Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG CÁC THÀNH PHẦN BÊN TRONG THÙNG MÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.6 KB, 16 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ ĐỊNH
--🙢🙢🙢--

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
NẮM VỮNG CÁC THÀNH PHẦN
BÊN TRONG THÙNG MÁY

Giáo viên: BÙI THỊ THU HẰNG


LỜI NÓI ĐẦU
Các bạn đồng nghiệp thân mến !
Trong Chương trình mới, GD Tin học có vai trị quan trọng: chuẩn bị cho
HS khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, sáng tạo tri thức trong thời đại cách mạng
công nghiệp. Công nghệ số là nền tảng tạo phương thức sản xuất thơng minh
mang tính tồn cầu hóa; là cơng cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học
suốt đời.
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như:
- Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
- Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
- Bước đầu hình thành khả năng làm việc nhóm để hồn thành sản phẩm cơng nghệ
- Có ý thức, thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động trong
xã hội hiện đại.
- Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính.
- Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
- Khơi dậy niềm đam mê công nghệ từ các hội thi như : “Tài Tăng Tin
Học”,”Coding Olympic Việt Nam 2021”, “Vườn Ươm Robot”, “Tin Học Trẻ,
“First Lego”, “Violympic Toán”, “IC3 Spark” ...
Hoà chung với phong trào thi đua sôi nổi của ngành giáo dục “Xây dựng


trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thầy và trị trường chúng tơi đang
cùng nhau nỗ lực, gắng sức thi đua “Dạy tốt - Học tốt”. Với mục tiêu này, tôi
muốn chia sẻ cùng các bạn một kinh nghiệm nhỏ với hy vọng được giao lưu học
hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, của trường. Đề
tài mang tên “Biện pháp giúp học sinh nắm vững các thành phần bên trong
thùng máy” có thể mang lại lợi ích cho các bạn có thêm biện pháp thiết thực
nhằm giúp học sinh lớp 3 dễ dàng tiếp cận và nắm vững các thành phần bên
trong thùng máy.
Rất mong sự góp ý nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu
nhà trường và lãnh đạo các cấp. Xin chân thành cảm ơn!
1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình mơn tin học đầu học kỳ 1 lớp 3 theo tôi là khá nặng với
những kiến thức về hệ điều hành, phần cứng, phần mềm, công dụng của phần
cứng, tập tin, thư mục... Vì vậy trong quá trình dạy địi hỏi giáo viên phải tìm
kiếm nhiều phương pháp, cách thức nhằm đạt mục tiêu bài dạy. Với mỗi bài tơi
đã tìm tịi áp dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm bài
ngay tại lớp, ghi nhớ ngay kiến thức và áp dụng thực hành nhiều lần để khắc
sâu. Phần cứng máy tính là kiến thức rất quan trọng giúp các em sử dụng hiệu
quả và bảo vệ máy tốt hơn, những kiến thức về phần cứng máy tính áp dụng
ngay vào cuộc sống và có giá trị lâu dài. Tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp
giúp học sinh nắm vững các thành phần bên trong thùng máy”.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy môn Tin học ở
Tiểu học.
☞ Mục tiêu của CNTT trong trường học
Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào trường nói chung và trường Tiểu học

nói riêng là sử dụng CNTT như một cơng cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các
nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao
chất lượng dạy học, trang bị cho HS kiến thức về CNTT, HS sử dụng máy tính
như một cơng cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần rèn luyện
HS một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại hóa.
☞Mục tiêu của việc dạy học mơn Tin học ở bậc Tiểu học là nhằm giúp cho học
sinh :
- Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học trong học tập và trong
đời sống.

2


- Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt
động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời
sống xã hội hiện đại.
- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ Tin học.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
- HS khối 3
- Theo dõi và kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài của HS.
- Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
- Theo dõi sự ghi nhớ trong những giờ thực hành sau đó.
Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Bộ môn Tin học là một bộ môn chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan sinh
động để ứng dụng thực hành do đó việc nghiên cứu lí luận là không thể thiếu do
vậy khi xây dựng đề tài này tôi đã nghiên cứu các tài liệu tham khảo sau: Sách
luyện tập tin học 3 cùng IC3 Spark (tập 1); các phần mềm ứng dụng trong
chương trình học; nguồn tài liệu từ internet; tham khảo từ đồng nghiệp.
Phương pháp ứng dụng thực tiễn.
- Phương pháp quan sát. - Kiểm tra việc học tập của học sinh(bài cũ, bài mới),

