Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo trình Miễn dịch học - chương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.21 KB, 11 trang )

CHƯƠNG III
CÁC CƠ QUAN VÀ TẾ BÀO
THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH MIỄN DỊCH
Đáp ứng miễn dòch là một quá trình bảo vệ vô cùng quan trọng và hết sức phức tạp của
cơ thể sinh vật, là kết quả của sự hoạt động và hợp tác của nhiều cơ quan, tổ chức và tế
bào khác nhau tạo nên một hệ thống mà ngày càng được bổ sung phong phú. Các tế bào
hình thành các cơ quan, các mô của hệ thống miễn dòch có mặt ở khắp nơi trong cơ thể,
nhưng tập trung chủ yếu ở mô lympho: Hạch lympho, lách, tuỷ xương, tuyến ức, mô
lympho dưới niêm mạc đường tiêu hoá, hô hấp (Hình 1)
Hình 1. Các cơ quan và mô lympho chủ yếu
Các tế bào thuộc các quần thể lympho và đại thực bào là các tế bào có vai trò chủ yếu,
các bạch cầu hạt (trung tính, ái toan, ái kiềm), dưỡng bào (mastocyte), tiểu cầu cũng có
những chức năng nhất đònh trong quá trình đáp ứng miễn dòch.
Điều quan trọng là tất cả các tế bào của hệ thống miễn dòch đều được sinh ra từ các tế
bào đa năng của tuỷ xương. Trong quá trình biệt hoá, đổi mới, các dấu ấn bề mặt đã tạo
ra nhiều quần thể tế bào có chức năng khác nhau (hình 2).
Các cơ quan, mô dạng lympho được chia làm hai loại:
- Các cơ quan lympho trung ương:
Cơ quan lympho trung ương còn gọi là cơ quan lympho gốc, nơi sản sinh ra các tế bào gốc
(stem cells), nơi huấn luyện biệt hoá các tế bào gốc thành các tế bào chín. Sự trưởng
thành, biệt hoá của các tế bào gốc ở các cơ quan lympho trung ương không cần sự có mặt
của kháng nguyên.
- Cơ quan lympho ngoại vi:
Là nơi trú ngụ và tập trung chủ yếu của các lympho bào, sau đó là đại thực bào. Kháng
nguyên được tập trung ở đây kích thích các tế bào phân chia, biệt hoá thành các tế bào
hiệu lực để xử lý loại trừ kháng nguyên.
Hình 2. Nguồn gốc và sự biệt hoá của tế bào miễn dòch và tế bào máu
I. CƠ QUAN LYMPHO TRUNG ƯƠNG
1.1 Tuỷ xương
Tuỷ xương không phải là cơ quan dạng lympho nhưng là nơi sản sinh các tế bào gốc đa
năng, tiền thân của các tế bào có thẩm quyền miễn dòch và các tế bào máu khác.


Tuỷ xương là mô liên kết, nầm trong hốc tuỷ, bao gồm tuỷ tạo cốt, tuỷ tạo máu, tuỷ mỡ,
tuỷ xơ. Tuỷ tạo máu là mô liên kết đặc biệt nằm ớ đầu xương và trong các xương dẹt.
Lưới mô võng của tuỷ tạo máu chứa các tế bào gốc đa năng, ngoài ra còn chứa một số tế
bào tự do khác như đại thực bào, dưỡng bào... Các tế bào chòu trách nhiệm đáp ứng miễn
dòch và tế bào máu có chung một tồ tiên. Chuột bl chiếu xa, tuỷ xương bò tổn thương,
không còn khả năng tạo máu và khả năng đáp ứng miễn dòch cũng suy giảm.
1.2. Tuyến ức (Thymus)
Tuyến ức nằm ngay sau xương ức, gồm 2 thuỳ lớn. Mỗi thuỳ lại chia thành nhiều tiểu
thuỳ có đường kính khoảng 0,5 -2 mm. Tuyến ức là cơ quan dạng lympho xuất hiện sớm
trong thời kỳ phôi thai. Tuyến ức ở trẻ mới sinh có trọng lượng 10 - 15 g, phát triển tối đa
ởù tuổi dậy thì (30 - 50 g) sau đó thoái triển dần và chỉ còn dưới 15g ở người già. Tuyến
ức được tạo nên bởi các tế bào dạng lympho và tế bào dạng biểu mô. Tuyến ức không
tham gia trực tiếp quá trình đáp ứng miễn dòch, nhưng đã tạo ra một vi môi trường tối cần
thiết cho sự phân chia, biệt hoá của dòng lympho bào T.
Mỗi tiểu thuỳ của tuyến ức được chia làm 2 vùng: vùng vỏ và tuỷ (hình 3,4).
Hình 3: Tuyến ức (A. Hình thể ngoài; B. Cắt ngang
Hình 4: Sơ đồ cấu tạo vi thể tuyến ức
1. Các lympho bào nhỏ ở vùng tuỷ; 2. Lympho nhỡ ở vỏ
Vùng vỏ: chiếm phần lớn khối lượng của tuyến ức gồm chủ yếu là các tế bào dạng
lympho gọi là thymo bào, ngoài ra còn có các tế bào biểu mô nằm xen kẽ và một ít đại
thực.bào nằm ở ranh giới giữa vỏ và tuỷ tuyến ức. Các tế bào lympho nhỏ và nhỡ tập
trung dày đặc ở vùng vỏ, chúng có tỷ lệ gián phân cao, gấp 5-10 lần so với các mô
lympho khác. Tại vùng vỏ, các tiền thymo bào chuyển thành thymo bào chưa chín và đi
vào vùng tuỷ.
Vùng tuỷ: Là nơi trưởng thành của các thymo bào chưa chín thành các lympho bào T chín
và rời tuyến ức đi vào máu.
Các tế bào biểu mô ở vùng tuỷ hình thành những cấu trúc dặc biệt gọi là tiểu thể Hassal.
Ngoài các tế bào biểu mô, tiểu thể Hassal còn có một ít đại thực bào và mảnh vụn của tế
bào. Chức năng của tiểu thể Hassal chưa được biết rõ, nhưng với cấu trúc này, có lẽ là
nơi chết của các lympho bào trong tuyến ức.

