Phong cách lãnh đạo của những chủ nhiệm, giám đốc giỏi.
Rất nhiều vị chủ nhiệm, giám đốc trình độ quản lý kinh tế của họ thuộc loại tuyệt
vời, thế nhưng phong cách lãnh độ lại quá yếu. do vậy quản lý tốt chưa hẳn là
người lãnh đạo giỏi. bởi lẽ quản lý là nghiệp vụ còn lãnh đạo là nghệ thuật, mà
nghệ thuật thì phải có chút năng khiếu, và cộng vào đó là phải biết chú tâm, kiên trì
trao dồi, ắt mọi việc sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
Ở các trang tư vấn trước, chúng ta đã bàn nhiều về quản lý doanh nghiệp. kỳ
này, rất mong các bạn cùng nhau nghiên cứu “ phong cách lãnh đạo của những chủ
nhiệm, giám đốc giỏi “.
1. Phải biết chặng đứng những hoạt động không cần thiết.
Đó phong cách lãnh đạo đầu tiên của người chèo lái doanh nghiệp. bởi lẽ nếu
tiếp tục hoạt động sẽ dẫn đến lỗi thời, lạc hậu, vô ích, tốn kém về thời gian, công
sức, tiền bạc thậm chí còn đưa doanh nghiệp đến chỗ phá sản hoặc ngõ cụt.
Công ty Dupont dám hủy bỏ cả một công trình thiết bị hàng trăm triệu USD để
giữ uy tín cho doanh nghiệp của mình, do công nghệ ấy cho ra những sản phẩm
quá lỗi thời, cũ kỹ. Đó chính là một trong nhiều lý do làm cho công ty này luôn đạt
được những thành công lớn, nếu có gì mới nảy sinh thì công ty của họ luôn ở vị trí
hàng đầu.
+ Vấn đề quan trọng là phải biết chặng đứng lúc nào? Vấn đề gì? Và phải thật sự
dũng cảm, nói thì dễ nhưng bắt tay vào làm mới thấy thật sự hết sức khó khăn : tiền
bạc, tình cảm luôn níu kéo làm ảnh hưởng đến sự dứt khoát của tư tưởng lãnh đạo.
+ Hãy tập dần, từ những công việc nhỏ nhất đang diễn ra hằng ngày, chẳng hạn
cắt đứt những mẫu đối thoại vô bổ trong cuộc họp, quyết liệt với khung thời gian
cho phép một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy hết do dự, hết chấn chừ trong những
quyết định lớn lao hơn.
2. Phải có cái nhìn thông thoáng hơn, toàn diện hơn.
Nói một cách khác, phải biết nhìn xa trông rộng. tìm kiếm một hướng đi lâu dài
cho DN. Sự toàn diện ở đây còn có nghĩa phải thấu trước hiểu sau, nhìn về tương
lai, song phải biết hiện tại mình là ai? vị trí của mình thế nào? điểm mạnh điểm yếu
của chúng ta là gì? cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp mình sẽ ra sao? Có như
vậy, sự lãnh đạo mới cụ thể, toàn diện hơn. Do bị gò bó trong cách nhìn, nhiều vị
chủ nhiệm, giám đốc chỉ thiên về quản lý nội bộ, thậm chí làm thay cả vai trò kế
hoạch, tổ chức, kinh doanh điều đó chỉ làm cản trở sự phát triển của doanh
nghiệp, làm giảm hứng thú động não của các cơ quan chuyên môn khác dưới
quyền.
Phong cách lãnh đạo giỏi cần phải có cách nhìn thông thoáng hơn, biết tin
người, biết động viên và ủy quyền để người khác làm việc một cách sáng tạo.
người lãnh đạo giỏi là người luôn học tập, thay đổi sự suy nghĩ để lúc nào cũng
sáng suốt, tỉnh táo nhằm phán đoán tình hình, quyết định những công việc mang
tầm chiến lược làm cho DN luôn đi trên một cái “Rây”, phát triển cái “Rây” đó dựa
vào các yếu tố tích cực do mình tạo ra và phải biết thuyết phục để mọi người hăng
say, nhiệt tình thực hiện.
