Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

GIÁO TRÌNH MIỄN DỊCH HỌC THÚ Y docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 162 trang )


TS. ĐINH THỊ BÍCH LÂN





GIÁO TRÌNH


MIỄN DỊCH HỌC THÚ Y























1
Chương 1
KHÁI NIỆM VỀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
I. Đại cương
Sinh vật sống trong môi trường và buộc phải trao đổi tích cực với môi
trường đó để tồn tại, phát triển và sinh sản. Sự trao đổi này là cần thiết song
chính nó cũng thường xuyên mang lại cho sinh vật các nguy cơ đe dọa đến
sự sống còn. Để thoát được các nguy cơ này, trong quá trình tiến hóa của
sinh vật đã hình thành và hoàn thiện dần một hệ thống để bảo vệ cho mình,
đó chính là hệ thống miễn dịch.
Miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ.
Đáp ứng miễn dịch bao gồm miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không
đặc hiệu. Sự phân chia này hoàn toàn không có nghĩa là 2 loại đáp ứng miễn
dịch này tách biệt với nhau, mặc dù chúng có nhiều điểm khác nhau. Để
thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể, hai loại đáp ứng miễn dịch bổ túc cho
nhau, lồng ghép vào nhau, khuyếch đại và điều hòa hiệu quả của chúng.
Trong lịch sử tiến hóa của hệ miễn dịch, các đáp ứng miễn dich không
đặc hiệu được hình thành rất sớm và phát triển, đến lớp động vật có xương
sống thì các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu tự nhiên và thu được mới được hình
thành.
II. Miễn dịch không đặc hiệu
(nonspecific immunity) còn có các tên gọi
khác như miễn dịch tự nhiên (natural immunity) hay miễn dịch bẩm sinh
(innate immunity).
1. Khái niệm
Miễn dịch không đặc hiệu hay miễn dịch tự nhiên là khả năng tự bảo
vệ sẵn có và mang tính di truyền. Đó là khả năng tự bảo vệ của một cá thể có
ngay từ lúc mới sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với

các vật lạ (kháng nguyên), tứ
c là không cần phải có giai đoạn mẫn cảm.
Miễn dịch tự nhiên phát huy tác dụng khi kháng nguyên xâm nhập từ lần
đầu và cả các lần sau nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng ở lần đầu tiên,
vì lúc này đáp ứng miễn dịch thu được chưa phát huy tác dụng. Trong nhiều
trường hợp miễn dịch tự nhiên là giai đoạn mở đầu cho miễn dịch thu được.
2. Các hàng rào của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
2.1. Hàng rào vật lý (Cơ chế cơ học)
Da và niêm mạc có tác dụng ngăn cách nội môi của cơ thể với ngoại
môi xung quanh.

2
Da lành lặn, không bị xây xát sẽ cản trở sự xâm nhập của kháng
nguyên. Da gồm rất nhiều lớp tế bào, trong đó có lớp tế bào ngoài cùng đã
sừng hóa, luôn được bong ra và đổi mới có tác dụng cản trở sự xâm nhập
của kháng nguyên.
Niêm mạc tuy chỉ có một lớp tế bào nhưng cũng có tác dụng cản trở
tốt, vì ngoài tính đàn hồi như da nó còn bao phủ bởi lớp chất nhầy do những
tuyến dưới niêm mạc tiết ra. Lớp chất nhầy này tạo nên một màng bảo vệ
làm cho vi khuẩn và các vật lạ không thể bám thẳng được vào tế bào, mà sự
bám này là điều kiện tiên quyết để chúng có thể xâm nhập vào sâu hơn.
Một số niêm mạc (mắt, miệng, đường tiết niệu) thường xuyên được
rửa sạch bằng các dịch tiết (nước mắt, nước bọt, nước tiểu). Một số niêm
mạc khác, đặc biệt là niêm mạc ở đường hô hấp lại có các vi nhung mao
luôn rung động, có tác dụng cản bụi mang theo vi khuẩn và các vật lạ, không
cho chúng di chuyển vào phế nang và đẩy dần chúng ra khỏi phế quản cùng
phản xạ ho và hắt hơi. Sự lưu thông và nhu động của đường tiêu hóa, đường
tiết niệu và đường mật vv đều có tác dụng hạn chế sự nhiễm khuẩn. Tổn
thương bề mặt da, tắc khí-phế quản, tắc đường tiểu, đường mật, tắc ruột đều
dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Cần chú ý là niêm mạc với diện tích gấp

200 lần diện tích da, lại là chỗ hay có tiếp xúc với nhiều vật lạ nhất (ăn, uống,
thở) nên đã hình thành một tổ chức chống đỡ rất hiệu quả, hiện nay đang
được quan tâm nghiên cứu.
2.2. Hàng rào hóa học
Trong các dịch tiết tự nhiên có chứa các hóa chất có tác dụng diệt
khuẩn không đặc hiệu.
Trên da, nhờ có các chất tiết tạo độ toan như acid lactic, acid béo của
mồ hôi và tuyến mỡ dưới da làm các vi khuẩn không tồn tại lâu được. Tuy
nhiên có 1 số trường hợp ngoại lệ cần chú ý: Như tụ cầu khuẩn lại có thể
chống lại được tác dụng của các acid béo. Tularemia, brucella hay
schistosoma có thể dễ dàng v
ượt qua được da để xâm nhập vào bên trong cơ
thể mà gây bệnh.
Tại niêm mạc, chất nhầy che chở bề mặt tế bào khỏi bị enzyme của
virus tác động. Dịch tiết của các tuyến như: nước mắt, nước bọt, nước mũi,
sữa có chứa nhiều lysozym, một loại enzym muramidase có tác dụng phá
hoại vỏ của một số vi khuẩn. Chất BPI (Bacterial Permeability Increasing
Protein- Protein làm tăng tính thấm của vi khuẩn) có thể liên kết với vách
LPS của vi khuẩn rồi chọc thủng màng của chúng, phong bế các enzyme vi
khuẩn làm chúng mất khả năng hoạt động. Ngoài ra, cũng có những chất
của huyết thanh chuyển từ lòng mao mạch và gian bào ra niêm mạc như bổ
thể, interferon cũng tham gia vào sự chống đỡ hóa học.

3
Trong các dịch sinh học (huyết thanh, dịch bạch huyết, dịch gian bào)
có các chất tiết của nhiều loại tế bào khác nhau, những sản phẩm chuyển
hóa của nhiều cơ quan. Huyết thanh có chứa lysozym (hàm lượng thấp),
protein phản ứng C, các thành phần của bổ thể, interferon
* Lysozym: Là một enzyme có khả năng cắt cầu nối giữa phân tử
N-acetyl glucosamin và N-acetyl muramin có trong cấu tạo của màng vi

khuẩn. Chính nhờ hoạt tính trên mà lysozym có thể làm ly giải được một số
vi khuẩn gram dương. Các vi khuẩn gram âm nhờ có vỏ bọc ngoài là
peptidoglycan nên không bị ly giải trực tiếp. Tuy nhiên khi vỏ ngoài bị
thủng do tác dụng của bổ thể thì lysozym sẽ hiệp lực tấn công màng vi
khuẩn.
* Protein phản ứng C (CRP): CRP là một protein thuộc nhóm protein
của pha cấp, bình thường có mặt trong huyết thanh ở mức độ thấp, có trọng
lượng 105 đến 140 KDa và do tế bào gan sản xuất ra. Khi có tình trạng viêm
CRP được nhanh chóng sản xuất (sau 6h) làm cho nồng độ trong huyết
thanh tăng cao. CRP có thể liên kết với các gốc phosphoryl choline,
phosphatidyl choline, các polyamin mucopolysaccharide có trên bề mặt
nhiều loại vi khuẩn (Ví dụ: phế cầu trùng) qua đó hoạt hóa bổ thể theo con
đường cổ điển làm cho vi khuẩn bị ly giải và/ hay bị thực bào dễ dàng hơn
(cơ chế opsonin hóa).
* Interferon (IFN) là một nhóm các polypeptide được sản xuất ra ở tế
bào khi bị nhiễm virus (IFN- alpha và IFN-beta) hay từ lympho bào T khi
tiếp nhận kháng nguyên đặc hiệu (IFN-gamma). Các IFN có nhiều hoạt tính
sinh học như làm cản trở sự xâm nhập và nhân lên của virus, kìm hãm sự
tăng sinh của một số tế bào u, có khả năng hoạt hóa các đơn nhân thực bào,
các tế bào NK (natural killer) và làm tăng biểu lộ kháng nguyên hòa hợp mô
vv (Các hoạt tính này không có tính đặc hiệu về kháng nguyên hay tác nhân
gây bệnh.)
* Bổ thể: Hệ thống bổ thể bao gồm gần 30 thành phần có mặt bình
thường trong huyết tương ở dạng tiền hoạ
t động. Khi được hoạt hóa, chúng
trở nên hoạt động theo các chuỗi dây chuyền của các enzyme làm nhanh
chóng khuyếch đại phản ứng và tạo ra rất nhiều hoạt tính sinh học đặc biệt
quan trọng của tình trạng viêm. Đồng thời chúng cũng có một cơ chế điều
hòa để giới hạn hoạt động ở mức cần thiết. Điểm lý thú là hệ thống bổ thể
cùng với hệ thống đông máu tiêu sợi huyết và hệ thống kinin có liên quan

với nhau trong quá trình hoạt hóa và cùng thuộc nhóm được kích hoạt theo
kiểu dòng thác. Các chức năng sinh học quan trọng của hệ thống bổ thể khi
được hoạt hóa là:
- Tăng tuần hoàn tại chỗ và tăng tính thấm thành mạch.

