Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu 7 mẹo “đối phó” với tính trì hoãn công việc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.17 KB, 3 trang )

7 mẹo “đối phó” với
tính trì hoãn công việc

Bạn có rất nhiều dự tính? Bạn có rất nhiều việc phải làm nhưng tính
cách hay chần chừ, trì hoãn công việc khiến bạn chẳng thể hoàn thành
kế hoạch theo đúng ý? 7 mẹo sau có thể giúp bạn loại bỏ được “kẻ phá
đám” này.

7. Có tổ chức

Khi bạn không có tổ chức, không sắp xếp khoa học bạn sẽ lại trì hoãn việc
mình muốn làm. Điều đầu tiên bạn muốn loại bỏ được tính trì hoãn đó là lên
kế hoạch cụ thể và có tổ chức, khi làm được điều đó không có lý do gì mà
bạn không thực hiện theo kế hoạch cả.

6. Có kỷ luật

Nếu không có kỷ luật, bạn sẽ lại “mướn cớ” để trì hoãn nó. Cần phải nói với
bản thân rằng khi bạn nói bạn sẽ làm điều gì, thì bạn sẽ phải làm điều đó. Tự
tạo cho mình những kỉ luật riêng và phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều
bạn đưa ra.

5. Đặt thời hạn cho bản thân
Hãy tạo cho mình một đồng hồ thời gian và gia hạn cho mỗi công việc của
mình. Đừng để “nước đến chân mới nhẩy”, bạn sẽ chẳng thể hoàn thành việc
gì một cách trọn vẹn và thành công cả.

4. Kết thúc công việc bạn chưa hoàn thành

Bạn có một số nhiệm vụ chưa hoàn thành? Nếu bạn càng cố nguỵ biện và trì
hoãn nó thì sẽ càng có thêm nhiều công việc không được hoàn tất. Hãy hoàn


thành nốt những nhiệm vụ được giao trước khi bước sang làm một việc mới.

3. Mục đích của tiến bộ

Không có vấn đề gì nếu bạn luôn luôn có mục đích cho sự tiến bộ của mình.
Nếu bạn không nhằm mục đích tiến bộ thì làm thế nào để bạn có thể mong
đợi sự thành công? Nhớ rằng thiết lập một số mục tiêu và “tóm” lấy nó nhé.

2. Tự thưởng cho bản thân

Sau mỗi công việc hoàn thành, bạn nên tự thưởng cho mình. Điều này có thể
bao gồm việc mua một bộ quần áo mới, đi ra ngoài dạo chơi, ăn ở nhà hàng
bạn ưa thích hay bất cứ điều gì bạn mong muốn để tạo động lực cho bạn
thân phấn đấu hơn nữa.

1. Dừng ngay câu nói: “ Tôi sẽ làm nó vào ngày mai”

Đừng bao giờ nói câu: “Ngày mai tôi sẽ làm nó”. Hãy loại bỏ ngay câu nói
này ra khỏi suy nghĩ của bạn bởi vì ngày mai dường như sẽ không bao giờ
tới.

Sự trì hoãn không phải là giải pháp tốt nhất cho bạn và nó có thể tạo ra thói
quen xấu và là “kẻ thù” của công việc tuỳ thuộc vào mức độ bạn trì hoãn. Vì
vậy hãy loại bỏ tính cách này để thành công hơn trong mọi công việc của
bạn nhé.

Minh Anh
TheoAWT


×