BAN BIÊN SOẠN
Đồng Tổng Chủ biên:
NGHIÊM ĐÌNH VỲ
LÂM THỊ SANG
Đồng Chủ biên:
PHẠM THỊ HỒNG
NGUYỄN TRỌNG ĐỨC
NGUYỄN THỊ THỌ
CHU THỊ THU HÀ
NGUYỄN THỊ VŨ HÀ
DƯƠNG QUANG NGỌC
Thành viên Ban biên soạn:
NGUYỄN THỊ KIỀU ANH
NGUYỄN THỊ THẾ BÌNH
ĐẶNG THỊ HUỆ
HỒNG VIỆT
NGUYỄN THỊ KHƯƠNG
TRỊNH ĐỨC CÔNG
LƯU MINH CÚC
DƯƠNG HỒNG TÂN
TRI VĂN HẢI
NGUYỄN MẠNH LIÊU
HUỲNH KIM CƯƠNG
TRẦN NHÂN PHA
HỒ THỊ LỆ THUỶ
LÊ HẢI NAM
Lời nói đầu
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bạc Liêu lớp 6 được biên soạn theo Chương
trình Giáo dục phổ thông 2018 (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để thực hiện nội
dung giáo dục địa phương từ năm học 2021 – 2022.
Cấu trúc của tài liệu được xây dựng theo các bài, nội dung thuộc các lĩnh vực:
văn hoá, lịch sử truyền thống, địa lí, kinh tế hướng nghiệp, chính trị – xã hội, môi
trường.
Mỗi bài học bao gồm các phần: khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng;
chuyển tải những kiến thức cơ bản, giúp các em hiểu rõ hơn về vùng đất và con
người Bạc Liêu. Qua đó, tài liệu góp phần giáo dục học sinh về lòng yêu quê hương,
ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong tương lai.
Tài liệu còn được minh hoạ bằng nhiều hình ảnh, bản đồ, biểu đồ, các nhân
vật và sự kiện quan trọng của tỉnh Bạc Liêu. Đó là nguồn tư liệu rất quan trọng để
các em khám phá, tìm hiểu về quê hương Bạc Liêu thân u.
Trong q trình biên soạn và hồn thiện, nhóm tác giả nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình và ý kiến đóng góp thiết thực của các cơ quan, ban ngành có liên quan.
Mong rằng Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bạc Liêu lóp 6 sẽ hữu ích và dễ sử
dụng cho cả giáo viên và học sinh.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tơi xin trân trọng tiếp nhận những ý
kiến đóng góp để hoàn thiện tài liệu trong những lần tái bản sau.
CÁC TÁC GIẢ
3
Hướng dẫn sử dụng sách
Mục tiêu bài học:
Nhấn mạnh về yêu cầu cần
đạt, năng lực và phẩm chất,
thái độ học sinh cần đạt được
sau khi học.
BÀI 4. LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Ở TỈNH BẠC LIÊU
Học xong bài này, em sẽ:
¾ Trình bày được những đặc điểm cơ bản của một số lễ hội truyền thống
ở tỉnh Bạc Liêu.
Mở đầu:
Dẫn dắt để tạo tâm lí hứng
thú vào bài học.
¾ Nêu được ý nghĩa của lễ hội truyền thống trong đời sống của người dân
ở tỉnh Bạc Liêu.
¾ Có thái độ tơn trọng, có hành vi giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá
trị của lễ hội truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu.
MỞ ĐẦU
Kể tên một số lễ hội truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu mà em biết. Em đã được
tham dự lễ hội nào? Nêu cảm nhận của em về một trong các lễ hội đó.
Kiến thức mới:
Cung cấp kiến thức phù hợp
với nội dung bài học và hình
thành kĩ năng.
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát về lễ hội truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của
người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Lễ hội ở Bạc Liêu
rất đa dạng và phong phú. Mỗi dân tộc có những lễ hội riêng, mang sắc thái và giá
trị riêng của dân tộc mình. Các lễ hội trải dài hầu như suốt các tháng trong năm
như: Lễ hội Kỳ Yên vào tháng Giêng, lễ hội Đồng Nọc Nạng vào tháng 2 âm lịch, lễ
25
Tìm hiểu thêm:
Tìm hiểu thêm
SBƠ-RI-EN
(Truyện cổ tích)
Ngày xửa ngày xưa, có một con chằn tinh không biết từ đâu đến quấy nhiễu
nhân dân, bắt người ăn thịt, làm hại dân lành. Lúc ấy, có chàng trai tên là Sbơ-ri-en
sức mạnh lạ thường có thể nâng được quả núi to như người ta nâng một quả
bóng. Chàng sống cùng người mẹ già trong căn nhà nhỏ hẹp. Nhiều lần Sbơ-ri-en
bị chằn tinh đánh nhưng đều may mắn thoát chết. Một vị thần cảm động trước
tấm lòng dũng cảm chiến đấu giành lại sự sống cho người dân nên sai linh đồng
xuống dạy cho chàng các môn võ nghệ, mọi phép thần thông và tặng cho chàng
một cây đao thần.
