Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tìm hiểu sự phát triển chăn nuôi và bảo tồn giống gà Tiên Yên ở các nông hộ thuộc huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.81 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
  
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Đề tài:
" Tìm hiểu sự phát triển chăn nuôi và bảo tồn giống gà Tiên Yên ở các nông hộ
thuộc huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh "

Họ và tên sinh viên:
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Lớp: Quản lý kinh tế
Khoá:
Giảng viên hướng dẫn:
- Tiên Yên 2010 -
1
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Yên
1.1.1.1. Vị trí địa lý.
Tiên Yên là huyện miền núi ven biển ở vị trí trung tâm khu vực miền đông
Quảng Ninh, có diện tích đất tự nhiên là 645,43km
2
, chiếm 10,94% diện tích tự nhiên
tỉnh Quảng Ninh.
Toạ độ địa lý:
Từ 21
0
11’ đến 21
0
33’ vĩ độ Bắc


Từ 107
0
13’ đến 107
0
32’ kinh độ Đông
Huyện Tiên Yên gồm 12 đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 11 xã, 113 khu phố,
thôn bản . Dân số trung bình ( năm 2005) là 44.126 người, trong đó thị trấn 7.532
người chiếm 17,1%, nông thôn 36.594 người( chiếm 82,9%). Mật độ dân só trung
bình là 68,4người/ km
2
, bằng 37,4% mật độ dân số tỉnh Quảng Ninh( 183người/km
2
)
Tiên Yên là trung tâm ngã ba đường của các huyện khu vực miền Đông tỉnh
Quảng Ninh, là điểm nút đầu mối giao thông kết nối giữa các trung tâm kinh tế -
thương mại, dịch vụ du lịch lớn của tỉnh Quảng Ninh. Là huyện miền núi ven biển, có
điều kiện khí hậu – đất đai đa dạng phù hợp với khả năng phát triển một nền nông
lâm nghiệp sinh thái, thuỷ sản toàn diện đa dạng. Huyện tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ
với bờ biển dài 35km là điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế và phát triển kinh tế
biển.
Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng, nâng cấp đã gắn huyện với các trung
tâm kinh tế - dịch vụ lớn của tỉnh Quảng Ninh, là một bước đột phá tạo tiền đề cho
phát triển kinh tế huyện ( các trục giao thông quan trọng QL.18A, QL .18C, QL.4B).
Là điểm hội tụ, giao lưu văn hoá các dân tộc của các huyện miền Đông. Các dân tộc
có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, đoàn kết, yêu quê hương thôn bản. Huyện
có vị trí an ninh – quốc phòng quan trọng do nằm ở vị trí then chốt nối liền với nhiều
cửa khẩu biên giới phí bắc và vùng biển.
2
1.1.1.2. Địa hình.
Địa hình miền núi ven biển trong cánh cung Đông Triều. phía Tây Bắc

huyện là vùng đồi núi thấp độ cao từ 100 - 400m, phía Nam là đồng bằng phù so ven
biển, địa hình tương đối dốc thoải, lượn song, độ cao trung bình từ +24m, cao nhất +
50m, thấp nhất + 1 - 3m, thấp thoải dần từ Bắc - Tây xuống Nam - Đông Nam ra
hướng biển.
Theo đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện có thể chia làm 2 vùng sau:
- Vùng miền núi gồm 6 xã: Hà Lâu, Diền Xá, Yên Than, Phong Dụ, Đại Dực,
Đai Thành ở phía bắc - tây bắc, địa hình chia cắt mạnh , bị xói mòn rửa trôi mạnh,
chủ yếu là rừng và cây đặc sản, chăn nuôi.
- Vùng đồng bằng ven biển gồm 5 xã: Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng, Tiên
Lãng, Đồng Rui và thị trến, một phần được cải tạo canh tác và bãi sú vẹt, cồn cát ven
biển bị ngập thuỷ triều, chủ yếu phát triển nông - lâm nghiệp khai tác và nuôi trồng
thuỷ hải sản ven biển.
1.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn.
Huyện Tiên Yên mang đặc trưnưg cảu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi
cao, phân hoá 2 mùa: mùa muă đồng thời là mùa hè nóng ẩm; mùa đông lạnh chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Một số đặc điểm về khí hậu của huyện:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,4
0
C, trong đó cao nhất là 28,7
0
C( tháng 6)
và nhiệt độ thấp nhất là 16,0
0
C ( tháng 1).
- Độ ẩm trung bình trong năm là 84%, trong đó tháng cao nhất ( tháng 3 và
tháng 4) là 88%, tháng thấp nhất ( tháng 11, tháng 12) là 76%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.380 mm, trong đó tập trung và tháng 7
đến tháng 9 hàng năm và thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1.
1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên nước: Nguồn nước phong phú, phân phối không đều, mùa lũ từ

