Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ: Phân tích các nội dung tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.32 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ BÀI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ
“Chăm sóc, vệ sinh và dinh dưỡng cho trẻ mầm non”
MÃ CHUYÊN ĐỀ: CSVS

Đề bài
Với những kiến thức đã học được và hiểu biết của anh/chị, hãy phân tích các
nội dung tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ mầm non. Liên hệ thực tiễn tại cơ sở giáo
dục mầm non anh/chị đang công tác hoặc cơ sở mầm non anh/chị quan tâm.
Bài làm
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngủ là trạng thái nghỉ ngơi tự nhiên. Ngủ ngon là một liều thuốc hiệu nghiệm để
xóa tan mọi sự mệt mỏi về thể chất cũng như tinh thần của mỗi người. Điều đó cho
thấy rằng giấc ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trẻ em. Ở trẻ
em, nhu cầu ngủ cao hơn người lớn, giấc ngủ có liên quan mật thiết đến sự tiết
Hormone tăng trường cao gấp 4 lần so với khi thức. Do đó, giấc ngủ ảnh hưởng đến
tầm vóc sau này của trẻ. Trẻ em càng nhỏ thì càng cần ngủ nhiều.
Nếu trẻ đến trường chỉ được ăn no, học hành và vui chơi thì chưa đủ, mà trẻ cần
phải được các cô giáo hướng dẫn, tổ chức cho trẻ ngủ đủ giờ và đủ giấc. Đồng thời cần
rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ. Như vậy cơ thể trẻ sẽ được khoẻ mạnh, hoạt
động vui chơi tích cực và học tập tiếp thu bài tốt. Biết được đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ và hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ cho nên việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ
trong trường mầm non là vô cùng cần thiết. Có như vậy chúng ta mới có những chủ


nhân tương lai thật khỏe mạnh, thông minh và sáng tạo.
II.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Nội dung tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ mầm non
a) Bản chất sinh lý của giấc ngủ
- Giấc ngủ là kết quả của hiện tượng mệt mỏi tự nhiên sau một đợt thức kéo dài.
- Giấc ngủ là một hiện tượng ức chế hay mang tính phịng chống.


- Theo Pavlop, bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và
lan xuống các cấu trúc dưới vỏ não.
* Những thay đổi của cơ thể khi ngủ: Cơ thể không liên lạc với đường thần kinh
như bình thường. Phần lớn các cơ quan phân tích hoặc khơng hoạt động hoặc hoạt
động ở mức độ thấp. Các cơ quan đều ngừng hoặc giảm hoạt động chức năng. Bắp cơ
mềm, đa số cơ xương giãn.
* Các yếu tố gây ngủ:
- Tất cả các yếu tố gây ức chế, đều có thể gây ngủ.
- Sự khuếch tán ức chế trên vỏ não trong điều kiện tự nhiên của giấc ngủ có thể do
3 nguyên nhân:
+ Khả năng làm việc của các vùng trên vỏ não bị giảm sút có xu hướng chuyển
sang ức chế.
+ Sự loại trừ kích thích bên ngồi làm tế bào thần kinh giảm khả năng hưng phấn,
dễ chuyển sang ức chế.
+ Giấc ngủ là một phản xạ có điều kiện dựa trên tác nhân là thời gian và chế độ
sinh hoạt của con người.
VD: ngủ đúng giờ
b) Đặc điểm giấc ngủ của trẻ mầm non
- Trẻ sơ sinh: thức ngủ khơng có chu kì. Ngủ nhiều (20/24 giờ một ngày) nhưng

