Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Vận dụng quy tắc chứng nhận xuất xứ trong hiệp định evfta khi xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai thị trường liên minh châu âu và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.3 KB, 16 trang )

lOMoARcPSD|17838488

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

Học phần:

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HÌNH THỨC THI TLOTT

NHẬP MƠN LUẬT HỌC

Khóa: K24.2

Mã lớp HP: 22D2LAW5110410

Chun ngành: Luật Kinh doanh
Thời hạn nộp bài: 10/05/2022
Họ tên SV: Lê Nguyễn Hoài Thương
Mã số SV: 33211025540
Lớp: VB24.2LK01

Đề tài tiểu luận:
VẬN DỤNG QUY TẮC CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH
EVFTA KHI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ GIỮA HAI THỊ
TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM
Tóm tắt:
Liên minh Châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là một trong 2
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại song
phương đạt 50,4 tỷ USD trong năm 2018. Sau khi được ký kết, EVFTA sẽ là đòn
bẩy tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam cũng như cả cộng đồng doanh nghiệp.


Nhằm tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan mà Hiệp định EVFTA mang lại,
doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về quy tắc cũng như các quy định về
chứng nhận xuất xứ, từ đó giảm thiểu tối đa các chi phí xuất nhập khẩu hàng
hoá giữa hai thị trường EU-Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng lợi
nhuận cho doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà.

i

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT


CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

C/O

Chứng nhận xuất xứ

EU

Liên minh Châu Âu

EVFTA


Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam

FTA

Hiệp định Thương mại tự do

VN

Việt Nam

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

ii

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1.

Lý do và tình hình nghiên cứu:......................................................................1

2.


Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................2

3.

Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:..........................................................3

NỘI DUNG.......................................................................................................4
1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA................................................4
1.1.

Bối cảnh ra đời của EVFTA................................................................4

1.2.

Hệ thống pháp luật Việt Nam và sự đáp ứng các yêu cầu của EVFTA.
.............................................................................................................5

2. QUY ĐỊNH VỀ XUẤT XỨ HÀNG HỐ TRONG EVTFA.................5
2.1.

Quy định về xuất xứ hàng hố tại Luật Quản lý Ngoại thương...........5

2.2.

Thủ tục chứng nhận xuất xứ theo Hiệp đình EVFTA có gì đặc biệt?....
.............................................................................................................5

3. THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC ÁP DỤNG QUY
TẮC XUẤT XỨ HÀNG HỐ KỂ TỪ KHI EVFTA CĨ HIỆU LỰC....8
3.1.


Thuận lợi..............................................................................................8

3.2.

Thách thức tồn đọng..........................................................................10

PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................12


iii

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do và tình hình nghiên cứu
Trong những năm nửa cuối thế kỷ XX, nhiều quốc gia Châu Á đang
phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và Hong Kong đã
vươn mình trở thành các nước phát triển một cách vượt bậc. Theo các nhà
nghiên cứu, sự thay đổi đáng kinh ngạc này được đánh giá phần lớn nhờ vào
xu hướng xây dựng các Hiệp định tự do thương mại giữa các nước đang phát
triển và các nước phát triển ở phương Tây. Qua thời gian, các hiệp định
thương mại tự do dần trở thành một xu hướng phát triển kinh tế quan trọng
trong thời đại Tồn cầu hố. Việt Nam cũng khơng hề ngoại lệ trong xu hướng
phát triển này. Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập vào nền kinh tế thế giới
(1995) và trở thành thành viên của WTO (2006), nền kinh tế nước nhà đã có
nhiều sự chuyển mình mạnh mẽ, đưa Việt Nam trở thành một trong những