Học xong các món võ, Sbơ-ri-en lên núi tìm chằn tinh quyết đấu. Chàng vừa
đến nơi, từ trong hang, chằn tinh bay ra định quấn lấy thì chàng nhanh chân tránh
kịp. Giao đấu với chằn tinh suốt một ngày, cuối cùng Sbơ-ri-en dùng đao thần
chém bay đầu chằn tinh và thiêu đốt xác. Trong đống tro thiêu xác ấy hiện ra một
ống sáo bằng vàng, Sbơ-ri-en nhặt ống sáo rồi xách đầu chằn tinh chạy về nhà.
Nghe tin chàng Sbơ-ri-en đánh thắng chằn tinh, nhà vua mở hội ăn mừng
trong ba ngày. Nhà vua có con gái tên là Ngọc Sương, người đẹp như hoa, tính nết
hiền dịu được nhiều thái tử các nước láng giềng đến cầu hôn nhưng nàng đều từ
chối. Thấy công chúa Ngọc Sương đem lòng yêu chàng Sbơ-ri-en, vua các nước
bèn đem quân sang xâm lược. Tình thế nguy cấp, nhà vua vội cho vời Sbơ-ri-en
vào cung để cầm quân ra trận. Sbơ-ri-en không dùng quân đánh trả mà đợi bọn
giặc đến cổng thành rồi ngồi trên cao thổi sáo khiến chúng tan tác đành phải rút
quân về nước. Vui mừng vì dẹp yên hoạ xâm lăng, nhà vua phong cho chàng một
chức quan lớn trong triều rồi tác hợp cho Sbơ-ri-en cùng công chúa nên duyên vợ
4
Cung cấp thêm thông tin cho
nội dung chính.
đây:
Vị trí
địa lí
Đặc điểm
nổi bật
Vai trị
Cảm nhận của
em về danh
lam thắng cảnh
Vườn chim Bạc Liêu
?
?
?
?
Biển Gành Hào
?
?
?
?
Tên danh lam thắng
cảnh tự nhiên
Luyện tập:
LUYỆN TẬP
Củng cố, khắc sâu kiến thức
mới và phát triển các kĩ năng.
?
1. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với bạn bè về một danh lam
thắng cảnh tự nhiên em thích nhất ở tỉnh Bạc Liêu.
Mời các bạn đến với ... – một danh lam thắng
cảnh tự nhiên nổi tiếng ở Bạc Liêu!
LUYỆN TẬP
1. Em thích chi tiết nào nhất trong truyện Tích mồ Thị Hương? Vì sao?
43
2. Từ truyện Tích mồ Thị Hương và tìm hiểu tư liệu, em hiểu thêm điều gì về
thiên nhiên và con người Bạc Liêu thuở xưa?
Truyện dân gian ở tỉnh Bạc Liêu cho thấy
vẻ đẹp của con người nơi đây:…
Nhận xét
Vận dụng:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng
vừa học vào thực tế.
VẬN DỤNG
1. Chia sẻ những việc em nên làm để góp phần bảo tồn truyện dân gian ở
tỉnh Bạc Liêu.
...
Mình sẽ sưu tầm truyện dân gian
ở Bạc Liêu.
36
5
Mục lục
Trang
Bài 1. Vùng đất Bạc Liêu từ thế kỉ I đến thế kỉ X
7
Bài 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bạc Liêu
12
Bài 3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bạc Liêu
17
Bài 4. Lễ hội truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu
25
Bài 5. Truyện dân gian ở tỉnh Bạc Liêu
32
Bài 6. Một số danh lam thắng cảnh tự nhiên ở tỉnh Bạc Liêu
40
Bài 7. Quê hương Bạc Liêu đổi mới
45
Bài 8. Khái quát các nghề truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu
51
Bài 9. Truyền thống đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Bạc Liêu
61
Bài 10. Văn hố ứng xử trong gia đình tỉnh Bạc Liêu
70
Bài 11. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vườn chim Bạc Liêu
79
Bài 12. Cùng bảo vệ động vật hoang dã ở tỉnh Bạc Liêu
85
Giải thích thuật ngữ
92
6
BÀI 1. VÙNG ĐẤT BẠC LIÊU
TỪ THẾ KỈ I ĐẾN THẾ KỈ X
Học xong bài này, em sẽ:
¾ Nêu được nguồn gốc ra đời vùng đất Bạc Liêu từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
¾ Trình bày được những hoạt động kinh tế, đời sống xã hội của cư dân
Bạc Liêu từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
¾ Mơ tả được dấu tích văn hố Ĩc Eo ở vùng đất Bạc Liêu từ thế kỉ I đến
thế kỉ X.
