Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

LUẬN VĂN tS: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở ĐỒNG NAI GẮN VỚI YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.58 KB, 139 trang )

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐỊA PHƯƠNG GẮN VỚI YÊU CẦU PHÁT TRIỂN
KINH TẾ.
1.1. Một số khái niệm
* Tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương
Khái niệm tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự tăng lên về kết quả hoạt động sản
xuất của một nền kinh tế nào đó được tính trong một thời kỳ nhất định. Khi tính tốn tăng
trưởng kinh tế người ta chia theo kỳ, quý, năm để thấy rõ sự tăng trưởng trong thời gian
nào đó để có phương hướng, mục tiêu cụ thể cho giai đoạn tiếp theo đạt tốc độ nhanh
hơn.
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tích cực, tiến bộ khi xét mọi mặt
kinh tế - xã hội của một quốc gia đặt trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia đó đang có sự
tăng trường trong giai đoạn nào đó. Phát triển kinh tế có mối quan hệ mật thiết với tăng
trưởng kinh tế. Nền kinh tế có sự tăng trưởng dài hạn là điều kiện tạo ra những thay đổi
tích cực của nền kinh tế xã hội, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với những nước
nghèo, đang phát triển, mức thu nhập bình qn đầu người cịn thấp, làm thay đổi, nâng
cao đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần
để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu quốc gia nào đó bất chấp mọi phương thức để tăng
trưởng kinh tế mà khơng tính tốn đến ảnh hưởng của nó đến xã hội, nghĩa là tăng trưởng
không bền vững sẽ không tạo ra sự phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế cần hướng tới
nâng cao đời sống kinh tế cho mọi đối tượng, vùng để tạo ra công bằng xã hội, tồn tại lâu
dài. Hiện nay đa số quốc gia đều lựa chọn tăng trưởng kinh tế bền vững để phát triển
kinh tế bền vững.
Khái niệm phát triển kinh tế địa phương hiện nay được định nghĩa theo nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Ngân hàng Thế giới (WB, 2002) định nghĩa phát triển kinh tế địa
phương là quá trình trong đó các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh doanh và các tổ chức phi
Chính phủ cùng nhau phối hợp để tạo ra điều kiện tốt hơn cho quá trình tăng trưởng kinh
tế và tạo cơng ăn việc làm[51, Tr.25]. Tổ chức Di trú quốc tế (UN – HAIBITAT, 2004)
định nghĩa phát triển kinh tế địa phương là quá trình tham gia của nhiều đối tượng, trong
đó người địa phương từ mọi lĩnh vực cùng cộng tác để thúc đẩy hoạt động thương mại
của địa phương, tạo ra nền kinh tế có sức bật bền vững. Đây là một cơng cụ góp phần tạo


ra việc làm tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, trong đó có người
nghèo và người sống bên lề xã hội.[51, Tr. 26]


Như vậy, phát triển kinh tế địa phương là quá trình mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp sinh sống và làm việc ở địa phương cùng tham gia các hoạt động kinh tế ở
nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong cộng đồng địa phương đó.
* Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Khái niệm kết cấu hạ tầng giao thông hiện nay được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau, tùy vào góc độ tiếp cận nghiên cứu.
Dựa theo các định nghĩa trên, ta có thể hiểu kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm
những bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật như cầu cống, đường sá, sân bay, bến
cảng.., do con người xây dựng nên để thực hiện chức năng chính là đảm bảo những điều
kiện thiết yếu phục vụ quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Trong đó, việc đảm bảo sự
vận hành của các loại phương tiện giao thông như bốc xếp hàng hóa, di chuyển, đón trả
khách…diễn ra bình thường được xem là mấu chốt quan trọng của kết cấu hạ tầng giao
thông. Cơ sở hạ tầng giao thông không chỉ đơn thuần là những yếu tố mang tính vật
chất(hạ tầng kỹ thuật) mà còn bao gồm các yếu tố phi vật chất (thiết chế xã hội, cơ chế
hoạt động…). Nó là sản phẩm của q trình đầu tư, tạo điều kiện nền tảng cho sự phát
triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia.
Như vậy, nếu ta xem xét ở góc độ kinh tế hàng hóa, kết cấu hạ tầng giao thơng được
xem là một loại dịch vụ hàng hóa cơng cộng, phục vụ lợi ích chung của tồn bộ quốc gia.
Trên phương diện hình thái, kết cấu hạ tầng giao thông biểu hiện ở dạng những tài sản
mà chúng ta có thể nhìn thấy được như bến cảng, cầu cống, đường xá, các cơng trình
phục vụ vận hành giao thơng hay thậm chí bao gồm cả những lực lượng lao động phục vụ
vận hành, quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng thúc đẩy các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã
hội. Trên phương diện đầu tư, kết cấu hạ tầng chính là sản phẩm được đầu tư xây dựng từ
nhiều nguồn ngân sách khác nhau của quốc gia, là sản phẩm được xây dựng, gìn giữ, tích
lũy qua nhiều thế hệ của đất nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời

sống nhân dân.
Dựa theo cách tiếp cận nghiên cứu, người ta chia kết cấu hạ tầng giao thông theo
nhiều loại khác nhau:
+ Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, kết cấu hạ tầng có thể được
phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông thơn; Kết cấu hạ tầng kinh
tế biển(ở những nước có kinh tế biển, và nhất là khi kinh tế biển lớn như ở nước ta), kết
cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển, các thành phố
lớn…


+ Căn cứ theo lĩnh vực kinh tế- xã hội, kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành:
kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xã hội, và kết cấu hạ
tầng phục vụ an ninh - quốc phòng.
Kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm các cơng trình hạ tầng kỹ thuật như: năng lượng
(điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các cơng trình giao thơng vận tải
(đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng khơng, đường ống), bưu
chính- viễn thơng, các cơng trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp… Kết
cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế
phát triển nhanh, ổn định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn, tạo
điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư.
Kết cấu hạ tầng xã hội gồm nhà ở, các cơ sở khoa học, trường học, bệnh viện, các
cơng trình văn hố, thể thao… và các trang, thiết bị đồng bộ với chúng. Đây là điều kiện
thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư, bồi dưỡng, phát triển
nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Như vậy,
kết cấu hạ tầng xã hội là tập hợp một số ngành có tính chất dịch vụ xã hội; sản phẩm do
chúng tạo ra thể hiện dưới hình thức dịch vụ và thường mang tính chất công cộng, liên hệ
với sự phát triển con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
Cách phân loại theo tiêu chí này chưa hồn tồn sát với thực tiễn, bỡi lẽ, nhìn
chung, kết cấu hạ tầng giao thơng được xây dựng nên thường kết hợp phục vụ phát triển
kinh tế và phục vụ hoạt động xã hội, quốc phòng. Các cơng trình phục vụ chun biệt