nước đang phát triển có nền kinh tế tiềm năng trên thế giới. Sự tăng trưởng
của nền kinh tế Việt Nam phần lớn tập trung vào thị trường xuất khẩu các
ngành hàng chủ đạo sang các nước phát triển có thu nhập cao. Cùng với nhiều
sự hợp tác đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam không chỉ phát triển vượt bậc mà đời sống xã hội
cịn được cải thiện tích cực.
Hiệp định tự do thương mại Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA)
là một trong những Hiệp định tự do “thế hệ mới” mà Việt Nam đã đàm phán
trong nhiều năm và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2020 1. EVFTA
được dự đoán sẽ đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, mà
cụ thể hơn là thị trường xuất nhập khẩu giữa hai bên Việt Nam – EU. Riêng
đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc nước nhà tham gia Hiệp định
EVFTA là một lợi thế rất lớn để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận, khai
thác thị trường châu Âu, giúp thị trường xuất khẩu của Việt Nam được đa
dạng hoá ngành nghề, đồng thời cũng đẩy mạnh các ngành hàng nhập khẩu từ
EU mà Việt Nam đang cần. Thông qua các ưu đãi thuế quan, việc xuất nhập
1

Hà Chính, Báo Chính Phủ, EVFTA có hiệu lực từ 1/8: Cột mốc trọng đại, 01/08/2020.

1

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

khẩu giữa hai bên sẽ trở nên thuận lợi, tiết kiệm chi phí và hạn chế nhiều rủi
ro.
Với tình hình như trên, tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu về các điều

khoản ưu đãi thuế quan, cụ thể hơn là việc vận dụng các quy tắc chứng nhận
xuất xứ trong Hiệp định EVFTA khi xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai thị
trường Liên minh Châu Âu và Việt Nam.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này tập trung vào các mục tiêu sau:
- Tổng quan về sự ra đời của Hiệp định EVFTA
- Phân tích các quy tắc chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định EVFTA khi
xuất nhập khẩu hàng hoá vào từ thị trường EU vào Việt Nam
- Đánh giá các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các quy tắc chứng nhận
xuất xứ đối với thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam
Trong bài nghiên cứu, tác giả tập trung trả lời 2 câu hỏi chính sau đây:
- Giữa hệ thống pháp luật Việt Nam và các điều khoản về quy tắc xuất xứ
trong Hiệp định EVFTA có sự khác biệt hay khơng?
- Việc thực hiện các quy tắc chứng nhận xuất xứ của các doanh nghiệp
Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai thị trường Việt
Nam-EU có những thuận lợi, khó khăn gì?
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được tập trung vào các văn bản quy phạm pháp
luật được điều chỉnh liên quan đến các điều khoản trong Hiệp định EVFTA kể
từ thời điểm bắt đầu quá trình đàm phán cho đến khi hiệp định được ký kết và
thực hiện hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tại bàn: tác giả chủ yếu thu thập các tài liệu, báo cáo liên
quan đến chủ đề nghiên cứu (như các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu
pháp lý liên quan đến chủ trương, chính sách của Việt Nam đối với EVFTA).

2

Downloaded by hây hay ()



lOMoARcPSD|17838488

NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH
CHÂU ÂU - VIỆT NAM
1.1. Bối cảnh ra đời của Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu
- Việt Nam
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (European
Union–Vietnam Free Trade Agreement - EVFTA) là một trong những hiệp
định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành
viên EU. Trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU được phát triển
tốt đẹp, EVFTA chính thức được tuyên bố khởi động đàm phán vào ngày
26/6/2012 sau khi các bên đã hồn tất các cơng việc kỹ thuật. Sau nhiều năm
đàm phán, EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019 và có hiệu lực kể từ ngày
1/8/20202. EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích chiến lược cho Việt
Nam bên cạnh các hiệp định bảo hộ đầu tư tiêu chuẩn cao. Riêng trong năm
2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt gần 670 tỉ USD, tăng
gần 23% so với năm 2020 (theo Bộ Công Thương) 3. Theo đó, EU, một trong
những đối tác thương mại quan trọng và là một trong hai thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam, cùng với Hiệp định EVFTA, dự đốn sẽ mang lại
nhiều chuyển biến tích cực cho các ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Với mục đích tự do thương mại tồn diện, đảm bảo cân bằng lợi ích
EU-VN, EVFTA vừa giúp đa dạng hố thị trường, tăng sức cạnh tranh các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, vừa đẩy mạnh các mặt hàng nhập khẩu từ
thị trường EU mà Việt Nam đang cần, bao gồm các ngành hàng điện tử, thiết
bị máy móc, dược phẩm và các chế phẩm sinh học. Hơn nữa, cùng với sự ra
đời của Hiệp định Bảo hộ Đầu tư IPA, Việt Nam dự kiến sẽ là thị trường thu
hút các nhà đầu tư đến từ Liên minh Châu Âu và các nước khác.
1.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam và sự đáp ứng các yêu cầu của EVFTA