¾ Có ý thức tìm hiểu và trân trọng lịch sử quê hương Bạc Liêu.
MỞ ĐẦU
Hình ảnh các hiện
vật trong hình 3.1 là của
nền văn hố nào? Dấu
hiệu nào giúp em xác
định được nền văn hoá?
Hãy nêu hiểu biết của em
về nền văn hố đó.
Hình 1.1. Các hiện vật thu thập được tại khu di chỉ Óc Eo
7
KIẾN THỨC MỚI
1. Nguồn gốc ra đời vùng đất Bạc Liêu từ thế kỉ I đến thế kỉ X
Vào khoảng thế kỉ I, vương quốc Phù Nam ra đời. Địa bàn chủ yếu của vương
quốc Phù Nam là vùng Nam Bộ của Việt Nam hiện nay. Do đó, Bạc Liêu là một bộ
phận của vương quốc Phù Nam. Cư dân chủ thể của Phù Nam là nhóm người Mã
Lai – Đa đảo (Malayo – Polynesian).
Sau một thời gian tồn tại và phát triển rực rỡ, vương quốc Phù Nam bắt đầu
quá trình suy tàn và sụp đổ vào cuối thế kỉ VI. Đến khoảng đầu thế kỉ VII, Phù
Nam bị Chân Lạp – một vương quốc của người Khmer xâm chiếm.
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, vùng đất Nam Bộ nói chung và Bạc Liêu nói
riêng sát nhập vào lãnh thổ Chân Lạp, gọi là Thuỷ Chân Lạp. Việc thực thi chủ
quyền trên vùng đất Thuỷ Chân Lạp gặp nhiều khó khăn nên vẫn giao cho
người dịng dõi vua Phù Nam cai quản. Như vậy, từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, vùng
đất Bạc Liêu thuộc vương quốc Phù Nam; từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, thuộc
vương quốc Chân Lạp.
Trình bày quá trình hình thành vùng đất Bạc Liêu.
2. Hoạt động kinh tế, đời sống xã hội của cư dân Bạc Liêu từ thế kỉ I đến thế kỉ X
Cư dân Bạc Liêu trong vương quốc cổ Phù Nam có các hoạt động kinh tế như
trồng lúa nước, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản, làm đồ thủ cơng và trao đổi mua
bán. Trong đó, nổi bật nhất là nghề trồng lúa nước và làm gốm. Ở vương quốc Phù
Nam, vua là người đứng đầu và có quyền lực cao nhất. Dưới vua là các tầng lớp
quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nơng dân. Cư dân Bạc Liêu thời kì
vương quốc Phù Nam chủ yếu là nông dân và thợ thủ công.
Sau khi vương quốc Phù Nam sụp đổ (cuối thế kỉ VI), ở vùng đất Bạc Liêu vẫn
còn một cộng đồng dân cư quần tụ tại khu vực tháp Vĩnh Hưng. Những hiện vật
khai quật ở khu vực xung quanh tháp Vĩnh Hưng đã cho biết điều đó.
Nêu các hoạt động kinh tế, đời sống xã hội của cư dân Bạc Liêu từ thế kỉ I
đến thế kỉ X.
8
3. Tháp Vĩnh Hưng – dấu tích hố Ĩc Eo trên vùng đất Bạc Liêu
Văn hoá Óc Eo là nền văn hố lớn trong lịch sử Việt Nam, được hình thành từ
thế kỉ I trên châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long.
Sau khi vương quốc cổ Phù Nam sụp đổ (cuối thế kỉ VI), nền văn hoá Óc Eo
tiếp tục được cư dân nơi đây bảo tồn và phát triển.