khơng sâu, không yên. Thức ngắn, không yên tạo bởi những nguồn kích thích bên
trong, mạnh nhất là hiện tượng đói.
- Cuối sơ sinh: xuất hiện những khoảng thức yên tĩnh, ngắn ngủi. Khả năng làm
việc của vỏ não tăng dần tạo tiền đề kéo dài trạng thái thức của trẻ. Thức tích cực chỉ
có thể có khi trẻ có khả năng tập trung thị giác và thính giác. Trẻ hình thành nhịp điệu
giấc ngủ hàng ngày do ảnh hưởng của điều kiện sống. Ban ngày, số lượng nguồn kích
thích nhiều và cao, do đó giấc ngủ tập trung vào ban đêm.
Trẻ càng lớn, sự chuyển tiếp các trạng thái ngủ - thức – ăn càng trở nên nhịp
nhàng. Thời gian thức ngày càng kéo dài.
Thức và ngủ là hai trạng thái có liên quan: trạng thái thức tích cực sẽ đảm bảo mọi
giấc ngủ say và ngược lại, giấc ngủ say đủ độ dài để đảm bảo trạng thái thức tính cực.
Trong giấc ngủ, q trình đồng hóa chiếm ưu thế, tăng cường thu nạp các chất vào cơ
thể, đặc biệt vào não, phục hổi sức làm việc của cơ thể.
* Thời gian ngủ của trẻ em mầm non
- Thời gian ngủ phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sức khỏe và đặc điểm hoạt động
thần kinh của trẻ. Trẻ càng nhỏ, thời gian ngủ càng nhiều, giấc ngủ ngắn. Đối với trẻ


có sức khỏe và hệ thần kinh phát triển bình thường, thời gian ngủ trong một ngày theo
tuổi như sau:

-

Trẻ sơ sinh

20 - 21 giờ/ngày

Trẻ 6 tháng

14 giờ/ngày


Trẻ 12 tháng

13 giờ/ngày

Trẻ 3 - 4 tuổi

12 giờ/ngày

Trẻ 5 - 6 tuổi

11 giờ/ngày

Thời gian ngủ ở trường mầm non:
Trẻ 6-12 tháng

4-5 giờ

Trẻ 12-18 tháng

4 giờ

Trẻ 18-36 tháng

3 giờ

Trẻ 3 - 4 tuổi

3 giờ


Trẻ 5 - 6 tuổi

2 giờ 40 phút

c) Phương pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non
* Mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ ngủ tốt, nghĩa là giúp trẻ ngủ nhanh, ngủ sâu và
ngủ đủ thời gian cần thiết.
* Các bước tiến hành:
Buớc 1: Vệ sinh trước khi ngủ
- Vệ sinh phòng ngủ: nhằm loại trừ tới mức tối đa những kích thích bên ngồi,
giảm trương lực các tế bào thần kinh chuyển dần sang trạng thái ức chế. Do đó cần
đảm bảo các điều kiện sau:
+ Chế độ khơng khí: Khơng khí trong lành giúp trẻ ngủ ngon. Căn cứ vào thời tiết
từng vùng, từng mùa cần có chế độ vệ sinh và thơng thống khí phù hợp. Phịng ngủ
phải đảm bảo ấm áp về mùa đơng, thoáng mát về mùa hè.
+ Chế độ ánh sáng: Ánh sáng thích hợp sẽ giúp trẻ ngủ nhanh. Do vậy, cần có biện
pháp hạn chế ánh sáng trong phịng ngủ của trẻ: đóng bớt cửa, sử dụng rèm cửa sổ tối
màu và dày để chống nóng về mùa hè và giữ ấm về mùa đông.


+ Các trang thiết bị trong phòng: Việc sử dụng giường ngủ thích hợp với điều kiện
của từng trường sẽ giúp giáo viên dễ dàng tổ chức giấc ngủ cho trẻ. Ngoài ra, cần
chuẩn bị chăn gối cho trẻ: gối cần đảm bảo yêu cầu: mỏng, có độ cứng vừa phải, có
kích thước phù hợp với trẻ.
Lưu ý: Với trẻ mẫu giáo, giáo viên hướng dẫn cho trẻ chuẩn bị giường, chăn, gối
nhằm rèn cho trẻ kĩ năng tự phục vụ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ: nhằm tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ khi ngủ,
thành phản xạ “chuẩn bị ngủ” làm cho giấc ngủ của trẻ diễn ra nhanh hơn, trẻ ngủ sâu
hơn.
+ Giáo viên tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân một cách trật tự, nề nếp, tránh sự gị