2
3

Hà Chính, Báo Chính Phủ, EVFTA có hiệu lực từ 1/8: Cột mốc trọng đại, 01/08/2020, tlđd số 1.
Hệ thống cơ sơ dữ liệu thống kê ngành Công thương, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2021 EU-VN.

3

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Đối với các FTA trước đây, phương pháp tiếp cận hiệp định tập trung
phần lớn vào các quy ước về tự do thương mại đầu tư. Tuy nhiên, EVFTA là
một hiệp định thương mại thế hệ mới, yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa hai
bên trong tất cả các lĩnh vực liên quan, không chỉ riêng các yếu tố tự do
thương mại. Bên cạnh việc đàm phán EVFTA, VN-EU đều đã lưu ý về sự
chênh lệch trình độ phát triển giữa hai bên. Theo đó, trong q trình đàm phán
EVFTA, Việt Nam đã và đang chú ý bổ sung, điều chỉnh về mặt pháp lý, vừa
đáp ứng các yêu cầu mà EVFTA đưa ra, vừa đảm bảo khai thác tối đa các lợi
ích từ EVFTA.
Tháng 12/2015, Hiệp định tự do thương mại Liên minh châu Âu – Việt
Nam đã kết thúc quá trình đám phán, Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn rà
soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. Theo chuỗi Báo cáo Rà
soát pháp luật Việt Nam4, hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng
đầy đủ các yếu tố cơ bản được đề cập trong EVFTA. Ngoài ra, có một số điểm
bất cập trong các Luật chuyên ngành liên quan vẫn còn tồn đọng. Hơn nữa,
những vấn đề thực thi pháp luật cũng cần được chú ý kiểm tra trước khi bước
vào thời điểm ký kết Hiệp định.


2. QUY ĐỊNH VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ TRONG EVFTA
2.1.Quy định về xuất xứ hàng hoá tại Luật Quản lý Ngoại thương
Nhằm đảm bảo việc khai thác tối đa các lợi ích của các FTA thế hệ mới,
đồng thời lĩnh hội, đáp ứng những yêu cầu về quy tắc xuất xứ mà các FTA đề
ra, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Quản lý ngoại thương số
05/2017/QH145 (ngày 12/06/2017). Trong đó, riêng Mục 04 mang nội dung
về quy tắc chứng nhận xuất xứ hàng hoá, đây là yếu tố quan trọng để các
doanh nghiệp nắm vững các yêu cầu nhằm hưởng ưu đãi thuế quan khi áp
dụng FTA. Ngoài ra, Luật cũng quy định về việc doanh nghiệp được tự chứng

4

Trung tâm WTO và Hội nhập, Báo cáo Rà soát pháp luật Việt Nam với Hiệp định tạo thuận lợi thương mại
của WTO, (TFA), 12/2015.
5
Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14.

4

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

nhận xuất xứ hàng hoá theo các hiệp định FTA thế hệ mới 6. Theo đó, doanh
nghiệp được phép đăng ký phát hành chứng nhận tự xuất xứ hàng hoá đối với
những đơn hàng có trị giá khơng vượt q 6.000 EUR 7. Đây là một điểm mới
trong các Hiệp định tự do thế hệ mới, nhằm đẩy mạnh yếu tố tự do thương
mại, hỗ trợ doanh nghiệp hưởng thuế suất ưu đãi linh động hơn. Đồng thời,

điều này cũng có thể được áp dụng trong khn khổ Hiệp định EVFTA mà
Việt Nam đang trong quá trình đàm phán tại thời điểm đó.

