Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

GIÁO DỤC BIỆN PHÁP GIỮ VỆ SINH VÀ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CHO HỌC SINH QUA BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.72 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TÂY NINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN
ĐỀ TÀI:

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhạn
Tây Ninh, Ngày 10 tháng 04 năm 2010
GIÁO DỤC BIỆN PHÁP GIỮ VỆ SINH
VÀ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CHO HỌC SINH
QUA BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 8
BẢN TÓM TẮT ĐỀ
Tên đề tài : GIÁO DỤC BIỆN PHÁP GIỮ VỆ SINH VÀ RÈN LUYỆN
SỨC KHỎE CHO HỌC SINH QUA BỘ MÔN SINH HỌC 8
Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Hồng Nhạn
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn
1. Lý do chọn đề tài:
Chương trình sinh học 8 nghiên cứu về cơ thể người, đặc biệt chương
trình sinh học 8 đã dành thời gian giáo dục học sinh về kiến thức vệ sinh liên
hệ thực tế trong việc rèn luyện thân thể, bảo vệ tăng cường sức khỏe để học
tập, lao động có năng suất và hiệu quả. Đồng thời những hiểu biết về con
người giúp học sinh hoàn chỉnh kiến thức sinh học 6, 7 đó là lý do chọn đề
tài.
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
- Con người là đối tượng nghiên cứu cũng là đối tượng nghiên cứu của đề
tài.
- Nghiên cứu trong các bài học quy định trong chương trình và sách giáo
khoa sinh học 8 từ chương I đến chương IX, về các kiến thức vệ sinh dựa
trên cơ sở những hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ quan trong hệ cơ
quan hoặc liên hệ thực tế trong đời sống học tập và lao động.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Khai thác được nội dung giáo dục biện pháp giữ vệ sinh và rèn luyện sức


khỏe cho học sinh qua một số chương, bài cụ thể.
- Giảng dạy bằng việc trực tiếp, việc lồng ghép hoặc bổ sung hay mở rộng
kiến thức nhưng luôn đảm bảo tính đặc trưng của bộ môn, tránh làm nhàm
chán và làm nặng nề thêm các nội dung sẵn có.
- Sưu tầm thêm tranh ảnh thực tế để làm thêm phong phú nội dung bài
học.
4. Hiệu quả áp dụng:
Đa số học sinh nắm được kiến thức vệ sinh đã được khai thác trong các
bài học hay qua việc liên hệ kiến thức thực tiễn
5. Phạm vi áp dụng:
Áp dụng trong việc dạy chương trình sinh học 8 tại trường THCS Thị
Trấn Châu Thành.
Tây Ninh, ngày 10 tháng 4 năm 2010
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Nhạn
Đề tài: GIẢI PHÁP KHOA HỌC
GIÁO DỤC BIỆN PHÁP GIỮ VỆ SINH VÀ RÈN LUYỆN
SỨC KHỎE CHO HỌC SINH QUA BỘ MÔN SINH HỌC
LỚP 8
A. Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Sau khi đã được tìm hiểu, nghiên cứu toàn bộ thế giới sinh vật ở sinh
học 6 và sinh học 7, ở sinh học 8 học sinh sẽ được nghiên cứu về chính bản
thân mình qua môn học: Cơ thể người và vệ sinh. Học sinh sẽ được tìm hiểu
sâu hơn về chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan, thấy được mối liên hệ
chặt chẽ giữa cấu tạo với chức năng của chúng, tìm ra quy luật hoạt động
của các cơ quan. Đặc biệt chương trình sinh học 8 cung cấp cho học sinh
những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của
con người, do loài người có nguồn gốc từ động vật nhưng đã vượt lên vị trí
cao nhất về mặt tiến hóa nhờ có lao động, tư duy, tiếng nói, chữ viết. Sinh

học 8 đã dành thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu chức năng sinh lý và
vệ sinh, chú ý đến việc giáo dục sức khỏe cho tuổi vị thành niên. Trên cơ sở
đó đề tài đã đề ra các biện pháp vệ sinh rèn luyện cơ thể bảo vệ tăng cường
sức khỏe, nâng cao năng suất, hiệu quả học tập góp phần thực hiện mục tiêu
đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngoài ra mục đích của đề tài
còn đề ra những biện pháp làm sao tạo cho học sinh hứng thú học tập và yêu
thích bộ môn, yêu thích khoa học, luôn có tinh thần say mê tăng cường tích
cực trong hoạt động nhận thức của mình. Vậy việc vận dụng kiến thức sinh
học 8 phải như thế nào trong việc rèn luyện thân thể, bảo vệ, tăng cường sức
khỏe để học tập, lao động có năng suất và hiệu quả, đồng thời những hiểu
biết về con người giúp học sinh hoàn chỉnh những kiến thức cơ bản về thế
giới sinh vật đã được học ở môn sinh học 6, 7 đó là lý do của việc chọn đề
tài.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Con người là đối tượng nghiên cứu của sinh học 8 cũng là đối tượng
mà đề tài khai thác, một đối tượng rất gần gũi với học sinh là bản thân các
em, là bạn bè và mọi người xung quanh nên các em có những hiểu biết liên
hệ thực tế liên quan đến đời sống, đến hoạt động học tập hằng ngày của các
em để từ đó giúp các em hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và vệ sinh trong
việc vận dụng kiến thức sinh học 8 vào việc giữ vệ sinh và rèn luyện sức
khỏe trong quá trình “học tập” cho bản thân, cộng đồng…. Qua đó giáo viên
cũng rút ra được vấn đề thực tế khi tiếp xúc với học sinh trong quá trình
“giảng dạy”.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu trong các bài học quy định trong chương trình và sách
giáo khoa sinh học 8 từ chương I đến chương IX, các kiến thức vệ sinh
dựa trên cơ sở những hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ quan trong
hệ cơ quan hoặc liên hệ thực tế trong đời sống học tập và lao động.
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 8.