chiếm tỉ lệ rất ít trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
+ Dựa theo tiêu chí phân ngành của nền kinh tế, kết cấu hạ tầng được phân chia
thành: kết cấu hạ tầng trong công nghiệp, trong nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu
chính- viễn thơng, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hoá- xã
hội…
Như vậy, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế là việc sử
dụng, quản lý kết cấu hạ tầng giao thơng có sẵn phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế
hoặc đầu tư xây dựng mới theo hướng hiện đại làm nền tảng kích thích tăng trưởng, phát
triển cách ngành kinh tế. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế
phải đảm bảo tính lâu dài, bền vững.
* Quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông.
Với sự phát triển nhanh chóng của kết cấu hạ tầng giao thơng trong những năm gần
đây, công tác quản lý nhà nước cần được quan tâm đặc biệt và đẩy mạnh hơn nữa. Quản
lý nhà nước về hạ tầng giao thông được hiểu là q trình áp dụng những cơng cụ, biện


pháp kết hợp với những phương pháp quản lý khác nhau để tổ chức chỉ đạo, hoạch định,
định hướng sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nhằm phát triển kinh tế xã hội. Thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra, thu hút đầu tư, xây dựng chính sách quản lý…nhằm sử
dụng hạ tầng giao thông để đạt được các mục tiêu đã định, hướng ý chí và hành động
của các chủ thể quản lý vào mục tiêu chung, kết hợp hài hịa lợi ích cá nhân, lợi ích tập
thể và lợi ích của Nhà nước. Trong đó chủ thể quản lý là Nhà nước, chủ thể quản lý có
nhiệm vụ sử dụng các cơng cụ quản lý để quản lý các cá nhân, tổ chức, các thành phần
kinh tế, doanh nghiệp trong việc sử dụng có hiệu quả hạ tầng giao thông nhưng không
được can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, đơn vị.
1.2. Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế.
Kết cấu hạ tầng giao thơng đóng vai trị là nên tảng, là điều kiện “cần và đủ” để phát
triển kinh tế xã hội. Kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư đi trước một bước nhằm thu
hút đầu tư các ngành kinh tế và ổn định cuộc sống cho người dân. Vai trò quan trọng của

kết cấu hạ tầng giao thông đến nay là điều không phải bàn cãi. Có kết cấu hạ tầng đồng
bộ và hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững.
Từ thực tiễn cho thấy, kết cấu hạ tầng giao thơng có nhiều vai trị quan trọng đối với mỗi
quốc gia.
- Vai trò đối với sự phất triển kinh tế:
+ Thứ nhất: phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng góp phần nâng cao hiệu quả của
nền kinh tế. Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền
vững, tăng trưởng kinh tế kéo theo phát triển kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh có
mối quan hệ chặt chẽ với hết cấu hạ tầng giao thông ở khâu lưu thông, vận chuyển hàng
hóa phục vụ sản xuất và tiêu thụ, phân phối sản phẩm. Kết cấu hạ tầng giao thông phát
triển hiện đại, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho q trình lưu thơng, vẩn chuyển hàng
hóa diễn ra dễ dàng, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Mặt khác, kết cấu hạ tầng giao
thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tự phát triển các ngành nghề kinh
doanh, nhất là hoạt động buôn bán. Thực tế cho thấy, những nơi có kết cấu hạ tầng giao
thông phát triển kéo theo sự phát triển đa dạng các ngành nghề kinh doanh, thúc đẩy kinh
tế nơi đó phát triển. Lịch sử phát triển kinh tế các quốc gia, đặc biệt những quốc gia đang
phát triển cho thấy, trong những giai đoạn nền kinh tế khó khăn, để phát huy nội lực và
thu hút đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, phương án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng


giao thơng đi trước một bước được nhiều chính phủ lựa chọn tạo chất kích thích phát
triển các ngành kinh tế khác nhau.
+ Thứ hai: Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng
vốn đầu tư, nhất là nguồn đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, hầu hết các vùng, miền, quốc gia khi muốn thu hút nguồn đầu tư, nhất là
nguồn vốn đầu tư từ trong hay ngoài nước đều đi trước một bước trong việc xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông. Nền tảng cơ sở hạ tầng giao thông được xem là mấu chốt trong
quyết định có hay khơng đầu tư tại địa bàn, quốc gia đó. Khi đã xây dựng hệ thống giao

thơng đồng bộ, phát triển cao thì cơ hội tiếp cận nguồn lực đầu tư rất lớn, tạo sự hấp dẫn
đối với nhà đầu tư. Bởi vậy, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đi trước một bước sẽ
tạo ra nhều cơ hội thu hút nguồn đầu tư phát triển các ngành kinh tế. Mặt khác, để tiết
kiệm thời gian và chi phí đầu tư, các nhà đầu tư sẽ chọn những nơi đã xây dựng sẵn về
nền tảng cơ bản, quan trọng nhất là kết cấu hạ tầng. Họ khơng cần phải bỏ chi phí đầu tư
cho những cơng trình hạ tầng giao thơng mà tập trung đầu tư cho hoạt động sản xuât kinh
doanh. Tính cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư ngày càng cao, nhất là trong điều kiện
kinh tế khó khăn, do đó, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là điểm nhấn
quan trọng thu hút đầu tư, tăng tính cạnh tranh của địa phương.
+ Thứ ba: Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để
phát triển các vùng kinh tế động lực, vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan toả
lôi kéo các vùng liền kề phát triển. Tạo điều kiện giao lưu kinh tế các vùng trong nước và
với nước ngoài, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và theo chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đơn vị.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, địa phương đều xác
định ngành, vùng kinh tế trọng điểm dựa trên trên thế mạnh riêng. Khi xác định vùng
kinh tế trọng điểm, họ sẽ tiến hành đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng tại nơi đó
trước, nhằm thu hút đầu tư về những nơi đây. Từ cơ sở hạ tầng ban đầu, các nhà đầu tư sẽ
dần tập trung ngày càng nhiều tại vùng trọng điểm, từ đó hình thành và phát triển vùng
kinh tế trọng điểm như chiến lược đề ra, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vùng. Vùng kinh tế trọng điểm nắm giữ ngành kinh tế chủ đạo, chi phối, ảnh
hưởng đến các vùng kinh tế còn lại, từ vùng trung tâm sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế
các vùng lân cận, qua đó kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của
quốc gia, địa phương.
+ Thứ tư: phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng đảm bảo q trình sản xuất, hoạt
động xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Đây được xem là một trong những vai trò


chủ chốt của hạ tầng giao thơng vận tải, nó đóng vai trị là cầu nối cho q trình vận hành
sản xuất, lưu thông. Tại nơi sản xuất, sản phẩm được tạo ra cần được vận chuyển đển

