Phương pháp điều trị bệnh cho gà và vật nuôi
Việc nuôi gà và bị bệnh là điều không ai mong muốn, tuy nhiên khi bị bêẹh rồi thì phải
làm thể nào thì mình xin phép giới thiệu một số vấn đề cũng có thể nói là nguyên tắc
trong điều trị các bệnh nói chung cho các bác tham khảo. Khi nào rảnh mình sẽ giới
thiệu cho các bác phác đồ riêng từng bệnh sau. Do quĩ thời gian có hạn nên bài viết chưa
được chuẩn về câu từ và đầy đủ về nội dung, mình post lên để cả nhà tham khảo, trao
đồi và góp ý nhé.
Phương pháp 3 bước 5 đúng
Thứ nhất: 3 bước gồm
Bước 1: Vệ sinh
Bước 2: Dùng thuốc
Bước 3: Bổ trợ
Thứ 2: 5 đúng
Đúng thuốc
Đúng cách
Đúng thời điểm
Đúng lượng
Đúng liệu trình
3 bước trong điều trị bệnh
Bước 1: Vệ sinh
Vệ sinh là khâu vô cùng quan trọng trong điều trị cũng như phòng bệnh. Trong công tác
phòng bệnh thì vệ sinh là phương pháp rẻ tiền mà đem lại hiệu quả cao. Trong khi điều
trị bệnh vệ sinh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ý nghĩa:
- Vệ sinh cơ giới giúp loại bỏ phân, chất độn chuồng, nơi cư trú của mầm bệnh.
- Vệ sinh cơ giới làm cắt đứt một khâu trong vòng đời của một số mầm bệnh (cầu trùng)
làm cho mầm bệnh không phát triển được.
- Vệ sinh sát trùng giúp tiêu diệt mầm bệnh, làm suy yếu mầm bệnh và làm cho mầm
bệnh trong môi trường không có khả năng gây bệnh, giảm áp lực mầm bệnh.
- Làm sạch môi trường.
Phương pháp:
- Vệ sinh cơ giới: dọn toàn bộ phân, chất độn chuồng ra khỏi chuồng nuôi và tiến hành
xử lý bằng cách ủ hoặc chôn cùng vôi bột, thuốc sát trùng, … Tiến hành phát quang bụi
rậm khu vực xung quanh chuồng để loại bỏ nơi cư trú của động vật trung gian truyền
bệnh (ruồi, muỗi, côn trùng khác…). Riêng bệnh Cầu trùng thì ta phải dọn phân hàng
ngày trong liệu trình điều trị (3-2-3) để loại bỏ các noãn nang (mầm bệnh) ra ngoài. Các
bệnh khác có thể loại bỏ phân 2-3 ngày/lần tuỳ điều kiện thực tế. Chú ý: Việc dọn phân
trong chuồng sẽ làm xáo trộn vật nuôi, gây stress, gây ra các tác động làm gà chồng
đống lên nhau nên dễ gây chết do dẫm đạp, do vậy chúng ta phải thật nhẹ nhàng, dọn
từng khu một tránh gây tác động mạnh nhất là với vật nuôi mẫn cảm như gà Ai cập. Sau
khi thu dọn phân, chất độn chuồng sạch sẽ chúng ta thay một lớp độn chuồng khác và
rắc một lớp bột sát trùng nền chuồng lên trênn.
- Vệ sinh sát trùng: Tiến hành phun thuốc sát trùng 1 lần/ngày trong mọi loại bệnh khi
đang điều trị. Thuốc sát trùng chỉ cần pha đúng liều của nhà SX hoặc cao hơn một chút,
không nên lãng phí (vì là hoá chất nên cứ đủ nồng độ là diệt được mầm bệnh). Sau khi
pha thì phun với liều 2-4lít dung dịch đã pha cho 100m2 chuồng nuôi, không nên phun
nhiều làm ướt nền chuồng (nếu nền chuồng ẩm quá thì kh thuốc sát trùng hết tác dụng
mầm bệnh lại có điều kiện thuận lợi để phát triển). Nên phun ngửa vòi,vòi phun càng
mịn cảng tốt, và phun vào thời điểm “khô” và “ấm” nhất trong ngày.
- Phát quang bụi rậm: xung quanh khu vực chuồng nuôi phải phát quang và phun thuốc
sát trùng hàng ngày, không nên phun vào lúc nắng nóng. Nếu có muỗi, ruồi và côn trùng
khác thì phải phun thuốc diệt côn trùng.
Bước 2: Dùng thuốc
5 đúng trong điều trị bệnh
1. Đúng thuốc: Bệnh chỉ khỏi khi dùng đúng thuốc điều trị, do vậy công việc chẩn đoán
bệnh cực kỳ quan trọng. Đúng thuốc có 2 dạng
- Đúng nguyên nhân: nguyên nhân nào thì thuốc ấy. Ví dụ
Tiêu chảy: Colistin, Enrofloxacin, Neomycin, Gentamycin, Ampicoli, Sulfamethoxazole
+ Trymethoprim, …
Cầu trùng: Totraruzil, Diclaruzil, Sulfachlorin, Sulfaquinoxalin, …
Hen (CRD): Tylosin, Doxycyclin, Tiamulin, Erythromycin, Tobramycin, …
Hen (CCRD): Florfenicol, Tylosin + Enrofloxacin, …
Viêm ruột: Amoxycillin + Colistin, Tylosin + Colistin (lợn)
Giun: Levamisol, Ivermectin,…
….
- Đúng triệu chứng: khi chưa phát hiện đúng nguyên nhân hoặc trong một số bệnh phức
tạp thì cần phải dùng thêm thuốc điều trị triệu chứng. VD:
o Hen có đờm: Bromhexin, Ephedrin, Dexamethazole (lợn)
o Tiêu chảy: điện giải bù nước, atropin (lợn)
o Sốt: Paracetamol (acetaminophen), anagilC, ketoprofen,…
2. Đúng cách: Đưa thuốc vào cơ thể đúng đường sử dụng (cho uống, tiêm bắp, tiêm
dưới da, tiêm ven, tiêm phúc mạc). Thông thường trên nhãn mác đã hướng dẫn cụ thể.
3. Đúng thời điểm: Dùng càng sớm càng tốt
Về thời gian dùng thuốc, nếu bệnh ghép phải dùng nhiều loại thuốc có thể chia ra như
sau:
Sáng: Thuốc thứ 1
Trưa: Điện giải
Chiều: Thuốc thứ 2
Chiều tối: bổ
Thuốc chỉ cho uống tối đa 2-3h, thời gian không uống thuốc và buổi tối uống nước
trắng.
4. Đúng lượng: dùng đúng liều khuyến cáo, đối với kháng sinh nên dùng liều từ cao
xuống thấp (trừ bệnh thương hàn). Tuy nhiên hiện nay có thể do mầm bệnh đã nhờn
thuốc hoặc một số chất lượng nguyên liệu, tá dược chưa tốt nên dùng đúng liều mang lại
hiệu quả chưa cao nên cần dùng tăng liều.