2.2.Thủ tục chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định EVFTA có gì đặc biệt?
Đối với quy định về thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong
EVFTA, tất cả các loại hàng hoá đều được áp dụng chung với 2 loại thủ tục
chứng nhận xuất xứ khác nhau, trong đó:
a) Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ: do các cơ quan chức năng của
nước xuất khẩu phát hành8 (đối với các đơn hàng có trị giá lớn hơn
6.000 euro).
Ví dụ, đối với các lơ hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường châu
Âu có giá trị trên 6.000 euro, Việt Nam tiếp tục bảo lưu áp dụng cơ chế chứng
nhận xuất xứ hàng hoá truyền thống9. Nhà xuất khẩu phải xin Giấy chứng
nhận xuất xứ theo mẫu EUR.110 tại Bộ Công Thương và các đơn vị do Bộ
Công Thương uỷ quyền.
b) Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ: “Nhà xuất khẩu tự phát hành chứng
nhận xuất xứ cho hàng hố của mình trên các chứng từ như hoá đơn,
phiếu giao hàng hay bất kỳ chứng từ thương mại nào”11 (đối với các
đơn hàng có giá trị không vượt quá 6.000 euro).
6

Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, Điều 32 khoản 1 quy định “chứng từ chứng nhận xuất xứ
hàng hoá bao gồm: a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá
trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng
hoá do thương nhân phát hành.”
7
Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, Điều 34 khoản 2.
8
EVFTA, Nghị định thư 1, Mục D, Điều 16.
9

Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hố trong EVFTA, Điều
19 khoản 2.
10
Thơng tư số 11/2020/TT-BCT, phụ lục VI.
11
EVFTA, Nghị định thư 1, Mục D, Điều 17.

5

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bàn về quy tắc chứng nhận tự xuất xứ, khi so sánh với Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, phạm vi chứng
nhận tự xuất xứ của EVFTA đã thể hiện sự hạn chế hơn. Nếu như CPTPP cho
phép việc tự chứng nhận xuất xứ được thực hiện bởi nhà xuất khẩu, nhà cung
ứng sản xuất, nhà nhập khẩu12, thì EVFTA chỉ cho phép việc này được thực
hiện bởi nhà xuất khẩu13. Mơ hình này thực tế dựa trên thông lệ trước đây mà
EU đã và đang áp dụng cho các nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ.
Trên thực tế khi áp dụng EVFTA, mỗi bên sẽ tự quy định thủ tục chứng
nhận xuất xứ (bao gồm thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ và tự chứng nhận xuất
xứ). Đối với hàng hoá xuất khẩu từ EU vào Việt Nam, Liên minh Châu Âu
vốn đã xây dựng Hệ thống chứng nhận tự xuất xứ REX (Registered Exported)
cho các nhà xuất khẩu trong phạm vi EU đăng ký. Dựa trên nền tảng hệ thống
REX đã được thực thi, các nhà xuất khẩu EU có thể tự đăng ký tự chứng nhận
xuất xứ hàng hoá qua hệ thống và sẽ được cấp một mã số riêng biệt cho lơ
hàng (hay cịn gọi là mã số REX). Do đó, các nhà xuất khẩu EU thống nhất sử
dụng mã số REX để tự chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng đáp ứng đủ các

quy tắc xuất xứ trong EVFTA khi xuất khẩu hàng hoá sang Việt Nam 14. Mặt
khác, đối với hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam vào EU có giá trị khơng vượt
q 6.000 euro, doanh nghiệp Việt Nam có thể tự chứng nhận xuất xứ thơng
qua các chứng từ có giá trị pháp lý của đơn hàng để hưởng ưu đãi thuế quan
EVFTA mà khơng cần sử dụng mẫu EUR.1 đính kèm Thơng tư số
11/2020/TT-BCT.
Riêng đối với việc áp dụng quy tắc chứng nhận tự xuất xứ cho hàng
hóa nhập khẩu từ EU vào VN, Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan
đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn thủ tục
chi tiết cho doanh nghiệp nắm bắt để áp dụng hưởng ưu đãi thuế quan theo
EVFTA. Trong đó, Thơng tư số 07/2021/TT-BTC15, Bộ Tài chính đã quy định
thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu trong
12

