Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Bài lập tình huống luật phá sản (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.27 KB, 35 trang )

Bài tình huống 1:
Cty TNHH 2 thành viên TK, trụ sở tại tp Biên Hịa, trong q trình thực hiện hoạt động
kinh doanh đã có các tranh chấp với khách hàng là công ty M.A và ngân hàng X (vay vốn
bằng thế chấp tài sản).
Cơng ty TK có nghĩa vụ phải thi hành án theo:
+ Phán quyết trọng tài đối với tranh chấp với M.A là 36 tỷ đồng;
+ Bản án phúc thẩm đối với ngân hàng X bao gồm: tiền gốc là 400 tỷ và tiền lãi 500 tỷ.
Công ty TK có 05 tài sản là nhà xưởng, trụ sở tại: Biên Hòa, Mỹ Tho, Phan Thiết, Nha
Trang và Cần Thơ.
Cơng ty TK khơng cịn các hoạt động kinh doanh kể từ 2018.
Sinh viên giải quyết các tình huống sau đây:
(Sinh viên lưu ý: cần phải làm đúng theo thứ tự câu hỏi; cần phải giải thích, sử dụng
căn cứ pháp lý và trích dẫn nội dung điều luật)
CÂU 1. (1.5 điểm)
Trường hợp Công ty TK nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, hãy xác định Tòa án có
thẩm quyền thụ lý hồ sơ?
CÂU 2. (4.0 điểm)
Hãy tư vấn trình tự, thủ tục, hồ sơ mà cơng ty TK cần phải cung cấp để được Tòa án thụ
lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
CÂU 3. (2.0 điểm)
Trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chuẩn bị tiến hành các thủ tục thi hành án
theo yêu cầu của công ty M.A và ngân hàng X nhưng Tịa án có thẩm quyền ra Thơng
báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Cơ quan thi hành án phải ban hành quyết định
gì theo quy định luật Phá sản 2014 và luật Thi hành án dân sự 2008-2014?
CÂU 4. (2.5 điểm)


Trường hợp phán quyết Trong tài của công ty M.A bị đình chỉ thi hành do Tịa án nhân
dân ra Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với công ty TK. Khoản nợ của công
ty TK đối với cơng ty M.A sẽ được thanh tốn thế nào?


Bài tình huống 2:
Ngày 2/10/2019, Cơng ty VNC (Việt Nam có trụ sở chính tại Mỹ Tho) có ký hợp
đồng bán 10.000 tấn gạo cho Cơng ty JPC (Nhật Bản có văn phịng đại diện tại thành phố
Hồ Chí Minh). Hợp đồng có điều khoản cơ bản như sau:
-

Đơn giá 430usd/tấn; FOB Cát Lái.HCM.

-

Bên mua mở L/C không hủy ngang, ngân hàng người thụ hưởng là Vietcombank
HCM, thời hạn mở cuối của L/C là 31/12/2019.

-

Phạt vi phạm: 10% trên khoản bị vi phạm;

-

Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp: không thỏa thuận

Sau khi ký kết, JPC đã mở L/C cho người thụ hưởng là VNC nhưng Vietcombank HCM
xác định nội dung L/C không phù hợp với phương thức giao hàng trong Hợp đồng. JPC
đã tiến hành tu chỉnh. Sau 03 lần tu chỉnh, Vietcombank vẫn không chấp nhận do vận đơn
thể hiện là vận đơn đường không (AWB – Airway bill) mà không phải là vận đơn đường
biển (B/L – Bill of lading).
Mặc dù VNC đã gửi nhiều thông bào nhắc nhở đến JPC. Nhưng đến thời hạn giao hàng,
do chưa có L/C hồn chỉnh, VNC tun bố khơng giao hàng và vào ngày 31/3/2020,
VNC tuyên bố hủy Hợp đồng.
JPC cho rằng VNC vi phạm nghĩa vụ giao hàng nên khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt

hại và phạt vi phạm hợp đồng đối với VNC.
Sinh viên giải quyết các tình huống sau đây:
(Sinh viên lưu ý: cần phải làm đúng theo thứ tự câu hỏi; cần phải giải thích, sử dụng
căn cứ pháp lý và trích dẫn nội dung điều luật) CÂU 1. (3.0 điểm)
Trường hợp Cơng ty JPC có yêu cầu VIAC HCM giải quyết tranh chấp, hãy tư vấn điều
kiện để VIAC HCM thụ lý hồ sơ?
CÂU 2. (4.5 điểm) Hãy tư vấn về các tài liệu chứng cứ cần phải có để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của VNC trong vụ kiện với JPC?
CÂU 3. (1.5 điểm)


Nếu tranh chấp được giải quyết bằng hình thức Trọng tài vụ việc, bên thắng kiện cần phải
lưu ý vấn đề gì để được đảm bảo thi hành án?
CÂU 4. (1.0 điểm)
Trường hợp JPC thắng kiện nhưng đồng thời TAND có thẩm quyền ra quyết định thụ lý
mở thủ tục giải quyết phá sản đối với VNC, phán quyết Trọng tài của JPC có được thi
hành?

Bài tình huống 3:
Cty Cổ phần A (Cty A, người mua, Việt Nam) ký hợp đồng mua 1000 tấn bã đầu nành
với Công ty B (người bán, Singapore). Tổng giá trị hợp đồng là 5.000.000.000 đ (Năm tỷ
đồng Việt Nam), với các điều khoản thanh toán:
-

Người mua ứng trước 10% ngay khi ký hợp đồng;
Người mua trả tiếp 80% ngay khi hàng được giao nhận xong tại Cảng Sài Gòn;
Người mua trả 10% còn lại sau 30 ngày kể từ ngày nhận xong hàng tại Cảng Sài
Gòn.

Điều khoản giải quyết tranh chấp: VIAC HCM

Vào ngày 1/6/2017 người bán đã thực hiện xong việc giao hàng và các bên đã ký biên bản
xác nhận việc giao nhận hàng hóa. Sau khi ký biên bản, người mua vẫn chưa hồn thành
nghĩa vụ thanh tốn 10% cịn lại. Ngày 1/6/2018, người bán quyết định khởi kiện người
mua sau khi đã thương lượng và hịa giải khơng thành.
Sinh viên giải quyết các tình huống sau đây:
(Sinh viên lưu ý: cần phải giải thích, sử dụng căn cứ pháp lý và trích dẫn nội dung điều
luật)
CÂU 1. (3.0 điểm)
Căn cứ Luật Trọng tài thương mại 2010, hãy xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp,
tư cách tham gia tố tụng? CÂU 2. (4.5 điểm)
Hãy tư vấn thủ tục, trình tự và các tài liệu chứng cứ cần có để việc khởi kiện của người
bán được thụ lý giải quyết? CÂU 3. (1.5 điểm)


Trong trường hợp tranh chấp đang được thụ lý và giải quyết, người mua có tiến hành nộp
đơn xin Phá sản tự nguyện và được Tịa án có thẩm quyền thụ lý, ra quyết định mở thủ
tục phá sản. Hãy cho biết hậu quả pháp lý?
CÂU 4. (1.0 điểm)
Hãy ghi đầy đủ tên tiếng Việt và tiếng Anh của cụm từ VIAC.