4
- Kết dính miễn dịch
- Opsonin hoá (C3b)
- Chiêu mộ bạch cầu
- Làm thủng màng tế bào, màng vi khuẩn dẫn đến ly giải.
2.3. Hàng rào tế bào
Các tế bào thuộc miễn dịch không đặc hiệu bao gồm:
-Bạch cầu đa nhân (múi )hay bạch cầu hạt
-Các tế bào mast
-Các đơn nhân thực bào
-Tế bào NK.
III. Miễn dịch đặc hiệu (MDĐH-specific immunity) hay miễn dịch thu
được (acquired immunity).
MDĐH được đặc trưng bởi 3 đặc tính quan trọng: Tính phân biệt cấu
trúc bản thân và cấu trúc ngoại lai, tính đặc hiệu, trí nhớ miễn dịch.
Tính phân biệt cấu trúc bản thân và cấu trúc ngoại lai: Bình thường, hệ
thống miễn dịch của mỗi cá thể không tạo ra các đáp ứng miễn dịch gây tổn
thương cho các cấu trúc kháng nguyên của bản thân trong lúc đó chúng lại
loại thải các cấu trúc tương tự từ các cá thể khác (không chung thuộc tính di
truyền).
Tính đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch được gọi là đặc hiệu vì nó chỉ xảy
ra với cùng chính kháng nguyên hay quyết định kháng nguyên đã tạo ra nó
mà thôi.
Trí nhớ miễn dịch: Sau khi cơ thể đã tiếp xúc với một kháng nguyên
nhất định thì khi tiếp xúc lại với kháng nguyên ấy có một số tế bào lympho

B và T đã được mẫn c
ảm sẽ trở thành tế bào trí nhớ, nếu tiếp xúc lại với
kháng nguyên đã gây mẫn cảm các lần sau, sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch lần
2 hay thứ phát. Trong đáp ứng thứ phát và các lần sau đó, các tế bào trí nhớ
sẽ phát triển rất nhanh và mạnh, tạo thành một dòng tế bào chuyên sản xuất
ra kháng thể đặc hiệu. Vì thế mà đáp ứng thứ phát có thời gian tiềm tàng
ngắn hơn, c
ường độ đáp ứng mạnh hơn và thời gian duy trì đáp ứng dài hơn.

1. Yếu tố tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
1.1. Yếu tố dịch thể trong miễn dịch đặc hiệu
Yếu tố dịch thể trong miễn dịch đặc hiệu chính là kháng thể.
1.2. Thành phần tế bào trong miễn dịch đặc hiệu :
Tế bào thuộc về miễn dịch đặc hiệu là các lympho bào.

5
2. Ba giai đoạn của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Đáp ứng MDĐH gồm 3 giai đoạn chính: nhận diện, cảm ứng và hiệu
ứng.
2.1. Giai đoạn nhận diện kháng nguyên
Giai đoạn đầu của đáp ứng miễn dịch là làm biến đổi một kháng
nguyên (KN) có cấu trúc phức tạp thành ra những peptid nhỏ để các tế bào
có thẩm quyền miễn dịch có thể nhận biết được. Chỉ có 1 số KN là chất đa
đường hay protein có cấu trúc lặp đi lặp lại nhiều lần (KN không phụ thuộc
tuyến ức) có khả năng được nhận diện trực tiếp bởi tế bào lympho B, còn lại
các KN khác đều được xử lý và trình diện bởi các tế bào trình diện kháng
nguyên (Antigen Presenting Cell- APC) và được nhận biết bởi tế bào
lympho T nhờ những cơ quan cảm thụ có sẵn trên mặt các tế bào ấy trong
khuôn cảnh của các phân tử phức hợp hoà hợp mô chính (Major
histocompatibility complex- MHC).

2.2. Giai đoạn cảm ứng gồm hoạt hóa, tương tác và ghi nhớ
Kháng nguyên sau khi bị xử lý thành các mảnh peptit nhỏ (epitop) thì
được APC trình diện cho tế bào lympho T tại các hạch. Nếu phản ứng đầu
của đáp ứng miễn dịch (hoạt hóa) có tính chất đặc hiệu với kháng nguyên thì
khi tế bào được hoạt hóa tiết ra cytokine để tác động lên các tế bào khác tính
chất đáp ứng không còn đặc hiệu mà mang tính chất điều hòa phát triển
(tương tác). Dưới tác dụng của cytokine nhiều tế bào khác được hoạt hóa và
đáp ứng được khuyếch đại, nhưng do mỗi cytokine có thể có tác dụng trên
nhiều tế bào nên tạo nên mạng lưới có tính chất điều hòa nữa.
Những tế bào nhận thông tin, tham gia vào đáp ứng miễn dịch lần đầu
hay tiên phát trở thành mẫn cảm, tức là chúng đã được tiếp xúc với kháng
nguyên và tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch, sản xuất những chất
có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy. Những chất đó được gọi
là kháng thể . Kháng thể có thể là kháng thể dịch thể, được đổ vào dịch nội
môi, có thể là kháng thể tế bào, nằm ngay trên màng tế bào sinh ra nó.
Kháng thể dịch thể do tế bào lympho B sản xuất, còn kháng thể tế bào do
qu
ần thể tế bào lympho T sản xuất.
Đáp ứng miễn dịch lần đầu có thời gian tiệm phát dài, cường độ đáp
ứng kém và thời gian duy trì đáp ứng ngắn. Có một số tế bào lympho B và T
đã được mẫn cảm sẽ trở thành tế bào trí nhớ, nếu tiếp xúc lại với kháng
nguyên đã gây mẫn cảm các lần sau, sẽ tạo ra đáp ững miễn dịch lần 2 hay
thứ phát. Trong đáp ứng thứ phát và các lần sau đó, các tế bào trí nhớ sẽ phát
triển rất nhanh và mạnh, tạo thành một dòng tế bào chuyên sản xuất ra

6
kháng thể đặc hiệu. Vì thế mà đáp ứng thứ phát có thời gian tiềm tàng ngắn
hơn, cường độ đáp ứng mạnh hơn và thời gian duy trì đáp ứng dài hơn.
2.3. Giai đoạn hiệu ứng
Là giai đoạn các tế bào lympho đã được mẫn cảm sản xuất ra

kháng thể và kháng thể này kết hợp với kháng nguyên dẫn đến loại thải và
tiêu diệt kháng nguyên ấy.
3. Phân loại miễn dịch đặc hiệu
3.1. Miễn dịch chủ động (active immunity)
Là trạng thái miễn dịch của một cơ thể do bộ máy miễn dịch của bản
thân cơ thể đó sinh ra khi được kháng nguyên kích thích. Miễn dịch chủ
động có thể chia làm 2 loại:
* Miễn dịch chủ động tự nhiên: Khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên
một cách vô tình, ví dụ như trong quá trình sống, tình cờ cơ thể tiếp xúc với
một loại vi khuẩn nào đó và đã được mẫn cảm mà có được tình trạng miễn
dịch.
* Miễn dịch chủ động thu được: Khi kháng nguyên được người ta đưa
vào cơ thể để chủ động tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại một yếu tố gây
bệnh nào đó, ví dụ như tiêm vaccine.
3.2. Miễn dịch thụ động (passive immunity)
Là trạng thái miễn dịch của một cơ thể nhờ các kháng thể chuyển từ
ngoài vào, không phải do cơ thể tự sản xuất ra được. Miễn dịch thụ động
cũng gồm 2 loại:
* Miễn dịch thụ động tự nhiên- Khi kháng nguyên được truyền một
cách tự nhiên từ cơ thể này sang cho cơ thể khác, ví dụ như mẹ truyền kháng
thể cho con qua nhau thai, qua sữa.
* Miễn dịch thụ động thu được: Khi kháng thể được chủ ý đưa vào cơ
thể, ví dụ như khi dùng liệu pháp huyết thanh, tức là khi tiêm kháng huyết
thanh hoặc kháng thể chiết xuất từ kháng huyết thanh vào cơ thể để tạo ra
miễn dịch thụ động nhằm mục đích phòng bệnh hoặc chữa một số bệnh do
nhiễm vi sinh vật. Cần phân biệt loại miễn dịch này với miễn dịch mượn
(adoptive immunity) là trạng thái miễn dịch c
ủa một cơ thể nhờ các lympho
bào đã được mẫn cảm chuyển từ ngoài vào, không phải do các lympho bào
của bản thân cơ thể thực hiện.