những thị trường khác nhau tới tay người tiêu dùng. Đồng thời, trong quá trình sản xuất,
cần vận chuyển nguồn nguyên liệu từ nhiều nơi khác nhau đển đơn vị sản xuất. Hệ thống
vận tải và kết cấu hạ tầng giao thông đảm nhận vai trò cầu nối, đảm bảo, thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Mặt khác, trong quá trình sinh sống và làm
việc, con người cần di chuyển gần như thường xuyên, thời đại kinh tế thị trường đòi hỏi
sự nhanh nhạy của lực lượng lao động, địi hỏi hệ thống hạ tầng giao thơng phải được đầu
tư, kết nối đồng bộ. Trong trường hợp này, hết cấu hạ tầng giao thơng đóng vai trị quan
trọng trong hoạt động sinh hoạt, lao động của con người, đảm bảo q trình đó diễn ra
bình thường, khơng bị gián đoạn.
+ Thứ năm: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển các ngành
kinh tế khác, đặc biệt là ngành vận tải, du lịch.
Ngành vận tải có mối quan hệ gắn bó mật thiết đối với kết cấu hạ tầng giao thông.
Kết cấu hạ tầng giao thông càng phát triển, hiện đại ngành vận tải càng tăng trưởng
nhanh. Vận tải không thể tách rời với kết cấu hạ tầng.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiểm năng phát triển du lịch, nhất là du lịch đường
bộ, đường biển. Trong những năm gần đây, lượng khách nước ngồi đến Việt Nam theo
đường hàng khơng ngày càng đông. Ngành du lịch ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong GDP
của đất nước nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Trong tương lai, đẩy mạnh phát
triển ngành du lịch đã, đang là chiến lược chính trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bài toán đặt ra bên cạnh nâng cao chất lượng phục vụ là phát triển hạ tầng giao thông
đảm bảo sự di chuyển, vận hành của ngành du lịch được kết nối đồng bộ, hiện đại, đa
dạng với nhiều laoi5 hình du lịch khác nhau.
- Vai trị đối với sự phát triển xã hội.
+ Thứ nhất: Phát triển kết cấu hạ tầng có tác động rất tích cực đến giảm nghèo.
Thực tế hiện nay cho thấy, những vùng xâu, sa đời sống nhân dân cịn gặp nhiều
khó khăn. Trong những năm qua, nhờ chính sách giảm nghèo, kết cấu hạ tầng giao thơng
vùng sâu, xa nói riêng, vùng cịn gặp nhiều khó khăn nói chung đã được đầu tư khá
nhiều, bộ mặt giao thông thay đổi nhanh chóng. Với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao
thơng đi trước một bước, ngoài việc ổn định cuộc sống người dân, đã thu hút nghiều
nguồn đầu tư trong cũng như ngoài nước vào các ngành kinh tế trên địa bàn, từ đó đã

nâng cao thu nhập, tỉ lệ đói, nghèo giảm.


+ Thứ hai: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến
thức, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội cho người nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển, cho phép người dân kết nối dễ dàng với nhiều
khu vực khác nhau, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân, đặc biệt là
vùng nghèo, khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Bởi lẽ, khi kết cấu hạ tầng giao thông
phát triển họ được giao lưu, kết nối với vùng phát triển hơn, cho phép người dân mở
mang, giao lưu nhiều mặt với nhau, trong quá trình giao lưu, người dân học hỏi nhiều
kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, việc chú trọng đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng giao thơng những vùng khó khăn, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách, chênh lệch
trình độ phát triển kinh tế các vùng. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
về cả mặt kinh tế lẫn xã hội (đi lại).
+ Thứ ba: phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng vận tải đóng góp vào việc ổn định
chính trị, đời sống xã hội của người dân.
Hệ thống giao thông vận tải là một trong nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
“An cư mới lạc nghiệp” có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả người dân. Chọn nơi an cư
như thế nào, ở đâu được xem là vấn đề không thể thiếu trong cuộc sống con người. Thực
tế hiện nay minh chứng những nơi có kết cấu hạ tầng giao thơng phát triển thường tập
trung đông dân cư, được người dân lựa chọn làm nơi sinh sống định cư lâu dài. Những
nơi kết cấu hạ tầng giao thông chưa được đầu tư nhiều như vùng sâu, vùng xa đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất, đi lại, dân cư thưa thớt. Bởi vậy,
trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách, chương trình
giảm nghèo ổn định cuộc sống cho nhân dân vùn sâu, xa bằng việc đầu tư phát triển hạ
tầng giao thông.
Một khi đời sống nhân dân ổn định sẽ góp phần tạo nên hệ thống chính trị ổn định,
đất nước vững bền. Mặt khác, nhiều tuyến giao thơng đóng vai trị quan trọng đối với
công tác đảm bảo an ninh quốc phòng. Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

những vùng, địa bàn trọng yếu về an ninh quốc phịng đồng bộ, hiện đại chính là đảm bảo
vững chắc ổn định chính trị, an ninh, chủ quyền quốc gia.
+ Cuối cùng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tạo điều kiện phân bố lại dân cư.
Khi lựa chọn nơi an cư lạc nghiệp, con người thường chú ý đến yếu tố về sinh kế, có
nghĩa là nơi đó có thuận lợi cho phát triển kinh tế gia đình hay không, yếu tố thứ hai là
môi trường sống, trong yếu tố này kết cấu hạ tầng giao thông thể hiện phục vụ nhu cầu đi
lại, kết nối với những nơi khác có thuận lợi hay khơng…Nếu kết cấu hạ tầng giao thông


được đầu tư phát triển sẽ thu hút người dân đến sinh sống và làm việc, bởi vậy, khi quy
hoạch phân bố lại dân cư, chính quyền sẽ đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng trước
tại nơi muốn phân bố dân cư về sinh sống, nhằm thu hút, tạo điều kiện cho người dân đến
sinh sống ở nơi mới phát triển ngành nghề sản xuất.
Tóm lại: kết cấu hạ tầng giao thơng đóng vai trị quan trọng khơng chỉ vì nó là điều
kiện thiết yếu đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân,
mà kết cấu hạ tầng còn là lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của một nước.
Đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng thường chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư và
chiếm từ 40-60% đầu tư công ở hầu hết các nước đang phát triển. Tính trung bình, lượng
đầu tư này chiếm 4% GDP của các nước đang phát triển, cá biệt có nước chiếm hơn 10%.
Kết cấu hạ tầng đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của
một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ,
hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và
góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, nếu kết cấu hạ tầng giao thông yếu
kém, không được chú trọng đầu tư phát triển sẽ làm giảm cơ hội phát triển kinh tế xã hội
của mỗi quốc gia. Khơng riêng gì các quốc gia trên thế giới, ngay cả chính Việt Nam,
những nơi nào có trình độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại nơi đó
tập trung đơng dân cư, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, đời sống dân trí nâng
cao, ổn định chính trị. Với tầm quan trọng của phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong
những năm gần đây, Việt Nam rất chú trọng trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông,
hướng tới mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh, hiện đại

giữa các vùng miền, nhất là vùng trọng điểm quốc gia, tạo sự lan tỏa đối với vùng xung
quanh.
Với tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, trong những năm qua
Đảng, Nhà nước, ngành Giao thơng vận tải đã có nhiều Chiến lược phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông. Ngày 25/2/ 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 255/QĐ
– TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển ngành giao thơng vận
tải. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 1/2016) đã khẳng định chủ
trương tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2020, Đại hội chỉ rõ: “Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các cơng trình lớn, quan
trọng thiết yếu, nhất là tại các khu vực có tiềm năng phát triển và giải quyết các ách tắc,
quá tải. Bảo đảm kết nối thông suốt giữa các trung tâm kinh tế lớn, các đầu mối giao
thơng cửa ngõ các tuyến có nhu cầu vận tải lớn. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao


thơng tại các vùng khó khăn”; “Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số cơng trình hiện đại... bảo đảm hiệu quả tổng
hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới giao thông...”[68, Tr.46]. Tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI (tháng 1/2011) của Đảng Cộng sản Việt chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011 - 2020 được thông qua đã xác định “Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng,
nhất là hạ tầng giao thơng. Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một
số cơng trình hiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế”[68, Tr. 48]. Ngày 16/1/2012 Nghị quyết số 13NQ/TW, Về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 được ban hành đặt ra mục tiêu:
“Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải,
bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng
bộ với một số cơng trình hiện đại”. Trong đó, phát triển kết cấu hạ tầng là một trong bốn
lĩnh vực trọng tâm, với yêu cầu: “Bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và
với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải
được nâng cao, giao thơng được thơng suốt, an tồn”[46,Tr.39].