5. Đúng liệu trình: Điều trị bệnh phải dùng đủ liệu trình, thông thường 3-5 ngày thậm
chí 01 tuần hoặc hơn. Liệu trình hợp lý là nếu dùng trong 2 ngày mà có hiệu quả thì SD
đến khi nào khỏi bệnh và dùng thêm 01 ngày nữa thì dừng, nếu sau 2 ngày không thấy
hiệu quả thì nên đổi thuốc khác. Trong trường hợp điều trị kéo dài thì sau khi điều trị 5-7
ngày tuỳ bệnh và thể trạng vật nuôi chúng ta nên dừng thuốc bệnh để “tẩm bổ” khoảng 2
ngày lại điều trị tiếp. Trường hợp bệnh cầu trùng thì dùng theo phác đồ 3-2-3 (điều trị 3
ngày, nghỉ 2 ngày rồi lại điều trị tiếp 3 ngày)
Bước 3: Bổ trợ
Bổ trợ giúp vật nuôi nâng cao thể trạng và sức đề kháng, đồng thời giải độc, thông
thường có các loại sau:
- Điện giải có vitamin: Dùng trong mọi trường hợp bệnh đều được. Có tác dụng cân
bằng hệ đệm, chống stress. Vitamin có giúp tăng cường chuyển hoá, chống ngộ độc và
giải độc, tăng sức đề kháng. Loại này nên dùng buổi trưa.
- Bổ gan thận dòng Sorbitol: thông thường sẽ có thêm các acid amin và vitamin B12.
Loại này có tác dụng lợi mật, tăng khả năng tiêu hoá và một phần chống ngộ độc cho
gan. Đây là loại thuốc bổ khá rẻ tiền, dùng trong khi điều trị có tác dụng trung bình.
- Bổ gan thận dòng thảo dược: Thông thường là chiết xuất ở dạng cao (ít có ở dạng
“nano”). Loại này có tác dụng tốt cho gan và cơ thể nhưng phải dùng lâu dài, hiệu quả
không cao trong trường hợp bệnh cấp tính.
- Bổ gan dong acid amin: dạng này có tác dụng tốt, một số acid amin có tác dụng giải
độc. Dùng trong cả khi điều trị và lúc bình thường.
- Giải độc dạng chiết xúât vi sinh vật + hóa dược (có thể có chiết xuất thảo dược dạng
nano): dạng này là loại giải độc (cả giải độc gan và giải độc tố mầm bệnh), nâng cao
miễn dịch chứ không phải chỉ bổ gan. Đây là loại gần như tốt nhất và đắt nhất, hay SD
trong điều trị cấp tính, bệnh nặng (IB thể thận, Gumboro, PRRS, ….)
- Bổ gan dòng acid phosphoric: chủ yếu tăng quá trình tái tạo tế bào gan. Dùng trong
trường hợp tế bào gan bị phá vỡ quá nhiều (ký sinh trùng đường máu gia cầm) và nên
kết hợp với loại trên.
- Men tiêu hoá: nên bổ sung hàng ngày, trong lúc điều trị nên dùng loại men tiêu hoá
sống chịu kháng sinh sẽ có hiệu quả hơn.
- Khoáng: trong một số trường hợp đặc biệt nên bổ sung cả khoáng đa lượng và vi lượng
(còi cọc, cắn mổ lông, tiêu chảy, )
bệnh ở gà và cách điều trị.
mình đang dự tính nuôi gà và 5 ngày tới nhận 400 con. hic mà chưa bêết nuôi thế nào
nữa. lang thang trên mạng thì thấy tài liệu này hay hay, có bổ ích mình box bài lên mà
trùng với bài của ai thì ACE thông cảm nha. mong nó giúp các bạn được nhiều.
Bệnh gà
Giới thiệu một số bệnh chính ở gà và phác đồ phòng trị bệnh hiệu quả cao, kèm ảnh
minh hoạ triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và sản phẩm điều trị. Để xem chi tiết bệnh tích
và thông tin sản phẩm, click vào ảnh.
B~NH GÀ C€ TRI~U CH‚NG HEN
1. Bệnh hô hấp mãn tính. Triệu chứng: Đây là bệnh truyền nhiễm, còn gọi là bệnh CRD,
bệnh hen gà, do Mycoplasma gallicepticum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi, nhiều nhất ở
gà thịt 4 - 8 tuần tuổi. Gà bệnh hen khò khè, chảy dịch mũi, giảm ăn, gầy. Gà đẻ giảm
sản lượng trứng. Mổ khám thấy trong xoang mũi, khí quản có nhiều dịch nhầy, túi khí
đục. Trong trường hợp mãn tính và ghép E.coli, ngoài bệnh tích viêm phổi nặng, còn
thấy màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà mà Bà con quen
gọi là "E.coli kéo màng" (Xem ảnh trong mục Bệnh E.coli). Đặc biệt, khi bị nhiễm đồng
thời với bệnh Niucatxơn bức tranh lâm sàng, bệnh tích và việc điều trị còn phức tạp hơn
nhiều.
Điều trị: Khi gà có triệu chứng và bệnh tích như trên cần đồng thời dùng vacxin khống
chế bệnh Niucatxơn và dùng thuốc điều trị bệnh CRD bằng cách gà dưới một tháng tuổi
nhỏ lại vacxin Lasota, gà trên một tháng tuổi tiêm ngay vacxin H1. Nếu gà trên một
tháng tuổi chưa dùng Lasota lần nào thì trước hết nhỏ Lasota, sau một tuần mới tiêm
vacxin H1. Đồng thời dùng thuốc điều trị bệnh CRD liên tục 5 - 7 ngày.
Cách 1 (Liên tục 5 - 7 ngày):
- Cho uống một trong các loại kháng sinh sau: CRD-Pharm hoặc Corymax-pharm
(1g/1lít nước), D.T.C Vit (2g/1lít nước) hoặc Ery-pharm (5g/lít nước) để diệt vi khuẩn.
- Cho uống kèm Phartigum B (2g/1lít nước) để giảm đau hạ sốt và Phar-pulmovet
(1ml/lít nước) để gà dễ thở.
Cách 2: - Cho toàn đàn uống 4 ngày kháng khuẩn Pharpoltrrim (10g/6lít nước uống).
- Phối hợp tiêm bắp kháng sinh Prenacin (1ml/2kgP) hoặc Prenacin II (1ml/4kgP) với
thuốc long đờm Phar-pulmovet (1ml/5kgP), 1lần/ngày, nếu cần tiêm nhắc lại sau 24 giờ.
Cách 3: - Cho uống kháng sinh Phargentylo-F (đặc trị hen gà, khẹc vịt), 5ml/1lít nước
hoặc nhỏ trực tiếp 5 giọt/kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn.
- Cho uống Pharbiozym và Phartigum B, 2g(mỗi loại)/1lít nước để giảm đau, hạ sốt,
tăng cường tiêu hoá.
Cách 4: Tiêm bắp 3 ngày kháng sinh Combi-pharm (1ml/7,5kgP/lần) hoặc Phar-
combido (1ml/2,5kgP/lần), 1lần/ngày. Dùng dung dịch sinh lý hoặc nước cất pha loãng
để dễ chia liều tiêm.
Cách 5 (CCRD):
Nếu gà bệnh bị tiêu chảy nặng hoặc ghép E.coli, biểu hiện khi mổ khám thấy màng
ngoài gan và màng bao tim phủ nhiều fibrin (bà con quen gọi là E.coli kéo màng hoặc có
khi nhầm cho là màng gan, màng tim phủ mỡ) cần điều trị 2 loại thuốc như sau:
- Cho uống một trong các loại kháng sinh sau: CRD-Pharm hoặc Corymaxx-pharm
(1g/lít nước), D.T.C Vit (2g/lít nước) hoặc Ery-pharm (10g/2 lít nước), liên tục 5 - 7
ngày.