8

Chương 2
CÁC CƠ QUAN MIỄN DỊCH

I. Đại cương
Đáp ứng miễn dịch là một quá trình bảo vệ vô cùng quan trọng và
hết sức phức tạp của cơ thể sinh vật, là kết quả của sự hoạt động và hợp
tác của nhiều cơ quan, tổ chức và tế bào khác nhau tạo nên một hệ thống
ngày càng được bổ sung phong phú.
Hệ thống miễn dịch rất phát triển ở loài có vú và loài chim, ở
người thì chiếm 1/60 trọng lượng của cơ thể.
Hệ thống miễn dịch bao gồm các cơ quan tiên phát (cơ quan
lympho trung ương, cơ quan gây biệt hóa), cơ quan thứ phát (cơ quan
lympho ngoại vi, cơ quan tác động).
II. Các cơ quan lympho trung ương
Là nơi sản sinh ra các tế bào gốc (stem cell), nơi huấn luyện, biệt
hóa các tế bào gốc thành các tế bào chín. Sự trưởng thành, biệt hóa của các
tế bào gốc ở các cơ quan lympho trung ương không cần sự có mặt của
kháng nguyên.
1. Tủy xương
(
(
B
B
o
o
n

n
e
e


m
m
a
a
r
r
r
r
o
o
w
w
)
)


Tủy xương có một
h
h
ê
ê


t
t

h
h


n
n
g
g


p
p
h
h


c
c


t
t


p
p các huyết quản, bên cạnh
nhiệm vụ là cơ quan
t
t



o
o


m
m
á
á
u
u, tủy xương còn có vai trò quan trọng trong
việc sản sinh các tế bào gốc đa năng, tiền thân của các tế bào có thẩm
quyền miễn dịch.
2. Tuyến ức
Tuyến ức không tham gia trực tiếp quá trình đáp ứng miễn dịch,
nhưng tạo ra vi môi trường tối cần thiết cho sự phân chia biệt hóa của
dòng lympho bào T. Tuyến ức nằm ngay sau xương ức, gồm 2 thùy lớn.
Mỗi thùy lại chia thành nhiều tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy được chia làm 2
vùng: vùng vỏ và vùng tủy.
Vùng vỏ: Chiếm phần lớn khối lượng tuyến, gồm chủ yếu là các tế
bào dạng lympho gọi là thymo bào, ngoài ra còn có các tế bào biểu mô
nằm xen kẽ và một ít đại thực bào nằm ở ranh giới giữa vỏ và tủy tuyến.
Các tế bào lympho nhỏ và nhỡ tập trung dày đặc ở vùng vỏ, chúng có tỷ lệ


9

gián phân cao gấp 5-10 lần so với các mô lympho khác. Tại vùng vỏ các
tiền thymo bào chuyển thành thymo bào chưa chín và đi vào vùng tủy.
Vùng tủy: Là nơi trưởng thành của các thymo bào chưa chín thành

các lympho bào T chín và rời tuyến đi vào máu.
Các tế bào biểu mô ở vùng tủy hình thành những cấu trúc đặc biệt
gọi là tiểu thể Hassal. Trong các tiểu thể Hassal tế bào biểu mô có thể bị
sừng hóa, can xi hóa hay hoại tử. Ngoài các tế bào biểu mô, tiểu thể
Hassal, còn có 1 ít đại thực bào và mảnh vụn của tế bào.
Tuyến ức đảm nhận được chức năng huấn luyện, phân chia, biệt
hóa các lympho bào dòng T là nhờ các tế bào biểu mô của tuyến đã sản
xuất ra một số yếu tố hòa tan (Các yếu tố hòa tan đó đã được chiết tách,
tinh khiết và đánh giá tác dụng invitro và invivo như: thymulin, thymosin
α1, thymosin β4, thymopoetin ,), có tác dụng hóa hướng động các tế bào
tiền thân dòng lympho T đến, rôì giúp chúng phân chia, biệt hóa ngay tại
tuyến. Tại phần vỏ tiền tế bào T được biệt hóa và phân chia nhiều lần
thành tế bào T chín. Trước khi vào máu và đến các mô lymphô ngoại vi,
các tiền thân của dòng lympho bào T được đổi mới các dấu ấn bề mặt, dần
dần có những dấu ấn của tế bào lympho trưởng thành như các phân tử
CD2, CD4, CD8, thụ thể T với kháng nguyên. Sau đó có một sự chọn lọc
kép dương tính và âm tính cho phép sự phân triển những tế bào lymphô có
2 đặc tính: Không nhận biết những kháng nguyên của mình nhưng vẫn
nhận ra các phân tử MHC lớp I và lớp II của bản thân.
- Chọn lọc dương tính
- Chọn lọc âm tính
Đa số các tế bào T (95%) có đời sống ngắn (3-5 ngày) rồi chết tại
chỗ. Chỉ có 5% là trở thành tế bào T chín, chúng rời tuyến ức vào mạch
máu để đến các cơ quan lympho ngoại vi để tiếp nhận kháng nguyên và
tham gia vào đáp ứng miễn dịch
3. Túi huyệt (Bursa Fabricius)
Riêng loài chim có một cơ quan
đặc biệt là túi huyệt, một cơ quan
lympho-biểu mô, có nguồn gốc
n

n


i
i


b
b
ì
ì

nằm ở mặt trong của lỗ huyệt
,
,
p
p
h
h
í
í
a
a


t
t
r
r
ê

ê
n
n


t
t
r
r


c
c


t
t
r
r
à
à
n
n
g
g
,
,


s

s
á
á
t
t


h
h


u
u


m
m
ô
ô
n
n, có
c
c
u
u


n
n
g

g là ống rỗng thông ra trực tràng, túi
có cấu tạo
h
h
ì
ì
n
n
h
h


m
m
ú
ú
i
i


k
k
h
h
ế
ế, kích thước to bằng
h
h



t
t


đ
đ

ỗ hoặc
h
h


t
t


l
l


c
c, bên ngoài
túi có
m
m
à
à
n
n
g

g


b
b
a
a
o
o


b
b


c
c, bên trong có
n
n
i
i
ê
ê
m
m


m
m



c
c bao bọc hoạt động mạnh nhất
vào lúc
3
3


t
t
h
h
á
á
n
n
g
g


t
t
u
u


i
i,
t
t

e
e
o
o


h
h
o
o
à
à
n
n


t
t
o
o
à
à
n
n


s
s
a
a

u
u


1
1


n
n
ă
ă
m
m


t
t
u
u


i
i. Túi huyệt chứa các
nang lympho và cũng được chia thành vùng vỏ và vùng tủy. Vùng vỏ chứa


10

các tế bào lympho, tế bào plasma và các đại thực bào. Ranh giới giữa vùng

vỏ và vùng tủy có màng cơ bản và hệ thống mao mạch, phía trong chúng
là lớp tế bào biểu mô. Đi dần vào trung tâm vùng tủy, những tế bào biểu
mô này dần dần được thay thế bởi lymphoblast và tế bào lympho. Gà bị
phá bỏ túi huyệt thì lượng globulin miễn dịch trong máu giảm, không có
tương bào, tổn thương các trung tâm mầm của dòng lympho bào B ở các
mô lympho ngoại vi, có nghĩa là giảm miễn dịch dịch thể. Có thể nói rằng
túi huyệt là cơ quan tiên phát, là nơi các tế bào sản xuất kháng thể (Tế bào
lympho B) trưởng thành và biệt hóa. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần
đây lại có những giả thiết khác. Chẳng hạn, nếu truyền tế bào lách của gà
đã bị cắt bỏ túi huyệt sang gà bình thường sẽ làm cho gà nhận các tế bào
đó bị mất khả năng sản xuất kháng thể. Điều này chứng tỏ rằng trong cơ

thể gà bị cắt bỏ túi huyệt đã phát triển một dòng tế bào ức chế quá trình
tổng hợp kháng thể.
Xem xét kỹ thì thấy rằng túi huyệt không chỉ là cơ quan lympho
tiên phát vì nó cũng có khả năng bắt giữ kháng nguyên và ít nhiều tham
gia vào sản xuất kháng thể. Mặt khác nó cũng có một trung tâm chứa các
tế bào lymphô T.
Có thể tách chiết được 1 vài loại hocmon từ túi huyệt. Quan trọng
nhất là hocmon bursin, có khả năng hoạt hóa tế bào lympho B.
Ở động vật có vú không có túi huyệt nhưng lại có các cơ quan
tương đương, đó là tủy xương và các cơ quan lympho hệ tiêu hóa. Người
ta tìm thấy tiền lympho B ở tủy xương và gan. Các tế bào B chín được
chuyển từ túi huyệt đến cơ quan lympho ngoại vi , ở đó chúng tiếp xúc với
kháng nguyên, biệt hóa để trở thành tế bào plasma sản xuất kháng thể.
4. Mảng payer
Loài nhai lại có mảng payer có chức năng như là cơ quan tiên phát, có
l
ẽ là tương đương với túi huyệt ở loài chim.
III. Các cơ quan lympho ngoại vi (Cơ quan lympho thứ phát)

Cơ quan lympho thứ phát chịu kích thích của kháng nguyên và ít
phát triển ở cơ thể không mang trùng. Cắt bỏ cơ quan thứ phát làm giảm
khả năng miễn dịch nhưng không đáng kể. Cơ quan thứ phát bao gồm
hạch lympho, lách, tuỷ xương, mô lympho không có vỏ bọc. Các cơ quan
này giàu đại thực bào và các tế bào tua (dendritic) có khả năng bắt giữ và
xử lý kháng nguyên và các tế bào lympho T và B có khả năng tạo ra đáp
ứng miễn dịch.