Tuyến ức đảm nhận được chức năng huấn luyện, phân chia, biệt hoá các lympho bào
dòng T là nhờ các tế bào biểu mô của tuyến đã sản xuất ra một số yếu tố hoà tan, tạo
nên một vi môi trường đặc biệt, có tác dụng hoá hướng động các tế bào tiền thân dòng
lympho T đến, rồi giúp chúng phân chia, biệt hoá ngay tại tuyến. Trước khi vào máu và
đến các mô lympho ngoại vi, các tiền thân của dòng lympho bào T được đổi mới các dấu
ấn bề mặt.
Các yếu tố hoà tan đó đã được chiết tách, tinh khiết và đánh giá tác dụng in vitro, in vivo
như: thymulin, thymosin α1, thymosin β4, thymopoetin...
Các lympho T chín ở vùng tuỷ có khả năng đề kháng với corticosteroid, mang trên bề
mặt các kháng nguyên của phức hợp hoà hợp mô chủ yếu lớp I (MHC
I
) và hoặc là kháng
nguyên CD4 hoặc là CD8.
Vai trò của tuyến ức trong quá trình đáp ứng miễn dòch của cơ thể dược phát hiện khi
nghiên cứu bệnh lý thiếu hụt miễn dòch, đặc biệt là thiếu hụt miễn dòch tế bào như hội
chứng DI-GEORGE (hậu quả của sự kém phát triển của túi hầu trong thời kỳ phôi).
Muller (1962), người đầu tiên tiến hành cắt bỏ tuyến ức của chuột nhắt ngay sau khi mới
ra đời, đã nhận thấy: Sau một thời gian bò cắt bỏ tuyến ức thì lympho bào T của máu
ngoại vi bò giảm cả số lượng và chất lượng (giảm khả năng chuyển dạng khi bò kích thích
bằng chất phân bào), giảm các đáp ứng miễn dòch qua trung gian tế bào, các vừng phụ
thuộc tuyến ức ở các hạch lympho, lách trở nên thưa thớt tế bào. Một số chủng chuột nhắt
không có tuyến ức hoặc bò cất bỏ tuyến ức thì giảm hoặc mất hẳn khả năng loại bỏù mảnh
ghép dò gene. Những con vật này sau một, hai tháng sẽ bò suy sụp, còi cọc và chết trong
tình trạng nhiễm khuẩn. Sự bất bình thường của tuyến ức như: quá sản, u tuyến ức thường
đi kèm với một số bệnh tự miễn, đặc biệt là bệnh nhược cơ, lupus ban đỏ hệ thống.
1.3. Bursa Fabricius (túi Fabricius)
Túi Fabricius chí có ở loài chim, là một cơ quan lympho biểu mô nằm ở gần ổ nhớp. Túi
Fabricius chứa các nang lympho và cũng được chia thành vùng vỏ và vùng tuỷ (hình 5).
Gà bò phá bỏ Bursa Fabricius thì lượng globulin miễn dòch (lg) trong máu giảm, không có
tương bào, tổn thương các trung tâm mầm của dòng lympho bào B ở các mô lympho