3. Một ngân sách vừa đủ với một biên chế hợp lý.
Bằng cách giao khoán cho từng bộ phận chuyên môn. Điều này có nghĩa chúng
ta không nên quá chú ý đến các khoản chi phí vụn vặt, những việc làm như thế sẽ
dẫn đến sự nhọc nhằn về tư tưởng, mất thời gian vô ích. Tất cả đều giao khoán, có
thể là bộ phận sản xuất hoặc quản trị tài chính cái thu về mà các nhà lãnh đạo
giỏi mong muốn đó là hiệu quả. Nó cũng chính là thước đo để phân bổ một ngân
sách vừa đủ với một biên chế hợp lý.
4. khách hàng là quan trọng nhất.
Phải giáo dục toàn bộ nhân viên thấu triệt điều này, khách hàng là nguồn sống,
là cứu tinh của chúng ta, nếu không có họ, chúng ta sẽ chết. giáo dục là một điều
nhưng trước hết phong cách lãnh đạo phải gương mẫu : luôn tôn trọng khách hàng.
Hãy gác bỏ thời quá khứ xa xưa “khách đi tìm hàng” mà trở về với thực tế hôm
nay “hàng phải đi tìm khách”.
Nên chăng, tại các cửa hàng, cửa hiệu, tại các phòng làm việc và trên bàn giấy
của chủ nhiệm, giám đốc nên ghi một quyết định ngắn gọn như thế này:
Điều 1 : Khách hàng luôn luôn đúng.
Điều 2 : Nếu khách hàng sai, hãy xem lại điều 1.
5. Đoán trước được những khó khăn.
Trên đời này chẳng có việc gì là suôn sẻ cả, vì thế công việc kinh doanh của
doanh nghiệp mình cũng chẳng bao giờ diễn ra theo một đường thẳng tắp, người
lãnh đạo giỏi phải biết hình dung cho được những vấn đề khó khăn trước mắt, đón
bắt chúng và giải quyết sớm các khó khăn đó. Muốn vậy phải biết suy đoán, lập
luận, phân tích, biết chặn đứng những hoạt động tiêu cực và luôn có những phương
án dự trữ để cho phép giải quyết kịp thời những tình huống xấu, mang tính ngẫu
nhiên hoặc những trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra cho doanh nghiệp.
6. Điềm tĩnh dẫu gặp phải nguy nan.
Đó là phong cách lãnh đạo tuyệt vời, người ta ví điềm tĩnh giống như một mũi
khoan đối diện với bức tường nhà, tại nơi đó chẳng có gì là khó khăn cả vì mọi
việc đã được tính toán, lo liệu trước. sự điềm tĩnh của người lãnh đạo còn có tác
dụng hết sức lớn lao, tạo nên một hoàn cảnh tốt hơn cho mọi người lấy lại niềm tin
sau cơn sốc.
7. Biết thông cảm, động viên và tha thứ.
Ông bà ta chả nói đó ư: “nhân vô thập toàn “ làm người mấy ai toàn diện. hãy
nhận thức được một điều là chẳng bao giờ có một người thật tuyệt vời để làm việc
với mình. Họ có thể tốt điểm này, song lại kém điểm khác; một số người siêng
năng nhưng luôn miệng kêu ca, phàn nàn; một số người chậm chạp, ít nói lại cần
mẫn; có người chăm chỉ tại văn phòng lại lười biếng trong sản xuất sự tổng hợp
cá tính của một tập thể buộc nhà doanh nghiệp phải có một phong cách lãnh đạo
riêng. Có rất nhiều phương pháp lãnh đạo nhưng có lẽ hiệu quả nhất vẫn là biết
lắng nghe, biết thông cảm, biết động viên và sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm nếu họ
biết sai trái.
Phong cách lãnh đạo mới là tấn công mạnh vào lòng tự trọng của con người để
khai thác mọi khả năng, cái vốn mà người đó có được.
8. Dũng cảm trả lời “không” vì lợi ích sống còn của doanh nghiệp.
Điều này quả thật khó khăn vì tất cả các vị chủ nhiệm, giám đốc hiện nay đều bị
những sự dồn ép cực lớn như: cấp trên, cơ quan thuế, bạn bè nhờ vả, quan hệ bà
con, làng xóm người lãnh đạo giỏi phải biết tập cho mình một phong cách “độc
lập”, “tự chủ”. Cái gì có lợi cho doanh nghiệp thì làm, cái gì không có lợi cho
doanh nghiệp phải biết dứt khoát trả lời “không” dẫu kề gương vào cổ.