Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bai 11 khai niem dac diem va vai tro cua phap luat (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.36 KB, 6 trang )

CHỦ ĐỀ 7
PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 11: KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm, đặc điểm, vi trò của pháp luật trong đời sống xã hội
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật
- Phê phán những hành vi vi phạm pháp luật
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa, tài
liệu trên trang Web về một số văn bản pháp luật nước cơng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam để
tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, thảo luận, sử dụng một số phần mềm tiện ích để
tương tác, chia sẻ, thảo luận, hợp tác với bạn để xử lí thơng tin, hồn thành các nhiệm vụ học tập
về tìm hiểu khái niệm pháp luật, đặc điểm, vai trò của pháp luật nước cơng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH: Tìm hiểu được đặc điểm, vai trị của
pháp luật thơng qua việc tìm hiểu một số quy định trong các văn bản pháp luật: cơ quan ban
hành pháp luật, đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của một số văn bản luật từ các thơng
tin tìm kiếm được trên một số trang Web, Obs, Studio.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận thức, đánh giá vai trò của pháp luật đối với con người
và xã hội.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tự giác tìm hiểu, học hỏi các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với
các hành vi vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm: Làm tròn trách nhiệm của học sinh trong quá trình học tập, tuyên truyền,
vận động người thân, bạn bè thực hiện cac quy định của pháp luật
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị: Mạng Internet; Laptop/Ipad/Điện thoại; Máy chiếu/ bảng tương tác; Web;
phần mềm tạo video.




- Học liệu: Tranh/ảnh/Video; Thơng tin, tình huống, số liệu, ... về pháp luật và vai trò của
pháp luật trong đời sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Xác định vấn đề
Mục tiêu: Giúp HS tạo hứng thú học tập, giao tiếp và hợp tác với các bạn, phát biểu được
khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật.
Nội dung: Giáo viên cho học sinh chia sẻ những vi phạm pháp luật và học sinh đã chứng
kiến.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh .
Cách tiến hành:
- GV đưa ra câu hỏi
(?) Em hãy chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà em biết hoặc chứng kiến và
nêu nhận xét cùa em về tính huống đó.
- HS thực hiện trả lời câu hỏi.
- GV dựa vào câu trả lời của HS để giới thiệu và dẫn dắt HS kết nối với bài học và thực
hiện các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật
Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu khái niệm pháp luật và đặc điểm của pháp luật.
Nội dung: Học sinh tìm hiểu qua tình huống trang 71,72 SGK, và 5 câu hỏi.
Sản phẩm:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xừ sự có tính bát buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bào
đàm thực hiện bàng quyền lực nhá nước.
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 ->6 HS/nhóm theo các yêu cầu cụ thể sau:
+ Nội dung 1:
Anh T đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị cành sát giao thông lập biên bàn xử phạt. Anh T
trình bày vi gia đinh có việc nên anh đi vội, không chú ý tin hiệu đèn giao thông. Anh mong

muốn cảnh sát giao thông bỏ qua cho lỗi cùa minh. Người cảnh sát giải thích: “Để bảo đảm trật
tự. an tồn cho mọi người khi tham gia giao thơng và giao thông thông suốt, Nhà nước đã ban
hành pháp luật quy định người tham gia giao thống phải chấp hành tin hiệu đèn giao thông,
dừng xe trước vạch kẻ đường khi gặp đèn đỏ. Đây là quy tắc xử sự chung bắt buộc tất cả mọi


người khi tham gia giao thổng phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc ở mọi nơi, vào bất thời
gian nào. Nếu không tuân thủ quy định này sẽ bị xử phạt không”.
Câu hỏi:
(?) Theo em người cảnh sát giao thơng có nên bỏ qua lỗi cho anh T khơng? Vì sao?
(?) Quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được thể hiện như thế nào qua tình huống trên?.
+ Nội dung 2:
Em hãy đọc trường hợp sau, kết hợp với khái niệm pháp luật để trả lời câu hỏi:
Sợ muộn giờ, N lấy xe máy cùa bố đi học. Đến ngã tư, N bị chú cảnh sát giao thơng u cầu
dừng xe vì khơng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Qua kiểm tra. N mắc thêm lỗi là sử
dụng xe máy khi chưa đủ tuổi. N bị xử phạt theo quy định của pháp luật khơng.
(?) Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật
được thể hiện như thế nào trong trường hợp trên?
(?) Đề các quy phạm phổ biển được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được
thể hiện qua hình thức nào?
(?) Nêu ví dụ minh họa cho các đặc điểm của pháp luật.
+ Trả lời 2 câu hỏi theo u cầu (khuyến khích trình bày trên powerpoint).
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trước lớp.
- GV tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét, đánh giá sản phẩm theo từng câu hỏi
- GV tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức:
+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bát buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo
đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
+ Pháp luật có các đặc điểm sau:
Tính quy phạm phổ biến: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều
nơi, đối với tất cả mọi người. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

Tính quyền lực, bắt buộc chung: pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức
mạnh của quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, chức vụ, quyền
hạn đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị cơ quan nhà nước có thầm quyền
xử lí nghiêm minh tuỳ theo mức độ vi phạm
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
+ Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.


+ Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ
tục, hình thức luật định. Chỉ các cơ quan nhả nước có thầm quyền do Hiến pháp, luật quy định mới được
ban hành văn bàn quy phạm pháp luật.
+ Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp. không được trái với Hiến pháp. Văn bản quy
phạm pháp luật do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.
2.2. Tìm hiểu về vai trị của pháp luật trong đời sống xã hội
Mục tiêu: Học sinh xác định được các vai trò của pháp luật trong đời sống
Nội dung: Đọc thông tin dưới đây để xác định vai trị của pháp luật đối với cơng dân, xã
hội và Nhà nước, nêu ví dụ minh hoạ.
Thơng tin: Vai trị của pháp luật trong đời sống xã hội
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng. Nó là cơng cụ khơng
thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo
đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà cịn tạo mơi
trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp
phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. Nhờ có pháp luật, nhà nước phát
huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Nếu
khơng có pháp luật, xã hội sẽ khơng có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.
Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất
trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành
cao. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng
lớp xã hội khác nhau.

Pháp luật là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa
mình
Sản phẩm:
HS xác định được vai trò của pháp luật đối với công dân, xã hội và nhà nước; nêu được ít
nhất 1 ví dụ/ 1 lĩnh vực.
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để xác định các chủ thể tham gia nền kinh tế trong mỗi
thông tin và vai trò của từng chủ thể trong nền kinh tế.
- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm: Yêu cầu HS nhận xét bàn
làm của bạn; thảo luận với bạn để hoàn thiện sản phẩm cá nhân.


- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- GV tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức:
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
Hoạt động 3. Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS củng cố được những kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng tìm hiểu,
học hỏi khi thực hiện pháp luật trong đời sống.
Nội dung: Làm bài tập tự luận và bài tập xử lí tình huống
Sản phẩm: Câu trả lời, cách xử lí tình huống của học sinh.
Cách thực hiện:
1. Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật? Vì sao?
a. Người lao động có các quyền: làm việc; tự do lựa chọn việc làm. nơi làm việc, nghề nghiệp,
học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; khơng bị phân biệt đối xử.... (Điềm a Khoản 1 Điều 5
Bộ luật Lao động nam 2019).
b. Đồn viên có nhiệm vụ: Ln ln phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học
tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội. xây dựng và bào vệ Tổ quốc. (Khoản 1

Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh thông qua ngày 13-12-2017)
c. Khi giao dịch với khách hãng phải ân cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tính chuyên
nghiệp, hiệụ quả trong cơng việc để khách hàng n tâm, hài lịng khi đến giao dịch tại công ty.
(Điều 3 Nội quy Công ty Y)
d. Điều kiện tham dự Đại hội cồ đông: cá nhân, người đại diện thẹo uỷ quyền của cổ đơng là tồ
chức, cá nhân có tên trong danh sách cổ đông tại ngày chốt quyền tham dự Đại hội có quyền
trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bảng văn bản cho người khác dự họp theo quy định của
Quy chế này và quy định của pháp luật. (Điều 3 Quy chế tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên
Công ty cổ phần X)
2. Em hãy chỉ ra các đặc điểm của pháp luật thể hiện trong các quy định sau:
a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử. cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động
tối thiểu (Khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013).
b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tồ chức, cộng đồng
dân cư, hộ gia đình và cá nhân (Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).


c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc. mua bán. bắt cóc. đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. (Khoản
2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016).
3. Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong trường hợp sau:
a. Kết thúc buồi liên hoan gặp gỡ kỉ niệm 20 năm ngày ra trường, trên đường lái xe về nhà, anh
H cùng người bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Do trong
buồi liên hoan, anh H và bạn đã uống rượu bia nên kết quả hơi thở của hai người đều có nồng độ
cồn vượt quá 0.4 miligam/1 lít khi thở. cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt mỗi người 6
triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng theo quy định của pháp luật.
(?) Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với
việc đảm bảo trật tự an tồn giao thơng?
b. Qua kiểm tra. Công an tỉnh H phát hiện cơ sở Y sản xuất, kinh doanh rượu khơng có giấy tờ,
nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, trong kho hàng của cơ sờ có một số thùng phi nhựa
chứa 1 000 lít rượu khơng có tem nhãn hàng hố theo quy định và 75 kg men không rõ nguồn
gốc xuất xứ. Chủ cơ sở khơng xuất trình được hồ sơ pháp lí liên quan đến hoạt động kinh doanh

của mình. Công an tỉnh H đã lập biên bản và xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh
hàng hố không rõ nguồn gốc xuất xứ của cơ sở Y theo quy định pháp luật.
(?) Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào trong việc
đảm bảo an toàn thưc phẩm?
Hoạt động 4. Vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được những kiến thức đã học để biết được khái niệm , đặc điểm
và vai trò của pháp luật.
Nội dung: Viết bài tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
Sản phẩm:
+ Nội dung: Giới thiệu các các vai trò của pháp luật trong thực hiện quyền và nghĩa vụ
của học sinh.
+ Hình thức: Đa dạng về kênh hình, kênh chữ đảm bảo tính thẩm mĩ. Bài thuyết trình xúc
tích, thuyết phục.
Thời hạn nội báo cáo: HS báo cáo kết quả trước lớp khi học chủ đề Các hình thức thực
hiện pháp luật.



×