ngoại vi, có nghóa là giảm miễn dòch dòch thể.
Hiện vẫn chưa xác đònh đựoc cơ quan tương đương với túi Fabricius của chim ở động vật
có vú. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các mô lympho ở ruột (ruột thừa, mảng Peyer)
có cấu tạo mô học gần giống túi Fabricius. Trong thời kỳ phôi thai, nơi đầu tiên phát
hiện sự có mặt của tiền lympho bào B là gan, sau đó là tuỷ xương. Các tiền lympho bào
B mang dấu hiệu đặc trưng của dòng rất sớm: bào tương đã chứa chuỗi µ, mặc dù chưa có
chuỗi nhẹ và Ig bề mặt. Cac stế bào tiền thân này sẽ biệt hoá thành các tế bào chín với
sự xuất hiện một số dấu ấn bề mặt như Ig, thụ thể Fc rồi đi vào máu, đến các mô lympho
ngoại vi.
II. CƠ QUAN LYMPHO NGOẠI VI
2.1 Hạch lympho
Hạch lympho còn gọi là hạch bạch huyết, có hình hạt đậu hoặc tròn, được bọc trong một
vỏ liên kết. Các hạch lympho mằm rải rác trên đường đi của mạch bạch huyết, và
thường tập trung thành các đám hạch tại chỗ giao nhau của mạch bạch huýet như ở cổ,
nách, bẹn, …
Hạch lympho có đường kính từ 1-25 mm, chúng to lên rõ rệt khi bò nhiễm khuẩn, bò
kháng nguyên kích thích, bò u ác tính. Dòch lympho được dẫn vào hạch bằng đường vào ở
bờ cong của hạch, sau đó đến xoang dưới vỏ rồi đi ra khỏi hạch qua đường ra ở rốn hạch
để đếnhạch tiếp theo, cuối cùng đổ vào ống ngực.
Hạch lympho gồm các thuỳ, mỗi thùy cũng được chia thành hai vùng chính: vùng vỏ và
vùng tuỷ:. Vùng vỏ lại được chia ra hai vùng nhỏ: vùng vỏ nông và vùng vỏ sâu (hay
còn gọi là vùng cận vỏ (hình6).
A. Toàn thế:
Thấy rõ đường bạch huyết vào và ra, động mạch và tónh mạch, các thuỳ. Trong các thuỳ
có những nang bạch huyếttiên phát (dày đặc lympho bào) và thứ phát (với trung tâm
mầm, sáng).
B. Một thuỳ
Vẽ to ra, thấy ở nang thứ phát có tế bào nhiều chân (bạch tuộc). vùng tuỳ có các tế
bào lympho T (1), đại thực bào (2), Tế bào lưới (3), và tương bào (4).
Vùng vỏ nông là nơi tập trung các lympho bào B nhỏ tạo nên các đám gọi là nang

lympho nguyên phát. Vùng vỏ nông còn được gọi ,là vùng không phụ thuộc tuyến ức. Khi
có kháng nguyên xâm nhập kích thích thì các nang lympho nguyên phát sẽ phát triển
rộng ra, xuất hiện các trung tâm mầm và trở thành nang lympho thứ phát. Trung tâm
mầm chứa các lympho bào non có kích thước lớn.
Vùng cận vỏ, tập trung nhiều lympho bào T, có một ít đại thực bào và lympho bào B. Do
vậy vùng cận vỏ được gọi là vùng phụ thuộc tuyến ức.
Vùng tuỷ là trung tâm của hạch, các tế bào thường đứng thành hàng gọi là dây nang.
Vùng tuỷ có các lympho T, tương bào, đại thực bào nằm xen kẽ với các mạch bạch huyết
tạo nên các hang bạch huyết, từ đầy các tế bào rời hạch đi ra ngoài.
Hạch lympho được coi như một cái lọc đối với các phân tử ''lạ'' ngoại lai và các mảnh vụn
tổ chức, đồng thời đóng vai trò là một trung tâm của sự tuần hoàn của các lympho bào,
nơi tế bào tiếp xúc với kháng nguyên.
Khi kháng nguyên xâm nhập, đại thực bào bắt, xử lý, và truyền thông tin cho các lympho
bào ở vùng cận vỏ và ở các nang lympho. Đại thực bào ở đây là loại có nhiều giả túc
kiểu con nhện. Sau khi kháng nguyên xâm nhập xuất hiện nhiều tâm điểm mầm ở vùng

×