11

1. Hạch lymphô
Hạch lympho còn gọi là hạch bạch huyết, có hình hạt đậu hoặc
hình tròn, được bọc trong một vỏ liên kết. Các hạch lympho nằm rải rác
trên đường đi của mạch bạch huyết, và thường tập trung tại những chỗ
giao nhau của mạch bạch huyết như ở cổ, nách, bẹn. Hạch lympho có
đường kính từ 1-25 mm, chúng to lên rõ rệt khi bị nhiễm khuẩn, bị kháng
nguyên kích thích, bị u ác tính.
Các mạch bạch huyết đi vào hạch qua những điểm nằm trên đường
cong lớn của hạch và đi ra từ rốn hạch. Còn các mạch máu thì đi vào rốn
hạch đồng thời cũng đi ra từ rốn hạch. Hạch bao gồm 3 vùng: vùng vỏ,
vùng tủy và vùng cận vỏ. Tế bào B tập trung ở vùng vỏ tạo thành các nang
lympho. Khi chưa có kháng nguyên xâm nhập các nang này được gọi là
nang nguyên phát. Vùng vỏ còn được gọi là vùng không phụ thuộc tuyến
ức. Sau khi có sự xâm nhập của kháng nguyên thì các nang lympho
nguyên phát sẽ phát triển rộng ra, xuất hiện các trung tâm mầm và trở
thành nang lympho thứ phát. Trung tâm mầm chứa các lympho bào non có
kích thước lớn. Chỉ có rất ít các tế bào T nằm trong vùng vỏ, rải rác xung
quanh các trung tâm mầm.














Vùng cận vỏ gồm một thảm lympho T và đại thực bào tạo thành
khu vực phụ thuộc tuyến ức của hạch.
Hình 1: Cấu trúc của hạch lympho
(
Theo Ian R. Tizar
d
. 2004
)


12

Vùng tủy chứa các tế bào lympho T và B (tương bào), đại thực bào
nằm xen kẽ với các mạch bạch huyết tạo nên các hang bạch huyết, từ đây
các tế bào rời hạch đi ra ngoài
Hạch lymphô được coi như là một cái lọc đối với phân tử lạ ngoại
lai và các mảnh vụn tổ chức, đồng thời đóng vai trò là một trung tâm của
sự tuần hoàn của các lym phô bào, nơi tế bào tiếp xúc với kháng nguyên.

Khi kháng nguyên xâm nhập, đại thực bào bắt và xử lý, truyền
thông tin cho các lymphô bào ở vùng cận vỏ và ở các nang lympho. Nếu
kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch tế bào thì bị thu gom tại vùng cận vỏ
và sau 24 h (sau khi bị bắt giữ) bắt đầu có sự chuyển dạng tế bào T thành
nguyên bào T.
Nếu là kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch dịch thể phụ thuộc
tuyến ức (protein) thì gây ra ở vùng tuỷ của hạch một tương tác giữa tế
bào lympho T và B dẫn đến sự xuất hiện những tương bào.
Nếu là kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch dịch thể không phụ
thuộc tuyến ức (polysaccharide) sẽ kéo theo những thay đổi tại các nang
lympho nguyên phát ở vùng vỏ hạch trở thành nang thứ phát.
Dịch bạch huyết rời hạch đem theo các kết quả của đáp ứng miễn
dịch vào trong tuần hoàn chung, lan ra toàn cơ thể thông qua những tế bào
lymphô T độc hay tế
bào quá mẫn chậm, kháng thể hay những tế bào nhớ.
Như vậy, về mặt sinh lý học, hạch có các chức năng:
* Cô đặc các kháng nguyên
* Sản xuất kháng thể và các tế bào mẫn cảm tương ứng với đáp
ứng miễn dịch và chuyển chúng sang tuần hoàn máu
Tuần hoàn của tế bào lymphô
Bạch huyết từ tổ chức đi vào hạch bằng mạch bạch huyết đến, và
đi ra khỏi hạch bằng mạch đi qua rốn hạch. Các mạch nhỏ này hợp thành
mạch lớn hơn, sau đó các mạch thu gom bạch huyết từ ruột và phần dưới
của cơ thể cùng đổ vào ống ngực, sau đó vào tĩnh mạch chủ trên. Ở bê,
bạch huyết từ ống ngực đổ vào tĩnh mạch chủ trên với tốc độ 500ml/h và
với số lượng 10
8
tế bào/ml. Các tế bào T rời khỏi máu bằng 2 cách:
* Các tế bào T chưa tiếp xúc với kháng nguyên gắn vào tế bào nội
mạc mạch quản của vùng cận tủy, sau đó lách qua những tế bào này để đi

vào hạch. Những mạch quản này có lớp tế bào nội mô khá cao nên có tên
gọi là high endothelial venules (HEVs), số lượng và độ dài của các mạch


13

quản này thay đổi phụ thuộc vào hoạt động miễn dịch. Khi hạch bị kích
thích bởi kháng nguyên thì chiều dài của mạch quản này tăng lên rõ rệt.
* Các tế bào T trí nhớ thì di chuyển theo mạch máu bình thưòng
vào mô bào, sau đó vào hạch theo dịch mô bào bằng mạch bạch huyết đến.
90% tế bào lympho trong mạch đi ra từ hạch là tế bào đi theo cách 1, chỉ
có 10% đi theo cách 2.
Có 1 phần nhỏ tế bào T trong máu tuần hoàn qua mô lympho của
phổi và ruột. Những tế bào này có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn
dịch tại bề mặt của cơ thể.
Cần lưu ý rằng lượng tế bào lympho trong máu chỉ chiếm 2% tổng
số tế bào lympho có trong cơ thể. Một thay đổi nhỏ trong tuần hoàn
lympho qua các cơ quan lympho cũng có thể làm thay đổi rất lớn về số
lượng tế bào lympho trong máu. Điều khiển tuần hoàn lympho là một đặc
điểm của hệ thống miễn dịch. Để đi vào mô lympho các tế bào lympho cần
phải bám vào tế bào nội mô nhờ tác dụng của một loại protein bám dính
(addressins) có mặt trong các HEVs. Addressins được tìm thấy trong hạch,
lách, mảng Peyer, mô lymphô của phổi. Trên bề mặt các lympho bào có 1
loại protein có tên là homing receptor, protein này sẽ gắn vào addressins,
nhờ vậy các tế bào lympho bám được vào tế bào nội mạc mạch quản.
Hạch lymphô của lợn, voi, cá heo có nhiều tiểu thùy và các tiểu
thùy này sắp xếp sao cho miền vỏ quay vào trung tâm hạch và miền tủy
quay ra ngoài (ngược với hạch của các gia súc khác)
2. Lách
Lách giữ vai trò quan trọng trong việc thanh lọc và dự trữ máu,

đồng thời là nơi tập trung kháng nguyên nhất là những kháng nguyên vào
cơ thể bằng đường máu, là cơ quan chính sản xuất kháng thể. Sau khi xâm
nhập và bị đại thực bào xử lý, kháng nguyên được cố định tại các xoang
của tuỷ đỏ, sau đó vào tuỷ trắng (nơi có nhiều nang lymphô) kích thích các
lympho bào phân chia, biệt hoá thành tưong bào. Khác với h
ạch lympho,
các lympho bào đi vào và ra khỏi lách chủ yếu bằng đường mạch máu.
(Không có mạch bạch huyết đến cơ quan này).
Sự phân bố máu tại lách rất đặc biệt. Động mạch lách đi vào vùng
rốn của cơ quan này và các nhánh của nó đi theo các vách liên kết. Chúng
tách ra thành động mạch bè liên quan với tuỷ trắng. Từ những động mạch
bè đẻ ra những nhánh: động mạch trung tâm bảo đảm máu tới các nang
lymphô và động mạch hình bút lông tiếp xúc thẳng với các xoang tĩnh
mạch của tủy đỏ. Tiểu động mạch tách ra các mao mạch đi sang tiểu tĩnh