Bài tình huống 4:
Cơng ty Cổ phần số 1 (Cty 1, tp Hồ Chí Minh) là pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực
phân phối điện thoại di động: Apple; Sony; Samsung. Việc nhận hàng phân phối và thanh
toán được thực hiện theo định kỳ 02 tháng/lần.
Cty 1 có hợp đồng vay thế chấp tài sản với Sacombank CN Bình Thạnh, với tài sản thế
chấp là trụ sở Cty 1, thời gian vay ngắn hạn 03 tháng. Hợp đồng tín dụng được giao kết
vào ngày 1/6/2017 và giải ngân vào 15/6/2017.
Vào thời điểm tháng 6/2018, Cty 1 bắt đầu có biểu hiện của sự chậm thanh toán liên tục 3
kỳ.
Sau nhiều lần thương lượng, tự hịa giải khơng thành, các đối tác của Cty 1 quyết định

nhờ tư vấn để tiến hành thực hiện giải quyết tranh chấp.
Sinh viên giải quyết các tình huống sau đây:
(Sinh viên lưu ý: cần phải giải thích, sử dụng căn cứ pháp lý và trích dẫn nội dung điều
luật)
CÂU 1. (3.5 điểm)
Hãy thực hiện tư vấn các biện pháp giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định Luật
Thương mại? Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp?
CÂU 2. (3.0 điểm)
Trong trường hợp tranh chấp được giải quyết theo hướng phá sản doanh nghiệp, hãy lưu
ý những vấn đề nào có liên quan khi áp dụng luật Phá sản? CÂU 3. (2.5 điểm)
Trong trường hợp tranh chấp được giải quyết theo luật Trọng tài thương mại, hãy tư vấn
cho các đối tác điều kiện cần và đủ để Trọng tài thụ lý hồ sơ?


CÂU 4. (1.0 điểm)
Trường hợp phán quyết Trong tài có hiệu lực thi hành, xác định cơ quan có thẩm quyền
thi hành?

Bài tình huống 5:
Cty Cổ phần A (Cty A) được thành lập vào 2/2017, là pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực
phân phối xe ô tô cho các nhãn hiệu: Toyota, Audi, Mercedes.
Cty A có hợp đồng vay tín dụng ngắn hạn (06 tháng) với ngân hàng BIDV Chi nhánh
Q.V với tài sản thế chấp là trụ sở Cty A và số tiền đã vay là 10 tỷ đồng. Hợp đồng tín
dụng được giao kết vào ngày 1/3/2017 và giải ngân vào 10/3/2017.
Hợp đồng làm đại diện phân phối xe ô tô được thực hiện theo phương thức: nhận xe, bán
xe, thanh toán và hưởng chiết khấu đại lý với định kỳ 03 tháng/lần
Vào thời điểm tháng 1/2018, Cty A bắt đầu có biểu hiện của sự chậm thanh tốn và cho
đến cuối tháng 9/2018 thì Cty A hồn tồn mất khả năng thanh tốn.
Sau nhiều lần thương lượng, tự hịa giải khơng thành, các đối tác của Cty A quyết định
nhờ tư vấn để tiến hành thực hiện giải quyết tranh chấp.

Sinh viên giải quyết các tình huống sau đây:
(Sinh viên lưu ý: cần phải giải thích, sử dụng căn cứ pháp lý và trích dẫn nội dung điều
luật)
CÂU 1. (3.0 điểm)
Hãy thực hiện tư vấn các biện pháp có thể giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định
pháp luật hiện hành cho nhóm đối tác của Cty A? CÂU 2. (4.0 điểm)
Trong trường hợp các đối tác của công ty A muốn giải quyết theo hướng phá sản doanh
nghiệp đối với Cty A, hãy lưu ý những vấn đề nào có liên quan khi áp dụng luật Phá sản?
CÂU 3. (3.0 điểm)
Trong trường hợp các đối tác của công ty A muốn giải quyết tranh chấp theo luật Trọng
tài thương mại, Hãy tư vấn cho các đối tác điều kiện cần và đủ để Trọng tài thụ lý hồ sơ?