1.3. Các chỉ tiêu đo lường phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Để đánh giá, đo lường mức độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, các nhà nhiên
cứu dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Trong luận án này, tác giả đưa ra một số tiêu chí cụ
thể theo quan điểm nghiên cứu của cá nhân. Khi đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông, tác giả đánh giá mức độ phát triển dựa theo các tiêu chí đã đưa ra.
1.3.1. Tính hiện đại của kết cấu hạ tầng giao thơng
Tính hiện đại của kết cấu hạ tầng giao thơng ngồi tiêu chí chung, cịn có những
tiêu chí riêng biệt đối với từng loại hình giao thông khác nhau. Cụ thể:
* Đường bộ
Đối với hệ thống giao thông đường bộ, chỉ tiêu đo lường phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông được biểu hiện dưới các tiêu chí:
- Tỉ lệ đường cao tốc.
Đường cao tốc là phần đường dành cho các phương tiên di chuyển với tốc độ rất
cao. Tùy vào từng loại đường cao tốc sẽ quy định tốc độ cho phép tối đa khác nhau,
thường thấp nhất là 80km/h, cao nhất ở mức 120km/h. Đường cao tốc quy định nghiêm
ngặt những đối tượng được phép đi vào đường cao tốc và không được phép đi cùng
những quy định đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Các lộ tuyến này thường nối
liền các tỉnh, thành với nhau, được kiểm sốt nghiêm. Chính vì vậy, đây được xem là


hạng mục trọng điểm của mỗi địa phương. Đường cao tốc được xem là đường thể hiện
tính hiện đại rất cao, bởi nó tập trung nhiều yếu tố địi hỏi kỹ thuật cao, tốc độ di chuyển
nhanh…. Mặt khác, với ưu điểm vượt trội của đường cao tốc như, giảm đáng kể thời gian
di chuyển, kết nối giữa các tỉnh thành; đảm bảo việc thông thương trên cả nước được dễ
dàng, thuận tiện hơn; tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, góp pần giảm giá thành sản
phẩm; giảm thiểu tỷ lệ tai nạn và thương vong cho người đi xe máy, giúp ơ tơ, xe tải có
thể di chuyển với tốc độ cao mà không làm ảnh hưởng đến an tồn giao thơng khu vực
bởi những quy định, kiểm sốt nghiêm ngặt. Chính vì vậy, người ta quy chiếu tỉ lệ đường
cao tốc để đánh giá mức độ phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông. Tỉ lệ đường cao tốc
càng cao chứng tỏ kết cấu hạ tầng giao thông phát triển ở mức độ cao, hiện đại. Ngược

lại, tỉ lệ đường cao tốc thấp, phản ánh mức độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa
cao. Tỉ lệ đường cao tốc được tính bằng cơng thức:
L(ct)
R(ct) =

x 100%
L(đb)

Trong đó: R(ct) là tỉ lệ đường cao tốc, L(ct) là tổng chiều dài đường cao tốc,
L(đb) là tổng chiều dài đường bộ trừ đường huyện, đường xã và đường thơn xóm.
- Tốc độ chạy xe tối đa cho phép:
Tốc độ chạy xe cho phép được dựa trên chất lượng, chiều rộng thực tế của kết cấu
hạ tầng giao thơng đưởng bộ, tính bằng km/giờ. Chất lượng tuyển đường giao thông đảm
bảo tốt về mặt kỹ thuật và độ an toàn cao cho người sử dụng sẽ cho phép tốc độ chạy cao
và ngược lại. Tốc độ chạy xe tối đa cho phép phản ảnh tính hiện đại của kết cấu hạ tầng
giao thông. Tốc độ chạy cho phép trên mỗi tuyến đường được cơ quan quản lý nhà nước
quy định cụ thể.
* Đường sắt
- Tỉ lệ đường sắt cao tốc:
Nếu tỉ lệ đường cao tốc đường bộ phản ánh tỉnh hiện đại của kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ thì đối với đường sắt, tỉ lệ đường sắt cao tốc là tiêu chí quan trọng,
khơng thể thiếu khi đánh giá mức độ phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.
Đường sắt cao tốc là loại hình giao thơn vận tải chun chở hành khách với tốc độ rất
cao, trung bình từ 200- 250km/h, thậm chí tối đa 300km/h, đường sắt cao tốc theo các
nhà nghiên cứu, phát huy hiệu quả tối đa nhất trong chặng đường từ 150 – 900km. Điều
này cho phép rút ngắn thời gian di chuyển, đường sắt cao tốc đòi hỏi kỹ thuật xây dựng,
vận hành, quản lý rất cao, tính hiện đại tập trung chủ yếu vào hệ thống đường sắt cao tốc.


Tỉ lệ đường sắt cao tốc chiểm phần lớn trong tổng số các loại hình giao thơng, phản ánh

tính hiện đại của kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt. Tỉ lệ này được xác định bởi công
thức:
L(sct)
R(sct) =

x 100%
L(đs)