14

mạch ở vùng trung gian hay xoang cạnh. Tại lách chỉ có mạch bạch huyết
đi từ giữa các nang lympho và các dải bao quanh mạch để đến rốn lách và
ống ngực.
Nhu mô lách được chia làm 2 phần: Tuỷ đỏ chiếm tới 4/5 khối
lượng lách và tuỷ trắng là những điểm rải rác nằm xen vào khối tuỷ đỏ.
Tuỷ đỏ là nơi tạo và dự trữ hồng cầu và bắt giữ kháng nguyên, có
nhiều xoang tĩnh mạch chứa hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và lympho bào.
Tuỷ đỏ đóng vai trò như một cái lọc đối với các hồng cầu bị huỷ
hoại do bị tổn thương hoặc do già, các mảnh tế bào chết.
Tủy trắng tương ứng với mô lympho, được cấu tạo chủ yếu bởi các
mô lympho có nhiều tiểu động mạch xen kẽ, có 2 vùng: một vùng có các
nang lympho chứa các tâm điểm m

ầm của dòng lymphô bào B gọi là vùng
không phụ thuộc tuyến ức, một vùng chứa các lymphô bào T gọi là vùng
phụ thuộc tuyến ức. Điểm đặc biệt ở đây là : Dọc theo mạch ngoài của tiểu
động mạch có rất nhiều lympho bào, tạo nên bao lympho. Có những chỗ
bao lympho phình ra tạo nên các nang lympho, là nơi diễn ra các đáp ứng
miễn dịch.
Vùng ngoài rìa hay trung gian giữa tuỷ trắng và tuỷ đỏ là khu vực
trao đổi, các kháng nguyên thường được bắ
t giữ ở vùng này.
Phản ứng của lách đối với kháng nguyên: Phần lớn các kháng
nguyên xâm nhập vào cơ thể qua đường máu sẽ bị giữ lại ở lách. Chúng
được các đại thực bào của vùng rìa hoặc của các xoang tủy đỏ bắt giữ. Sau
đó chúng được đưa về các nang lympho tiên phát trong tủy trắng, sau vài
ngày thấy có tế bào tạo kháng thể di chuyển đến cư trú tại vùng rìa và
vùng tuỷ đỏ và bắt đầu quá trình sản xuất kháng th
ể. Tại những nang
lympho tiên phát bắt đầu hình thành trung tâm mầm
Khi kháng nguyên xâm nhập vào lách hoặc hạch sẽ gây ra hiện
tượng lymphocyte trapping, có nghĩa là, bình thường các tế bào lympho có
thể di chuyển một cách tự do qua lách và hạch lympho nhưng sau khi có
kháng nguyên xâm nhập thì dưới tác động của kháng nguyên chúng bị giữ
lại và không di chuyển ra khỏi các cơ quan này. Cơ chế của hiện tượng
này chưa được hiểu rõ nhưng có lẽ là do kháng nguyên kích thích đại thực
bào tiết ra yếu tố ngăn cản sự di chuyển của các tế bào lympho. Các tế bào
lympho tập trung tại chỗ có kháng nguyên và tăng đáp ứng miễn dịch ở đó.
24h sau thì hạch bắt đầu giải phóng các tế bào đã bị giữ và quá trình này
kéo dài khoảng 7 ngày. Nhiều tế bào được giải phóng ra trở thành tế bào
sản xuất kháng thể hoặc tế bào trí nhớ.



15

3. Tuỷ xương
Tuỷ xương chiếm khối lượng lớn nhất trong các cơ quan lympho
thứ phát. Nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể qua tĩnh mạch thì chúng sẽ bị
bắt giữ ở gan, lách và tuỷ xương. Trong đáp ứng miễn dịch tiên phát,
kháng thể được sản xuất chủ yếu ở lách và hạch lympho. Đến giai đoạn
cuối của đáp ứng miễn dịch tiên phát thì các tế bào trí nhớ rời khỏi lách và
đến tập trung ở tuỷ xương. Khi kháng nguyên được đưa vào lần 2 thì tuỷ
xương sản xuất một lượng rất lớn kháng thể và là nguồn sản xuất IgG
chính ở loài gặm nhấm. Có đến 70% kháng thể chống lại 1 số kháng
nguyên được sản xuất từ tuỷ xương.
4. Mô lympho không có vỏ bọc
Các mô lympho không có vỏ liên kết bao bọc được gọi là các mô
lympho không có vỏ bọc. Chúng nằm rải rác ở niêm mạc đường tiêu hóa,
hô hấp, tiết niệu.
4.1. Các mô lympho ở ruột
(Gut associated lymphoid tissues; GALT)
GALT bao gồm mảng Peyer và các nang lymphô nằm rải rác, riêng
rẽ hoặc thành chuỗi ở niêm mạc ruột, đặc biệt là niêm mạc ở kết tràng,
dưới lamina propria.
Mảng Peyer là nơi kết tụ các tế bào dạng lympho tạo nên các nang,
trung tâm nang là các lympho bào B, bao quanh nang là các lympho bào T
và đại thực bào. Các lympho bào B ở đây sau khi được biệt hóa chuyển
thành tương bào sản xuất IgA, IgG và có cả IgM. Các lympho bào T gồm
chủ yếu là các tế bào T gây độc tế bào và điều hòa miễn dịch. Hệ thống
lymphô c
ủa ruột trực tiếp tiếp xúc với kháng nguyên vào cơ thể bằng
đường tiêu hóa, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể với cơ chế
phòng vệ tại chỗ.

4.2. Các mô lympho ở phế quản (Bronchus associated lymphoid tissues-
BALT)

BALT có cấu trúc và chức năng giống mảng Peyer và các mô
lympho của GALT. Các mô lympho ở đây nằm dọc theo khí quản, phế
quản, tiểu phế quản và các tiểu thuỳ phổi. Trong một số trường h
ợp đặc
biệt, các nang lymphô của BALT nhô vào lòng ống phế quản lớn và khí
quản.



16

4.3. Hạch hạnh nhân
Hạch hạnh nhân là các mô lympho có kích thước khác nhau ở họng,
bao gồm chủ yếu các lympho bào, có nang nguyên phát và nang thứ phát.
Lympho bào B chiếm khoảng 40-50% tổng số lymphô bào của hạch. Các
trung tâm mầm của các nang lymphô là vùng lymphô bào B phụ thuộc
kháng nguyên, ở đó có các quần thể tế bào nhớ miễn dịch trải rộng và biệt
hóa thành các tương bào.











Chương 3
CÁC TẾ BÀO THAM GIA VÀO
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH

I. Những tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
1. Đại thực bào
Đại thực bào giữ một vai trò trung tâm trong đáp ứng miễn dịch. Chúng vừa tham
gia vào đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ban đầu vừa tham gia vào đáp ứng miễn dịch
đặc hiệu. Trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu đại thực bào làm nhiệm vụ bắt giữ và
tiêu diệt các vật lạ, còn trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, chúng gây cảm ứng các đáp
ứng qua vai trò trình diện kháng nguyên cho tế bào T, đồng thời tham gia vào pha hiệu
ứng của đáp ứng qua vai trò tiêu diệt tế bào u và vi sinh vật. Chúng còn có những chức
năng điều hòa đáp ứng miễn dịch.
Đại thực bào có mặt ở mọi khu vực tiếp giáp với bên ngoài: phổi, gan, hạch.
Người ta cũng thấy chúng ở trong lách, trong máu (tế bào mono), trong thanh mạc, não.
Đại thực bào trong máu có tên là monocyte, chiếm 5 % tổng số bạch cầu. Đại thực bào
trưởng thành có mặt trong các c
ơ quan, tổ chức với các tên gọi khác nhau.
Đại thực bào là loại tế bào to có những hình thái khác nhau tại những nơi khác
nhau. Chúng có thể di chuyển hoặc cố định tại mô.

Tất cả các đơn nhân thực bào có nguồn gốc từ các tế bào gốc trong tủy xương
(monoblast). Monoblast phát triển thành promonocyte, và promonocyte phát triển thành
monocyte dưới tác dụng của 1 loại protein có tên là colony-stimulating factor. Sau đó
monocyte vào máu. Khoảng 3 ngày sau monocyte rời máu đi vào mô bào và phát triển
thành đại thực bào (Macrophage). Đang có nhiều tranh cãi về nguồn gốc của các đại thực
bào trong các tổ chức. Có lẽ chúng vừa có nguồn gốc từ tế bào monocyte vừa là sản phẩm
của quá trình tăng sinh tại chỗ. Đại thực bào trong các tổ chức có đời sống tương đối dài.
Nếu không bị hoạt hóa bởi quá trình viêm hoặc hủy hoại tổ chức thì mỗi ngày có khoảng

1% đại thực bào bị thay thế. Sau khi thực bào thì đời sống của đại thực bào bị thay đổi,
tùy thuộc vào tính chất của đối tượng thực bào. Nếu đối tượng thực bào có tính độc đối
với đại thực bào thì đại thực bào có thể bị chết ngay sau khi nuốt đối tượng thực bào.
* Thụ thể của đại thực bào.
Trên bề mặt của đại thực bào có rất nhiều thụ thể.
+ Thụ thể cho kháng thể: CD 64 có trên bề mặt của đại thực bào, bạch cầu đơn
nhân, bạch cầu đa nhân trung tính ( ít hơn ở ĐTB), và không có ở tế bào lympho, CD 32,
CD 16.
+ Thụ thể cho bổ thể : CD 35 (cho C3b), CD 11b/18 cho sản phẩm phân chia của
C3b.
+ Thụ thể cho IL-2: CD 25.
+ Thụ thể cho transferrin: CD 71.
Số lượng các thụ thể của các đại thực bào khác nhau sẽ khác nhau. Đại thực bào ở
lách có nhiều thụ thể cho kháng thể, trong khi đó các tế bào Kupffer lại giàu thụ thể cho
bổ thể. Có receptor với mảnh Fc của Ig và với bổ thể nên chúng bắt giữ kháng nguyên
càng dễ dàng nếu kháng nguyên đã được opsonin hóa.