Tìm hiểu thêm
Địa danh đầu tiên thuộc nền văn hoá Óc Eo được nhà khảo cổ học người Pháp
Louis Malleret phát hiện năm 1942 và tổ chức khai quật vào năm 1944 là gò Óc Eo
thuộc xã Mỹ Lâm, huyện Kiến Thành, tỉnh Kiên Giang trước đây (hiện nay thuộc
xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Sau năm 1975, các nhà khảo cổ
học Việt Nam đã tìm thấy hàng trăm địa điểm thuộc nền văn hố Óc Eo, khơng
chỉ có ở An Giang, Kiên Giang mà cịn ở nhiều tỉnh, thành phố thuộc miền Đông,
miền Tây Nam Bộ của Việt Nam và đã tiến hành khai quật nhiều di chỉ thuộc nền
văn hố này.
Tháp Vĩnh Hưng
Khu di tích tháp Vĩnh Hưng có diện tích khoảng 5 ha, toạ lạc tại ấp Trung
Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Đây là một di tích cư
trú cổ thuộc nền văn hoá Óc Eo.
Điểm nổi bật của khu di tích là
tháp Vĩnh Hưng – cơng trình kiến
trúc tháp thuộc nền văn hố Óc
Eo cịn lại duy nhất ở Tây Nam Bộ.
Ngôi tháp được xây dựng từ khoảng
thế kỉ VII, là nơi sinh hoạt tơn giáo,
tín ngưỡng của cư dân. Cùng với di
tích tháp, cịn có các di tích dạng cư
trú được phân bố ở nhiều nơi trong
vùng Vĩnh Hưng.
Hình 1.2. Cổng vào Di tích kiến trúc nghệ thuật
cấp quốc gia Tháp Vĩnh Hưng
9
Tháp có kiến trúc khá đơn giản, cửa tháp quay về hướng tây, bình diện chân
tháp hình chữ nhật với hai cạnh là 5,6 m và 6,9 m. Chiều cao của tháp là 8,2 m (tính
từ nền tháp). Tồn bộ ba mặt đông – nam – bắc được xây bằng gạch. Tường của
chân tháp dày 1,8 m, càng lên cao
độ dày của tường càng mỏng, vách
tường được dựng nghiêng dần lên
phía đỉnh tạo thành vịm cuốn.
Năm 1992, tháp Vĩnh Hưng
được Bộ Văn hố – Thơng tin xếp
hạng di tích kiến trúc nghệ thuật
cấp quốc gia. Sau các cuộc khai
quật khảo cổ xung quanh và trong
tháp, các nhà nghiên cứu thu được
nhiều hiện vật, mảnh gốm có giá
Hình 1.3. Tháp Vĩnh Hưng
trị lịch sử, khoa học. Trong đó có
4 hiện vật được công nhận là bảo
vật quốc gia gồm: tượng nữ thần Lakshmi, đầu tượng
Shiva, tượng Sadashiva và tượng Nam thần1.
Tượng nữ thần Lakshmi được làm bằng đá sa
thạch màu xám xanh, cao 78 cm, có niên đại thế kỉ
VII. Tượng có khn mặt hình trái xoan, vóc dáng
trẻ trung, tượng trưng cho sắc đẹp, vận may, sự sung
túc và thịnh vượng.
– Dấu tích văn hố Ĩc Eo ở Bạc Liêu được tìm
thấy ở địa điểm nào, với cơng trình kiến trúc và
những hiện vật gì?
– Nêu tên và mơ tả hiện vật văn hố Ĩc Eo ở Bạc
Liêu có niên đại trước thế kỉ X được công nhận là
bảo vật quốc gia Việt Nam.
Hình 1.4. Tượng nữ thần Lakshmi
Trong khuôn khổ khung thời gian của chương trình lớp 6, chúng ta tìm hiểu các hiện vật, bảo
vật của tháp Vĩnh Hưng có niên đại đến thế kỉ X. Các hiện vật có niên đại sau thế kỉ X sẽ được
tìm hiểu ở lớp 7.
1.
10
LUYỆN TẬP
1. Lập trục thời gian thể hiện vùng đất Bạc Liêu trong giai đoạn thuộc vương
quốc Phù Nam và Chân Lạp.
2. Trình bày về vùng đất Bạc Liêu từ thế kỉ I đến thế kỉ X theo gợi ý sau:
Bạc Liêu
(thế kỉ I – X)
Hoạt động kinh tế
?
Đời sống xã hội
?
Di tích văn hố Ĩc Eo
ở Bạc Liêu
?
3. Nêu điểm nổi bật của tháp Vĩnh Hưng.
VẬN DỤNG
1. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu tháp Vĩnh Hưng và
bảo vật quốc gia trong khu di tích tháp Vĩnh Hưng.
