

Luan van



×