tháng 5 10( khoảng 80 - 85% lượng nước cả năm) mùa cạn từ tháng 11 - tháng 4 năm
sau. Do địa hình núi cao, sông ngắn và dốc nên cần xây dựng hồ chứa, đập dâng và
điều hào dòng chảy, Chất lượng nước ít bị ảnh hưởng tác động ô nhiễm từ môi
trường ngoại cảnh, về mùa mưa nước sông thường đục, dòng chảy xiết. Theo kết quả
3
thăm dò sơ bộ, mực nước ngầm khảo ở độ sau 15 - 25m, chất lượng tốt có thể khai
thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
+ Đất đai
Tiên yên có 2 loại đất chính: đất đồng bằng ven biển và đất đồi núi.
Giai đoạn 2000 - 2005, diện tích đất sử dụng cho kinh tế, dân sinh có những
biến động. Đất nông nghiệp xu hướng giảm dần từ 3.637 ha năm 2000 xuống 2.528
ha năm 2005, chiếm 3,92% diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng và đất ở có chiều
hướng gia tăng mạnh từ 1.394 ha năm 200 tăng lên 2.664 ha, chiếm 4,13% diện tích
tự nhiên. Yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở xã hội, mở rộng thị trấn
và khu cụm công nghiệp trong tương lai đòi hỏi phải sử dụng quỹ đất khá lớn, trong đó
sẽ phải chuyển một phần đất nông nghiệp sang xây dựng cơ sở hạ tầng và dân sinh. Vì
vậy cần được bố trí trên cơ sở tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Phần diện tích đất thổ cư của huyện chỉ chiếm một phần không lớn trong tổng
diện tích đất tự nhiên của huyện, nhưng mấy năm gần đây cũng biến đổi theo chiều
hướng tăng lên với tốc độ phát triển rất nhanh. Năm 2005 diện tích đất thổ cư là 214
ha chiếm 0,33% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2006 diện tích đất này là 276,3 ha,
nhưng đến năm 2007 đã tăng lên là 402,5 ha chiếm 0,62%, bình quân qua 3 năm tăng
37,11%, điều này chứng tỏ nhu cầu về nhà ở của người dân ngày càng tăng lên.
Còn diện tích đất chưa sủ dụng qua 3 năm cũng có xu hướng giảm mạnh, bình
quân mỗi năm giảm 7,63%.
4
Bảng 1.1 Tình hình biến động đất đai của huyện qua 3 năm 2005 - 2007
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 So sánh (%)
SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) 06/05 07/06 BQ