* Chức năng của đại thực bào
+ Thực bào
Đại thực bào bị hấp dẫn không những chỉ bới các sản phẩm của vi khuẩn, sản
phẩm của đáp ứng miễn dịch (C5a, Cytokine) mà cả với những yếu tố được giải phóng ra
sau khi tế bào bị chết, bao gồm những sản phẩm phân hủy các mô liên kết như những
mảnh collagen, elastin, fibrinogen. Bạch cầu đa nhân trung tính chết tiết ra elastase và
collagenase, vì vậy tạo ra những chất hóa ứng động bạch cầu. Như vậy bạch cầu đa nhân
trung tính đóng vai trò tiên phong trong đáp ứng miễn dịch: Chúng xuất hiện và tấn công
vật lạ trước, sau khi bị chết chúng hấp dẫn đại thực bào đến nơi có vật ngoại lai. Đại thực
bào phá hủy vật lạ bằng 2 cơ chế: Phụ thuộc và không phụ thuộc oxy. Đại thực bào còn
có khả năng sản xuất ra oxyde nitơ và các sản phẩm trao đổ
i nitơ, có khả năng tiêu diệt vi
khuẩn.

Hoạt hóa đại thực bào
Sau khi bạch cầu đơn nhân di chuyển đến ổ viêm chúng được hoạt hóa ở nhiều
mức độ khác nhau: Tăng lượng enzyme của lysosome, tăng khả năng thực bào, biểu lộ
thêm nhiều thụ thể dành cho kháng thể, bổ thể, transferrin, tăng tiết protease trung tính.
Lúc này chúng được gọi là các đại thực bào viêm. Nếu tiếp tục bị kích thích (bởi sản
phẩm của vi khuẩn, interferons) thì các đại thực bào viêm sẽ phát triển thành đại thực bào
đã được hoạt hóa.



Khi vật lạ tồn tại lâu trong cơ thể, đại thực bào sẽ tập trung nhiều xung quanh vật
lạ và nếu soi kính hiển vi nhìn giống tế bào biểu mô nên được gọi là tế bào dạng biểu mô
(epithelioid cells). Các tế bào dạng biểu mô này thường nằm rất sát nhau nên nhìn chúng
có hình đa giác, hoặc chúng có thể hợp lại với nhau tạo thành tế bào khổng lồ nhiều nhân.
Những tế bào này thường gặp trong các hạt lao.
+ Chế tiết
Đại thực bào có khả năng tổng hợp và chế tiết khoảng 100 loại protein, trong đó
có enzyme lysozyme và 1 số thành phần của bổ thể được tiết thường xuyên, liên tục,
trong khi đó 1 số protein khác (lysosomal enzyme, platelet-activating factor, leucotriens)
thì chỉ được tiết ra trong khi đại thực bào làm nhiệm vụ thực bào. Đại thực bào còn tiết ra
nhiều yếu tố điều hòa đáp ứng miễn dịch (IL-1-tăng cường) hoặc (IL-6- ức chế), TNF,
IFN, prostaglandins.
+ Đại thực bào tu sửa vết thương
Đại thực bào có đặc tính thâm nhập nhờ vào tính bám dính, nuốt ăn nên gọi là
thực bào.
Đại thực bào ăn các hạt, tiêu chúng chính là nhờ các men peroxydase và esterase.
Nhưng quá trình tiêu ấy không hoàn toàn và sau đó các đại thực bào sẽ trình những kháng
nguyên ấy cho tế bào T.
+ Đại thực bào trình diện kháng nguyên
Đại thực bào trình diện kháng nguyên dưới hình thức những mảnh nhỏ là các

peptid khi kháng nguyên là một protein. Những peptid ấy được trình diện trong khuôn
khổ các phân tử hoà hợp mô (MHC) l
ớp II, điều đó có nghĩa là tín hiệu do đại thực bào
truyền cho tế bào lympho gồm mảnh kháng nguyên nằm gọn trong lòng của phân tử
MHC lớp II
+ Đại thực bào điều hòa đáp ứng miễn dịch
Đại thực bào tiết ra những yếu tố không đặc hiệu hoạt hoá (IL-1) hay ức chế
(prostaglandin - PGE2) đáp ứng miễn dịch. Bản thân chúng lại có thể được hoạt hoá bởi
các tế bào lympho T (Qua trung gian củ
a Macrophage Activating Factor - MAF).
Như vậy Đại thực bào là tế bào chủ chốt của đáp ứng miễn dịch.
2. Bạch cầu đa nhân ( BCĐN)
Bạch cầu đa nhân có nguồn gốc từ tuỷ xương và chiếm đến 60-70% số bạch cầu ở
máu. Chúng có thể bám dính vào các tế bào nội mô và đi qua thành mạch. Chúng được
phân thành trung tính, toan tính và kiềm tính tuỳ theo phản ứng các hạt đối với các chất
nhuộm màu khác nhau.
Bạch cầu đa nhân không có bất kỳ tính chất đặc hiệu nào đối với kháng nguyên
nhưng chúng giữ vai trò chủ yếu trong quá trình viêm cấp cùng với các kháng thể và bổ
thể trong sự đề kháng chống các vi sinh vật.
Chức năng chủ yếu của bạch cầu đa nhân là thực bào.
Tuy là một quá trình liên tục nhưng thực bào có thể được chia làm 4 giai đoạn:
Hóa ứng động, bám dính, nuốt và tiêu.
Hóa ứng động là sự di chuyển có hướng của bạch cầu dưới ảnh hưởng của một
yếu tố hóa học (bên ngoài), vì vậy bạch cầu sẽ di chuyển về phía nguồn của yếu tố hóa
học đó. Trong vùng tế bào bị tổn thương hoặc tại nơi vi khuẩn xâm nhập, có hiện tượng
tăng tính dính của bạch cầu đa nhân trung tính và của tế bào nội mạc mạch quản làm cho
bạch cầu đa nhân trung tính dính vào nội mạc các mạch quản nhỏ trước khi nó di chuyển
vào mô bào.
Sự xâm nhập của vi khuẩn và sự tổn thương của mô bào dẫn đến sụ hình thành
nhiều yếu tố gây ứng động bạch cầu, trong đó quan trọng nhất là yếu tố C5a, một yếu tố

được hình thành khi hoạt hóa hệ thống bổ thể.
Bạch cầu ái kiềm và dưỡng bào: Bạch cầu ái kiềm và dưỡng bào có các hạt đặc
hiệu chứa các chất có hoạt tính sinh học như histamin, serotonin, heparin. Các tế bào này
có thụ thể với Fc của IgE, giúp cho IgE bám trên bề mặt của chúng. Khi có kháng nguyên
tương ứng xâm nhập thì kháng nguyên sẽ kết hợp với IgE làm mất hạt, giải phóng nhiều
hoạt chất của chúng. Vì vậy chúng có vai trò quan trọng trong phản vệ và dị ứng. Bạch
cầu ái kiềm còn tiết yếu tố hóa ứng động bạch cầu ái toan- ECF (Eosinophil chemotactic
Factor)
Bạch cầu ái toan. Bào tương của bạch cầu ái toan chứa các hạt đặc hiệu ưa acid.
Các hạt này chứa các enzyme như histaminase, arylsulfatase, có tác dụng tiêu các hoạt
chất do các hạt của bạch cầu ái kiềm và dưỡng bào tiết ra. Gần đây người ta thấy rằng
bạch cầu ái toan cũng có khả năng thực bào và gây độc đối với ấu trùng của một số ký
sinh trùng khi ấu trùng đã gắn với kháng thể đặc hiệu.


