Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng mười một docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.54 KB, 8 trang )

Tìm hiểu sự phát triển
của con - Tháng mười
một
Con ngày một lớn, bố mẹ đã bớt đi những nỗi lo như khi cơ thể con còn
yếu ớt, mỗi cử động đều như nâng trứng, hứng hoa. Nhưng thay vào đó
lại là những nỗi lo lắng, băn khoăn khác như có nên cho con tiêm vacxin
thủy đậu không, có nên cho con mang giày không? Đã đến lúc con tập
chơi cùng các bé khác, bố mẹ có thể làm gì để hỗ trợ cho con?
Phần 1: Chăm sóc con
Nên hay không nên tiêm vacxin thủy đậu?

Bố mẹ hãy chú ý đến lịch tiêm chủng của con (Ảnh: Inmagine)
Vào lần khám sức khỏe tổng quát sắp tới, con bạn sẽ được đề nghị tiêm
vacxin thủy đậu. Vacxin này sẽ bảo vệ bé khỏi một căn bệnh mà nhiều người
trong chúng ta vẫn còn nhớ (thậm chí còn có vài vết sẹo nhắc chúng ta nhớ
về nó nữa). Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết liệu có nên để con
nhiễm bệnh và sẽ tự có kháng thể hay là tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh. Đây
là một vấn đề phức tạp và quyết định như thế nào là tùy thuộc vào bạn sau
khi thảo luận với bác sĩ của con. Bạn cũng cần có thể tham khảo lịch tiêm
chủng để đảm bảo bé không bị bỏ sót mũi tiêm nào khác.
Bước đi?
Nhiều phụ huynh thở phào khi thấy con họ bước được những bước đầu tiên.
Thời điểm biết đi của các bé có thể khác xa nhau, có bé 10 tháng đã biết đi
trong khi có những bé tới 16, 17 tháng mới bước được những bước đầu tiên.
Và dù con biết đi ở độ tuổi nào thì có lẽ đã có rất nhiều bạn bè, người thân
khuyên bạn nên hoặc không nên cho bé mang giày phải không?
Nhìn chung các chuyên gia khuyên phụ huynh nên cho con mang giày khi bé
bắt đầu vịn đồ đạc đi men hoặc khi bắt đầu tự bước đi được một mình. Bạn
hãy tìm những đôi giày có đế mềm và linh hoạt để chân con được giữ vững,
không bị trượt. Nếu thời tiết và môi trường cho phép, hãy cho bé đi chân
không càng lâu càng tốt để giúp bàn chân, mắt cá và cơ chân khỏe hơn, cũng


như giúp chân bé có thể bám chắc hơn xuống sàn khi bước đi.
Thêm điều nữa: hầu như các bậc cha mẹ đều mua giày sớm hơn thời điểm
con cần phải dùng đến chúng – thật khó cưỡng lại điều này, phải không nào,
vì chúng xinh quá mà. Nhưng hãy nhớ rằng chân con sau 6 tuần đã có thể
tăng thêm 1 số (size) rồi đấy nhé.
Luôn dành thời gian để đọc sách
Kể cả những bé hiếu động nhất vẫn thích ngồi trong lòng mẹ hoặc bố để
cùng đọc sách. Cách đọc sách của con bây giờ có thể là giở trang sách, chỉ
vào các hình vẽ, cầm bìa sách kéo lên, thò tay vào các lỗ ở gáy sách và thỉnh
thoảng còn gặm cả sách nữa.

Đọc sách là việc rất quan trọng với sự phát triển của con (Ảnh: Inmagine)
Dù con bạn có thể chỉ ngồi yên nghe bố mẹ đọc sách có vài giây thôi, nhưng
điều đó cũng không phải không có lợi cho bé. Vô số những nghiên cứu đã
cho thấy việc đọc sách với con, ngay cả chỉ một chút ít thôi, cũng kích thích
được năng lực tư duy của bé. Hiện giờ bé chỉ có thể tập trung được trong
một thời gian ngắn, vài giây thôi. Nhưng cứ tiếp tục đọc sách cho con nghe,
bạn sẽ phát hiện ra càng lớn bé sẽ càng tập trung được lâu hơn đấy.
Và dẫu khả năng tập trung còn chưa cao cho lắm, nhưng ngay từ giờ con đã
có thể có những quyển sách yêu thích nhất viết về những điều làm bé quan
tâm, và bạn có thể (phải) đọc đi đọc lại những quyển ấy. Khi bé dừng lại ở
một trang nào hay chỉ vào một từ nào đó, bạn hãy đọc những từ đó lên một
cách chậm rãi. Con bạn có thể chưa lặp lại được những từ này nhưng không
có nghĩa là bé không tiếp thụ chúng. (Ở tuổi này, bé thậm chí có thể nhìn
vào đúng hình vẽ khi nghe bạn gọi tên sự vật trong bức hình đó.) Với thói
quen đọc sách đều đặn cùng với ba mẹ hoặc người trông nom, các kỹ năng
nhận thức của con, bao gồm cả học hỏi ngôn ngữ, sẽ phát triển, đồng thời bé
sẽ xem đọc sách như một cách thư giãn và giải trí thú vị.
Phần 2: Dạy con chơi
Sắp xếp và phân loại