I. Tổng diện tích đất tự nhiên 64.543,00 100,00 64,543.00 100,00 64,543.00 100,00 100,00 100,00 100,00
1. Đất nông nghiệp 4.522,00 7,01 4.969,10 7,70 5.063,50 7,85 109,89 101,90 105,82
- Đất trồng cây hàng năm 4.169,73 92,21 4.487,50 90,31 4.565,70 90,17 107,62 101,74 104,64
+ Lúa 2.865,00 68,71 2.983,83 66,49 2.998,75 65,68 104,15 100,50 102,31
+ Màu và cây CN hàng năm 1.304,73 31,29 1.503,67 33,51 1.566,95 34,32 115,25 104,21 109,59
- Đất trồng cây lâu năm 202,23 4,47 317,40 6,39 326,50 6,45 156,95 102,87 127,06
- Đất vườn tạp 150,04 3,32 164,20 3,30 171,30 3,38 109,44 104,32 106,85
2. Đất mặt nước NTTS 2.287,52 3,54 2.344,70 3,63 2.852,10 4,42 102,50 121,64 111,66
3. Đất lâm nghiệp 25.357,00 39,29 26.530,00 41,10 28.410,00 44,02 104,63 107,09 105,85
+ Rừng tự nhiên 17.426,00 68,72 17.315,00 65,27 16.824,00 59,22 99,36 97,16 98,26
+ Rừng trồng 7.931,00 31,28 9.215,00 34,73 11.586,00 40,78 116,19 125,73 120,87
4. Đất thổ cư 214,10 0,33 276,30 0,43 402,50 0,62 129,05 145,67 137,11
5. Đất chuyên dùng 1.302,78 2,02 1.392,60 2,16 1.485,40 2,30 106,89 106,66 106,78
6. Đất chưa sử dụng 30.859,60 47,81 29.030,30 44,98 26.329,50 40,79 94,07 90,70 92.37
II. Một số chỉ tiêu BQ
1. Đất NN/hộ NN (ha/hộ) 0,73 - 0,80 - 0,82 - - - -
2. Đất NN/LĐ NN (ha/người) 0,29 - 0,31 - 0,34 - - - -
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiên Yên)
5
Nhìn chung tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Yên đã có những bước
chuyển biến tích cực, nhà nước cùng nhân dân đã cố gắng tận dụng khai thác các
loại đất chưa sử dụng để phát triển kinh tế địa phương như xây dựng thêm các công
trình giao thông, các công trình phúc lợi xã hội khác… Tuy nhiên, cơ cấu diện tích
đất vẫn chưa hợp lý: diện tích đất nông nghiệp còn ít, đất chưa sử dụng còn nhiều.
Vì vậy, tận dụng, khai thác nâng cao hiệu quả sử dụng đất là công việc cần thiết góp
phần thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển.
Cơ cấu diện tích đất của huyện năm 2007 được thể hiện qua biểu đồ 1
Biểu đồ 1: Cơ cấu diện tích đất của huyện năm 2007
Năm 2007, diện tích đất của huyện vẫn chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất
chưa sử dụng, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 44,02%, đây chính là điều kiện

thuận lợi để Tiên Yên phát triển nghề trồng rừng, và đây cũng là kết quả của việc
thực hiện chính sách giao đất giao rừng ổn định, lâu dài cho nông dân để hộ yên tâm
đầu tư sản xuất. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần ổn
định kinh tế - xã hội của địa phương. Còn đất thổ cư vẫn là đất chiếm một tỷ lệ nhỏ
nhất, chỉ chiếm 0,62% trong tổng diện tích đất tự nhiên, tiếp sau đó là đất chuyên
dùng, chiếm 2,3%.
6
1.1.2. Một số nét về kinh tế xã hội huyện Tiên Yên.
1.1.2.1. Nguồn nhân lực.
Quá trình biến động dân số do kết quả giảm tỷ lệ sinh, dẫn đến những thay đổi
về cơ cấu và chất lượng dân số của huyện, từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao chất
lượng dân số và nguồn nhân lực.
Bảng 1.2 Dự báo nguồn nhân lực của huyên Tiên Yên giai đoạn 2006 - 2020
Chỉ tiêu Đ.V.T 2006 2010 2015 2020 So sánh(%)
2010/2
006
2015/2
010
2020/2
015
1.Dân số Người 44.591 46.650 48.910 51.000 104.62 104.85 104.27
Trong đó
Dân số thành thị Người 7.572 11.660 14.650 20.400 153.99 125.64 139.25
% so với dân số(%) % 17,0 25,0 30,0 40,0
Dân số nông thôn
Người 37.019 34.990 434.26
0
30.600 94.54 126.49 69.12
% so với dân số(%) % 83,0 75,0 70,0
2. Dân số trong độ tuổi