3. Tiểu cầu

Tiểu cầu bắt nguồn từ các mẫu tiểu cầu lớn trong tuỷ xương. Ngoài vai trò chủ chốt của
chúng trong quá trình đông máu, tiểu cầu còn tham gia vào trong đáp ứng miễn dịch, đặc
biệt trong viêm. Chúng có biểu lộ các phân tử MHC lớp I, các thụ thể có ái tính yếu với
IgE.
4. Những tế bào NK và K.
Tế bào NK (Natural killer). Đó là những tế bào lympho to có hạt ( Larger
Granular Lymphocytes ) chứa perforin và granzym, chiếm khảng 4-10% tổng số những tế
bào lympho tuần hoàn trong máu của người.
Chúng có 2 chức năng lớn:
- Tế bào NK nhận ra sự vắng mặt, sự thay đổi của phân tử MHC lớp I trên bề mặt
các tế bào khác thì mới hoạt động. Trước đây người ta cho rằng hoạt năng độc tế bào của
chúng không phụ thuộc vào MHC nhưng nay thì thấy rõ là có phụ thuộc song một cách
trái ngược. Receptor của NK với MHC được gọi là KIR (killer cell inhibitory receptor)

khi tiếp xúc với MHC thì ức chế tín hiệu hoạt hoá chương trình dung giải tế bào nghĩa là
chỉ hoạt động đối với những tế bào ít hay không có MHC lớp I như tế bào bị ung thư hay
bị nhiễm vi rút.
Tế bào K.
Là thành phần tế bào của hiện tượng độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC=
Antibody dependant Cellular Cytotoxicity).
II - Những tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Tế bào lympho có phân bố rất rộng: chúng được thấy cả ở trong tủy xương, tuyến
ức, lách, hạch lympho, máu và trong toàn bộ cơ thể chúng chiếm khoảng 1% tổng trọng
lượng.
Tính thuần nhất tương đối về hình thái, thực ra che dấu một tính hỗn tạp rất lớn
được thấy rõ qua việc xác định các cấu trúc màng mà chúng có ( các thụ thể khác nhau,
các nhóm quyết định kháng nguyên bề mặt). Cũng nhờ các cấu trúc này mới có thể phân
biệt ra được các dưới nhóm tế bào ấy.
1. Tế bào lymphô T
Nhóm tế bào lympho trưởng thành dưới sự kiểm soát của tuyến ức được gọi là tế bào
phụ thuộc tuyến ức hay tế bào T.
1.1. Nguồn gốc và sự trưởng thành
Một tế bào gốc của tuỷ xương sinh ra các tế bào tiền thân của lymphô T gọi là tiền
T. Chúng đến tuyến ức để được chọn lọc; ở đây thấy có hai quần thể chính:
- Tế bào tuyến ức vùng vỏ ( 90% quần thể bên trong tuyến ức) phần lớn chưa
trưởng thành, đa số chết tại chỗ. Chúng có chung một số dấu ấn với các tiền tế bào (CD2)
nhưng về sau còn xuất hiện thêm một số khác nữa.
- Tế bào tuyến ức vùng lõi (10% còn lại) đã trưởng thành hơn. Trên màng mặt của
chúng có những dấu ấn mới (CD3, CD4 hay CD8) cũng như
là receptor T (TCR=T Cell
Receptor).
1.2. Quá trình trưởng thành (hay được huấn luyện) tại tuyến ức
Giai đoạn trưởng thành trong tuyến ức là một sự thay đổi cơ bản về mặt chức
năng của tế bào lymphô T: chính tại đó sẽ xuất hiện các dấu ấn khác nhau. Trong thời

gian chúng lưu lại tuyến ức, tế bào lympho tiếp thu một sự huấn luyện miễn dịch gồm có
khả năng nhận biết kháng nguyên và khả năng phân biệt kháng nguyên của mình với
kháng nguyên lạ (không phải của mình).
Sự chọn lọc đầu tiên được gọi là dương tính có liên quan đến khả năng nhận biết
ra các phân tử MHC trên các tế bào khác thông qua TCR của tế bào tuyến ức vùng lõi:
Kết quả là chỉ còn tồn tại để phát triển những tế bào lympho CD4+ có khả năng nhận ra
phân tử MHC lớp II và các tế bào lympho CD8+ có khả năng nhận biết phân tử
MHC lớp
I. Nhưng những tế bào nào không được huấn luyện như vậy sẽ chết (hiện tượng chết theo
chương trình của tế bào hay là apoptosis).
Tiếp theo cuộc chọn lọc ban đầu dương tính nhằm chọn những tế bào có khả năng
nhận biết một kháng nguyên hạn chế trong khung cảnh MHC của bản thân, thì sẽ xảy ra
một cuộc chọn lọc âm tính. Cuộc chọn lọc này nhằm loại thêm những tế bào còn khả
năng phản ứng với kháng nguyên bản thân là một điều không cần thiết mà có hại. Thực
thế, các tế bào CD4+ và CD8+ khi đã có thể nhận biết ra MHC tương ứng nhưng nếu lại
trình diễn cái tôi (tức nhũng kháng nguyên bản thân) với một ái lực quá mạnh, thì sẽ tạo
ra phản ứng nguy hiểm chống lại ngay bản thân. Cho nên chúng sẽ bị loại và chết theo
apoptosis (loại trừ clon). Như thế cơ thể đã loại bỏ được những tế bào lympho quá nhậy,
dễ bị kích thích mà sau này có thể nhận biết và phá huỷ các tự
kháng nguyên, đó có thể là
nguyên nhân của tự miễn.
Sau sự chọn lọc kép ấy, thì đến 95% bị loại bỏ, chết theo chương trình và các
mảnh của chúng sẽ được đại thực bào tiêu ngay tại tuyến còn khoảng 5% các tế bào tuyến
ức vùng lõi có dấu ấn CD4+ hay CD8+, sẽ tiếp tục quá trình trưởng thành ở khu vực
ngoài tuyến ức (máu và cơ quan lymphô ngoại vi); Chúng là một quần thể hỗn tạp nên
được phân biệt theo chức năng
điều hoà đáp ứng miễn dịch:
Lympho T hỗ trợ ( Th=T helper có CD4+) còn có tên là lympho T khuyếch đại ( Ta,
amplifier T lymphocyte ) có nhiệm vụ hoạt hóa và thúc đẩy hoạt động của các lympho T
khác thông qua việc tiết ra Interleukin-2.

Lympho T gây quá mẫn muộn, T
DTH
(Delayed Type Hypersensitivity T cell) có nhiệm
vụ tiết lymphokin hoạt hóa đại thực bào và bạch cầu khác dẫn đến biểu hiện quá mẫn
muộn.
Lympho T điều hòa ngược, ký hiệu T
FR
(Feedback regulator T lymphocyte) hay còn gọi
là lympho T cảm ứng ức chế (Suppressor inducer T lymphocyte) có tác dụng hoạt hóa
lympho T ức chế.
Lympho T ức chế (Ts=T suppressor có CD8+) có nhiệm vụ điều hòa đáp ứng miễn
dịch, ức chế hoạt động của các loại lympho bào khác;
Lympho T độc (CTL=cytotoxic lymphocyte=T
C
), có nhiệm vụ tấn công trực tiếp
các tế bào có kháng nguyên lạ trên bề mặt, chẳng hạn tế bào mang virus (Đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào)
1.3. Các dấu ấn màng của tế bào lympho T
Đặc trưng của tế bào lympho là các phân tử bề mặt hình thành những nhóm quyết
định kháng nguyên, có thể xác định được nhờ các kháng thể đơn clon. Các phân tử ấy
được coi như là những dấu ấn để phân biệt tế bào lympho ở các giai đ
oạn khác nhau và
được chỉ định bằng các chữ CD (cluster of differenciation, cụm biệt hóa) tiếp theo là con
số đánh trong danh pháp.
Bên cạnh những dấu ấn phân biệt, tế bào T còn có thụ thể với kháng nguyên gọi là
TCR (T cell receptor).
* Các dấu ấn phân biệt
- Phân tử CD2. Đó là một glycoprotein với độc 1 chuỗi 50kD, có mặt ở mọi tế bào
lympho (T chín và chưa chín), chịu trách nhiệm hình thành hoa hồng với hồng cầu cừu.
Đó là một phân tử bám dính với protein LFA3 có trên các đại thực bào.