Trong đó: R(sct) là tỉ lệ đường sắt cao tốc, L(sct) là tổng chiều dài đường sắt cao
tốc, L(đs) là tổng chiều dài đường sắt..
- Tỉ lệ đường sắt điện khí hóa:
Đường sắt điện khí hóa cịn gọi là đường sắt điện, chính là dịng điện do xưởng phát
ra làm nguồn động lực, điện năng được truyền bằng dây điện cao áp, qua trạm biến áp,
lưới tụ điện, cuối cùng đưa vào toa xe điện.Trong việc vận chuyển nhiều, độ dốc lớn,
đoạn đường dài và vào những khu vực nhiều điện năng thì vận chuyển bằng đường sắt
điện khí hóa có hiệu quả rõ rệt. Đây là phương hướng xây dựng đường sắt được nhiều
quốc gia lựa chọn ở thời điểm hiện tại và trong tương lai bởi nhiều lợi ích mà nó đem lại.
Hiện nay tỉ lệ đường sắt điện khí hóa ở Việt Nam nhìn chung cịn rất ít, chủ yếu vẫn sử
dụng nguyên liệu dầu diesel. Sử dụng đường sắt bằng đầu máy xe lửa chạy bằng dầu
diesel phổ biến như hiện nay, loại nguyên liệu hóa thạch phát thải lượng lớn khí CO2 và
khói bụi gây ơ nhiễm mơi trường. Ngày nay, biến đổi khí hậu ngày càng tăng, việc sử
dụng năng lượng từ hydro từ mô hình đường sắt điện khí hóa là một giải pháp bền vững,
có tính khả thi cao.
Thế kỷ XXI là kỷ nguyên con người lựa chọn nguồn năng lượng thân thiện với mơi
trường, điển hình là hydro. Điện được cung cấp từ pin nhiên liệu hydro đã được sử dụng
cho động cơ của nhiều phương tiện giao thông, tạo ra một thế hệ phương tiện giao thơng
mới hồn tồn khơng phát thải. Ngồi việc giảm phát thải khí CO2, cải thiện mơi trường,
cơng nghệ điện khí hóa cũng đã cho phép sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và sử dụng năng
lượng hydro theo những cách khác nhau giúp tiết kiệm chi phí. Hydro có thể được vận
chuyển dưới dạng khí bằng đường ống hoặc ở dạng lỏng, giống như khí tự nhiên hóa lỏng

(LNG) trong các bình nhiên liệu. Ngồi ra, đây là một lựa chọn với chi phí thấp nhất khi
muốn lưu trữ điện trong nhiều ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để vận chuyển tới
những khu vực xa xơi. Với ưu điểm vượt trội của điện khí hóa đường sắt, cho phép nó là
tiêu chí xác định đánh giá sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thơng đường sắt. Tỉ lệ
đường sắt điện khí hóa càng cao chứng tỏ trình độ phát triển cao và ngược lai.
- Tốc độ tàu chạy thực tế.


Tốc độ tàu chạy được tính tốn dựa trên chất lượng thực tế của hệ thống kết cấu
giao thông đường sắt. Do vậy, đây cũng được xem là một trong những tiêu chí đánh giá
trình độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.
* Đường hàng không
Kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay (Airport Infrastructure): bao gồm hệ
thống đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, lề, dải bảo hiểm và các cơng trình, khu phụ
trợ khác của sân bay; hàng rào, đường giao thông nội cảng hàng không, sân bay; nhà ga
hành khách, nhà ga hàng hóa, kho hàng hố; đài kiểm sốt khơng lưu và các cơ sở đài,
trạm phục vụ hoạt động bay khác; hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không; hạ tầng cung cấp
nhiên liệu tàu bay; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp và thoát nước; hạ tầng phục vụ cơng
tác khẩn nguy sân bay, phịng chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay; hệ thống
chiếu sáng[4,Tr.2]. Mức độ phát triển kết cấu đường hàng khơng xét về tính hiện đại
được thế giời hiện nay phân theo nhiều cấp độ khác nhau. Theo đó, tổ chức Dân dụng
Quốc tế (ICAO) đã phân cấp theo thứ tự tứ thấp đến cao với các mức độ: Cấp 1A là cấp
độ cao nhất, tiếp theo là cấp độ 2A, 2B, 3B, 3C, 4C, 4D, 4E và cấp độ cao nhất là 4F.
Hiện nay, tỉ lệ đường hàng không ở cấp độ 4F cịn ít. Cấp độ càng cao cho phép tiếp
nhận hệ thống may bay hiện đại nhất với chất lượng phục vụ tốt nhất, phản ánh tính hiện
đại cao nhất. Căn cứ theo các cấp độ tổ chức ICAO đưa ra, người ta đánh giá mức độ
hiện đại của kết cấu hạ tầng giao thông đường hàng không.
* Đường thủy và hệ thống cảng
- Trọng tải tàu lớn nhất và năng suất bốc xếp hàng hóa:
Trọng tải tàu cập cảng và năng suất bốc xếp hàng hóa phụ thuộc lớn vào tính hiện

đại của kết cấu hạ tầng cảng. Hệ thống kết cấu càng hiện đại cho phép tiếp nhận tàu hiện
đại, trọng tải lớn, kéo theo đó năng suất bốc xếp hàng hóa càng cao. Do vậy, giới nghiên
cứu xem đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính hiện đại, mức độ phát triển của kết cấu
hạ tầng giao thơng đường thủy và cảng.
*Mức độ áp dụng tính thơng minh và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Để đánh giá mức độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, người ta cịn căn cứ vào
tiêu chí mức độ áp dụng tính thông minh và sự phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật. Áp dụng
tính thơng minh trong kết cấu hạ tầng giao thông thể hiện ở mức độ áp dụng ứng dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quản lý, vận hành các phương thức GTVT. Trong thời
đại công nghệ phát triển mạnh như hiện nay, tiêu chuẩn này được đánh giá là một trong
những tiêu chí quan trọng khi đánh giá sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Việc áp
dụng khoa học công nghệ vào quản lý, điều hành kết cấu hạ tầng giao thông giảm thiểu


chi phí, nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ, tăng tính kết nối. Ngồi việc áp dụng tính
thơng minh, việc áp dụng tiêu chí xét về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng quan trọng không kém
khi đánh giá mức độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Cụ thể, bất cử một cơng trình
kết cấu hạ tầng giao thơng nào khi thiết kế đều đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật khác
nhau nhằm đảm bảo chất lượng cơng trình và đảm bảo sự an tồn trong q trình vận
hành, sử dụng. Q trình thi cơng phải ln giám sát về thực thi sự phù hợp tiêu chuẩn kỹ
thuật đã đưa ra trước đó. Kết cấu hạ tầng giao thơng càng đảm bảo độ chính xác cao về
tiêu chuẩn kỹ thuật được đánh giá mang tính hiện đại, chất lượng cao.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế địa phương đòi hỏi
phải đảm bảo nguyên tắc tính đồng bộ giữa các kết cấu hạ tầng giao thông. Bởi lẽ, Kết
cấu hạ tầng giao thông là mối liên hệ mật thiết giữa các loại hình giao thơng, có tính liên
kết với nhau, vì vậy, nếu khơng đảm bảo tính đồng bộ về tất cả các yếu tố (thời gian thi
cơng, kỹ thuật, tính kết nối…) sẽ làm giảm hiệu quả khả năng kết nối giữa các cùng,
miền. Ngoài ra, phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng cịn phải đi trước một bước và có
tầm nhìn dài hạn. Kết cấu hạ tầng giao thơng đi trước một bước tạo tiền đề, động lực phát
triển kinh tế xã hội, ổn định sản xuất và dân cư, thu hút đầu tư…Phát triển kết cấu hạ tầng

giao thông địi hỏi chi phí đầu tư cao, tốn kém, vì vậy, nếu khơng đảm bảo tính dài hạn sẽ
gây lãng phí, thất thốt lớn, khơng phát huy đucợ vai trị của kết cấu hạ tầng giao thông
phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
1.3.2. Tính đồng bộ của kết cấu hạ tầng giao thơng
Ở nước ta nói chung, các địa phương nói riêng, tính đồng bộ kết cấu hạ tầng giao
thơng cịn rời rạc, dàn trải. Quy hoạch rất to, rầm rộ nhưng khó thực thi do nhiều yếu tố,
nhất là thiếu vốn. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đang ở kiểu ngay trong cùng một
ngành GTVT, nhưng quy hoạch các loại hình giao thơng lại khơng gắn kết với nhau.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa hoàn toàn đồng thời với quy hoạch phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông. Cơ cấu phát triển các phương thức vận tải chưa hợp lý, chưa
phát huy hết tiềm năng, lợi thế của từng phương thức vận tải, kết nối giữa các phương
thức vận tải còn yếu, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thơng vẫn cịn thiếu, chưa đồng bộ,
năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế… Điều này gây ra tình trạng lãng phí, thiếu
đồng bộ, khơng phát huy vai trị tối đa của kết cấu hạ tầng giao thông. Mức độ phát triển
kết cấu hạ tầng giao thơng ở tiêu chí tính đồng bộ thể hiện ở tình trạng kết nối và tỉ lệ đất
dành cho đơ thị.
* Tình trạng kết nối các phương thức GTVT.


