Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phải làm gì khi bạn thất nghiệp? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.41 KB, 3 trang )

Phải làm gì khi bạn thất nghiệp?
Trung bình một người thất nghiệp mất 39 tuần để tìm kiếm một
công việc mới. Sẽ là một sự phí phạm rất lớn nếu bạn để cho
gần 10 tháng trời ấy trôi qua một cách vô nghĩa.
Tỉ lệ thất nghiệp đang dần cải thiện cùng quá trình phục hồi của nền
kinh tế thế giới. Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây của Bureau of
Labor Statistics (BLS), vẫn có tới 12.5 triệu người Mỹ không có việc
làm. Thêm vào đó, hàng triệu sinh viên đại học sẽ tốt nghiệp trong
năm 2012 này, góp phần gia tăng gánh nặng cho thị trường lao động.
Thất nghiệp, bởi lẽ ấy, vẫn là một vấn đề thường trực làm đau đầu
các nhà hoạch định chính sách.
Trung bình một người thất nghiệp mất 39 tuần để tìm kiếm một công
việc mới. Sẽ là một sự phí phạm ghê gớm nếu bạn để cho gần 10
tháng trời ấy trôi qua một cách vô nghĩa. Dưới đây là một số cách để
bạn tận dụng khoảng thời gian chết này cũng như xây dựng một hình
ảnh hoàn thiện hơn trong mắt nhà tuyển dụng tương lai.
1. Không ngừng làm mới bản thân
Trong quá trình tìm kiếm việc làm, đừng quên cập nhật những xu
hướng, công nghệ hay kiến thức chuyên ngành mới trong lĩnh vực
nghề nghiệp của bạn. Tham gia một lớp học hay khóa đào tạo ngắn
hạn cũng là cách hay giúp hồ sơ xin việc của bạn dày dặn và nổi bật
hơn so với các ứng viên khác. Trong trường hợp khả năng tài chính
không cho phép, ít nhất bạn vẫn nên cập nhật tin tức hàng ngày trên
các tạp chí, trang tin chuyên ngành. Đừng để mình trở nên lạc hậu
trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ.
2. Tham gia hoạt động tình nguyện
Đó có thể là bất cứ công việc nào, từ những hoạt động từ thiện đơn
thuần cho đến các vị trí thực tập không lương tại một số công ty. Hãy
cố gắng làm cho mình luôn bận bịu dù bạn đang làm gì đi chăng nữa,
bởi nếu không bạn rất dễ rơi vào tình trạng trì trệ và nguy hiểm hơn
là thui chột một số kĩ năng cơ bản. Ngoài ra, những hoạt động này


mở ra cho bạn cơ hội làm quen cũng như mở rộng mạng lưới quan
hệ, rất có ích cho công cuộc tim kiếm việc làm của bạn về lâu dài.
Nhà tuyển dụng cũng không mấy mặn mà với những ứng viên có quá
nhiều khoảng thời gian “chết” trong hồ sơ mà không có một lý do xác
đáng.
3. Làm việc tự do hoặc tạm thời
Bạn không nên mong đợi một mức thu nhập cao từ những công việc
freelance hoặc hợp đồng ngắn hạn. Tuy nhiên, “lấy ngắn nuôi dài” có
thể là một chiến lược hay trong thời điểm bạn không có quá nhiều sự
lựa chọn. Hơn nữa, đây cũng là một nguồn động lực lớn, giúp bạn
quyết tâm hơn trên chặng đường xin việc gian nan.
4. Dạy học
Chúng ta thường hay bỏ qua phương án này, tuy nhiên bạn nên biết
rằng có không ít người muốn học hỏi những kĩ năng mà bạn đang có.
Nếu không đủ khả năng năng sư phạm để đứng lớp, bạn vẫn có cơ
hội tìm được nhiều vị trí gia sư hay dạy kèm, tùy theo trình độ của
mình. Trên CV, kinh nghiệm làm việc này cho nhà tuyển dụng biết
bạn có tương đối kĩ năng quản lý, giám sát, truyền đạt và giao tiếp.
5. Viết blog
Blogging luyện cho bạn khả năng viết lách và nghiên cứu, tìm kiếm
thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến lĩnh vực ngành nghề
thuộc chuyên môn của bạn. Blog cũng là trang cá nhân nơi bạn thể
hiện khả năng cũng như những sở thích cá nhân một cách lành
mạnh. Điều này đặc biệt quan trọng bởi các nhà tuyển dụng ngày
nay thường có thói quen “google” thông tin về ứng viên trên internet.

×