CPTPP, Chương 3 - Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ, Điều 3.21.
EVFTA, Nghị định thư 1, Mục D, Điều 15, khoản 1.
14
Notice to exporters concerning the application of the REX system in the European Union for the purpose of
its Free Trade Agreement with Vietnam 2020/C 196/06.
15
Thông tư số 07/2021/TT-BTC “Quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu
trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu”.
13

6

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488


EVFTA để cơ quan hải quan nắm bắt và thực hiện. Thông tư này cho thấy các
doanh nghiệp đã được Bộ Tài chính và Hải quan tạo thuận lợi trong việc áp
dụng EVFTA cho các lô hàng nhập khẩu từ EU. “Theo điểm a khoản 1 điều 3,
Thông tư hướng dẫn doanh nghiệp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng
hoá tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Trong trường hợp doanh
nghiệp chưa có đầy đủ chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục
hải quan nhập khẩu có thể xin phép chậm nộp và khai bổ sung theo hướng
dẫn của khoản b, c Điều 3 tại Thông tư này”16. Nội dung của Thông tư số
07/2021/TT-BTC mang ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam
khi thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hoá EU vào thị trường Việt Nam, vừa
cắt giảm được chi phí nhập khẩu, vừa tối ưu hóa được quy trình thủ tục hải
quan nhập khẩu, giảm thiểu thời gian chờ đợi chứng từ tới mức tối đa.

3. THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY
TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ TRONG VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG
HOÁ TỪ EU KỂ TỪ KHI EVFTA CÓ HIỆU LỰC
3.1.Thuận lợi
Kể từ thời điểm EVFTA có hiệu lực (01/08/2020), Việt Nam cũng gặp
nhiều trở ngại khi mà khoảng thời gian này trùng với lúc đại dịch Covid-19
bùng nổ trên tồn thế giới. Tình hình chung trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp
định EVFTA, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tính đến
tháng 08/2021 đạt 39,75 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước 17. Con
số này là một con số khá khiêm tốn khi mà các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam như điện thoại, linh kiện, hàng dệt may đều giảm. Tuy nhiên,
nhờ vào việc thực hiện EVFTA hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu hàng
hoá vào châu Âu, một số ngành hàng gần như được miễn thuế hoàn toàn khi
nhập khẩu vào EU (sắt, thép, sản phẩm từ nhựa, cao su). Từ đó việc tổng kim
ngạch vẫn tăng, chứng tỏ đã có sự xuất hiện của hiệu ứng đa dạng hoá sản
phẩm xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU. Việc hưởng lợi từ việc giảm

16

Thông tư số 07/2021/TT-BTC, Điều 3.
Nguyễn Đức Thành, Phạm Văn Long, Phan Nhật Quang, Đỗ Thị Lê, Báo cáo Đánh giá một năm thực hiện
Hiệp định EVFTA, Konrad Adenauer Stiftung - Văn phòng Foundation Việt Nam, 2021, tr.1.
17

7

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

thuế suất, ưu đãi thuế quan đã góp phần bù đắp vào tổn thất do đại dịch
Covid-19 gây ra cho nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
Đối với các ngành hàng nhập khẩu, kể từ thời điểm EVFTA có hiệu lực
vào tháng 8/2020, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường các nước
thành viên Liên minh Châu Âu vào Việt Nam đạt 16,51 tỷ USD, tăng hơn
24% so với cùng kỳ năm trước18. Trong đó các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
từ EU thuộc các ngành hàng: dược phẩm, thiết bị, máy móc và các dụng cụ,
sản phẩm hoá chất. Riêng các ngành hàng như lĩnh vực máy vi tính, sản phẩm
điện tử diễn ra sự tăng trưởng đột biến, lượng nhập khẩu dược phẩm cũng
tăng đáng kể, phù hợp với tình hình đại dịch Covid-19 tại thời điểm này. Xét
trên tình hình chung, việc tăng trưởng trong thị trường nhập khẩu đối với các
sản phẩm từ EU cũng phần nào thể hiện sự chuyển hướng nhập khẩu giữa thị
trường từ EU so với sản phẩm từ các thị trường khác. Điều này khá phù hợp
với bối cảnh đại dịch diễn ra trong năm 2021. Liên minh Châu Âu là một thị
trường được đánh giá có thế mạnh vượt trội với nhiều sản phẩm chất lượng
trong các ngành hàng dược phẩm, máy móc, thiết bị, cơng nghệ sinh học,…