Tình trạng kết nối các phương thức GTVT là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá
mức độ phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông, bởi lẽ hạ tầng giao thông được kết nối
đồng bộ, thông suốt đảm bảo tính liên tục, thời gian di chuyển nhanh, tiết kiệm chi phí
cho đối tượng quản lý và sử dụng. Phát triển hài hòa các phương thức vận tải, kết nối các
loại hình vận tải và khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Khi xét tính đồng bộ kết nối của kết cấu hạ tầng
giao thơng người ta cịn tính tốn số lượng điểm trung chuyển, thời gian trung chuyển
giữa các tuyến giao thơng nhanh hay chậm, ít hay nhiều. Nếu thời gian trung chuyển
nhanh đồng nghĩa với tình trạng kết nối các phương thức GTVT đạt mức độ phát triển
cao và ngược lại.
*Tỉ lệ đất dành cho đường đô thị
Tỉ lệ đất dành cho đơ thị được tính tốn bới:

+ S (dtdt)
R (sgtdt) =

x 100%
S (xdđt)

Trong đó, R(sgtdt) là tỉ lệ diện tích đất dành cho đơ thị, S(dtđt) là diện tích đất dành
cho đơ thị, S(xdđt) là tổng diện tích đất dành cho đơ thị.
Tỷ lệ diện tích đất dành cho đơ thị là tiêu chí khi đánh giá tình trạng phát triển kết
cấu giao thông trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng gia tăng. Nó phản ánh tính đồng bộ
trong q trình quy hoạch phát triển giao thơng đơ thị. Tỉ lệ đất dành cho đô thị phải phù
hợp với nhu cầu của quy hoạch độ thị, tỉ lệ càng ít phản ánh tính đồng bộ chưa cao của
kết cấu hạ tầng giao thơng.
1.3.3. Sự hài lịng của doanh nghiệp, người dân đối với kết cấu hạ tầng giao thơng.
Mức độ đánh giá sự hài lịng của doanh nghiệp, người dân (chủ thể sử dụng kết cấu
hạ tầng giao thơng) là một trong tiêu chí qaun trọng đánh giá sự phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông. Đây là tiêu chí mang tính khách quan, trung thực. Đánh giá của chủ thể sử
dụng có độ tin cậy cao. Doanh nghiệp, người dân là chủ thể thường xuyên sử dụng kết
cấu hạ tầng giao thông phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đi lại, nếu được đánh
giá ở mức độ hài lòng cao, chứng tỏ, kết cấu hạ tầng giao thơng nơi đó đã thực hiện tốt
vai trị của mình, thể hiện mức độ phát triển ở trình độ cao và ngược lại.
1.3.4. Mức độ tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh
tế xã hội địa phương, do vậy, mức độ tác động tích cực đối với phát triển kinh tế xã hội
địa phương là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kết cấu hạ tầng giao


thơng. Kết cấu hạ tầng phải đem lại lợi ích về kinh tế xã hội theo hướng bền vững chứ
không phải phát triển bất chấp. Kết quả tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống dân cư
do kết cấu hạ tầng mang lại càng cao, chứng tỏ kết cấu hạ tầng giao thông càng phát triển

và ngược lại.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng địa phương.
1.4.1.Các nhân tố khách quan
* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Nhơn Trạch được thành lập theo Nghị định số 51/CP ngày 21/6/1994 của
Chính phủ trên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành cũ, chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 01/9/1994 với diện tích tự nhiên 41.089 hécta, chiếm 7% diện tích tự nhiên của
Đồng Nai. Huyện có 12 xã: Phước Thiền, Hiệp Phước, Phú Hội, Long Tân, Phú Thạnh,
Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Long Thọ, Phước An.
Huyện Nhơn Trạch sở hữu vị trí địa lý đắc địa, vô cùng thuận lợi phát triển hạ tầng
giao thông và phát triển kinh tế xã hội. Phía đơng bắc giáp huyện Long Thành – Huyện
có tốc tộ phát triển nhanh trong những năm gần đây. Phía tây bắc giáp quận 2 và quận 9
thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh với q trình đơ thi hóa chóng mặt, sầm uất. Phía nam và
phía tây giáp huyện Nhà Bè (TP.Hồ Chí Minh), phía đơng và đơng nam giáp huyện Tân
Thành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa
ngõ tương lai vào TP Hồ Chí Minh nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển cơng
nghiệp, dịch vụ và du lịch.
Với vị trí địa lý như vậy, cho phép huyện Nhơn Trạch phát triển nhiều loại hình
giao thơng đa dạng, đồng thời kết nối với hệ thống giao thông hiện đại của đô thị lớn nhất
Việt Nam, đảm bảo tính hiện đại, tính đồng bộ kết nối cao.
*Đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
- Về kinh tế
+ Thành phần kinh tế đa dạng, tốc độ tăng trưởng liên tục tăng đòi hỏi ngày càng
cao về kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế.
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch
tiếp tục được ổn định; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân
3,6%/năm. Đến nay, giá trị sản xuất bình quân 01 ha đạt 70 triệu đồng. Huyện đã hồn
thành cơng tác lập, triển khai có hiệu quả các đề án quy hoạch tiểu vùng sản xuất nông
nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Việc ứng dụng tiến bộ khoa