- Đồng thời kết hợp tiêm bắp cho những cá thể ốm nặng kháng sinh Prenacin II
(1ml/4kgP/lần) hoặc Prenacin (1ml/2kgP/lần), tiêm 2 mũi cách nhau 24 giờ hoặc cho cả
đàn uống 1 trong các thuốc kháng sinh sau: Ampi-col hoặc Pharamox (1g/lít nước);
PTH-pharma (2g/1lít nước); Pharpoltrim, Pharmpicin hoặc Dia-pharm (10g/3lít nước),
liên tục 3 đến 5 ngày.
Chú ý:
- Có thể chia đôi lượng thuốc dùng trong cả ngày cho uống trong vòng 3 giờ buổi sáng
và 3 giờ buổi chiều, giữa 2 đợt dùng kháng sinh cho uống điện giải vitamin (Dizavit-
plus, 2g/lít nước) và men sống (Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 2g/lít nước).
- Sau đợt dùng kháng sinh cần cho đàn gà uống thêm Phar-boga T (1g/lít nước) để giải
độc gan rửa thận.
2. Bệnh sưng phù đầu gà. Triệu chứng: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn
Gr(-) Haemophillus paragallinarum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi. Bệnh này còn gọi là
bệnh Coryza, bệnh sổ mũi truyền nhiễm. Triệu chứng chính: Gà bệnh chảy nước mũi,
hen khò khè, phù mặt, sưng hốc mắt (ảnh bên), viêm kết mạc.
Điều trị:
Cách 1 (liên tục 5 - 7 ngày):
- Cho cả đàn uống kháng sinh Pharamox (1g/1lít nước hoặc 1g/20kgP/lần, 2lần/ngày)
hoặc kháng khuẩn Pharpoltrim (10g/3lít nước hoặc 10g/60kgP/lần, 2lần/ngày) hoặc
Pharpoltrim-Max (1g/lít nước uống) để diệt vi khuẩn.
- Kết hợp cho uống Phartigum B (2g/1lít nước) để giảm đau, hạ sốt, tăng đề kháng và
Phar-pulmovet (1ml/lít) để thông thở.
Cách 2 (điều trị 5 - 7 ngày):
- Tiêm bắp kháng sinh Prenacin (1ml/2kgP/lần) hoặc Prenacin II (1ml/4kgP/lần), tiêm
lặp lại sau 24 giờ để diệt vi khuẩn.
- Tiêm bắp Phar-pulmovet, 1ml/5kgP (hoà lẫn với Prenacin ngay trước khi tiêm) hoặc
cho uống với liều 1ml/lít nước.
- Cho uống men Pharbiozym, 2g/lít nước.
Sau khi ngừng dùng kháng sinh sử dụng men sống Pharbiozym hoặc Pharselenzym thêm
7 ngày để đàn gà chóng phục hồi sức khoẻ.
Chú ý:
Trong trường hợp gà bị bệnh nặng (Khí quản chứa nhiều đờm, gà vươn cổ khi thở, hay
vẩy mỏ), cần điều trị toàn đàn vừa tiêm vừa cho uống như sau:
Cách 3: - Cho cả đàn uống/ăn kháng sinh Pharamox, 1g/1lít nước hoặc 1g/20kgP/lần,
2lần/ngày.
- Phartigum B, 2g/lít nước. Cho uống 2 loại thuốc này liên tục 5 ngày.
- Kết hợp tiêm bắp toàn đàn kháng sinh Prenacin hoặc Prenacin II với thuốc long đờm
Phar-pulmovet. Không được xách ngược gà.
3. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm.
Triệu chứng: Đây là bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra ở gà thịt và gà
trưởng thành. Bệnh hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt sau đợt mưa rào trời trở nên nắng
gắt. Gà bệnh sốt cao, thở nhanh, bỏ ăn, ủ rũ, miệng chảy nhiều nước nhờn, tiêu chảy lúc
đầu phân lỏng trắng, sau chuyển qua màu xanh lá cây. Những cá thể béo và gà mái ấp
trứng dễ bị chết. Bệnh tích chủ yếu: bao tim tích đầy dịch vàng, xuất huyết mỡ vành tim;
phổi viêm; gan, mào và tích sưng; thịt thâm.
Điều trị: Trước hết, cho toàn đàn uống một trong các loại kháng sinh sau: Ampi-pharm
(10g/lít nước), Pharcolivet (10g/2,5lít nước), CRD-pharm, Pharamox hoặc Pharmequin
(1g/1lít nước), D.T.C vit hoặc Enroflox 5% (2g/lít nước uống), Pharm-flor (10g/4 lít
nước uống), Pharpoltrim (10g/3lít nước). Đối với những cá thể có triệu chứng lâm sàng
hoặc có điều kiện, tiêm cho cả đàn trong 3 ngày như sau:
Cách 1 (đàn có số lượng ít): - Tiêm bắp 1lần/ngày một trong các loại kháng sinh sau:
Prenacin (1ml/2kgP/lần), Prenacin II (1ml/4kgP/lần), Supermotic (1ml/5kgP/lần, trước
khi tiêm hoà loãng bằng Phar-complex C hoặc nước cất theo tỷ lệ 1:1), Lincoseptin
(1ml/2,5kgP/lần), tiêm 2 - 3 mũi để diệt vi khuẩn.
- Cho uống Phar-nalgin C, 5ml/2 - 3lít nước uống.
Cách 2 (đàn có số lượng nhiều): - Tiêm bắp cho cá thể ốm nặng kháng sinh Combi-
pharm, 1ml/7,5kgP (Dùng nước cất pha loãng để dễ chia liều tiêm), chỉ tiêm một mũi
duy nhất.
- Cho toàn đàn uống kháng sinh Pharmequin, 1g/1 - 2lít nước, liên tục 3 ngày để diều trị
dự phòng.
- Cho uống điện giải vitamin Dizavit-plus, 2g/1lít nước uống.
4. Bệnh nấm phổi gia cầm. Còn gọi là bệnh nấm cúc khuẩn do nấm Aspergillus
fumigatus và A. Flavus gây ra, đặc biệt nguy hiểm ở gà con 3 - 12 ngày tuổi.
Triệu chứng chính: Gà bệnh thở khò khè, đầu vươn dài khi thở, tiêu chảy, chảy nước
mắt, sau dẫn đến viêm kết mạc một hoặc hai bên mắt làm gà bị mù, giảm ăn uống, cuối
cùng gầy và chết. Mổ khám thấy nhiều nốt vàng đặc trưng ở phổi, nốt vàng hình khuy ở
túi khí. Dùng tay bóp phần phổi viêm thấy phòi ra cục viêm chất như bả đậu to bằng đầu
hạt gạo, đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản nhưng khá chính xác.
Điều trị: Bệnh điều trị khỏi nhưng cần dài ngày.
- Cho cả đàn uống/ăn Nấm phổi GVN, 10g/2 - 3lít nước hoặc 20 - 25kgP/ngày để iệt
nấm.
- Cho cả đàn uống/ăn Phar- C vimix, 2g/1kg thức ăn hoặc 1g/1lít nước. Dùng 5 - 7 ngày.
Chú ý:- Nếu ghép bệnh CRD cần cho uống kèm thêm 5 ngày kháng sinh CRD-Pharm
(1g/1lít nước), D.T.C Vit (2g/1lít nước) hoặc Ery-pharm (10g/2lít nước) thì đàn gà mới
khỏi bệnh hoàn toàn.