2. Giới thiệu một nét tiêu biểu trong hoạt động kinh tế, đời sống xã hội của
cư dân Bạc Liêu từ thế kỉ I đến thế kỉ X còn tồn tại đến nay.
11
BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI
LÃNH THỔ TỈNH BẠC LIÊU
Học xong bài này, em sẽ:
¾ Trình bày được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bạc Liêu.
¾ Kể tên và xác định được vị trí và phạm vi của các huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh trên bản đồ.
¾ Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí của tỉnh Bạc Liêu.
MỞ ĐẦU
Bạc Liêu là tỉnh thuộc bán đảo
Cà Mau ở Đồng bằng sông Cửu Long,
miền đất cực Nam của Tổ quốc. Vị trí
địa lí của tỉnh có ý nghĩa về mặt tự
nhiên, kinh tế và quốc phòng, tạo điều
kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh
tế, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với các
tỉnh trong nước và với nước ngồi.
Dựa vào hình 2.1 em hãy:
– Kể tên các tỉnh thuộc vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
– Chỉ trên bản đồ lãnh thổ của
tỉnh Bạc Liêu.
12
Hình 2.1. Lược đồ Đồng bằng sông Cửu Long
TP. Bạc Liêu
khóm
khóm
khóm
TX. Giá Rai
khóm
PHNG TNG TRềN
khóm
khóm
khóm
PHNG 1
khóm
khóm
khóm
khóm
khóm
khóm
khóm
khóm
khóm
khóm
PHNG H PHềNG
- Điều chỉnh bổ sung theo Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 01/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ
- Điều chỉnh bổ sung theo Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ
TØđồlƯ
1: 270
000
Hình 2.2. Bản
hành
chính
tỉnh Bạc Liêu
- §iỊu chØnh bỉ sung theo Nghị quyết số 930/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Uỷ ban Thường vô Quèc héi
13
KIẾN THỨC MỚI
1. Phạm vi lãnh thổ
Diện tích các đơn vị hành chính của tỉnh Bạc Liêu là 2 669 km² (tính đến
31/12/2018), đứng thứ 7 trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (nguồn: Niên giám
thống kê Việt Nam năm 2020). Tỉnh có 7 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố, 1
thị xã và 5 huyện với 64 xã, phường và thị trấn. Tỉnh lị của tỉnh là thành phố Bạc Liêu,
đây là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá và đầu mối giao lưu trong và ngồi tỉnh.
Vùng biển thuộc quyền quản lí của tỉnh Bạc Liêu rộng khoảng 40 000 km2, có
đường bờ biển dài khoảng 56 km.
Đọc thông tin mục 1 và quan sát hình 2.2,
– Kể tên các huyện, thành phố của tỉnh.
– Cho biết diện tích các đơn vị hành chính của tỉnh Bạc Liêu đứng thứ mấy
trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
2. Vị trí địa lí
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở phía đơng nam của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long.
Phần đất liền có hệ toạ độ địa lí như sau:
Điểm cực
Địa danh hành chính
Kinh độ, vĩ độ
Bắc
Xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân
9037’ Bắc
Nam
Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải
9000’ Bắc
Tây
Xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai
105015’ Đông
Đông
Xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi
105052’ Đơng
Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang; phía tây bắc giáp tỉnh Kiên Giang; phía đơng
bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; phía tây, tây nam giáp tỉnh Cà Mau và phía đơng, đơng
nam giáp Biển Đơng với khoảng 56 km đường bờ biển.
14
Hình 2.3. Một góc thành phớ Bạc Liêu
Hình 2.4. Một góc thị xã Giá Rai
Dựa vào bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu và các thông tin, em hãy xác định
vị trí, hệ toạ độ địa lí và phạm vi lãnh thổ của tỉnh.
3. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Bạc Liêu nằm ở vĩ độ thấp nên ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới,
có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh và du lịch.
Tỉnh Bạc Liêu cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 280 km và cách thành phố
Cần Thơ khoảng 110 km. Vị trí giáp biển, kết nối với các tỉnh, thành trong nước
thông qua các tuyến đường huyết mạch (quốc lộ 1A; tuyến đường Nam Sông Hậu và
Quản Lộ – Phụng Hiệp), tỉnh đóng vai trị là một đầu mối trung chuyển giao thông
đường bộ, đường thuỷ của khu vực, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, mở rộng thị
trường và có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phịng. Vùng biển
có nguồn tài ngun phong phú là tiềm năng lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bạc Liêu.