Bài tình huống 6:
Cty CP X có trụ sở tại tỉnh BP có hợp đồng mua hạt điều thơ với cơng ty TNHH MTV Y
có trụ sở chính tại ĐN.
Trong phần đại diện cho công ty X, ông A (đại diện theo pháp luật của cơng ty X) có văn
bản ủy quyền cho ơng B (phó giám đốc cơng ty) với nội dung “ơng B được tồn quyền
giao dịch về giá hàng hóa trong tất cả các hợp đồng của Cty X với đối tác là Cty Y”.
Trong các hợp đồng cũng tồn tại điều khoản giải quyết tranh chấp (nếu có tranh chấp):
“Thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hoặc Tòa án”.
Thực hiện nội dung ủy quyền, ông B đã giao dịch và ký kết 20 hợp đồng trong năm 2017
với Cty Y.
Vào tháng 8/2017, tại hợp đồng của Cty X và Cty Y số 15/2017, đã có phát sinh mâu
thuẫn do Y khơng giao đúng số lượng và chất lượng hàng hóa đã ký kết. Bên Cty X đã
tiến hành khởi kiện bên Cty Y ra Trung tâm Trọng tài VIAC.
Sinh viên nhận xét và giải quyết các tình huống sau đây:
(Sinh viên lưu ý: cần phải giải thích, sử dụng căn cứ pháp lý và trích dẫn nội dung điều
luật)
CÂU 1. (2.0 điểm)

Căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam, hãy nhận xét về phạm vi thực hiện nội
dung được ủy quyền của ông B và tính pháp lý của các hợp đồng mà ông B đã ký kết với
Cty Y?
CÂU 2. (3.0 điểm)
Căn cứ vào các quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010, hãy nêu ý kiến về thẩm
quyền của Trọng tài trong vụ tranh chấp này.
CÂU 3. (3.0 điểm)
Hãy hướng dẫn trình tự, thủ tục để Cty X có thể yêu cầu Trung tâm trọng tài VIAC giải
quyết tranh chấp với Cty Y?
CÂU 4. (2.0 điểm)
Trong trường hợp Trọng tài đang giải quyết tranh chấp thì Cty Y nộp đơn xin giải quyết
phá sản tự nguyện, hãy tư vấn các tình huống pháp lý có thể xảy ra?\


Bài làm:
Tình huống 1:
Câu 1:
Trong trường hợp này, Cơng ty TK có 05 tài sản là nhà xưởng, trụ sở tại: Biên Hòa, Mỹ
Tho, Phan Thiết, Nha Trang và Cần Thơ. Các nhà xưởng này được xem là bất động sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 107 BLDS 2015:
“1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.”
Theo đó Công ty TK thuộc trường hợp được quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 8 luật phá
sản 2014. Trong trường hợp này, Cơng ty TK đã khơng cịn các hoạt động kinh doanh từ
năm 2018 nên có thể thấy được rằng cơng ty khơng cịn khả năng thanh tốn. Vì vậy căn
cứ theo Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản 2014: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh tốn có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác

nhau.” Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ sơ là Tịa án nhân dân cấp tỉnh hay chính xác hơn
là Tịa án nhân dân TP Biên Hịa.
Câu 2: Trình tự, thủ tục, hồ sơ mà công ty TK cần phải cung cấp:
Về trình tự, thủ tục:
Bước 1: Xác định chủ thể có quyền hoặc nghĩa vụ yêu cầu phá sản công ty như
đã nêu trên; nộp đơn yêu cầu tại Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
( điều 5 Luật phá sản 2014)
Bước 2: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kèm theo các giấy tờ liên quan.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu như:



Ngày, tháng, năm.
Tên Tịa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản.
Tên và địa chỉ của doanh nghiệp.
Tên và địa chỉ của người làm đơn.
Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
( khoản 2 điều 28 Luật phá sản 2014)
- Bước 3:
Nộp tồn bộ hồ sơ trên tới Tóa án có thẩm quyền qua hai phương thức:
Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân.


Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
( khoản 1 điều 30 luật phá sản 2014) Bước 4:
Chờ kết quả xử lí đơn yêu cầu Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhận
được và phân công người giải quyết:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung thì Thẩm phán thơng báo cho

người nộp đơn sửa đổi; bổ sung đơn.
( điều 32 Luật phá sản 2014 )
- Bước 5: Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản cho Tịa án.
( điểm a khoản 1 điều 32 luật phá sản 2014)

Về hồ sơ cần cung cấp:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất. Trường hợp thành
lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính trong tồn bộ
thời gian hoạt động;

Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toá. 
Bản
báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn khơng
khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh tốn.

Bảng kê khai toàn bộ chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp.

Danh sách chủ nợ; danh sách người mắc nợ, ghi rõ và đầy đủ thông tin bao gồm
tên; địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ; khoản cho vay có bảo đảm;
khơng có bảo đảm; có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn.

Danh sách ghi rõ tên địa chỉ các thành viên nếu cơng ty TK có các thành viên
liên đới chịu trách nhiệm các khoản nợ của doanh nghiệp

Giấy thành lập doanh nghiệp.

Giấy có kết quả định giá tài sản hiện có của doanh nghiệp.


Những tài liệu khác mà tịa án u cầu cơng ty TK cung cấp theo quy định pháp
luật


Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 28 Luật Phá sản 2014.
Câu 3:
Theo luật thi hành án dân sự: Trong trường hợp này, vì Tịa án có thẩm quyền ra
Thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của công ty TK nên Cơ quan thi hành
án phải ban hành quyết định tạm đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 49


Luật Thi hành án dân sự 2008: “2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết
định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thơng báo của Toà án về việc đã thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án.” trừ bản án, quyết định buộc
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bồi thường về tính mạng, sức khỏe,
danh dự hoặc trả lương cho người lao động
Theo luật phá sản: thì sau khi thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tạm đình
chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện
nghĩa vụ về tài sản theo khoản 1 Điều 41 Luật Phá sản 2014: “1. Cơ quan thi hành án
dân sự phải tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là
người phải thi hành án, trừ bản án, quyết định buộc doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh tốn bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc trả lương cho người
lao động. Việc tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án
dân sự;”
Câu 4:
Trường hợp phán quyết Trong tài của cơng ty M.A bị đình chỉ thi hành do Tòa án nhân
dân ra Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với công ty TK thì các tài sản của
cơng ty TK có 05 tài sản là nhà xưởng, trụ sở tại: Biên Hòa, Mỹ Tho, Phan Thiết, Nha
Trang và Cần Thơ sẽ được thanh lí để trả nợ sau khi phá sản theo điểm g khoản 1 điều
108 luật phá sản 2014“Thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của doanh nghiệp,

hợp tác xã;” và theo thứ tự tại điều 54 Luật phá sản 2014
“ a) Chi phí phá sản;
b)
Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người
lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
c)
Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d)
Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ khơng có bảo đảm phải trả cho
chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh tốn do giá trị
tài sản bảo đảm khơng đủ thanh tốn nợ.”
Vậy cơng ty MA là chủ nợ khơng có bảo đảm nên sau khi tịa án tun bố cơng ty TK phá
sản thì cơng ty MA sẽ được trả khoản nợ sau khi công ty TK đã thanh tốn các khoản nợ
của cơng ty theo thứ tự tại điểm a, b, c điều 54 Luật phá sản 2014


Tình huống 2:
Câu 1: Điều kiện để VIAC HCM thụ lý hồ sơ:
- Phải có thỏa thuận trọng tài:
Đây là điều kiện tiên quyết để xem xét khả năng tranh chấp được trọng tài thương mại
giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010: “1. Tranh chấp
được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài
có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
Hình thức của thỏa thuận trọng tài phải theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Trọng
tài thương mại 2010:
“2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận
sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện
tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại
bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài
như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả
thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.”
- Thỏa thuận trọng tài không vô hiệu. Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu được
quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010:
“1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy
định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài khơng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài khơng có năng lực hành vi dân sự theo quy định
của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật
này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận
trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vơ hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.”
Tranh chấp phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
Vì cả 2 bên đã không thỏa thuận với nhau về cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp nên
phải xét xem tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại hay


không. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài quy định tại Điều 2
Luật Trọng tài thương mại 2010:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng
tài.”