- Sát trùng chuồng trại, đặc biệt chất độn chuồng (Chloramin T).
Lưu ý vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ tốt hơn phun sát trùng liên tục.
B~NH GÀ C€ TRI~U CH‚NG TIÊU CHŠY
Tiêu chảy ở gà có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau: Niucatxơn, Gumboro,
E.coli, thương hàn, nhiễm độc tố, nhiệt độ lạnh, giun sán. Tuy nhiên, mỗi bệnh có triệu
chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng để làm căn cứ chẩn đoán phân biệt và đưa ra
phương pháp phòng chống thích hợp.
5. Bệnh E.coli.
Bệnh thường xảy ra ở gà 1 - 120 ngày tuổi, đặc biệt ở gà con 1 - 10 ngày và 4 - 5 tuần
tuổi khi vận chuyển đi xa và bị lạnh.
Triệu chứng lâm sàng chính: Gà bệnh uống nhiều nước, tiêu chảy phân trắng xanh lẫn
bọt khí, giảm ăn, yếu, lông dính bết vào nhau, nhiễm trùng huyết cấp tính và chết đột
ngột. Mổ khám thấy fibrin (chất màu trắng ngà) phủ màng bao tim, gan, màng ruột, túi
khí. Viêm ruột, bao hoạt dịch, vòi trứng, rốn và viêm mắt có mủ.
Bệnh tích chính: Màng tim xuất huyết, trong trường hợp nặng màng fibrin phủ đầy
quanh tim (Šnh bên), gan và các cơ quan nội tạng khác. Niêm mạc ruột viêm xuất huyết
điểm.
Điều trị: Dùng liên tục 3 - 5 ngày một trong các cách sau:
- Cho cả đàn uống 1 trong các loại kháng sinh sau: Pharmequin (1g/1 - 2lít nước) hoặc
Pharmequin-Max (1g/2 lít nước uống), Pharm-flor (10g/4lít nước), Pharcolivet (10g/2,5
lít nước) để diệt vi khuẩn.
- Cho cả đàn uống men Pharbiozym (tan), 2g/1lít nước để tăng cường tiêu hoá.
- Cho cả đàn uống Phar- C vimix, 1g/1lít nước để tăng sức đề kháng, giải độc.
Các thuốc kháng sinh khác có thể dùng là: Ampi-col, Dia-pharm, Pharneosol Ngoài ra,
phun sát trùng (1lần/tuần, Chloramin T) chuồng nuôi, lò ấp, chất độn chuồng, dụng cụ
chăn nuôi, giữ chuồng ấm, tăng cường chăm sóc đàn gà.
6. Bệnh cầu trùng gà. Triệu chứng: Bệnh này do 6 loài cầu trùng khác nhau gây ra.
Triệu chứng chung trong thể cấp tính: gà tiêu chảy phân lẫn máu dẫn đến thiếu máu, ủ rũ
và chết.
Trong thể mãn tính: gà bệnh đầy bụng hoặc tiêu chảy phân sống, giảm ăn dẫn đến thiếu
máu, giảm trọng lượng và sản lượng trứng. Tuỳ từng loài cầu trùng gây bệnh tích khác
nhau: manh tràng sưng và chứa đầy máu (Šnh bên phải), hoặc ruột non sưng to như
ngón tay, niêm mạc ruột dầy lên và có nhiều điểm viêm, bên trong chứa đầy máu, dịch
vàng hoặc có vết trắng khắp ruột (Šnh bên trái).
Điều trị: Khi gà bị cầu trùng dễ ghép với bệnh E.coli và tiêu chảy mất nước, mất điện
giải nên cần phối hợp thuốc điều trị cầu trùng và E.coli.
Cách 1: - Cho uống một trong các loại thuốc sau: Pharcoccitop (10g/3,3lít nước hoặc
10g/33kgP/ngày), Pharticoc-plus (10g/7lít nước hoặc 10g/70kgP/ngày), Moncoc-pharm
(1g/lít nước uống) hoặc Caticoc-pharm (1g/2 lít nước uống, liên tục 3 ngày. Nếu cần
nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục cho gà bệnh uống thêm 2 ngày để diệt cầu trùng.
- Cho uống kèm kháng sinh Pharmequin, 1g/1 - 2 lít nước hoặc Pharmequin-Max (1g/2
lít nước uống), liên tục 3 - 5 ngày để diệt vi khuẩn E.coli bội nhiễm.
- Cho uống Phar- C vimix, 1g/1lít nước để tăng sức đề kháng cho gà bệnh.
Cách 2: - Cho uống Pharm-cox G, 1ml/lít nước, liên tục 48 giờ hoặc 3ml/lít nước trong
8 giờ/ngày, liên tục 2 ngày để diệt cầu trùng.
- Cho uống một trong các loại kháng sinh sau: Ampi-col hoặc Pharamox (1g/lít nước),
Pharcolivet (10g/2,5 lít nước) hoặc PTH-pharma (10g/4 lít nước), liên tục 3 - 5 ngày để
diệt E.coli.
- Cho uống men tiêu hoá Pharbiozym, 2g/1lít nước, liên tục 5 - 7 ngày để phục hồi hệ vi
khuẩn đường ruột.
Chú ý:
- Trong trường hợp gà bị cầu trùng cấp ỉa nhiều máu tươi, ngoài việc dùng một trong hai
cách trên cần tiêm ngay cho toàn đàn một trong các loại kháng sinh sau (tiêm 1 - 2 mũi):
Enroseptyl-L.A (1ml/10kgP), Lincoseptin (1ml/2,5kgP) hoặc Combi-pharm
(1ml/7,5kgP). Kết hợp Vitamin K (1ml/5kgP) để cầm máu và nước simh lý (nước cất)
pha loãng để tiện chia liều tiêm cho đàn gà.
Ví dụ: Lấy 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A hoà với 2ml Vitamin K và 7ml nước sinh lý
rồi tiêm 1ml thuốc đã pha loãng cho 1kg gà bệnh.
- Kinh nghiệm cho thấy dùng thuốc điều trị cầu trùng và E.coli 3 ngày, nghỉ 2 - 3 ngày
rồi tiếp tục chỉ dùng thuốc cầu trùng 2 ngày sẽ cho kết quả tốt nhất.
- Sau đợt điều trị cầu trùng nên cho gà ăn Phar- boga T (thuốc giải độc gan, rửa thận,
1g/10kgP/ngày hoặc 2g/kg thức ăn) liên tục 5 - 10 ngày gà bệnh chóng phục hồi sức
khoẻ.
- Cầu trùng là bệnh khó tránh khỏi trong các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, cho nên
định kỳ dùng Pharcoccitop hoặc Pharticoc-plus phòng bệnh theo lịch ghi ở cuối tập tài
liệu này.
7. Bệnh Gumboro. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Birnavirus
gây ra ở gà 1 - 12 tuần tuổi và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi gà.
Triệu chứng: Bệnh có thể xảy ra ở dạng cận lâm sàng và dạng lâm sàng.
Dạng cận lâm sàng xảy ra ở gà dưới 3 tuần tuổi. Gà bệnh không có triệu chứng lâm
sàng, nhưng gây ức chế tạo miễn dịch do túi Fabricius bị tổn thương nặng, dẫn đến khi
dùng các loại vacxin không tạo được miễn dịch, do đó gà rất dễ bị chết khi nhiễm các
bệnh khác.