15
LUYỆN TẬP
1. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy sắp xếp các đơn vị hành chính của
tỉnh Bạc Liêu theo thứ tự diện tích tăng dần.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số, số đơn vị hành chính phân theo huyện/thành phố
tỉnh Bạc Liêu năm 2020
Diện tích
(km2)
Dân số trung
bình (người)
Số đơn vị hành
chính cấp phường/
thị trấn/xã
Thành phố Bạc Liêu
213,80
157 351
10
Huyện Hồng Dân
423,95
112 548
9
Huyện Phước Long
417,84
125 015
8
Huyện Vĩnh Lợi
252,80
101 605
8
Thị xã Giá Rai
354,49
144 593
10
Huyện Đơng Hải
579,63
153 771
11
Huyện Hồ Bình
426,49
118 598
8
Đơn vị hành chính cấp
huyện/thành phố
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2020)
2. Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của huyện/ thị xã/ thành phố –
nơi em đang sống trên bản đồ Hình 2.2.
VẬN DỤNG
Tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ:
Tỉ lệ bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu là 1: 400 000. Khoảng cách đo được trên
bản đồ từ địa điểm A (trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố Bạc Liêu) đến địa điểm B
(trụ sở Uỷ ban nhân dân thị xã Giá Rai) là 7,9 cm (đo theo Quốc lộ 1A). Bạn Hải tính
được khoảng cách thực tế giữa 2 địa điểm trên là 31,6 km.
Theo em bạn Hải tính đúng hay sai? Vì sao?
16
BÀI 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH BẠC LIÊU
Học xong bài này, em sẽ:
¾ Trình bày được một cách khái quát về điều kiện tự nhiên và tài ngun
thiên nhiên của tỉnh: khí hậu, địa hình, sơng ngịi, biển, đất, khống sản,...
¾ Nêu được ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
¾ Đọc được bản đồ, biết cách tìm hiểu đặc điểm tự nhiên qua tranh ảnh, tài
liệu, tham quan thực tế địa phương.
MỞ ĐẦU
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực quan trọng
để phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực hay mỗi vùng lãnh thổ.
Là một tỉnh duyên hải thuộc Đồng bằng sơng Cửu Long, Bạc Liêu có những điều
kiện tự nhiên đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Bằng hiểu biết của mình, em hãy chia sẻ với bạn về một yếu tố của điều
kiện tự nhiên hoặc một loại tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bạc Liêu mà em
cho đó là thế mạnh.
17
KIẾN THỨC MỚI
TP.
TX.
mm
⁰C
tháng
Hình 3.1. Bản đồ tự nhiên tỉnh Bạc Liêu
1. Địa hình và khống sản
Bạc Liêu nằm trong vùng “đất mới” của Đồng bằng sơng Cửu Long, đó là vùng
đồng bằng rìa châu thổ. Các khu vực địa hình chính gồm: vùng trũng của trung tâm
bán đảo Cà Mau, rừng sác Cà Mau và dải đất bằng chạy dọc từ Sóc Trăng qua Bạc
Liêu. Địa hình Bạc Liêu tương đối bằng phẳng, khơng có đồi núi, chủ yếu là đồng
bằng với các cánh đồng rộng mênh mông, sông rạch và kênh đào chằng chịt, còn lại
là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu
hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ đông bắc xuống tây nam. Bờ biển Bạc Liêu
có những bãi bồi rộng với hàng nghìn ha rừng phịng hộ. Đây là mơi trường thuận
lợi để ni trồng các lồi thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò.
Con người tác động rất đáng kể đến địa hình hiện tại của tỉnh. Việc cải tạo
những vùng đất phèn qua nhiều thế hệ đã làm thay đổi bề mặt địa hình của tỉnh,
18
với hàng trăm ki-lô-mét kênh mương, đường sá, hàng triệu mét khối đất đào đắp.
Từ vùng hoang hoá, Bạc Liêu đã trở thành vùng nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ
sản có giá trị kinh tế cao.
Bạc Liêu khơng có nhiều khoáng sản. Nguồn khoáng sản đáng kể nhất là đất
sét và cát biển. Thềm lục địa khu vực tỉnh Bạc Liêu có chứa dầu và khí tự nhiên.
Quan sát hình 3.1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:
– Kể tên các khu vực địa hình chính của tỉnh Bạc Liêu. Độ cao chủ yếu của địa
hình tỉnh Bạc Liêu là bao nhiêu mét so với mực nước biển?
– Xác định trên bản đồ các khu vực địa hình chính: vùng trũng bán đảo Cà
Mau, rừng sác Cà Mau và các giồng cát ven biển.