bó, ép buộc, tạo cho trẻ có được tâm lý thoải mái, tự nguyện, tích cực.
+ Việc ăn mặc của trẻ cũng có ảnh hưởng tới giấc ngủ của chúng. Căn cứ vào thời
tiết, nên cho trẻ mặc quần áo thích hợp với nhiệt độ bên ngoài và khảnăng chịu đựng
của từng cơ thể trẻ.
Bước 2: Vệ sinh trong phòng ngủ
Yêu cầu giáo viên phải có mặt trong phịng ngủ để theo dõi q trình trẻ ngủ: tư
thế, nhiệt độ, khơng khí, ánh sáng, tiếng ồn và xử lý các trường hợp cần thiết xảy ra
trong giấc ngủ của trẻ.
- Để tạo cho trẻ cảm giác an toàn thoải mái, dễ dàng đi vào giấc ngủ ở trường mần
non thì chỉ nên tiến hành một cách bình thường với các biện pháp loại trừ kích thích
của mơi trường bên ngồi là đủ.
- Tư thế ngủ của trẻ cần được tôn trọng. Tuy nhiên, do xương của trẻ của trẻ chưa
được phát triển đầy đủ, xương trẻ mềm dễ bị biến dạng nên không để trẻ nằm ở một tư
thế quá lâu, mà cần thay đổi tư thế vài lần cho trẻ trong một giấc ngủ. Khi ngủ, trẻ
khơng được kéo chăn trùm kín đầu, khơng được nằm sấp, úp mặt vào gối, không được
nằm cả người lên gối.
- Theo dõi khơng khí, nhiệt độ trong phịng trẻ. Khi thấy khơng khí trong phịng
ngột ngạt cần thơng thống khí từng phần, giữ ổn định nhiệt độ trong phòng khi trẻ
ngủ. Nếu thấy nhiệt độ thay đổi cần đắp thêm chăn hoặc bỏ vớt chăn, tăng hoặc giảm
tốc độ của quạt. Ngoài ra, cần giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ.
Bước 3: Vệ sinh sau khi ngủ
Chỉ đánh thức trẻ dậy khi trẻ đã ngủ đủ thời gian.
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân một cách trật tự, nề nếp, vận động nhẹ nhàng.


- Vệ sinh phòng ngủ: xếp gọn giường ngủ, chăn gối đúng nơi quy định.
2. Tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ mầm non ở Trường Mầm non TT Đoan
Hùng (Phú Thọ)
Ở trường mầm non nói chung và trường Mầm non TT Đoan Hùng nói riêng, việc tổ
chức giấc ngủ trưa cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết, bình thường trẻ ngủ đủ thời

gian khoảng 150 phút thì tinh thần ln sảng khối khỏe mạnh cơ thể phát triển tốt.
Với những trẻ ngủ ít thường có sự mệt mỏi khơng thích tham gia vào các hoạt động
vui chơi và học tập. Vì vậy giờ ngủ cần chuẩn bị chu đáo để trẻ có giấc ngủ ngon.
Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, Chính
quyền địa phương, hiện nay trường Mầm non TT Đoan Hùng được xây dựng khang
trang, sạch sẽ, thống mát. Trang thiết bị phục vụ cơng tác bán trú được nhà trường và
phụ huynh sắm sửa đầy đủ cho con em.
Mỗi lớp được được phân công 2 giáo viên/lớp, các giáo viên đều đạt trình độ chuẩn
theo quy định của ngành nên việc chăm sóc và giáo dục các con rất thuận lợi. Đặc biệt
trong giờ ngủ trưa của trẻ để đảm bảo an toàn, giáo viên không được phép ngủ trong
giờ nghỉ trưa. Để không bị ảnh hưởng đến cả sức khỏe giáo viên, thường các cô sẽ chia
2 ca, mỗi cô trực một ca, để đảm bảo giáo viên ln có mặt tại phịng ngủ để trong và
quan sát trẻ.
* Tổ chức giấc ngủ chăm sóc giấc ngủ cho trẻ hàng ngày:
- Cơ chuẩn bị gường, chiếu, chăn, gối cho trẻ trước khi ngủ.
- Cô trẻ xếp hàng đi vệ sinh lấy gối và lên gường ngủ.
- Chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thống mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng.
Mùa hè các bạn có đầy đủ hệ thống quạt mát, mùa đơng đủ chăn đệm cho từng trẻ một.
Phịng ngủ được giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cửa sổ và tắt bớt điện khi
đến giờ ngủ.
- Khi ngủ, trẻ sẽ nằm theo tổ nam và nữ để cô dễ bao quát trẻ và cũng là bước đầu
giáo dục giới tính ln cho trẻ.