Những ngành hàng này đều là những mảng mà Việt Nam đang cịn thiếu và
khơng ngừng đẩy mạnh phát triển. Đồng thời, điều này cũng cho thấy sự có
lợi cho người tiêu dùng khi dễ dàng tiếp cận được với các sản phẩm có chất
lượng cao hơn trước đây với mức giá rất cạnh tranh, khi mà sản phẩm từ EU
được ưu đãi thuế quan thông qua Hiệp định EVFTA với sự áp dụng của chứng
từ chứng nhận xuất xứ.
Ngồi ra, Bộ Tài chính cũng đã và đang hướng đến mục tiêu hỗ trợ
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm thiểu các thủ tục, các bước giải trình
chứng từ, kiểm tra hàng hố, tối ưu hố thời gian giải phóng hàng kể từ thời
điểm hàng đến Việt Nam và lưu trữ trong khu vực ngoại quan, chờ làm thủ
tục. Đồng thời, các tiêu chí được phép hưởng cơ chế ưu tiên trong hoạt động
thủ tục hải quan và kiểm tra hàng hoá thực tế (Nghị định 08/2015/NĐ-CP 19)
cũng đang được Bộ Tài chính xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung.
18

Nguyễn Đức Thành, Phạm Văn Long, tlđd số 14, tr.56.
Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về
thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan”.
19

8

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

3.2. Thách thức tồn đọng
Ngồi những lợi ích mà EVFTA mang lại cho các doanh nghiệp trong
việc thuận lợi giao thương giữa thị trường Việt Nam-EU, một số thành phần

xấu cũng dựa vào các ưu thế này để luồn lách gian lận thương mại, đặc biệt là
gian lận xuất xứ hàng hoá. Trong những hành vi gian lận, đáng lưu ý nhất là
vấn đề lợi dụng xuất xứ hàng hoá “made in Vietnam” nhằm mục đích hưởng
ưu đãi thuế suất và tránh các rào cản phi thuế quan khi xuất khẩu hàng đến
các nước EU. Ví dụ, có một số vụ việc, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhập
khẩu hàng hoá, linh kiện, nguyên vật liệu từ các nước khác như Trung Quốc,
Ấn Độ, sau đó lắp ráp, gia cơng sản xuất và cho xuất khẩu sang các nước EU
với nhãn mác “made in Vietnam”. Trong khi đó, việc lắp ráp đơn giản khơng
đáp ứng được tiêu chí xuất xứ theo quy định. Việc xin chứng nhận xuất xứ
hàng hoá từ Việt Nam trong trường hợp này là không hợp lệ 20. Những hành vi
tương tự khiến cho hàng hoá Việt Nam khi nhập vào các nước khác sẽ bị điều
tra, áp dụng luật chống phá giá, thuế tự vệ, gây thiệt hại cho những nhà xuất
khẩu tại Việt Nam. Nếu nhiều sự việc nghiêm trọng tiếp tục diễn ra, có thể
làm mất uy tín cho hàng hố Việt Nam trên thị trường thế giới, ngồi ra hàng
hố Việt Nam cũng sẽ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, gây
cản trở lớn cho việc giao thương giữa Việt Nam và các nước có mối quan hệ
tốt về đầu tư, thương mại.
Mặt khác, tuy Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn về thời điểm nộp
chứng từ chứng nhận xuất xứ cũng như các quy định hỗ trợ doanh nghiệp
(Thông tư số 07/2021/TT-BTC), nhiều doanh nghiệp vẫn cịn lúng túng về
quy trình khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa từ EU. Một số
nhà nhập khẩu chưa thực hiện được việc xin chậm nộp hoặc nộp bổ sung
chứng từ chứng nhận xuất xứ mà đợi đến khi nhà xuất khẩu gửi đầy đủ chứng
từ rồi mới làm thủ tục, dẫn đến thời gian hàng hóa lưu lại kho bãi tại cảng, sân
bay bị kéo dài. Nhiều đơn hàng có giá trị cao hoặc số lượng lớn sẽ phát sinh
20