Dạng lâm sàng thường xảy ra ở đàn gà 3 - 6 tuần tuổi. Gà bệnh biểu hiện đột nhiên bay
lung tung, nháo nhác, uống nhiều nước, sốt cao, tiêu chảy phân loãng màu trắng lẫn đám
màu xanh (có màu như canh trứng bỏ hành lá), dẫn đến mất nước, run rẩy, xù lông, cơ
hậu môn co bóp liên tục, hay mổ hậu môn của nhau và lười vận động.
Bệnh tích chủ yếu: túi Fabricius lúc đầu sưng, sau 5 ngày teo lại. Xuất huyết dạ dày
tuyến, cơ lườn, ngực và đùi. Khi bị ghép với bệnh Niucatxơn, E.coli hoặc cầu trùng hoặc
cả ba, bức tranh lâm sàng, bệnh tích, công tác điều trị càng phức tạp hơn nhiều.
Điều trị: Bệnh Gumboro làm cho sức đề kháng của gà bệnh giảm xuống, cho nên trước
hết cần tăng cường miễn dịch cho đàn gà (trong đó có bệnh Niucatxơn), sau đó mới
dùng kháng sinh điều trị bệnh ghép (nếu có). Trước hết, đối với gà dưới một tháng tuổi
cần nhỏ lại ngay vacxin Lasota, gà trên một tháng tuổi tiêm vacxin H1. Tuỳ từng trường
hợp áp dụng phác đồ điều trị như sau:
1.7.1.Trường hợp gà bị bệnh Gumboro đơn thuần.
Cho toàn đàn uống 3 - 5 ngày Phartigum B và Dizavit-plus: 2g (mỗi loại)/1lít nước để
giảm đau, hạ sốt, tăng cường sức đề kháng cho đàn gà.
1.7.2. Trường hợp gà bị bệnh Gumboro ghép với bệnh E.coli. Phải điều trị bệnh
Gumboro trước để nâng cao thể trạng đàn gà, sau đó mới dùng kháng sinh điều trị bệnh
E.coli như sau:
Ngày thứ 1 và 2: Cho cả đàn gà uống Phartigum B và Dizavit-plus, 2g (mỗi loại)/1lít
nước để nâng cao thể trạng đàn gà.
Ngày thứ 3: - Tiếp tục cho cả đàn gà uống Phartigum B và Dizavit-plus, 2g (mỗi
loại)/1lít nước để nâng cao thể trạng đàn gà.
- Cho cả đàn gà uống thêm kháng sinh Pharmequin để diệt E.coli và thuốc trợ lực Phar -
C vimix, 1g (mỗi loại)/1lít nước.
Ngày thứ 4 và 5: Chỉ cho uống kháng sinh Pharmequin và thuốc trợ lực Phar- C vimix
như trên.
Chú ý: - Có thể thay kháng sinh Pharmequin bằng một trong các kháng sinh khác như:
Pharcolivet, Dia-pharm, Ampi-col, PTH-pharma Tuyệt đối không được cho đàn gà
uống sản phẩm chứa Streptomycin, Chloramphenicol.
- Có thể vừa cho đàn gà uống Phartigum B khống chế bệnh Gumboro, vừa cho uống
kháng sinh khống chế E.coli sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhưng tỷ lệ chết có thể tăng cao.
1.7.3. Trường hợp gà bị bệnh Gumboro ghép với bệnh cầu trùng.
Cách 1: - Cho uống Phartigum B, 2g/1lít nước, liên tục 3 ngày để khống chế bệnh
Gumboro.
- Cho uống Pharm-cox G, 1ml/lít nước, liên tục 48 giờ hoặc 3ml/lít nước trong 8
giờ/ngày, liên tục 2 ngày để diệt cầu trùng.
Cách 2: Ngày thứ nhất: - Cho uống Pharcoccitop, 10g/3,3 lít nước hoặc Pharticoc-plus,
10g/7 lít nước để diệt cầu trùng.
- Cho uống Phartigum B, 2g/1lít nước để khống chế bệnh Gumboro.
- Cho uống Phar- C vimix, 1g/lít nước để tăng sức đề kháng cho gà bệnh.
Ngày thứ 2 và 3 chỉ cho uống Phartigum B và Phar- C vimix với liều như trên.
Ngày thứ 4 và 5 tiếp tục cho uống Pharcoccitop hoặc Pharticoc-plus sẽ cho kết quả điều
trị tốt nhất.
Chú ý: Trong các trường hợp kể trên có thể vừa dùng thuốc điều trị bệnh Gumboro, vừa
dùng thuốc điều trị bệnh ghép sẽ dễ sử dụng hơn, nhưng tỷ lệ chết của đàn gà có thể tăng
lên.
8. Bệnh bạch lỵ và thương hàn ở gà. 1.8.1. Salmonella pullorum gây bệnh bạch lỵ ở gà
con 1-21 ngày tuổi.
Triệu chứng chính: gà bệnh ủ rũ, tiêu chảy phân trắng phân xanh, dính bết lông xung
quanh hậu môn, nằm chất đống dưới bóng điện và chết hàng loạt.
Bệnh tích: Lòng đỏ không tiêu nên bụng to (ảnh trái), gan, lách sưng to, thường bị viêm
rốn (rốn ướt). Trong trường hợp mãn tính thường bị viêm các cơ quan phủ tạng, manh
tràng, ruột chứa đầy phân có màu ghi.
1.8.2. Salmonella gallinarum gây bệnh thương hàn (còn gọi là bệnh lỵ) ở đàn gà bố mẹ
làm giảm sản lượng trứng, giảm tỷ lệ ấp nở. Gà bệnh tiêu chảy phân xanh lẫn máu, ủ rũ,
sệ bụng, đi lạch bạch như vịt, chậm lớn, gầy. Trứng nhạt màu, vỏ mỏng sần sùi, dễ vỡ.
Bệnh tích chủ yếu: viêm dẫn đến teo buồng trứng, viêm ống dẫn trứng (Šnh phải), màng
treo ruột. Gan, thận, lách sưng.
Chú ý: khi bị bệnh Thương hàn trong một số trường hợp ngã ba van hồi manh tràng gà
cũng bị viêm, cho nên cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác có bệnh tích tương tự
như Niu cát xơn, E.coli, Stress
Điều trị: Cho toàn đàn uống một trong các loại kháng sinh sau: Pharmequin, PTH-
Pharma, Pharm-flor, Enroflox 5%, Pharcolivet, Ampi-col, Pharamox hoặc Dia-pharm.
Đối với gà đẻ phối hợp tiêm thêm một trong các thuốc kháng sinh: Lincoseptin, Combi-
pharm, Supermotic hoặc Phargentylo-F…
9. Bệnh sốt từng cơn gia cầm (Bệnh sốt rét- avian malaria hay còn gọi là Bệnh ký sinh
trùng đường máu ở gà).
Đây là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gallinaceum sống ở trong hồng cầu gà gây ra.
ổ dịch thường xảy ra trong mùa mưa và ở vùng nhiều muỗi. Bệnh không phải là mới
nhưng ít gặp nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh này.