- Phân tử CD3. Là một tổ hợp gồm 4 chuỗi từ 20-26 kDa: γ, δ, ε, ξ liên kết với
TCR. Nó có mặt ở mọi tế bào lympho T chín. Vai trò của nó là tiếp xúc với kháng
nguyên nằm trên phân tử MHC của tế bào trình diện tương ứng và chuyển tín hiệu kháng
nguyên vào trong nguyên sinh chất của tế bào lympho T.
- Phân tử CD4. Đó là một monomer có 4 khu vực nằm bên ngoài tế bào. CD4 là
đặc trưng của dưới nhóm quần thể tế bào lympho T hỗ trợ và được dùng như là phối tử
(ligand) với các phân tử MHC lớp II (nó cũng là receptor cho HIV).
- Phân tử CD8. Hình thành bởi 2 chuỗi α và β nối lại với nhau bằng một dây nối
đồng hóa trị. Phân tử CD8 đặc trưng cho dưới nhóm quần thể tế bào lympho T độc. CD8
là phối tử với phân tử MHC lớp I.
Phân tử CD4 hay CD8 có khả năng mỗi thứ phối hợp với phân tử MHC II hoặc I,
cho phép một sự phân công biệt hóa các dưới nhóm quần thể ấy kết hợp hoặc với APC
đối với CD4, hoặc với tế bào đích hay APC đối với CD8.
* Thụ thể của tế bào lympho T với kháng nguyên (T cell receptor-TCR)
Có 2 typ TCR: TCR1 và TCR2. Khoảng 95% tế bào máu biểu lộ TCR2, còn 5%
là TCR1.
* Các thụ thể màng khác của tế bào lympho T
+ Thu thể với mảnh Fc ( FcR) của Ig γδ.
+ Thu thể với IL-2 hay CD25
+ Thu thể với bổ thể: CD35 hay CR1 và CD21 hay CR2
+ Thu thể với IL-1, IL-4, IFN- hormon, lectin.
1.4. Chức năng của tế bào lympho T
- Chức năng hỗ trợ của các tế bào CD4
+
: chúng nhận biết kháng nguyên chỉ khi
kháng nguyên được trình diễn bởi các phân tử MHC lớp II. Quần thể CD4
+
thực hiện
chức năng hỗ trợ của chúng bằng cách tiết ra các lymphokin khi được hoạt hoá (chắng
hạn bởi kháng nguyên), các lymphokin sẽ cảm ứng các tế bào lympho B để sản xuất ra

kháng thể.
- Chức năng độc tế bào của các tế bào lympho T có dấu ấn CD8
+
chỉ nhận biết
kháng nguyên khi nó kết hợp với các phân tử MHC lớp I. Như vậy chúng chịu trách
nhiệm về việc ly giải các tế bào có biểu lộ kháng nguyên lạ trên bề mặt của chúng, đặc
biệt như là kháng nguyên virus.
- Hoạt hóa đại thực bào: Tế bào lympho T cũng có khả năng tiết ra những
lymphokin hoạt hóa đại thực bào (GM-CSF, IFN-γ, TNF-β) giúp các tế bào ấy trở nên
hoạt động mà diệt các vi sinh vật thường xuyên hay nh
ất thời, ngay bên trong các tế bào
ấy (Mycobacterium, Listeria, Salmonella, Pneumocystis carini và một số virus ).
- Điều hoà phản ứng viêm, tạo máu: Tế bào lympho T tiết ra các lymphokin IL-4,
IL-5, IL-6, làm cho tế bào lympho T có những tác động khác quan trọng trong phản ứng
viêm, tạo máu.
- Chức năng điều hòa đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T ức chế hiện nay
còn là vấn đề bàn cãi, nhưng trong thực tế đã cho thấy rằng khi có suy giảm tế bào này thì
hay xuất hiện những biể
u hiện rối loạn miễn dịch như dị ứng, tự mẫn.



2. Tế bào lympho B
Tế bào lympho B chiếm khoảng 5-15% số tế bào lympho tuần hoàn trong máu và
được xác định bằng sự hiện diện của Ig màng mà chúng tổng hợp.
2.1. Các dấu ấn màng:
+ Dấu ấn biệt hoá
+ Thụ thể màng đối với kháng nguyên
+ Thụ thể đối với bổ thể
+ Thụ thể đối với các interleukin

+ Thụ thể đối với các lectin
+ Thụ thể đối với virus Epstein Barr (EBV)(CD21)
2.2. Chức nă
ng của tế bào lympho B
Vai trò chủ yếu của các tế bào này là sản xuất kháng thể, qua đáp ứng tiên phát
với biểu hiện chủ yếu là tiết IgM và đáp ứng thứ phát với chủ yếu là tiết IgG.
Sự hoạt hoá tế bào B được thực hiện bởi nhiều cơ chế khác nhau:
- Do các kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức.
- Do sự kết hợp kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức qua các yếu tố hoà tan
(cytokine) t
ừ tế bào lymphô T tiết ra.
- Do chất gây phân bào không đặc hiệu như LPS của E.coli hay chất gây phân bào
đa clon (PWM).








3
3
.
.


S
S





h
h


p
p


t
t
á
á
c
c


g
g
i
i


a
a


c

c
á
á
c
c


t
t
ế
ế


b
b
à
à
o
o


t
t
r
r
o
o
n
n
g

g


q
q
u
u
á
á


t
t
r
r
ì
ì
n
n
h
h


đ
đ
á
á
p
p





n
n
g
g


m
m
i
i


n
n


d
d


c
c
h
h


đ

đ


c
c


h
h
i
i


u
u
Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể với một kháng nguyên hoặc là
theo kiểu
m
m
i
i


n
n


d
d



c
c
h
h


d
d


c
c
h
h


t
t
h
h

ể hoặc là theo kiểu
m
m
i
i


n

n


d
d


c
c
h
h


t
t
r
r
u
u
n
n
g
g


g
g
i
i
a

a
n
n


t
t
ế
ế


b
b
à
à
o
o, nói chung
thực chất đó là kết quả của
s
s




h
h


p
p



t
t
á
á
c
c


h
h
o
o


t
t


đ
đ


n
n
g
g của
n
n

h
h
i
i


u
u


l
l
o
o


i
i


t
t
ế
ế


b
b
à
à

o
o


t
t
r
r
o
o
n
n
g
g


m
m


t
t


m
m


n
n

g
g


l
l
-
-
ư
ư


i
i


p
p
h
h


c
c


t
t



p
p
.
.


Chúng ta đã tìm hiểu về vai trò và chức năng chuyên biệt của các loại tế bào có thẩm
quyền miễn dịch, thực ra sự hoạt động để hoàn thành chức năng chuyên biệt đó của mỗi
loại tế bào đều phải nhờ sự
t
t
ư
ư
ơ
ơ
n
n
g
g


t
t
á
á
c
c,
h
h





t
t
r
r

ợ của các loại tế bào khác, đặc biệt là
s
s




h
h


p
p


t
t
á
á
c
c



g
g
i
i


a
a


đ
đ


i
i


t
t
h
h


c
c


b

b
à
à
o
o


v
v


i
i


l
l
y
y
m
m
p
p
h
h
o
o


T

T


v
v
à
à


l
l
y
y
m
m
p
p
h
h
o
o


B
B
,
,


g

g
i
i


a
a


l
l
y
y
m
m
p
p
h
h
o
o


T
T


v
v



i
i


l
l
y
y
m
m
p
p
h
h
o
o


B
B


v
v
à
à


g

g
i
i


a
a




l
l
y
y
m
m
p
p
h
h
o
o


T
T


v

v


i
i


n
n
h
h
a
a
u
u.
Mặt khác, bên cạnh chức năng là tế bào có thẩm quyền miễn dịch,
l
l
y
y
m
m
p
p
h
h
o
o



T
T còn
giữ chức năng quan trọng là
đ
đ
i
i


u
u


h
h
ò
ò
a
a


m
m
i
i


n
n



d
d


c
c
h
h, tức là giữ cho đáp ứng miễn dịch diễn ra
có giới hạn nhất định, chức năng này do một loạt các tiểu quần thể lympho T phụ trách
bao gồm: lympho T hỗ trợ (T
h
), lympho T ức chế (Ts), lympho T cảm ứng (T
i
), lympho
T hỗ trợ cho các lympho T ức chế (Th
(s)
).
Như vậy sự
h
h


p
p


t
t
á

á
c
c


g
g
i
i


a
a


c
c
á
á
c
c


l
l
o
o


i

i


t
t
ế
ế


b
b
à
à
o
o không chỉ nhằm mục đích
h
h
ì
ì
n
n
h
h


t
t
h
h
à

à
n
n
h
h


đ
đ
á
á
p
p




n
n
g
g


m
m
i
i


n

n


d
d


c
c
h
h


đ
đ


c
c


h
h
i
i


u
u mà còn có tác dụng
đ

đ
i
i


u
u


h
h
ò
ò
a
a


q
q
u
u
á
á
t
t
r
r
ì
ì
n

n
h
h


đ
đ
ó
ó và làm cho hai vấn đề
h
h
ì
ì
n
n
h
h


t
t
h
h
à
à
n
n
h
h



v
v
à
à


đ
đ
i
i


u
u


h
h
ò
ò
a
a


m
m
i
i



n
n


d
d


c
c
h
h diễn ra
l
l
i
i
ê
ê
n
n


q
q
u
u
a
a
n

n


c
c
h
h


t
t


c
c
h
h

ẽ với nhau.
Kết luận
Hệ thống miễn dịch gồm nhiều loại tế bào: tế bào lympho, đơn nhân thực bào,
bạch cầu hạt, các tế bào K và NK Chúng tham gia vào các quá trình miễn dịch khác nhau
(đặc hiệu hay không) và tiết ra nhiều chất hoà tan điều hòa hệ thống ấy.
Các tế bào lympho B và T có thể nhận biết được 10
11
kháng nguyên khác nhau
nhờ các thụ thể bề mặt (TCR và BCR tức Ig). Ig của tế bào B có thể nhận biết trực tiếp

×