Người 24.855 27.340 30.560 33.900 110.00 111.78 110.92
% so với dân số(%) % 55,7 58,6 62,5 66,4
3. LĐ cần bố trí việc
làm
Người 19.880 24.150 25.970 27.120 121.48 107.54 104.42
( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Yên)
Số dân trong độ tuổi lao động năm 2006 là 24.855 người, chiếm 55,74% dân
số huyện và sẽ tiếp tục gia tăng lên 27.340 người( năm 2010) và gần 34.000 người (
năm 2020). Mức gia tăng lực lượng lao động bình quân hàng năm giai đoạn 2006 -
2010 tăng 400 - 500 người/năm, tốc độ tăng tương ứng là 2,25%/ năm và giai đoạn
2011 - 2020 bình quân là 450 người/năm, tốc độ tăng tương ứng 1,64% năm. Sự gia
tăng này là một lợi thế về cung nguồn nhân lực, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải
đào tạo nghề, giải quyết việc làm và phân công lao động trên địa bàn huyện.
Nhu cầu cần phải giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tăng thêm bình
quân mỗi năm khoảng 500 - 510 người/ năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng
300 - 320 người/năm trong giai đoạn 2011 - 2020.
1.3. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Tiên Yên.
1.3.1. Sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản.
7
Sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện Tiên Yên tiếp tục duy
trì được tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoan 2000 – 2006 và chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông – lâm, ngư nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Giá trị sản xuất tăng từ
73,4 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 110,3 tỷ năm 2006, tăng bình quân 7,04% năm giai
đoạn 2000 – 2006. Cơ cấu GDP nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong nền kinh tế giảm
tương đối từ 74,5% năm 2000 xuống còn 57,8% năm 2006.
Bảng 1.3 Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp giai đoạn 2000 – 2006
Chỉ tiêu ĐV
T
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Giá trị sản xuất
nông, lâm, thuỷ
sản
Tỷ 73.351 83.914 94.582 96.932 95.586 105.097 110.336
- Nông nghiệp Tỷ 52.185 54.050 55.682 58.926 59.098 62.885 62.619
- Lâm nghiệp Tỷ 11.916 6.343 7.502 9.786 7.585 13.308 16.405
- Thuỷ sản Tỷ 9.250 9.250 23.521 31.798 28.220 28.904 31.312
Cơ cấu GTSX % %
- Nông nghiêp % 74,14 64,41 58,62 60,79 61,83 59,84 56,75
- Lâm nghiệp % 16,25 7,56 7,90 10,10 7,94 12,66 14,87
- Thuỷ sản % 12,61 28,03 33,48 29,11 30,24 27,50 28,36
( Nguồn: Niên giám thống kê năm thống kê huyện Tiên Yên).
Cơ cấu nông – lâm nghiệp thuỷ sản có sự chuyển dich theo hướng tăng dần tỷ
trọng ngành thuỷ sản từ 12,61% năm 2000 lên 28,38% năm 2006 và giảm tương đối
ngành nông nghiệp từ 71,14% xuống còn 56,75% tương ứng.
1.3.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ bé, nhưng duy trì
tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2000 -2006: khoảng 15,83%/năm. Giá
trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng từ 3,89tỷ đồng năm 2000 lên
9,41tỷ đồng năm 2006, chiếm tỷ trọng 7,85% trong cơ cấu GTSX. Khu vực nhà
nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 1,3%khu vực ngoài quốc doanh chiếm 98,7% tổng giá
trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
trân địa bàn huyện đã tạo thêm được năng lực sản xuất mới và giải quyết việc làm
cho người lao động.
8
Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trng vào một số ngành nghề:
chế biến nông lâm, thuỷ sản, thực phẩm, cơ khí sửa chữa máy nông – lâm nghiệp,
sửa chữa ô tô, xe máy, đóng - sửa chữa tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng
( gạch, cát, sỏi) đồ gỗ gia dụng , sản xuất giấy. Đã xây dựng được một số cơ sở
công nghiệp vừa và nhỏ.

1.3.3. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Từng bước mở rộng thị trường, đa dạng hoá với các thành phần kinh tế tham
gia về hình thức, chủng loại mặt hàng trong lưu thông hàng hoá, trong đó khu vực
thương mại tư nhân phát triển mạnh, chất lượng từng bước được nâng cao.
Tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2005 trên
địa bàn đạt 65 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu thương mại - dịch vụ bình quân/ năm
( 2005 – 2008) tăng gần 16% do mở rộng thị trường nội địa. Giá trị gia tăng ngành
thương mại – dich vụ năm 2005 khoảng 20,8 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân/năm
19,1% chiếm 19,7% trong cơ cấu GDP của huyện. Các hoạt động thương mại - dịch
vụ của huyện từng bước cung ứng được vật tư sản xuất và đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn, cùng với sự phân luồng hàng há với các huyện
Bình Liêu, Ba Chẽ.
1.3.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Trong những năm qua hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư cải tạo, nâng
cấp, xây dựng hệ thống giao thông, mạng lưới điện, thông tin lieu lạc, công trình
thuỷ lợi thao hướng liên thông và kết nói với các huyện khác trong tỉnh thành một
hệ thống phục vụ phát triển KT- XH và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Kết cấu hạ tầng giao thông:
Các trục đường giao thông liên tỉnh và hệ thống cầu cống được xây dựng kết
nối huyện Tiên Yên với bên ngoài được đầu tư nâng cao bước đầu tạo điều kiện
giao lưu kinh tế thương mại thông suốt và thúc đẩy phát triển kinh tế huyện. Tiên
Yên có 3 tuyến quốc lộ chính giao nhau chạy dọc theo chiều dài của huyện.
- Tuyến trục chính QL 18A cùng với hệ thống cầu, cống là trục đường chính
của huyện được mở rộng, nâng cấp trải thảm bê tông nhựa theo tiêu chuẩn, đoạn
đường được bắt đầu từ cầu Ba Chẽ đến giáp địa phận huyện Đầm Hà dài 36km đi
9
qua địa phận các xã: Hải Lạng, Yên Than, Thị trân Tiên Yên, Tiên Lãng, Đông
Ngũ, Đông Hải.
- Tuyến đường QL 18C nối Tiên Yên với cửa khẩu quốc tế Hoành Mô, được
cải tạo nâng cấp và mở rộng tạo điều kiện giao thông thuận lợi cho giao lưu phát