Câu 2:
Các tài liệu chứng cứ cần phải có để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của VNC trong vụ
kiện với JPC:
- Hợp đồng mua bán gạo của công ty VNC và công ty JPC
- Đưa ra các thông báo mà VNC đã gử nhiều lần để nhắc nhở JPC
Câu 3:
Nếu tranh chấp được giải quyết bằng hình thức Trọng tài vụ việc, bên thắng kiện để đảm
bảo được thi hành án bên thắng kiện cần phải chú ý làm đúng các quy định về đơn yêu
cầu thi hành án như các nội dung chính thơng tin cần thiết của đơn, các giấy tờ kèm theo,
được quy định tại điều 31 Luật thi hành án dân sự 2008:
1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
2.
Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc
điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và
đóng dấu của pháp nhân.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi
hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này,
có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản
có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.
Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và
tài liệu khác có liên quan, nếu có.
3.
Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng
biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này.



Và sẽ được thi hành phán quyết trọng tài theo điều 67 Luật trọng tài thương mại 2010 “
Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.” và
theo điểm e khoản 1 điều 2 Luật thi hành án dân sự 2008 bản án, quyết định “ Quyết
định của Trọng tài thương mại” được thi hành
Câu 4: Trong trường hợp này, phán quyết Trọng tài không được thi hành mà sẽ bị đình
chỉ vì TAND có thẩm quyền ra quyết định thụ lý mở thủ tục giải quyết phá sản đối với
VNC. Căn cứ theo quy định tại Điểm g khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự 2008:
“Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án.” Người phải thi
hành án ở đây chính là VNC vì JPC thắng kiện nên phán quyết trọng tài sẽ khơng được thi
hành.
Bài tình huống 3:
Câu 1:
Theo khoản 1- điều 5 “điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài” thì :”1. Tranh chấp
được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài
có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
Theo như đề bài , thì trong hợp đồng có nêu , nếu có tranh chấp hợp đồng xảy ra thì điều
khoản giải quyết tranh chấp là : VIAC HCM (VIAC từ viết tắt của trung tâm trọng tài
quốc tế) bằng văn bản hợp đồng trên. Do đó, “Trung tâm trọng tài “sẽ là nơi giải quyết
tranh chấp hợp đồng trên chứ không phải là Tòa Án.
Tiếp theo về thẩm quyền giải quyết bằng trọng tài .
Theo khoản 1- điều 2 – luật TTTM 2010:“Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài”- luật TTTM 2010 thì:”
Điều 2: thẩm quyền giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài”
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
*Tư cách tham gia tố tụng:
Theo khoản 3- điều 3- luật TTTM 2010: “ giải thích từ ngữ “
3.Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia
tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn.
Do đó theo tình huống trên thì:

- Ngun đơn: Cơng ty B (người bán, Singapore).
- Bị đơn: Cty Cổ phần A (Cty A, người mua, Việt Nam) Câu 2:
Do trong hợp đồng có ghi điều khoản giải quyết tranh chấp là:VIAC HCM


Tức là,hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm. Do đó đây là trọng tài quy
chế ;” Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài
theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.”(khoản 6- điều
3- luật tttm 2010).
Thủ tục và trình tự chứng cứ mà nguyên đơn cần phải nộp cho trung tâm trọng tài VIAC
HCM là:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo
Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, kèm theo thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao
các tài liệu có liên quan cho Trung tâm trọng tài. Quy định về đơn khởi kiện và các tài
liệu kèm theo được quy định rõ tại Điều 30 Luật TTTM 2010 cụ thể như sau:
“1. Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn
khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng
Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
2. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định
Trọng tài viên.
3. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài
liệu có liên quan.”
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ
Khi nguyên đơn gửi đơn khởi kiện và hồ sơ tài liệu kèm theo đến Trung tâm trọng tài thì