- Khi đã ổn định chỗ ngủ, cô cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca, nhạc nhẹ
không lời để trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Với những trẻ khó ngủ, cơ sẽ gần gũi, vỗ về cho
trẻ n tâm vào giấc ngủ.

- Trong thời gian trẻ ngủ các cơ giáo thường xun có mặt để theo dõi lúc trẻ
ngủ, sửa lại tư thế để trẻ ngủ thoải mái, khơng để trẻ úp mặt vào gối hoặc trùm chăn

kín. Có những trẻ khi ngủ say sẽ đạp chăn khỏi người, hay bị hở lưng, hở bụng thì cơ
kéo lại cho trẻ. Có những bé khi ngủ thường hay giật mình hoặc mê sảng khóc nhè, cơ
ln có mặt kịp thời để vỗ về, xoa để bé ngủ lại. Một số trẻ tè dầm ra quần áo, trẻ lạnh,
người khó chịu, những lúc như thế cô kịp thời thay quần áo cho trẻ, rồi đưa trẻ vào ngủ
tiếp. Phát hiện kịp thời tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ ngủ để đảm bảo an toàn
tuyệt đối cho trẻ.
- Sau giờ ngủ:
+ Trẻ nào thức dậy trước cô cho dậy trước, không đánh thức trẻ, cô kéo rèm từ từ, bật
điện phòng ngủ để trẻ tự dậy.
+ Sau khi trẻ dậy cô thường cho trẻ tập một số động tác nhẹ nhàng, cho trẻ giúp cô cất
gối.


Nhận thức được giờ ngủ trưa của trẻ có tác dụng rất lớn, trẻ được nghỉ ngơi một
cách đầy đủ, tạo điều kiện tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể, trẻ
thoải mái khỏe mạnh, giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập
hàng ngày. Vì vậy nhà trường và các giáo viên trường Mầm non TT Đoan Hùng luôn
đặt việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ lên hàng đầu.

III.

KẾT LUẬN

Giấc ngủ là một hiện tượng sinh lí, là một nhu cầu hết sức tự nhiên và chính
đáng của con người. Giấc ngủ là một hiện tượng ức chế mang tính chất phòng chống
hay bảo vệ tế bào thần kinh trên vỏ não. Một giấc ngủ sâu, đủ độ dài là phương tiện cơ
bản ngăn ngừa tình trạng quá mệt mỏi của hệ thần kinh. Những đứa trẻ ngủ đủ theo
quy luật bình thường, ngủ ngon giấc thì tinh thần ln sảng khối, phát triển tốt. Cịn
những đứa trẻ ngủ bất thường, ngủ ít thì sự mệt mỏi thái q càng dồn lại, dễ nảy sinh
những xúc cảm tiêu cực. Ngủ tốt vừa là một trong những điều kiện căn bản, vừa là một

trong những dấu hiệu của sức khỏe trẻ em.
Việc tổ chức tốt giờ ngủ trưa cho trẻ ở trường mầm non giúp trẻ phát triển thể
chất, nhận thức và cảm xúc ở trẻ. Trẻ được ngủ đủ giấc sẽ có tinh thần thoải mái thích
tham gia vào các hoạt động, tiếp thu bài tốt hơn, từ đó góp phần phát triển tồn diện
cho trẻ. Vì vậy, nhà trường và giáo viên mầm non cần chú trọng đến giấc ngủ trưa của
trẻ. Tổ chức chăm sóc giấc ngủ theo đúng quy định của chương trình giáo dục mầm
non là rất cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.


Tài liệu tham khảo:
[1] Bùi Thị Nga (2021), Bài tuyên truyền: “Đảm bảo an toàn giấc ngủ trưa cho trẻ
Mẫu giáo tại trường Mầm non.”, Từ < />[2] Lê Hương (2020), Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24-36 tháng tuổi
trong trường mầm non, từ < />[3] Trường Mầm non Đơng Kinh (2020), BÀI TUN TRUYỀN CHĂM SĨC GIẤC
NGỦ CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON DÀNH CHO CÁC BẬC CHA MẸ!, Từ
< />


×