Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.58 KB, 5 trang )
Tìm hiểu sức khỏe trẻ sơ
sinh qua việc đại tiện
Các bà mẹ thường xuyên kiểm trã tã giấy, quan sát phân của trẻ sơ sinh
và lo lắng khi con đi đại tiện quá nhiều hoặc không đều. Tại sao lại như
vậy? Màu sắc và số lần đi ngoài của trẻ có ảnh hưởng đến sức khỏe
không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho các
bậc cha mẹ về vấn đề này để giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn.
1. Bé nên đại tiện bao nhiêu lần?
Không có quy tắc cụ thể cho số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh; điều này phụ
thuộc vào việc bạn cho bé ăn bằng sữa mẹ hay sữa bình và cả vào khả năng
hấp thụ dinh dưỡng ở từng đứa trẻ. Trẻ bú sữa mẹ thường đi tiêu 4 lần/ ngày
hoặc nhiều hơn, hoặc cũng có thể phải 3 ngày bé mới đi 1 lần. Với trẻ sơ
sinh bú sữa bình thì số lần đi tiêu sẽ nhiều hơn, bé nên đi hằng ngày để cảm
thấy thoải mái và tránh bị táo bón.
2. Phân của trẻ sơ sinh sẽ như thế nào?
Trong vòng 36 tiếng sau khi chào đời, bé sẽ thải ra phân su, chúng được
hình thành từ nước ối, chất nhầy và những gì bé nuốt phải khi còn ở trong
bụng mẹ. Phân su có màu xanh đen, hơi dính. Sự xuất hiện của phân su là
dấu hiệu tốt cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đã bắt đầu làm việc bình thường.
Kiểm tra phân của trẻ sơ sinh hằng ngày giúp bạn nắm bắt sức khỏe của bé
(Ảnh: Getty Images)
Với trẻ bú sữa bình: Phân của trẻ trong trường hợp này có kích thước lớn
hơn so với trẻ bú sữa mẹ, có màu vàng, vàng nhạt hoặc màu nâu. Mùi loại
phân này giống của người lớn. Trẻ bú bình thường dễ bị táo bón, bạn nên
chú ý kiểm tra tình trạng phân và cách đi tiêu của trẻ để kịp có biện pháp
chữa trị.
Với trẻ bú sữa mẹ: Thời gian đầu sau khi sinh, sữa mẹ đóng vai trò nhuận
tràng, giúp đẩy phân su ra khỏi đường ruột của trẻ. Sau 3 ngày, trẻ hấp thụ
và tiêu hóa sữa mẹ tốt hơn, và phân của trẻ có sự thay đổi dần dần: về kích
thước giống như đồng xu, có màu vàng và mùi ngửi hơi ngọt.