Triệu chứng chính:
Bệnh thường xảy ra ở gà thịt trên 35 ngày tuổi với tỷ lệ chết 22 - 40%. Gà đẻ giảm trứng
đột ngột. Gà bệnh thiếu máu nặng, đặc biệt ở mặt và mào cho nên thấy đầu gà thâm. Gà
bệnh sốt từng cơn (43 - 43,50C), thăm khám thấy lạnh, sau cơn sốt thân nhiệt lại bình
thường. Gà yếu, ủ rũ, hay nằm tụm lại với nhau, giảm hoặc bỏ ăn, rùng mình, liệt chân,
co giật và hay chết vào ban đêm (thường trong khoảng 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng).
Triệu chứng đặc trưng là gà bệnh ỉa phân xanh lét, khi ghép cầu trùng, E. coli thì gà
bệnh tiêu chảy phân màu xanh, trắng, đỏ
Bệnh tích. Gan và lách sưng to, biến màu (từ màu sôcôla đến màu đen). Xuất huyết
dưới da. Các cơ quan nội tạng và thịt nhợt nhạt, mề (có khi cả diều) chứa thức ăn màu
xanh. Xét nghiệm bạch cầu không tăng nhưng hồng cầu lại giảm. Tìm thấy ký sinh trùng
sốt rét trong máu (Để yên sau vài giờ trong bát tiết của gà bệnh thấy nhiều ký sinh trùng
rất nhỏ, màu trắng chuyển động).
Điều trị. Mặc dầu là bệnh ký sinh trùng đường máu nhưng dùng kháng sinh kết hợp các
thuốc bổ trợ điều trị cho hiệu quả cao. Tiến hành song song công tác hộ lý và dùng thuốc
điều trị như sau:
Hộ lý. Diệt muỗi bằng cách:
- Vệ sinh xung quanh trại để hạn chế muỗi như cắt cỏ càng ngắn càng tốt, khơi thông
cống rãnh.
- Dùng đèn bẫy muỗi vào ban đêm.
- Dùng Etox-pharm, pha 1ml/2lít nước, phun đều lên bề mặt chuồng nuôi, xung quanh
chuồng nuôi. Thuốc không ảnh hưởng đến gà, ngoài muỗi, thuốc còn diệt được ruồi,
kiến gián, chấy rận, mạt gà và nhiều loại côn trùng khác.
Dùng thuốc.
- Cho cả đàn uống/ăn 5 ngày kháng sinh 1 trong các loại kháng sinh sau: CRD-pharm
(1g/1lít nước hoặc 2g/1kg thức ăn), D.T.C vit (2g/1 lít nước hoặc 4g/1kg thức ăn) hoặc
Ery-pharm (5g/lít nước hoặc 10g/kg thức ăn) để diệt ký sinh trùng.
- Cho cả đàn uống 5 - 7 ngày Phar C vimix với liều 1 -2g/lít nước để tăng sức đề kháng
và giải độc.
- Trường hợp gà sốt cao cho cả đàn uống thêm Phartigum B với liều 2g/lít nước, liên tục
5 ngày.
- Con ốm nặng: Tiêm thêm 1 - 2 mũi kháng sinh Supermotic (1ml/5kgP, 1lần/ngày),
dùng Phar-nalgin C hoặc Phar-complex C và nước cất pha loãng trước khi tiêm. Ví dụ:
lấy 1ml Supermotic, 2ml Phar-nalgin C, 2ml nước cất trộn đều rồi tiêm 1ml đã pha
loãng cho 1kg gà bệnh. Sau khi dừng kháng sinh tiếp tục cho uống 5 - 7 ngày Pharcalci -
B12 (10 - 20ml/lít nước) và Pharboga T (1g/lít nước) để giải độc gan thận và gà chóng
phục hồi sức khoẻ.
Chú ý: Không được cho gà bệnh uống nước đường glucosa!
Đầu gà nhợt nhạt do thiếu máu, mào và tích gà có nhiều nốt muỗi đốt
Xuất huyết cơ đùi, lườn
Thận viêm, xung huyết nặng
10. Bệnh gà cắn mổ nhau (Cannibalism). Nguyên nhân
Cắn mổ nhau là bệnh dễ xảy ra ở gà hậu bị. Bệnh xảy ra do mấy nguyên nhân sau:
- Không cắt mỏ.
- Mất cân đối dinh dưỡng như thiếu Vitamin, acid amin, thức ăn thô, xanh, thiếu nguyên
tố vi lượng (lưu huỳnh, măng gan, iod), lai giống cận huyết.
- Mật độ nuôi quá đông, ánh sáng quá mức, chuồng nóng trong khi độ ẩm cao.
- Vi phạm qui trình chăm sóc nuôi dưỡng như cho ăn muộn, đàn đông trong khi thiếu
máng ăn, thiếu nước uống, không phân lô phân đàn hợp lý.
- Ngoài ra, có thể do các bệnh truyền nhiễm, giun sán, dùng kháng sinh dài ngày, rối
loạn hocmon trong thời kỳ sinh sản.
Điều trị
Hộ lý:
- Loại trừ các nguyên nhân kể trên.
- Nuôi giãn mật độ.
- Cắt mỏ những cá thể hay cắn mổ nhau hoặc loại bỏ khỏi đàn. Trước khi cắt mỏ khoảng
2 giờ cho gà uống Vitamin K (1%) với liều 1ml/5kgP để phòng chảy máu. Dùng kìm
bấm cắt hết phần sừng mỏ trên, sát vào phần biểu mô, sau đó dùng dụng cụ nung nóng
(có thể là lưỡi dao nung nóng) ép chặt mặt cắt để cầm máu.
- Hạn chế ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn có ánh sáng màu đỏ (qua chiết áp để mức
nhỏ bóng đèn tròn sẽ có màu đỏ, gần như đỏ sợi tóc chỉ đủ nhìn).
- Bỏ vào chuồng gà quả gấc, quả bí ngô bổ đôi, cục đá vôi chết để cho gia cầm mổ.
- Có điều kiện cho ăn thêm thức ăn xanh.
Dùng thuốc (Cho toàn đàn uống/ăn liên tục trên 7 ngày):
- Pharotin-K: 100g/30 lít nước uống hoặc 100g/300 kgP/ngày.
- Pharcalci-B12: 10-20 ml/1lít nước uống.
- Phar-M comix, 2g/1lít nước hoặc trộn 1g thuốc/kg thức ăn.
Phòng bệnh
- Đảm bảo đúng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
- Vào giai đoạn 7 ngày tuổi dùng máy cắt 1/2 mỏ hoặc vào lúc 7 tuần tuổi dùng kìm bấm
cắt theo trình tự như trên.
11. Bệnh sán dây gà Căn nguyên:
Bệnh do sán dây giống Raillietina (R.Echinabothrida; R.Tetragona và R.Cesticillus),
thuộc họ Davaineidae, sống ở trong ruột non gà, gà tây và nhiều loài chin hang dã gây
ra.
Triệu chứng
Gà con thường bị bệnh cấp tính, biểu hiện ủ rũ, yếu và chết trong trạng thái hôn mê. Gà
mái thường bị bệnh mãn tính, biểu hiện niêm mạc thiếu máu và vàng, mào, tích tím tái,
khó thở, đôi khi liệt cánh và liệt chân.
Gà bệnh có những triệu chứng chính sau: đi ỉa phân lẫn máu (như phân gà bị bệnh cầu
trùng), phân xanh, phân trắng, phân lẫn nhớt, đứng cù rù, rụt cổ, lười vận động (nên
nhiều người nhầm gà bị bệnh niu cát xơn); gà kém ăn dần, chậm lớn, gầy, lông xơ xác,
mất độ bóng.