– Kể tên một số khống sản chính của tỉnh Bạc Liêu.
2. Khí hậu
Bạc Liêu nằm ở vĩ độ thấp, trong khu vực gió mùa nên khí hậu mang tính chất
cận xích đạo gió mùa rất điển hình, với nền nhiệt cao và ổn định, lượng mưa lớn. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa
trung bình hằng năm từ 1 700 – 2 300 mm. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng
270C. Số giờ nắng trung bình trong năm từ 2 500 – 2 600 giờ. Độ ẩm trung bình 80%.
Bạc Liêu ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực
tiếp lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều
biển Đơng. Nhìn chung, khí hậu Bạc Liêu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, mùa khô kéo dài, xâm nhập phèn,
mặn cũng là những khó khăn của khí hậu đối với sản xuất nơng nghiệp của tỉnh.
Bảng 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm khơng khí trung bình và lượng mưa các tháng
tại trạm quan trắc Bạc Liêu năm 2019
Tháng
Nhiệt độ
(0C)
Độ ẩm (%)
1
2
3
4
5
26,5 26,8 27,8 29,5 29,2
78
Lượng
132,1
mưa (mm)
78
-
77
76
84
6
7
28,3
27,6
85
84
8
9
28,2 27,8
86
85
10
11
12 Cả năm
27,9 27,5 26
85
82
79
28,3
82
2,4 25,1 395,1 546,4 208,3 404,2 264,5 129,8 119,2 - 2 227,10
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2019)
19
Dựa vào bảng 3.1 và thông tin mục 2, em hãy:
– Xác định tháng có nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa lớn nhất, nhỏ nhất.
– Nêu nhận xét về sự chênh lệch lượng mưa giữa các tháng mưa nhiều (mùa
mưa) và các tháng mưa ít (mùa khơ).
– Nêu đặc điểm khí hậu của tỉnh Bạc Liêu.
3. Sơng ngịi và biển
Tỉnh Bạc Liêu có hệ thống kênh rạch chằng chịt, phân bố rộng khắp. Sông
lớn nhất là sông Gành Hào, các kênh rạch lớn như: kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp,
kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng
của chế độ thuỷ triều biển Đông. Những năm gần đây, Bạc Liêu phải đối mặt với
nguy cơ sạt lở đất ven sông, gây ra các thiệt hại không nhỏ về kinh tế và đời sống
dân cư.
Nước mặt là nguồn nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nước
ngọt được đưa từ sông Hậu về có vai trị quan trọng trong việc cấp nước phục vụ
cho thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng.
Bạc Liêu có trữ lượng nước ngầm tương đối lớn, chất lượng tốt. Đây là nguồn
quan trọng cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của tỉnh. Tuy nhiên,
việc khai thác, sử dụng cũng cần tiết kiệm và tránh gây ơ nhiễm.
Bạc Liêu có đường bờ biển dài khoảng 56 km và vùng biển rộng khoảng
40 000 km2, nằm trong khu vực bán đảo Cà Mau nối liền vùng biển Tây Nam của
Tổ quốc, tiếp giáp với vùng biển của các nước Đông Nam Á. Vùng biển có tiềm
năng kinh tế to lớn và vị trí quốc phịng quan trọng. Biển Bạc Liêu có trữ lượng
hải sản lớn, chủng loại phong phú, với hàng trăm loài cá, tôm, mực, nghêu,... Với
các cửa biển Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng và cửa biển Kênh 30-4, Bạc Liêu có
điều kiện thuận lợi để phát triển ngành vận tải và du lịch biển.
20
Hình 3.2. Sông Gành Hào, ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau
Hình 3.3. Sông Cái, ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Hậu Giang
Hình 3.4. Kênh Nhà Mát ở thành phố Bạc Liêu
21
Quan sát hình 3.1 và đọc thơng tin mục 3, em hãy:
– Kể tên và xác định một số sông và kênh rạch chính trên bản đồ tự nhiên tỉnh
Bạc Liêu.
– Cho biết với lợi thế về biển, Bạc Liêu có điều kiện phát triển ngành kinh tế gì?
4. Đất và sinh vật
Đất ở tỉnh Bạc Liêu có nhiều biến động do hiện tượng bồi và lở ven biển, trong
đó diện tích bồi thường lớn hơn lở. Tổng diện tích đất tự nhiên là 266 899,9 ha, Bạc
Liêu có tài nguyên đất khá đa dạng.
Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu
năm, hoa màu và cây công nghiệp hằng
năm chiếm 38,1% tổng diện tích đất;
đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm,
làm muối chiếm 48,62%. Xét về sự phù
hợp của đất, phía bắc quốc lộ 1A thích
hợp cho trồng lúa, hoa màu và các cây
nơng nghiệp khác; phía nam quốc lộ 1A
phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối và rừng ngập mặn.
Hình 3.5. Các nhóm đất chính ở Bạc Liêu
Quan sát hình 3.5 và đọc thơng tin mục 4, em hãy:
– Kể tên các nhóm đất chính ở Bạc Liêu. Nhóm đất nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?
nhỏ nhất?
– Tại sao đất ở Bạc Liêu thường có nhiều biến động?
Rừng ở Bạc Liêu là rừng ngập mặn và rừng trên đất phèn, chủ yếu là cây mắm,
cây đước, cây tràm, có giá trị lớn về phịng hộ và mơi trường. Diện tích rừng và
đất rừng chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phịng hộ,
khoảng 4 600 ha.
Động vật ở Bạc Liêu rất phong phú. Trên cạn có nhiều lồi, trong đó, các lồi
chim có số lượng lớn nhất, gồm: cồng cộc, bồ nơng, cị trắng, cị đen, diệc, chim
cuốc,... Dưới nước có đủ cả loài thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn như:
cá hồng, cá lóc, cá trê, cá rơ, cá thát lát, cá chim, cá kèo, cá đối, tơm, cua, sị,...
22
Biển Bạc Liêu có nhiều lồi tơm, cá, ốc, sị huyết,... trong đó bao gồm 661 lồi cá,
33 lồi tơm biển khác nhau.
Hình 3.6. Vườn chim ở Bạc Liêu
Hình 3.7. Rừng ngập mặn ở Gành Hào (Bạc Liêu)
Hình 3.8. Một sớ lồi
tơm, cua, cá ở Bạc Liêu
23
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
– Chứng minh tài nguyên sinh vật của Bạc Liêu rất phong phú.
– Kể tên một số loài động, thực vật quý hiếm ở Bạc Liêu mà em biết.
LUYỆN TẬP
1. Vẽ sơ đồ thể hiện các thành phần tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở
tỉnh Bạc Liêu. Nêu đặc điểm và ý nghĩa của một trong số các thành phần hoặc
tài nguyên thiên nhiên đó.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bạc Liêu tạo điều
kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển các ngành kinh tế nào? (Gợi ý: Hoàn thiện vào
bảng theo mẫu.)
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Thuận lợi cho phát triển
Địa hình
?
Khí hậu
?
Sơng ngịi, biển
?
Đất
?
Sinh vật
?
Khống sản
?
VẬN DỤNG
Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
1. Sưu tầm thông tin, viết một báo cáo ngắn giới thiệu đặc điểm nổi bật của
một thành phần tự nhiên hoặc tài nguyên thiên nhiên nơi em sống (Nội dung báo
cáo nêu được: Em sống ở đâu? Địa phương em có đặc điểm địa hình/ khí hậu/ sinh
vật… như thế nào? Em sẽ làm gì để giữ gìn và bảo vệ các điều kiện/ tài ngun đó.)
2. Sưu tầm thơng tin, tranh ảnh về động vật hoặc thực vật ở Bạc Liêu, làm
album với chủ đề “Giữ gìn đa dạng sinh học” ở địa phương em.
24
BÀI 4. LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Ở TỈNH BẠC LIÊU
Học xong bài này, em sẽ:
¾ Trình bày được những đặc điểm cơ bản của một số lễ hội truyền thống
ở tỉnh Bạc Liêu.
¾ Nêu được ý nghĩa của lễ hội truyền thống trong đời sống của người dân
ở tỉnh Bạc Liêu.
¾ Có thái độ tơn trọng, có hành vi giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá
trị của lễ hội truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu.
MỞ ĐẦU
Kể tên một số lễ hội truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu mà em biết. Em đã được
tham dự lễ hội nào? Nêu cảm nhận của em về một trong các lễ hội đó.
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát về lễ hội truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của
người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Lễ hội ở Bạc Liêu
rất đa dạng và phong phú. Mỗi dân tộc có những lễ hội riêng, mang sắc thái và giá
trị riêng của dân tộc mình. Các lễ hội trải dài hầu như suốt các tháng trong năm
như: Lễ hội Kỳ Yên vào tháng Giêng, lễ hội Đồng Nọc Nạng vào tháng 2 âm lịch, lễ
25