Trung tâm trọng tài gửi bản sao đơn khởi kiện và thỏa thuận trọng tài, các tài liệu có liên
quan đến nội dung tranh chấp cho bị đơn trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được
đơn khởi kiện từ nguyên đơn. Sau khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo
thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo, bị đơn
phải gửi bản tự bảo vệ hoặc đơn khởi kiện lại nguyên đơn (nếu có) cho Trung tâm trọng
tài hoặc Trọng tài viên, tùy trường hợp vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng Trung
tâm trọng tài hay Trọng tài vụ việc.
Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài


Sau 2 bước trên thì Hội đồng trọng tài phải được thành lập để tiến hành giải quyết tranh
chấp. Thành phần Hội đồng trọng tài được quy định tại Điều 39 Luật TTTM 2010 cụ thể
như sau:
1. “Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên
theo sự thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp các bên khơng có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng
trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.”
Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên (nếu
có), việc tiến hành thực hiện các biện pháp tuân theo quy định của pháp luật về điều kiện,
trình tự, thủ tục thực hiện.
Bước 4: Hòa giải
Cũng giống như việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án, khi giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài thủ tục hòa giải giữa các bên cũng sẽ được Hội đồng trọng tài thực hiện trước
khi tiến hành phiên họp giải quyết. Tại đây các bên có thể yêu cầu, Hội đồng trọng tài
tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các
bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng
tài lập biên bản hồ giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.
Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là
chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Bước 5: Hội đồng trọng tài mở phiên họp giải quyết tranh chấp

Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành khơng cơng khai, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự
phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng
tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài
của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Dựa trên kết quả của phiên họp giải quyết tranh chấp, căn cứ sự trình bày, bảo vệ của các
bên, Hội đồng trọng tài sẽ ra phán quyết dựa trên các nguyên tắc sau:


Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa
số.




Trường hợp biểu quyết khơng đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập
theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Do đó, nếu muốn yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp thì cơng ty X phải
tuân thủ các bước nêu trên để có thể yêu cầu giải quyết.
Câu 3:
Hậu quả pháp lí sau khi mở thủ tục phá sản:
- Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản: khoản 1 điều 45 luật phá
sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm
phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản.

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục
phá sản: điều 47 luật phá sản 2014.
Điều 47. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở
thủ tục phá sản
1.Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục
hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2.Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã
không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1
Điều 48 của Luật PS thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
- Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá
sản: điều 48 luật phá sản 2014:
Điều 48. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ
tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các
hoạt động sau:
a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;


b) Thanh tốn khoản nợ khơng có bảo đảm, trừ khoản nợ khơng có bảo đảm phát sinh sau
khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này; c) Từ bỏ quyền địi nợ;
d) Chuyển khoản nợ khơng có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần
bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60
của Luật này.
- Xử lý khoản nợ có bảo đảm: điều 53- luật phá sản 2014:
Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm

1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề
xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định
tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
a)
Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh
doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
b)
Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm
không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn
quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có
bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tịa án
nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có
bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2.
Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị
thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý
ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3.
Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này
được thực hiện như sau:
a)
Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh tốn bằng tài sản bảo đảm đó;
b)
Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm khơng đủ thanh tốn số nợ thì phần nợ cịn lại
sẽ được thanh tốn trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá
trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản:
Điều 49- luật phá sản 2014.



1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động
sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển
nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản; b) Chấm
dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh tốn khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao
động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
2.
Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử,
fax, telex.
3.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp,
hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời
cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt
động quy định tại khoản 1 Điều này và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình.
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội
dung trả lời của mình.
4.Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện mà khơng có sự đồng ý
của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khơi
phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.
CÂU 4: “VIAC” có nghĩa là:
- Tiếng việt:” Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế”.
-Tiếng anh:”VIETNAM INTERNATIONAL ARBITRATION CENTRE”.
Tình huống 4:
Câu 1:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp, đó
là: Thương lượng, Hịa giải, Tịa án hoặc Trọng tài.





Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh
chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ
tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Hòa giải(Nghị định 22/2017/NĐ-CP): là phương thức giải quyết tranh chấp với sự
tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên
tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.






Giải quyết tranh chấp bằng tòa án(Bộ luật tố tụng dân sự 2015): là phương thức
giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tịa
án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại(Luật trọng tài thương mại
2010): là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết
quả cuối cùng là phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện. Đặc
điểm của từng phương thức giải quyết tranh chấp

Phương thức thương lượng:






Được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp
nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng mà khơng cần có sự hiện
diện của bên thứ ba.
Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp
luật về trình tự, thủ tục giải quyết.
Với phương thức này, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào
sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo
đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong q trình thương lượng.

Phương thức hịa giải:




Có sự tham gia của bên thứ ba trong vai trò làm trung gian để tìm kiếm giải pháp
giải quyết tranh chấp;
Q trình hịa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có
tính khn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.
Giống phương thức thương lượng, kết quả hịa giải thành được thực thi hồn toàn
phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà khơng có bất kỳ cơ chế
pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong q trình hịa giải.

Giải quyết tranh chấp bằng tịa án:




Tịa án chỉ giải quyết tranh chấp khi có u cầu của các bên tranh chấp và tranh
chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm

bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.
Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:


Được tiến hành khi có u cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc
thẩm quyền giải quyết của trọng tài.







Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên.
Là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất của các bên khi mà các bên
tranh chấp có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài
viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng.
Hoạt động giải quyết không được công khai, đảm bảo tính bí mật

Theo như đề bài sau nhiều lần thương lượng, tự hịa giải khơng thành thì thẩm quyền giải
quyết tranh chấp là trọng tài và tòa án. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng tòa án sẽ
áp dụng theo điều 30 luật tố tụng dân sự hiện hành: những tranh trấp về kinh doanh
thương mại. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ được áp dụng nếu thuộc
1 trong 3 loại tranh chấp tại điều 2 luật trọng tài thương mại 2010 và điều kiện giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài tại điều 5 luật trọng tài thương mại 2010. Theo tình huống trên
thì thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo khoản 1 điều 2 luật trọng tài
thương mại 2010.
Câu 2:

Trường hợp tranh trấp được giải quyết theo hướng phá sản doanh nghiệp thì cần lưu ý
những vấn đề sau:
*Thứ nhất:Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Điều 5- luật phá sản 2014: Người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản.
Chỉ những đối tượng sau đây mới có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản cơng ty:


Chủ nợ có bảo đảm hoặc khơng có bảo đảm



Người lao động, cơng đồn cơ sở



Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp



Cổ đơng có từ 20% cổ phẩn trở lên

Các đối tương sau đây có nghĩa vụ nộp đơn u cầu tịa án tuyên bố phá sản:


Chủ doanh nghiệp tư nhân



Thành viên hợp danh của doanh nghiệp hợp danh




Chủ tịch hội đồng quản trị cơng ty cổ phần



Thành viên cơng ty trách nhiệm hữu hạn


Luật PS 2014 đã thay đổi các giai đoạn của thủ tục giải quyết phá sản, cụ thể như
sau:
Một là, Nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và mở thủ tục phá sản;
Hai là, Phục hồi hoạt động kinh doanh
Ba là, Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Bốn là, Thi hành quyết định tuyên bố phá sản
*Thứ 2: Vấn đề về thủ tục tiến hành phá sản:
Điều 28- luật phá sản 2014: Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này
phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Tên, địa chỉ của người làm đơn
đ) Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp
doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo

báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;
b) Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết
quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn khơng khắc
phục được tình trạng mất khả năng thanh tốn;
c) Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ
nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, khơng có bảo đảm, có bảo
đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
đ) Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).



×