học và công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực


vật, thú y, tập trung đầu tư các cơng trình thủy lợi... đã góp phần đưa năng suất, chất
lượng cây trồng, vật nuôi tăng cao hơn so với trước đây
Về phát triển ngành thương mại - dịch vụ, huyện đã hoàn hành quy hoạch phát
triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2020, theo đó trên địa bàn sẽ
hình hành 2 trung tâm thương mại và 16 siêu thị phục vụ cho các khu dân cư. Trên địa
bàn huyện hiện có 08 điểm kinh doanh khu vui chơi, du lịch sinh thái tự phát, hàng năm
thu hút khoảng trên 20 vạn lượt khách tham quan. Trong lĩnh vực dịch vụ nhà ở, đã tổ
chức khởi công dự án Khu nhà ở cho công nhân với số vốn đầu tư khoảng 758 tỷ đồng,
tương ứng với 3.491 căn hộ. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều thực hiện vượt chỉ
tiêu nghị quyết, năm 2017, tổng thu ngân sách trên toàn địa bàn đạt trên 551,605 tỷ đờng,
đạt 150% so với dự tốn. So với mặt bằng các huyện trên cả nước, Nhơn Trạch là huyện
có tổng thu ngân sách trên địa bàn được xếp vào loại cao. 
Để đạt mục tiêu trở thành đô thị trọng tâm về phát triển cơng nghiệp, những năm
gần đây, Ngồi việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơng nghiệp, tìm giải pháp hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, cải
cách thủ tục hành chính nhằm tạo mơi trường đầu tư thuận lợi đối với các doanh nghiệp
trên địa bàn thông qua mơ hình “một cửa liên thơng hiện đại”…lãnh đạo huyện Nhơn
Trạch rất coi trọng công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng, bởi vai trị của
nó đối với ngành cơng nghiệp. Hạ tầng giao thơng là điểm nhấn, cú hích cho đầu tư mở
rộng, phát triển các khu cơng nghiệp, đảm bảo q trình lưu thơng, sản xuất..diễn ra
nhanh chóng, bình thường.. Bởi vậy, những năm gần đây và trong tương lai nhiều cơng
trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã, sẽ được triển khai xây dựng, đầu tư mạnh
mẽ phục vụ mục tiêu xây dựng Nhơn Trạch trở thành đô thị trọng tâm phát triển cơng
nghiệp.
+ Cơ cấu ngành có sự chuyển biến theo hướng tích cực: Tăng tỉ trong ngành dịch
vụ, công nghiệp, giảm tỉ trọng ngành sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu nội bộ ngành
cũng thay đổi phát triển theo hướng bền vững.

Nhờ áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, trong những
năm gần đây, đặc biệt giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp của huyện
trong bình qn đạt 21%/năm. Cơ cấu kinh tế của Huyện tiếp tục được chuyển dịch đúng
hướng đã đề ra,  tỉ trọng công nghiệp chiếm 53%, dịch vụ 41% và nông nghiệp 6%. Đáng
chú ý, trong cơ cấu ngành cơng nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. So với
trước đây, trong thu hút đầu tư thay vì chấp nhận đầu tư ồ ạt để lấp đầy diện tích, đến nay
khi diện tích đất tại các KCN đã lấp đầy khoảng 80%, huyện đã thực hiện chủ trương thu


hút các nhà đầu tư thuộc các nhóm ngành cơng nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công
nghiệp sạch nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm áp lực thu hút lao động ngoại
tỉnh mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế công nghiệp đúng mục tiêu, kế hoạch.
Sự thay đổi về tỉ trọng các ngành kinh tế và thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế theo
hướng bền vững của Huyện càng đòi hỏi sự phát triển cao hơn nữa về cơ cấu hạ tầng giao
thông. Bởi lẽ sự phát triển kinh tế của ngành dịch vụ, công nghiệp gắn bó mật thiết với cơ
sở hạ tầng. Cơng nghiệp, dịch vụ càng tăng trưởng cao càng đòi hỏi yêu cầu hiện đại,
đồng bộ từ cơ sở hạ tầng giao thơng. Đây là những ngành địi hỏi vốn đầu tư lớn, lâu dài
và sự kết nối hiện đại, nhanh chóng, chất lượng cao. Điều này đặt ra bài toán và là nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng giao thơng.
 + Nhiều khu cơng nghiệp hình thành và phát triển nhanh.
Huyện Nhơn trạch hiện nay được Chính phủ phê duyệt nhiều khu công nghiệp tập
trung: Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1,2,3,5, 6. Khu công nghiệp Dệt may, Khu công
nghiệp NHơn Trạch 2 – Lộc Khang, khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 – Nhơn Phú. Đã quy
hoạch Khu cơng nghiệp Ơng Kèo diện tích 800 héc ta. Tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy
hoạch chi tiết Cụm cơng nghiệp Phú Thạnh-Vĩnh Thanh với diện tích 81,6 héc ta. với 345
dự án trong đó 285 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho  trên 76.000 lao động.
Sự ra đời, phát triển ngảy càng nhanh của các khu công nghiệp tạo ra áp lực phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông. Bởi lẽ, nhu cầu đi lại, kết nối của người lao động, doanh
nghiệp càng lớn. Mặt khác, đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra nhanh chóng, bình
thường, liên tục và đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, trong tương lai, với tốc độ đơ thị hóa

gia tăng nhanh chóng, cộng với dự kiến mở rộng, phát triển thêm các khu công nghiệp
mới buộc Huyện Nhơn Trạch phải đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đi trước một bước tạo đà thu hút đầu tư, kết nối đồng bộ giữa các khu công nghiệp với
nhau.
Để vươn tới đô thị mới vào năm 2020 theo định hướng của Trung ương, thực hiện
thắng lợi Nghị quyết số 13- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng thành phố
mới Nhơn Trạch, trong đó chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế
bền vững đi đôi với đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Tỉnh ủy Đồng Nai, Đảng bộ
huyện Nhơn Trạch, bên cạnh tiếp tục phát huy những lợi thế của địa phương, tranh thủ sự
hỗ trợ của các Sở, Ngành, đoàn kết một lịng, quyết tâm khắc phục những khó khăn, hạn
chế, chung tay, sát cánh vượt qua thách thức thì cơng tác tập trung đẩy mạnh phát triển hạ
tầng giao thông - kỹ thuật- xã hội được Đảng bộ, chính quyền địa phương xác định là


nhiệm vụ trọng tâm, đi trước một bước, thúc đẩy nhanh q trình độ thị hóa trên địa bàn
Huyện, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.
* Về xã hội.
Yếu tố đặc điểm xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao
thơng ở góc độ quản lý. Quản lý nhà nước mang đặc điểm có tính kế thừa, chịu ảnh
hưởng, tác động từ các yếu tố thuộc lĩnh vực xã hội như lịch sử, thói quan, truyền thống,
phong tục tập quán, văn hóa…đơn cử như tâm lý “phép vua thua lệ làng”, một số phong
tục tập quán ăn sâu vào nếp sống suy nghĩ của con người địa phương đó sẽ chi phối, ảnh
hưởng rất lớn đến công tác quản lý ở địa phương, thậm chí lấn át cả vai trò quản lý nhà
nước hoặc cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tồn tại lâu dài trong lịch sử vẫn cịn in đậm
trong suy nghĩ, thói quen của nhiều người, ảnh hưởng đến chủ thể quản lý và cả đối
tượng quản lý. Tất nhiên, chúng ta cần nhìn nhận cả mặt tích cực và tiêu cực của yếu tố
đặc điểm xã hội đến cơng tác quản lý nói chung, quản lý phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông vận tải nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố
tích cực, nhất là các giá trị văn hóa, truyền thống đã được kết tinh qua nhiều thời kỳ và
hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở quá trình hiện đại hóa cơng tác quản lý