Nếu bạn đã từng để một rổ đựng áo quần giặt trước mặt con, hoặc quan sát
con chơi với những khối nhựa hay với những chiếc thìa nhiều màu mà bạn
vẫn phải bày trước mặt bé vào mỗi giờ ăn, bạn hẳn đã phát hiện ra bé rất
thích thú với một trò chơi cũ rích. Ở tuổi này, bé bị cuốn hút bởi trò lấy các
vật ra, so sánh kích cỡ, hình dáng, phân loại chúng rồi bỏ lại chỗ cũ (riêng
công đoạn cuối này ít xảy ra hơn, và thật đáng buồn là điều đó còn kéo dài
đến rất lâu về sau).

Trò chơi sắp xếp và phân loại có thể khiến bé thích thú hàng giờ liền (Ảnh:
Inmagine)
Nếu bạn không muốn cho con chơi với quần áo vừa giặt sạch, hay chơi với
xoong nồi gây nên những âm thanh đau đầu thì có thể mua, hoặc tự tạo cho
bé những món đồ phù hợp để chơi trò xếp chồng lên nhau hoặc trò phân loại
để thỏa mãn sở thích của bé. Nhờ đó bạn có thể có được ít phút quý giá ngồi
nhâm nhi cà phê – quả là một công đôi việc.
Chia sẻ?
Có thể cảnh này rất quen thuộc với bạn đây: Con bạn đang ngồi giữa những
đứa trẻ khác, và đang chăm chú chơi món đồ chơi của mình. Một bé khác
bỗng dưng chú ý, và kết quả không tránh khỏi là đứa bé kia chồm đến, giành
lấy món đồ chơi của con bạn. Con bạn tức giận và cầu cứu bạn. Bạn và
những ông bố, bà mẹ khác vội vàng chạy lại và nói: “Chơi chung, chơi
chung nào các con!”
Theo các chuyên gia, các bé ở độ tuổi này vẫn còn rất “trung tâm chủ
nghĩa”, chúng thực sự tin rằng thế giới xoay quanh chúng. Thêm vào đó, kỹ
năng giao tiếp của các con chưa có cơ hội được mài dũa, chúng không hiểu
chơi chung, chia sẻ là thế nào cả.
Nhưng như vậy không có nghĩa rằng những gì bố mẹ giải thích đều là nước
đổ đầu vịt, cũng không có nghĩa rằng con không nên chơi chung với bạn
cùng lứa nữa. Hãy kiên nhẫn nói cho con hiểu rằng bé phải chờ đến lượt
chơi của mình, và tại sao lại không được giành đồ chơi của bạn. Trẻ con học

hỏi từ kinh nghiệm và trong quá trình tương tác với người khác. Ngay bây
giờ, việc của chúng là theo đuổi những mối quan tâm của mình và khám phá
thế giới xung quanh, và điều này được thực hiện thông qua “chơi”.
Chơi cạnh nhau
Trước khi có thể di chuyển khắp nơi như bây giờ, cách đầu tiên con chơi là
ngồi quan sát những người khác. Điều này diễn ra mỗi lần bạn cho bé vào
chiếc ghế nhún ở trước mặt người khác (bao gồm cả bạn). Mặc dù không
tham gia trực tiếp với những bé khác, không chơi đồ chơi như các bé khác,
thì bé vẫn đang tham gia rất tích cực bằng cách quan sát.
Ngay sau khi học cách ngồi và sử dụng ngón tay thành thục hơn, con sẽ
bước vào giai đoạn tiếp theo gọi là “chơi bên cạnh”. Cảnh con chơi giữa
những bé khác như ở mô tả trên là một ví dụ cho kiểu chơi này. Mặc dù các
bé không chơi với nhau nhưng khi ngồi cạnh nhau, chúng vẫn học cách
tương tác với đồ chơi của nhau, nói chuyện (một mình) và học các ý tưởng
của nhau.

Hãy để các con chơi cạnh nhau, nhưng đừng thúc ép các con phải chơi với
nhau (Ảnh: Inmagine)
Tương tự với cảnh trên, nếu thấy một bé khác chơi với một chiếc xe đồ chơi,
rất có khả năng là con bạn cũng muốn chơi chiếc xe giống vậy. Cha mẹ có
khéo hay không là ở chỗ biết cách cân bằng giữa việc hỗ trợ con chơi và can
thiệp để tránh những tranh chấp xảy ra thường xuyên xung quanh những
món đồ chơi (như xe, banh, tranh ghép hình).
Và một điều quan trọng nữa là bạn đừng thúc ép các con phải chơi với nhau.
Hãy để chúng tự nhiên chuyển từ chơi cạnh nhau sang chơi cùng nhau và
hiểu khái niệm chia sẻ, thương lượng là như thế nào.

×