Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

“Mẹo” đối phó với sự cô lập nơi công sở pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.17 KB, 3 trang )

“Mẹo” đối phó với sự cô lập nơi công sở

Bị cô lập không phải trường hợp hiếm gặp nơi công sở. Nguyên
nhân của tình trạng này một phần là do hoàn cảnh khách quan, phần
khác là do chính bản thân bạn lo sợ bị bỏ rơi, dẫn tới tự cô lập bản
thân với mọi người.
Nếu bạn lo lắng mình bị cô lập khỏi dự án, phớt lờ trong các cuộc họp hay
các sự kiện của công ty, đã đến lúc hành động. Dưới đây là 5 bước giúp
bạn loại bỏ nỗi lo bị cô lập:
Trung thực
Bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát nỗi lo bị bỏ rơi là đánh giá kỹ năng
và tình thế của bạn. Bạn có thực sự cần tham gia vào một dự án của
phòng ban khác? Liệu bạn có thực sự bị cô lập hay bạn bị loại ra khỏi
cuộc hop chỉ dành riêng cho quản lý cấp cao? Hãy nhớ rằng trong công ty,
những dự án được ghi nhận thuộc về những người gắn bó với nó lâu dài
và nỗ lực hết mình với nó. Vì thế, đừng buồn rầu hay lo mình bị bỏ rơi khi
bạn chỉ mới bước vào dự án và chưa có đóng góp gì nhiều.
Nhưng sẽ ra sao nếu bạn thực sự bị bỏ rơi khi mình có đóng góp tích
cực? Hãy trung thực với bản thân và xem xét xem có điều gì trong cách
ứng xử của mình khiến đồng nghiệp không muốn bạn tham gia. Chẳng
hạn, nếu gần đây bạn tỏ ra căng thẳng và mệt mỏi, nhóm có thể nghĩ rằng
không yêu cầu bạn tham gia vào dự án này là điều tốt với bạn. Hay nếu
bạn ăn trưa tại chỗ thay vì tới canteen ăn uống với mọi người, đồng
nghiệp sẽ nghĩ rằng bạn sẽ thấy phiền toái nếu họ mời bạn tham gia. Hoặc
có thể đơn giản bạn là nhân viên mới và không ai cảm thấy biết về bạn đủ
để rủ bạn tham gia cùng dự án mới.
Gắn kết
Một khi đã xác định được lý do bạn bị cô lập, hãy bắt tay ngay vào hành
động bằng cách dành nhiều thời gian hơn với đồng nghiệp. Nhớ rằng bạn
càng hiểu rõ về đồng nghiệp và họ càng biết tới công việc của bạn – bạn
sẽ càng dễ đề nghị họ cho tham gia vào các dự án. Hãy cố gắng nói


chuyện với mọi người về công việc của họ, ăn trưa với nhóm và làm việc
chăm chỉ. Bạn có thể tham gia các hoạt động ngoài công sở cùng mọi
người như đi nhậu, đi từ thiện…
Tốt hơn nữa, bạn có thể đề nghị đảm nhận một nhiệm vụ đặc biệt nào đó
mà không ai hoặc ít người muốn làm. Việc này chứng tỏ cho đồng nghiệp
thấy bạn háo hức muốn được đóng góp. Câu nói “Này, tôi muốn giúp anh
về kế hoạch quảng bá mới. Nếu anh thích, tôi có thể mang tới bản sơ thảo
một dự án tương tự tôi đã thực hiện năm ngoái” sẽ khiến đồng nghiệp có
thiện cảm hơn với bạn hơn thay vì câu nói vu vơ “Hãy gọi tôi nếu tôi có thể
giúp gì về kế hoạch quảng cáo mới”.
Thể hiện khả năng
Nếu muốn được tham gia vào các dự án, cuộc họp nhiều hơn, đặc biệt
nếu bạn là người mới, hãy chắc chắn rằng bạn có điều gì giá trị để đóng
góp. Đó thể là một kỹ năng đặc biệt của bạn hoặc đơn giản là sự nhiệt
tình, suy nghĩ sáng tạo. Xác định điều gì bạn có thể đóng góp và để tài
năng của mình tỏa sáng. Một khi đồng nghiệp nhận thấy điểm đặc biệt của
bạn, họ sẽ tự đề nghị bạn tham gia cùng họ.
Kiên trì
Nếu bạn đã thực hiện những điều trên và vẫn cảm thấy mình bị phớt lờ
khỏi những cơ hội tốt trong công ty, đã đến lúc cần nói chuyện với sếp.
Anh/ cô ấy có thể giúp bạn đảm nhận những dự án mới hoặc đảm bảo
rằng bạn được tham gia vào các dự án, cuộc họp. Hoặc ngược lại, sếp sẽ
giải thích tại sao bạn không được tham gia một dự án nào đó.
Tất nhiên, trước khi tới chỗ sếp với yêu cầu như vậy, hãy chắc chắn rằng
bạn đã làm tốt công việc của mình. Bạn không thể yêu cầu thêm nhiệm vụ
mới trong khi những dự án hiện tại của bạn đang bế tắc.
Thực tế
Nếu bạn vẫn cảm thấy mình như người ngoài, hãy nhìn lại bản thân. Liệu
có phải nỗi lo bị cô lập của bạn đã ra ngoài tầm kiểm soát? Rốt cuộc,
không ai có thể là một phần của tất cả các dự án, cuộc họp hay được mời

tới tất cả các sự kiện.
Nếu bạn nhận thấy về tổng thể, mình vẫn là một phần của nhóm, nhận
được những cơ hội mới và có cả đống việc cần làm, hãy tạm gác qua
những cơ hội khác. Khi lo lắng về những dự án mình không tham gia, bạn
có thể lơ đãng công việc mình nên làm.

×