Chẩn đoán
Khi gà đang sống, phát hiện thấy đốt sán rụng theo phân ra ngoài, tức là gà đã bị bệnh
mãn tính.
Tốt nhất mổ khám vài con gà ốm sẽ phát hiện được sán ở trong ruột non.
Điều trị - Nhốt đàn gà 3 ngày, thu dọn phân đốt để không cho mầm bệnh phát tán ra
ngoài.
- Cho cả đàn uống/ăn Decto-pharm, 100g/150kgP hoặc Pharcado (thuốc tẩy giun sán chó
mèo), với liều gói 2g/4kgP, một lần duy nhất. Thuốc tẩy được cả sán dây lẫn giun tròn.
Rất an toàn cho gà.
Muốn biết thêm chi tiết mời Quý vị tham khảo quyển sách "Bệnh quan trọng của gà và
biện pháp phòng trị" do nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ xuất bản năm
2008, 2011.
BÊNH NÀY AE ĐỂ Ý CHÚT NHA
Phòng và trị bệnh đầu đen ở gà
1. Nguyên nhân
Bệnh do 1 loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ
dày và ruột thừa (manh tràng)
2. Phương thức truyền lây
- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng: ăn uống phải trứng giun kim (Heterakis
Gallinae) có chứa Histomonas
3. Đặc điểm dịch tễ
- Gà từ 2-3 tuần tuổi đến 3-4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh
- Bệnh thường nổ ra vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu, nhưng gà lớn
bệnh nổ ra cả trong mùa đông
- Tất cả các loại giống gà đều có thể mắc bệnh, Gà Tây mẫn cảm nhất
4. Triệu chứng
- Gà đột nhiên sốt rất cao 43 -44 độ C, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dạng
rộng chân,mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy. Nhiều gà dấu đầu vào nách cánh, tìm
chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi.
- Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp
chết thì bỏ ăn, mào thâm tím.
- Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là
bệnh đầu đen.
- Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới
39 -38 độ C.
- Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết
kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất
cuối cùng gà chết đến 85 – 95%
5. Bệnh tích
- Bệnh tích tập trung ở gan và manh tràng
+ Gan sưng to gấp 2-3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử, lúc đầu trên bề mặt gan có các
đốm đỏ thẫm làm cho gan lổ đổ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu
trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của Marek.
+ Ruột thừa (manh tràng) bị viêm sưng, thành ruột thừa bị dày lên gấp nhiều lần. Trong
chất chứa có thấy lẫn máu nhớt như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng
hoặc tạo thành kén rắn chắc màu trắng. Từ đấy người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột
+ Nhiều trường hợp thấy ruột thừa phình rất to dính chặt vào cá cơ quan nội tạng khác,
đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét thủng rò rỉ chất chứa vào lòng bụng gây nên
viêm phuc mạc nặng khiến gà chết nhanh
+ Bệnh đầu đen dễ bị bội nhiễm với bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử và bệnh ký sinh
trùng máu do Leucocytozoone.
6. Điều trị bệnh đầu đen: phải tiến hành đồng thời hai bước như sau
Cách 1:
- Bước 1: Tiêm bắp T.Avibrasin 1ml/5kg gà 1 lần/ngày / tiêm 2 – 3 ngày
- Bước 2: Cho uống: T. cúm gia súc: 1,5 – 2g, T. Coryzin : 1,5 – 2g, Super Vitamin 2g.
Cả 3 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3-4 ngày đêm là khỏi.
Cách 2:
- Bước 1: Tiêm bắp Macavet 1ml/6-8 kgP/ 1 lần. Sau 48 giờ tiêm mũi thứ 2
- Bước 2: Cho uống: T. cúm gia súc: 1,5 – 2g, T. Coryzin : 1,5, T.Flox-C 1,5g, Doxyvit
Thái 2g. Cả 4 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3-4 ngày đêm là khỏi.
7. Phòng bệnh
- Không nuôi chung gà Tây với gà ta và không nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 cơ sở
chăn nuôi.
- Không thả gà ra vườn trong những ngày mưa, gió to
- Từ 20 ngày tuổi trở lên cho gà uống Sulfat đồng hoặc uống thuốc tím
Cách làm: Cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1g thuốc tím, hoặc
2 g sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 – 2h,sau đó nếu thừa thì đổ đi.
- Hàng tuần cần phu thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột.
Link : />#ixzz2LDRDvhzk
Phương pháp điều trị bệnh cho gà và vật nuôi
Việc nuôi gà và bị bệnh là điều không ai mong muốn, tuy nhiên khi bị bêẹh rồi thì phải
làm thể nào thì mình xin phép giới thiệu một số vấn đề cũng có thể nói là nguyên tắc
trong điều trị các bệnh nói chung cho các bác tham khảo. Khi nào rảnh mình sẽ giới
thiệu cho các bác phác đồ riêng từng bệnh sau. Do quĩ thời gian có hạn nên bài viết chưa
được chuẩn về câu từ và đầy đủ về nội dung, mình post lên để cả nhà tham khảo, trao
đồi và góp ý nhé.
Phương pháp 3 bước 5 đúng
Thứ nhất: 3 bước gồm
Bước 1: Vệ sinh
Bước 2: Dùng thuốc
Bước 3: Bổ trợ
Thứ 2: 5 đúng
Đúng thuốc
Đúng cách
Đúng thời điểm
Đúng lượng
Đúng liệu trình
3 bước trong điều trị bệnh
Bước 1: Vệ sinh
Vệ sinh là khâu vô cùng quan trọng trong điều trị cũng như phòng bệnh. Trong công tác
phòng bệnh thì vệ sinh là phương pháp rẻ tiền mà đem lại hiệu quả cao. Trong khi điều
trị bệnh vệ sinh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ý nghĩa:
- Vệ sinh cơ giới giúp loại bỏ phân, chất độn chuồng, nơi cư trú của mầm bệnh.
- Vệ sinh cơ giới làm cắt đứt một khâu trong vòng đời của một số mầm bệnh (cầu trùng)
làm cho mầm bệnh không phát triển được.
- Vệ sinh sát trùng giúp tiêu diệt mầm bệnh, làm suy yếu mầm bệnh và làm cho mầm
bệnh trong môi trường không có khả năng gây bệnh, giảm áp lực mầm bệnh.
- Làm sạch môi trường.
Phương pháp:
- Vệ sinh cơ giới: dọn toàn bộ phân, chất độn chuồng ra khỏi chuồng nuôi và tiến hành
xử lý bằng cách ủ hoặc chôn cùng vôi bột, thuốc sát trùng, … Tiến hành phát quang bụi
rậm khu vực xung quanh chuồng để loại bỏ nơi cư trú của động vật trung gian truyền
bệnh (ruồi, muỗi, côn trùng khác…). Riêng bệnh Cầu trùng thì ta phải dọn phân hàng
ngày trong liệu trình điều trị (3-2-3) để loại bỏ các noãn nang (mầm bệnh) ra ngoài. Các
bệnh khác có thể loại bỏ phân 2-3 ngày/lần tuỳ điều kiện thực tế. Chú ý: Việc dọn phân
trong chuồng sẽ làm xáo trộn vật nuôi, gây stress, gây ra các tác động làm gà chồng
đống lên nhau nên dễ gây chết do dẫm đạp, do vậy chúng ta phải thật nhẹ nhàng, dọn
từng khu một tránh gây tác động mạnh nhất là với vật nuôi mẫn cảm như gà Ai cập. Sau
khi thu dọn phân, chất độn chuồng sạch sẽ chúng ta thay một lớp độn chuồng khác và
rắc một lớp bột sát trùng nền chuồng lên trênn.
