Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách hay để bạn từ chối nhận thêm việc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.63 KB, 3 trang )

Cách hay để bạn từ chối nhận thêm việc
Nền kinh tế khó khăn, công việc ngày càng khan hiếm. Các công ty
có xu hướng tìm kiếm nhân viên "đa di năng" nhiều hơn. Tuy nhiên,
những người đang ổn định với phần việc của mình nhiều lúc vẫn ấm
ức, khó chịu vì bị giao thêm những việc chẳng liên quan và họ
thường đưa ra lý do để phản đối là "đây không phải là phần việc của
tôi". Tuy nhiên, đây là cách từ chối không mấy hay ho, thậm chí còn
dễ gây bất đồng, mâu thuẫn.
Vì vậy, ngay cả khi bạn không thể nhận công việc đó, bạn cũng nên
"lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Sau đây là 4 lời khuyên bạn có
thể tham khảo thay vì phản ứng theo kiểu "đây không phải là công
việc của tôi".
- Thẳng thắn
Scullin gợi ý, bạn nên giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy bạn không
phải là người phù hợp với công việc đó. Bạn cần có thời gian nghiên
cứu trước khi chuyển sang công việc mới hay có gì mâu thuẫn với
những ưu tiên mà bạn đang được hưởng ở vị trí hiện tại

Hãy ngồi lại nói chuyện thẳng thắn với sếp để đưa ra hướng giải
quyết - (Ảnh minh họa)
Đừng vội nổi nóng gạt phắt lời đề nghị từ phía công ty khi họ giao
thêm việc cho bạn, ngược lại, bạn nên bình tĩnh giải thích rõ ràng suy
nghĩ, mong muốn của bạn một cách trung thực và chuyên nghiệp.
Sếp sẽ tôn trọng sự chân thành, thẳng thắn của bạn.
- Chọn việc thay thế
Nếu không thoải mái với công việc được giao, bạn nên suy nghĩ xem
liệu mình thích hợp và hoàn thành tốt công việc nào. Scullin cho
rằng, bằng cách này, sếp sẽ hiểu thiện chí của bạn, biết bạn muốn
giúp đỡ, chia sẻ với khó khăn của công ty nhưng theo cách mà bạn
cảm thấy hiệu quả nhất.
- Chuyển hướng nhiệm vụ


Theo Bonnie Hagemann - GĐĐH của Development Associates ở
Aklahoma City, thay vì từ chối, bạn có thể chuyển hướng nhiệm vụ.
"Điều quan trọng là bạn phải đưa ra được giải pháp thích hợp hơn,
có thể là đề xuất người hỗ trợ cùng hoặc chỉ định người thay thế nếu
công việc đó hoàn toàn nằm ngoài khả năng của bạn. Đừng bao giờ
để sếp rơi vào tình trạng khó xử trong khi công việc lại đang dồn dập.
- Nghĩ kỹ trước khi nói
Jeff Gordon - người sáng lập InterActive99 ở Pasadena, California
cảnh báo, phản ứng vội vàng sẽ khiến bạn áy náy suốt một thời gian
dài bởi lúc đó bạn đang có cảm giác khó chịu. Vì thế, nếu sếp viết
mail và bạn không hài lòng, hãy đứng dậy đi lại một chút để lấy lại
bình tĩnh. Khi sếp yêu cầu, chắc chắn phải có lý do chứ không phải
chỉ đơn thuần là nói cho vui hoặc nhằm tạo áp lực cho nhân viên. Bởi
vậy, bạn nên dành thời gian suy nghĩ kỹ để có câu trả lời hợp lý.
Nếu sếp trực tiếp nói chuyện với bạn, bạn càng cần phải giữ thái độ
bình tĩnh, lắng nghe và hiểu rõ ý sếp trước khi trình bày ý kiến của
mình. Sự phản ứng nóng nảy, vội vàng chỉ khiến quan hệ giữa bạn
và sếp xấu đi, không tốt chút nào cho công việc.
Lúc này, điều nhà tuyển dụng cần là xem bạn xử lý tình huống như
thế nào. Với hàng loạt dự án trên web, ứng viên khó có thể ngồi tìm
hiểu nội dung từng dự án cụ thể, có chăng, họ cũng chỉ lướt qua tên
dự án mà thôi. Vì vậy, nhà tuyển dụng muốn xem cách ứng viên
phản ứng trong tình huống căng thẳng như thế và đo lòng trung thực
của bạn. Nếu chưa tìm hiểu kỹ, bạn đừng trả lời lòng vòng cũng
đừng bao biện vội, tốt nhất bạn nên thẳng thắn với người phỏng vấn
và xin trả lời câu hỏi khác.

×