quan sát quá trình học, làm bài lý thuyết, thực hành của các em trong giờ học và
các hoạt động bổ trợ khác.
- Phương pháp điều tra. (Phỏng vấn học sinh khối 3. Sử dụng bảng biểu đối
chiếu).
- Phương pháp khảo nghiệm thăm lớp, dự giờ. Kiểm tra chất lượng sau giờ học,
kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
I) Cơ sở lí luận và thực tiễn.
1. Cơ sở lí luận.
- Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 và chỉ thị 14/2001/CTTT ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng: Nội dung
chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến,
hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học.
- Chỉ thị 29/2001/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 về việc tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai
đoạn 2001-2005
- Thông tư số 14/2002/TT- BGD& ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán
triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
- Quyết định 762/QĐ-UBND TP.HCM phê duyệt “Đề án Nâng cao năng lực,
kiến thức, kỹ năng ứng dựng Tin học cho HS phổ thơng TP. Hồ Chí Minh theo
định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2021-2030”.
2. Cơ sở thực tiễn.
* Tình trạng hiện nay.
Năm học 2020-2021 tôi được phân công giảng dạy chương trình lớp 3.
Khối lớp 3 của trường có 7 lớp với tổng số học sinh là 329 em. Năm học 2019 –
2020 ở tuần 10 tôi đã làm một khảo sát nhỏ, kết quả thu được có 65% học sinh
nắm được chương trình 10 tuần đầu học kỳ I và 35% các em không nhớ kiến

thức hoặc nắm rất sơ sài. Tôi đã phỏng vấn trực tiếp các em và nắm được
nguyên nhân, các em chưa yêu thích học phần này vì khó hiểu, khó nhớ và khó
áp dụng vào bài làm lý thuyết và thực hành. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy đây
là vấn đề cần tháo gỡ cho các em. Áp dụng biện pháp này tôi xác định một số
thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Trường trang bị máy tính, bảng tương tác và cài đặt phần mềm đầy đủ.
- Ban giám hiệu quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cô và trò.
4


- Học sinh được học môn tin học từ lớp 1 nên khả năng sử dụng máy khá tốt.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, được học lý thuyết ngay trong phòng thực
hành Tin học nên các em quan sát thực tế và áp dụng thực hành được ngay.
* Khó khăn:
- Phần cứng máy tính và cơng dụng của mỗi bộ phận phần cứng khó nhớ, kiến
thức khá nặng, nhiều từ ngữ chuyên ngành khó hiểu.
- Để giúp học sinh nắm vững các thành phần bên trong thùng máy tôi đã sử dụng
biện pháp sau:
II) Biện pháp giúp học sinh nắm vững các thành phần bên trong thùng
máy:
 Để học sinh có cơ bản ngay từ đầu:
1. - Trước tiên các em phải nhận diện được hình dạng, công dụng của mỗi thành
phần bên trong thùng máy, tôi lấy một thùng máy và mở bung nắp ra cho các
em qua sát tổng thể, sau đó tơi lần lượt gỡ từng thành phần trong đó cho các
em nhìn rõ hơn và phân biệt được hình dạng của từng thành phần.

5



- Cho các em viết đi, viết lại nhiều lần tên các thành phần bằng nhiều hình
thức trị chơi như “Đố bạn”, “Trị chơi ơ chữ”, “Ai nhanh hơn”…

6


Với những em cá biệt, khó khăn trong việc học, để các em nắm được bài, tôi áp
dụng biện pháp như tặng quà, khen trước lớp, các em viết những gì em nhớ được
ra những mảnh giấy nhỏ tơi đã chuẩn bị sẵn, bạn nào ghi được nhiều và chính
xác sẽ được điểm cộng và tích lũy vào điểm cuối kỳ… Phương pháp này tơi thấy
những em chậm thích thú hơn trong việc học. Khi các em nắm được kiến thức
cơ bản, bước vào thực hành các em thực hiện dễ dàng hơn. Bằng cách tìm tịi và
xây dựng những trò chơi nhằm phát triển tư duy, năng lực, phẩm chất của học
sinh khi đến với môn tin học. Tôi thấy giờ học Tin học nhẹ nhàng, học sinh nắm
chắc kiến thức hơn.
7