Lưu Hiệp, Báo Công an Nhân dân, Chống gian lận xuất xứ hàng hóa: Cịn nhiều gian nan, 16/10/2021
/>
9


Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

các chi phí khác. Đơi khi, các chi phí này trong thời gian chờ đợi sẽ cao hơn
khoản giảm thuế chênh lệch khi áp dụng EVFTA. Do đó, doanh nghiệp cần
phải chủ động trong quá trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa, lường trước các rủi
ro chi phí có thể phát sinh, nhằm tối ưu hóa thời gian, chi phí nhập khẩu đơn
hàng. Đây mới thực sự là mục đích ưu đãi thuế quan mà EVFTA mang lại cho
doanh nghiệp.

10

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

KẾT LUẬN
Tổng quan lại, EVFTA là một trong những FTA thế hệ mới, hứa hẹn sẽ
mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích chiến lược về kinh tế. Về cơ bản, khơng
có sự chênh lệch nhiều giữa các quy định trong pháp luật Việt Nam và các điều
khoản trong Hiệp định EVFTA. Để đáp ứng được các quy định, quy tắc chặt
chẽ của EVFTA trong các lĩnh vực đầu tư, hải quan, thuận lợi hoá thương mại,
…hệ thống pháp lý của Việt Nam cũng cần được cải cách từng bước một. Đồng
thởi, điều này “cũng phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính đối
với mơ hình tăng trưởng của nước ta”21.
Riêng đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, việc ký

kết hiệp định EVFTA là một bước ngoặt mới mang tính đột phá trong việc giao
thương giữa hai thị trường Liên minh Châu Âu – Việt Nam. Cùng với sự kết
hợp và áp dụng thuần thục các quy tắc chứng nhận xuất xứ trong việc xuất
nhập khẩu hàng hoá giữa hai bên, các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ tận dụng
tối đa các lợi thế và ưu đãi thuế quan do EVFTA mang lại, gián tiếp thúc đẩy
tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.

21

Báo cáo số 193 /BC-CP về “Thuyết minh về Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)”, Chương II, Điểm 5.

11

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

DANH MỤC TÀI LIỆU
A. Danh mục văn bản pháp luật:
1. Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14
2. Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
(EVFTA), Nghị định thư 1.
3. Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định về Quy tắc
xuất xứ hàng hoá trong EVFTA.
4. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương
(CPTPP).
5. Thơng tư số 07/2021/TT-BTC Quy định thời điểm nộp chứng từ chứng
nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do

giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu.
6. Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát,
kiểm soát hải quan.
B. Danh mục tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt
1. Hà Chính, Báo Chính Phủ, EVFTA có hiệu lực từ 1/8: Cột mốc trọng
đại, 01/08/2020.
( />2. Hệ thống cơ sơ dữ liệu thống kê ngành Công thương, Tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu 2021 EU-VN. ()
3. Trung tâm WTO và Hội nhập, Báo cáo Rà soát pháp luật Việt Nam với
Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO, (TFA), 12/2015.
( />12

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

4. Nguyễn Đức Thành, Phạm Văn Long, Phan Nhật Quang, Đỗ Thị Lê,
Báo cáo Đánh giá một năm thực hiện Hiệp định EVFTA, Konrad
Adenauer Stiftung - Văn phòng Foundation Việt Nam, 2021, tr.1.
( />5. Lưu Hiệp, Báo Công an Nhân dân, Chống gian lận xuất xứ hàng hóa:
Cịn nhiều gian nan, 16/10/2021
( />6. Báo cáo số 193 /BC-CP về “Thuyết minh về Hiệp định thương mại tự
do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EVFTA)”.
Tiếng nước ngoài
7. Notice to exporters concerning the application of the REX system in
the European Union for the purpose of its Free Trade Agreement with

Vietnam 2020/C 196/06
( />uri=CELEX:52020XC0611(01))

13

Downloaded by hây hay ()



×