4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu:
Sách giáo khoa sinh học 8, sách giáo viên sinh học 8, sách cơ bản
và nâng cao sinh học 8.
- Điều tra:
Kiểm tra thường xuyên học sinh về việc vệ sinh lớp học, vệ sinh
thân thể.
- Giả thuyết khoa học:
Nghiên cứu các tài liệu tranh ảnh, sách báo, y tế, giáo dục, .... Giáo
viên nắm vững các kiến thức vệ sinh. Từ đó hướng dẫn, giúp các em vệ
sinh môi trường, vệ sinh thân thể , nhất là lứa tuổi dậy thì các em cần
phải có kiến thức để đưa ra biện pháp rèn luyện cơ thể, bảo vệ và tăng
cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
B. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Để thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành” “lý luận gắng liền
với thực tiễn” nên trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về lý thuyết,
giáo viên cần liên hệ thực tế để học sinh vận dụng những hiểu biết của
mình vào việc giữ vệ sinh nhằm nâng cao thể lực cho bản thân hơn nữa.
Học sinh lớp 8 ở độ tuổi 13- 14 tuổi đang bước vào giai đoạn dậy thì, giai
đoạn quá độ chuyển từ thiếu niên sang thanh niên cơ thể phát triển mạnh
về kích thước và thể lực, đồng thời có những chuyển biến mạnh về mặt
sinh lý. Chính những chuyển biến đó ở các em là những vấn đề kích thích
nhu cầu tìm hiểu về bản thân mình. Đồng thời sự phát triển cơ bắp khiến
các em ham thích được hoạt động, tính năng động cao. Tuy nhiên mức độ
phát triển của hệ thần kinh chưa đạt đến hoàn thiện, do đó các em chóng
mệt mỏi, dễ hưng phấn xong cũng dễ chuyển sang trạng thái ức chế do đó
việc vận dụng kiến thức sinh học vào việc giữ vệ sinh trong quá trình học
tập là điều rất cần thiết.
2. Cơ sở thực tiễn:

- Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương
pháp dạy học được giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp với từng đối tượng
học sinh.
- Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng trong
dạy học kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, về sự phát
triển trí tuệ cùng các kỹ năng tư duy, về giáo dục đạo đức, về sự chuyển biến
thái độ hành vi.
- Trong xu thế chung của dạy học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bản
của phương pháp là tính chất tổ chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo
viên đối với học sinh. Giáo viên cần giúp học sinh định hướng vấn đề và
thực hiện trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em.
- Phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng không phải phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của giáo viên mà xuất phát từ:
+ Mục tiêu đào tạo: Hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho
học sinh.
+ Mục đích lí luận dạy học: Nhằm gây ý thức, động cơ học tập, tri
giác, tài liệu mới hay củng cố, ôn tập, kiểm tra.
+ Nội dung bài học: Thuộc thành phần kiến thức nào là kiến thức giải
phẫu hay kiến thức sinh lý, sinh thái hoặc kiến thức vệ sinh (Kiến thức
ứng dụng).
+ Đặc điểm tâm sinh lý.
+ Điều kiện cơ sở vật chất thiết bị của bộ môn.
- Phương pháp đặt thù của bộ môn là phương pháp trực quan và thực hành.
Đối với việc vận dụng kiến thức sinh học vào việc giữ vệ sinh và rèn luyện
sức khỏe. Hai phương pháp này sẽ giúp học sinh phát huy được tính tự giác,
tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo, học sinh tự giành kiến thức dưới sự
tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu nhận được trở thành tài sản
riêng của các em. Vì các em hiểu bài sâu và nắm vững hơn.
- Trong các phương pháp hiện nay có phương pháp dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ là một trong những phương pháp dạy học tích cực cần được sử

dụng rộng rãi trong giảng dạy môn sinh học ở trường THCS. Thực hiện dạy
học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống. Muốn
thực hiện dạy và học tích cực thì cần phát triển phương pháp thực hành,
phương pháp trực quan, theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát
hiện. Là giáo viên dạy môn sinh học 8 chúng ta phải sử dụng phương pháp
nào mà sau tiết học từng đối tượng học sinh của mình có thể nắm được kiến
thức trọng tâm của bài hay kiến thức thực tế mà học sinh đã được liên hệ
lồng ghép vào nội dung bài học theo cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Do đó
giáo viên cần tổ chức thường xuyên hoạt động dạy và học hợp tác trong
nhóm nhỏ của tiết học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn góp
phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Trong đổi mới
phương pháp cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống

×