Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.58 KB, 6 trang )
6 nguyên tắc vàng để tổ chức cuộc họp thành công
Trong hoạt động quản trị, công tác hội họp đóng môt vai trò cực kì quan trọng. Tuy
nhiên, thực chất không phải cuộc họp nào cũng mang lại một hiệu quả như mong
đợi. Vậy làm thế nào để nhà quản trị có thể thực hiện tốt các mục đích đã được đề
ra trong mỗi cuộc họp nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian, công sức?
Thông qua các cuộc họp này, nhà quản trị mới có thể cung cấp một cách tốt nhất
các thông tin, chủ trương, chính sách đến với cấp dưới, tạo điều kiện để tiếp xúc và
nắm bắt được quan điểm, ý kiến của họ. Bên cạnh đó, nhà quản trị sẽ truyền đạt
được những yêu cầu của họ đối với người thừa hành.
Tuy nhiên, thực chất không phải cuộc họp nào cũng mang lại một hiệu quả như
mong đợi. Vậy làm thế nào để nhà quản trị có thể thực hiện tốt các mục đích đã
được đề ra sẵn trong mỗi cuộc họp nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian, công sức?
Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã tìm ra câu trả lời khá tốt cho vấn đề này từ cuộc
thí nghiệm của 2 nhà bác học người Mỹ đó là Doyle và Strans. Hai ông đã rút ra
được 6 nguyên tắc cơ bản phục vụ cho công tác tổ chức hội họp như sau:
1. Khéo léo điều khiển cuộc họp với một chủ đề chung.
2. Vạch ra một chủ đề chung thống nhất và có kế hoạch tỉ mỉ.
3. Phải có một người chịu trách nhiệm duy trì cuộc họp sao cho mọi ý kiến đều
được phát biểu một cách công khai và công bằng.
4. Bảo vệ những người tham gia ý kiến, ngăn chặn sự tấn công cá nhân ( không
được công kích và tấn công lẫn nhau).
5. Mỗi người tham gia cuộc họp cần hiểu rõ mục đích của cuộc họp và trách nhiệm
của họ trong cuộc họp.
6. Chủ tọa không nên là người có quyền hạn cao nhất trong tổ chức đó, nhằm đề
phòng các trường hợp áp đặt ý kiến bằng phương pháp ám thị, áp chế, làm mất
tính công bằng và khách quan trong cuộc họp.
Để làm tốt điều này cần có sự tương hỗ giữa 4 thành phần quan trọng trong cuộc
họp, bao gồm: chủ tọa cuộc họp, thư kí chương trình, lãnh đạo cấp cao cùng tham
dự chương trình và các thành phần còn lại tham gia cuộc họp. họ đều giữ vai trò
quan trọng như nhau và phải chịu trách nhiệm về vấn đề mà mình phụ trách.