2. Thực hành: Tôi lấy một minh chứng cụ thể: “Chủ đề 2/10 SGK”
Khi giảng về một số chi tiết quan trọng trong thùng máy, thiết bị bảng mạch
chủ (mainboard) chứa hầu hết các thiết bị điện tử, tạo kết nối giữa các thành
phần, cung cấp các cổng kết nối đến thiết bị ngoại vi, tôi cho các em quan sát
một bảng mạch chủ thật và cho các em tìm những vị trí gắn các thiết bị khác, các
em tìm ra các cổng kết nối dùng gắn các thiết bị ngoại vi dựa vào những hiểu
biết và suy luận của mình. Các em rất hứng thú khi được nhìn, biết được cách
mà các thiết bị kết nối với nhau của và đặc biệt các em được tháo lắp thử các
thiết bị vào bảng mạch chủ ln. Vừa được nhìn, nghe và làm các em học rất
hăng say, giờ lý thuyết tin học khơng cịn nhàm chán nữa.

Bộ nhớ ngẫu nhiên (Ram): dùng

lưu trữ tạm thời các chương trình, dữ
liệu khi máy tính làm việc, khi tắt
máy các thơng tin này sẽ bị mất đi.
Khi học đến bộ phận này tôi cho các
em quan sát thực tế và giải thích việc
có rất nhiều thanh Ram hư mỗi tháng vì chúng ta chưa biết tắt máy đúng cách và
ram hư chúng ta sẽ khơng có máy để sử dụng cịn nhà trường sẽ mất rất nhiều
tiền để thay thế ram khác. Các em cần tắt hết các chương trình đang sử dụng
trước khi shut down máy để giải phóng bộ nhớ Ram, có như vậy Ram mới bền
lâu được. Từ sau bài học về bộ nhớ ngẫu nhiên Ram các em chủ động tắt máy
đúng quy trình khơng cần giáo viên nhắc nhở. Tôi quan sát mỗi ngày biểu hiện
này của các em và thấy rất vui vì các em đã hiểu và tự giác.

8


Bộ nguồn máy tính (Power supply): cung cấp điện cho máy tính hoạt động,
bộ nguồn là nơi nguy hiểm vì trong bộ nguồn có một vài bộ phận tích điện ngay
cả khi đã rút phích cắm. Bình thường các em hay có hiện tượng gác chân lên
thùng máy (vì thùng máy đặt dưới đất) khi được giải thích về tác hại của dịng
điện trong máy tính, đặc biệt trong bộ nguồn các em đã có ý thức rất cao để giữ
an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Trong phần này tơi có mở
rộng và giải thích thêm, máy tính ln có nguồn điện dư gọi là “điện mát” nó
cần có dây dẫn nguồn điện này ra ngồi tiếp đất để khơng có hiện tượng khi
chạm vào các phần cứng bằng kim loại của máy tính ta có cảm giác bị điện giật
nhưng chúng ta không làm được việc này vì vậy các em khơng được sờ, chạm
vào các thiết bị phần cứng này. Sau phần học này các em nhận biết khá tốt về sự
an toàn điện khi sử dụng máy tính, để hình thành thói quen tôi nhắc nhở các em
mỗi tuần.


Khi các em được trực tiếp quan sát, trực tiếp tháo lắp các thiết bị phần
cứng các em rất hứng thú và dễ tiếp thu công dụng và cách bảo vệ các phần
9


cứng hơn trước đây rất nhiều. Khi chưa được giới thiệu hẳn các em đã rất thắc
mắc: Bên trong thùng máy kia là gì? Chúng hoạt động như thế nào? ... Vậy tại
sao chúng ta có sẵn máy tính lại không tháo bung ra cho các em được quan sát,
thực hành trực quan ln thay vì chúng ta chỉ trình chiếu hình ảnh, nói xng.
Đây chính là tính mới trong “Biện pháp giúp học sinh nắm vững các thành
phần bên trong thùng máy”
Năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh covid nên các em không được học tập
môn tin học nên biện pháp này tôi áp dụng ở những năm học trước và đợt khảo
sát thực tế mới đây nhất ở cuối tháng 11/ 2020 có đến 97% học sinh yêu thích
mơn học tin học. Học sinh thao tác đúng cách khi sử dụng máy tính, nhận diện
và ghi nhớ rất tốt các thiết bị phần cứng đã học, biết giữ an tồn cho mình và
mọi người xung quanh khi sử dụng máy tính. Điều đáng mừng nhất là các em
thực hiện những việc đó tự giác thành thói quen. Kết quả cho thấy “Biện pháp
giúp học sinh nắm vững các thành phần bên trong thùng máy” tôi áp dụng
thật sự có hiệu quả.
Qua đợt khảo sát kết quả cuối năm học 2019 – 2020 tôi thu được 95% học sinh
hiểu biết tốt về các thành phần trong thùng máy. Ngay ở cuối tháng 11 năm học
2020 - 2021 kết quả khảo sát thu được tăng hơn so cuối năm học trước. Tuy
chưa đạt được hiệu quả 100% nhưng biện pháp này góp phần khơng nhỏ vào
việc giúp các em u thích mơn học và có thêm những hiểu biết, những hành sử
đúng với phần cứng máy tính.
Ngồi ra tơi cịn:
1. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập
mạng để tìm hiểu thơng tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho
quá trình dạy và học.

2. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được
những yêu cầu đổi mới, cập nhập thông tin một cách đầy đủ, chính xác.

10


3. Giáo viên cần trang bị thêm kiến thức, hiểu biết về tâm lý lứa tuổi để có thể
nắm bắt được tâm lý của học sinh từ dó có phương pháp giáo dục phù hợp cho
các em.
4. Tạo hứng thú cho học sinh tham gia các hội thi như : “ Tài Năng Tin Học”,
“coding olympic”, “Vườn Ươm Robot”, “Tin Học Trẻ”, “First Lego”, “IC3
Spark”, “ Violympic toán Tiếng Việt”, “Violympic tiếng anh”..
Các hội thi này thành sân chơi trí tuệ, kiến thức sâu rộng, bổ ích thu hút đơng
đảo học sinh trong nhà trường tham gia. Đồng thời góp phần vào việc tun
truyền, khuyến khích phong trào tìm hiểu, học tập và ứng dụng công nghệ
thông tin trong học sinh, góp phần phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ cho ngành
công nghệ - thông tin, phục vụ cho việc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước. Trong năm 2020 đội tuyển “Tài Năng Tin Học” đạt giải ba tập thể, có
một em được vào vịng thi cấp thành phố, đội tuyển “Coding Olympic 2020”
được 6 giải quốc gia (2 giải bạc và 4 giải đồng). Đội tuyển Violympic Toán đạt
5 giấy khen cấp thành phố và một giải khuyến khích cấp quốc gia. Có một em
đạt chứng chỉ tin học quốc tế IC3 Spark.
Một số hình ảnh minh họa cho hoạt động của môn tin học :
 Tiết học: Các Thành Phần Bên Trong Thùng Máy
 Hình ảnh đính kèm

 Giờ học tin học ở trường:
 Hình ảnh đính kèm

11



 Học sinh lớp 5 thuyết trình dự án: Qua hoạt động này tơi phát hiện các em
có rất nhiều tài năng: khả năng làm việc nhóm rất tốt, các em có sự đầu tư
vào sản cơng nghệ rất hiệu quả, biết tìm kiếm nhiều nguồn thơng tin làm
phong phú bản trình bày, Có nhiều cách thức được các em sử dụng rất vui
và ý nghĩa trong phần này, đặc biệt tơi ấn tượng với khả năng thuyết trình
của các em. Rất tự tin, lôi cuốn lắm thầy cô ạ.

 Code Monkey (Coding Olympic)
 Hình ảnh đính kèm

 Hội thi “Vườn Ươm Robot”:
 Hình ảnh đính kèm
12


Hội thi Tài Năng Tin Học
Hình ảnh đính kèm

🙢

First Lego

Hình ảnh đính kèm

13


 Cuộc thi First Lego


Hình ảnh đính kèm

14


KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách đựơc đặt lên hàng đầu
trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tốt - học tốt là mục tiêu mà những người làm
công tác giáo dục hướng tới. Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của
công tác thi đua trong nghành giáo dục đã đựơc cụ thể hoá bằng các cuộc vận
động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” phong trào “ Xây
dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Những cái tên như thế đã thực
sự gắn với trách nhiệm và đựơc sự ủng hộ của các thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và tồn xã hội.
Tơi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình được quý
vị đón nhận và được Ban giám hiệu, các đồng chí đồng nghiệp góp ý kiến để
sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn.
Đối với phụ huynh học sinh: Cần có sự quan tâm đúng mực quản lý thời
gian và tạo điều kiện mua sắm máy tính để các em thực hành ở nhà.
Trên đây là một số trong những biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy
môn Tin học. Bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tơi rất mong được sự
góp ý của các tổ chuyên môn và các đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày một tốt
hơn.
Quận 12, ngày 06 tháng 01 năm 2022
Người viết

Bùi Thị Thu Hằng

15




×