triển kinh tế.
- Tuyến đường QL 4B từ cảng Mũi chùa đi Đình Lập( Lạng Sơn) đang được
cải tạo nâng cấp lên đường cấp 4 đoạn đường có chiều dài 29km qua các xã: Tiên
Lãng, thị trấn Tiên Yên, Yên Than, Điền Xá.
Một số tuyến đường tỉnh lộ, kiên huyện cùng hệ thống cầu cống và đường giao
thông liên xã, đường dân sinh được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đảm bảo
giao thông thông suốt.
Đường giao thông trên địa bàn huyện,ngoài trục QL 18A có đường tỉnh lộ từ
ngx ba Hải Lạng – Ba Chẽ nối với QL 18A: đoạn qua huyện dài 7km . Một số cầu
trên tuyến đường nối với các huyện liền kề.
Bảng 3.9 Hệ thống đường giao thông Huyện Tiên Yên
STT Tuyến đường Đoạn đường
Cung đường Kết cấu mặt
đường
Chiều
dài
(km)
Nền
đường
(m)
Mặt
đường
(m)
I. Quốc lộ-Tỉnh lộ
1. QL 18A Đoạn qua Tiên Yên 36 18 14 Bê tông nhựa
2. QL4B Mũi chùa-Đình Lập 29 7,5 5,5 Bê tông nhựa
3. QL 18C
Tiên Yên-Hoành

19 5 3,5 Bê tông nhựa

II. Đường liên xã
Bê tông hoá
hoàn toàn
( Nguồn: Báo cáo tổng kết và định hướng phát triển huyên Tiên Yên từ 2006 tới năm
2010)
Đường thuỷ: toàn huyện có các tuyến đường biển và pha sông biển với tổng
chiều dài 37km. Nhìn chung, vận tải thuỷ chưa phát triển , không thuận
tiện, mới chỉ có lượng ít hàng hoá lưu thông.
+ Mạng lưới điện.
10
Mạng lưới điện huyện Tiên Yên nằm trong hệ thống điện của tỉnh Quảng
Ninh. Hệ thống cung cấp điện nguồn và phân phối điện cho huyện chủ yếu từ trạm
110 KV Tiên Yên công suất 16 MVA. với tải định mức giờ cao điểm là 7MVA,
riêng huyện Tiên Yên sử dụng giờ cao điểm gần 3 MVA - cấp điện áp.
+ Mạng lưới dịch vụ bưu chính - viễn thông và thông tin liên lạc tiếp tục
được mở rộng và hiện địa hoá nhanh.
Huyện hiện có sơ sở bưu điện trung tâm huyên cấp II ở thị trấn Tiên Yên và 3
bưu cụ cấp III và 9 điểm bưu điện văn hoá xã, đảm bảo thông thin liên lạc kết nối
trong phạm vị các xã, huyện và thông suốt trong tỉnh và cả nước.
+ Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ
thống công trình thuỷ lợi hiện có 60 công trình, với khả năng đáp ứng nhu cầu
khoảng 1.618 ha, trong đó hồ chứa nước: 814ha, đập dâng: 352ha ( hồ Khe táu –
Đông Ngũ, hồ Thôn Hạ - Đồng Rui, Hải Yên - Hải Lạng, hồ Đá Lạng….)
Bảng 1.4: Diện tích tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
- Diện tích tưới DX (ha) 478 487 498 441
Tỷ lệ % so DT gieo trồng 49,6 50,5 51,9 47,4
- Diện tích tưới vụ mùa (ha) 1.080 1.143 1.184 1.238
Tỷ lệ % so DT gieo trồng 56,6 60,7 62,5 64

( Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiên Yên
PHẦN II
11

×