- Vệ sinh sát trùng: Tiến hành phun thuốc sát trùng 1 lần/ngày trong mọi loại bệnh khi
đang điều trị. Thuốc sát trùng chỉ cần pha đúng liều của nhà SX hoặc cao hơn một chút,
không nên lãng phí (vì là hoá chất nên cứ đủ nồng độ là diệt được mầm bệnh). Sau khi
pha thì phun với liều 2-4lít dung dịch đã pha cho 100m2 chuồng nuôi, không nên phun
nhiều làm ướt nền chuồng (nếu nền chuồng ẩm quá thì kh thuốc sát trùng hết tác dụng
mầm bệnh lại có điều kiện thuận lợi để phát triển). Nên phun ngửa vòi,vòi phun càng
mịn cảng tốt, và phun vào thời điểm “khô” và “ấm” nhất trong ngày.
- Phát quang bụi rậm: xung quanh khu vực chuồng nuôi phải phát quang và phun thuốc
sát trùng hàng ngày, không nên phun vào lúc nắng nóng. Nếu có muỗi, ruồi và côn trùng
khác thì phải phun thuốc diệt côn trùng.
Bước 2: Dùng thuốc
5 đúng trong điều trị bệnh
1. Đúng thuốc: Bệnh chỉ khỏi khi dùng đúng thuốc điều trị, do vậy công việc chẩn đoán
bệnh cực kỳ quan trọng. Đúng thuốc có 2 dạng
- Đúng nguyên nhân: nguyên nhân nào thì thuốc ấy. Ví dụ
Tiêu chảy: Colistin, Enrofloxacin, Neomycin, Gentamycin, Ampicoli, Sulfamethoxazole
+ Trymethoprim, …
Cầu trùng: Totraruzil, Diclaruzil, Sulfachlorin, Sulfaquinoxalin, …
Hen (CRD): Tylosin, Doxycyclin, Tiamulin, Erythromycin, Tobramycin, …
Hen (CCRD): Florfenicol, Tylosin + Enrofloxacin, …
Viêm ruột: Amoxycillin + Colistin, Tylosin + Colistin (lợn)
Giun: Levamisol, Ivermectin,…
….
- Đúng triệu chứng: khi chưa phát hiện đúng nguyên nhân hoặc trong một số bệnh phức
tạp thì cần phải dùng thêm thuốc điều trị triệu chứng. VD:
o Hen có đờm: Bromhexin, Ephedrin, Dexamethazole (lợn)
o Tiêu chảy: điện giải bù nước, atropin (lợn)
o Sốt: Paracetamol (acetaminophen), anagilC, ketoprofen,…
2. Đúng cách: Đưa thuốc vào cơ thể đúng đường sử dụng (cho uống, tiêm bắp, tiêm
dưới da, tiêm ven, tiêm phúc mạc). Thông thường trên nhãn mác đã hướng dẫn cụ thể.
3. Đúng thời điểm: Dùng càng sớm càng tốt
Về thời gian dùng thuốc, nếu bệnh ghép phải dùng nhiều loại thuốc có thể chia ra như
sau:
Sáng: Thuốc thứ 1
Trưa: Điện giải
Chiều: Thuốc thứ 2
Chiều tối: bổ
Thuốc chỉ cho uống tối đa 2-3h, thời gian không uống thuốc và buổi tối uống nước
trắng.
4. Đúng lượng: dùng đúng liều khuyến cáo, đối với kháng sinh nên dùng liều từ cao
xuống thấp (trừ bệnh thương hàn). Tuy nhiên hiện nay có thể do mầm bệnh đã nhờn
thuốc hoặc một số chất lượng nguyên liệu, tá dược chưa tốt nên dùng đúng liều mang lại
hiệu quả chưa cao nên cần dùng tăng liều.
5. Đúng liệu trình: Điều trị bệnh phải dùng đủ liệu trình, thông thường 3-5 ngày thậm
chí 01 tuần hoặc hơn. Liệu trình hợp lý là nếu dùng trong 2 ngày mà có hiệu quả thì SD
đến khi nào khỏi bệnh và dùng thêm 01 ngày nữa thì dừng, nếu sau 2 ngày không thấy
hiệu quả thì nên đổi thuốc khác. Trong trường hợp điều trị kéo dài thì sau khi điều trị 5-7
ngày tuỳ bệnh và thể trạng vật nuôi chúng ta nên dừng thuốc bệnh để “tẩm bổ” khoảng 2
ngày lại điều trị tiếp. Trường hợp bệnh cầu trùng thì dùng theo phác đồ 3-2-3 (điều trị 3
ngày, nghỉ 2 ngày rồi lại điều trị tiếp 3 ngày)
Bước 3: Bổ trợ
Bổ trợ giúp vật nuôi nâng cao thể trạng và sức đề kháng, đồng thời giải độc, thông
thường có các loại sau:
- Điện giải có vitamin: Dùng trong mọi trường hợp bệnh đều được. Có tác dụng cân
bằng hệ đệm, chống stress. Vitamin có giúp tăng cường chuyển hoá, chống ngộ độc và
giải độc, tăng sức đề kháng. Loại này nên dùng buổi trưa.
- Bổ gan thận dòng Sorbitol: thông thường sẽ có thêm các acid amin và vitamin B12.
Loại này có tác dụng lợi mật, tăng khả năng tiêu hoá và một phần chống ngộ độc cho
gan. Đây là loại thuốc bổ khá rẻ tiền, dùng trong khi điều trị có tác dụng trung bình.
- Bổ gan thận dòng thảo dược: Thông thường là chiết xuất ở dạng cao (ít có ở dạng
“nano”). Loại này có tác dụng tốt cho gan và cơ thể nhưng phải dùng lâu dài, hiệu quả
không cao trong trường hợp bệnh cấp tính.
- Bổ gan dong acid amin: dạng này có tác dụng tốt, một số acid amin có tác dụng giải
độc. Dùng trong cả khi điều trị và lúc bình thường.
- Giải độc dạng chiết xúât vi sinh vật + hóa dược (có thể có chiết xuất thảo dược dạng
nano): dạng này là loại giải độc (cả giải độc gan và giải độc tố mầm bệnh), nâng cao
miễn dịch chứ không phải chỉ bổ gan. Đây là loại gần như tốt nhất và đắt nhất, hay SD
trong điều trị cấp tính, bệnh nặng (IB thể thận, Gumboro, PRRS, ….)
- Bổ gan dòng acid phosphoric: chủ yếu tăng quá trình tái tạo tế bào gan. Dùng trong
trường hợp tế bào gan bị phá vỡ quá nhiều (ký sinh trùng đường máu gia cầm) và nên
kết hợp với loại trên.
- Men tiêu hoá: nên bổ sung hàng ngày, trong lúc điều trị nên dùng loại men tiêu hoá
sống chịu kháng sinh sẽ có hiệu quả hơn.
- Khoáng: trong một số trường hợp đặc biệt nên bổ sung cả khoáng đa lượng và vi lượng
(còi cọc, cắn mổ lông, tiêu chảy, )