nhà nước. Nếu chúng ta biết tận dụng, khai thác mặt tích cực của nó sẽ phục vụ, hỗ trợ
đặc lực cho cơng tác quản lý.
+ Đồng Nai nói chung, Huyện Nhơn Trạch nói riêng có thành phần cư dân đa dạng,
các cư dân chung sống hịa thuận, đồn kết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý sử
dụng kết cấu hạ tầng giao thơng trên địa bàn Huyện.
Lịch sử hình thành tỉnh Đồng Nai nói chung, huyện Nhơn Trạch nói riêng đã tạo
nên vùng đất có thành phần dân tộc cộng cư khá đơng đảo. Theo số liệu thống kê, có trên
30 dân tộc sinh sống ở đây qua nhiều thời kỳ lịch sử. Trước năm 1698, người Việt và
người Hoa đã đến vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai sinh sống nhưng không nhiều. Các cư
dân được xem là bản địa là Chơro, Mạ, Kơho, Xtiêng, tuy nhiên người Kinh chiếm đa số
dân. Tỉ lệ tính từ năm 2005 cho thấy 30,8% dân số sống đô thị, người Kinh chiếm 91,4%
dân số; kế đến là người Hoa và các dân tộc khác.
Theo thống kê, Lịch sử hình thành tỉnh Đồng Nai cho thấy, từ năm 1698 đến nay, có
5 đợt nhập cư lớn của các nguồn di dân đến Đồng Nai làm tăng dân số và thành phần dân
cư. Đó là cuộc di dân từ các tỉnh miền Trung (vùng Ngũ Quảng) đến Đồng Nai theo
chính sách khai khẩn của thời nhà Nguyễn; đợt mộ dân các tỉnh miền Bắc, miền Trung
vào làm phu tại các đồn điền cao su trên địa bàn Đồng Nai những thập niên 30, 40 thế kỷ
XX; đợt di dân đồng bào Công giáo miền Bắc sau Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954;


đợt di dân từ các vùng  thành thị ở miền Nam xây dựng vùng kinh tế mới tại Đồng Nai
sau năm 1975; các đợt đồng bào các tỉnh phía Bắc theo kế hoạch nhà nước đến Đồng Nai
xây dựng cuộc sống mới những thập niên cuối thế kỷ XX.
Ngoài ra các cuộc chuyển cư lớn trên, trong từng giai đoạn lịch sử, có một số trường
hợp một bộ phân dân cư cũng khá đơng đảo tìm đến Đồng Nai sinh sống với nhiều lý do,
hoàn cảnh  khác nhau. Mỗi đợt di dân làm dân số ở Đồng Nai từng thời kỳ tăng đột biến;
số di dân lên con số trên hàng vạn người mỗi đợt. Là Huyện đa dạng về thành phần dân
cư nhưng nhìn chung, các dân tộc trên địa bàn Nhơn Trạch sống hòa thuận, xen kẽ nhau,
cùng giúp nhau phát triển kinh tế xã hội, thực hiện nghiêm túc chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước, chấp hành tốt sự quản lý của chính quyền địa phương về mọi mặt,

trong đó có cơng tác gìn giữ, phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng phục vụ mục đích phát
triển kinh tế xã hội, nâng coa đời sống nhân dân.
+ Tỉ lệ dân số đơ thị hóa ngày càng gia tăng: Về quy mô dân số, đến năm 2020 dân
số của huyện Nhơn Trạch sẽ đạt khoảng 25 - 26 vạn dân, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 67 70%; đến năm 2030 khoảng 33 - 35 vạn dân, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 73 - 75%. Về quy
mô diện tích, đến năm 2020, diện tích đất xây dựng đô thị dự kiến trên 10.700 ha; đến
năm 2030 khoảng trên 14.000 ha. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và quản
lý hạ tầng giao thông. Tốc độ đơ thị hóa gia tăng địi hỏi kết cấu hạ tầng giao thông phải
phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân và phục vụ phát triển kinh tế đô thị, đồng
thời tạo áp lực lớn cho việc quản lý hạ tầng giao thơng.
+ An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Nhơn trạch về cơ bản
được giữ vững, ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi cho Huyện Nhơn Trạch tập trung phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông, mặt khác góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác
quản lý phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn phục vụ phát triển kinh tế xã
hội.
* Sự phát triển của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
Dưới góc độ quản lý, sự phát triển của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập
quốc tế đang tạo ra những thay đổi trong tư duy và phương pháp tổ chức quản lý trên quy
mơ tồn xã hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học và cơng nghệ địi hỏi sự thay đổi
mang tính đột phá trong cơng tác quản lý, bắt buộc phải ứng dụng khoa học công nghệ
vào quản lý nếu không muốn tụt hậu. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ
trong quản lý hành chính giúp thu hẹp khoảng cách khơng gian, rút ngắn thời gian, giảm
chi phí thực tế và nhờ vậy trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều
hành. Quá trình hội nhập quốc tế càng được đẩy nhanh thì áp lực về quá trình hiện đại


hóa nền hành chính, cũng như địi hỏi về việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán
bộ, cơng chức ngày càng gia tăng.
Về góc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia hiện nay. Quá trình hội nhập tạo
ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với tất cả các nước.

Việt Nam nói chung, huyện Nhơn Trạch nói riêng đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế và
khu vực. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có cơ hội nhận được nguồn đầu tư từ nước ngoài,
giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội với các quốc gia khác,
điều này có ý nghĩa vơ cùng quan trộng đối với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bởi
lẽ, vốn đầu tư đucợ xem là yếu tố chủ chốt để đầu tư, phát triển hạ tầng giao thơng, tiếp
đó là yếu tố kỹ thuật. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy,
không ngừng đổi mới và phát triển để không bị tụt hậu, đẩy lùi trong xu thế đó. Để thu
hút nguồn đầu tư nước ngồi, đẩy mạnh kết nối khu vực, quốc tế đặt ra bài toán phát triển
kết cấu hạ tầng giao thơng. Bởi vai trị của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội là rất
quan trọng, đóng vai trị là cầu nối, yếu tố “cần và đủ” tạo động lực, nền tảng cho hoạt
động sản xuất, đi lại của con người diễn ra bình thường. Hơn nữa, trong thời đại mới, quá
trình kết nối khu vực ngày càng hiện đại, nhanh chóng, địi hỏi chúng ta khơng ngừng
nâng cao chất lượng, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thơng đáp ứng nhu cầu, yêu cầu
trong tình hình mới.
Mặt khác, đối với phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng, qúa trình hội nhập cho
phép các quốc gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau về kỹ thuật xây dựng,
công tác quy hoạch, định hướng, dự báo đảm bảo sự chính xác, tiết kiệm, hiện đại, đồng
bộ.
Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai có vị trí địa lý giáp TP Hồ Chí Minh – đơ thị lớn
nhất của cả nước, TP Hồ Chí Minh đang chuyển mình mạnh mẽ trước hội nhập thế giới.
Đây là điều kiện thuận lợi cho Nhơn Trạch đón đầu xu thế hội nhập.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan.
* Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý đầu tư trong phát triển của quốc gia và
địa phương.
Ở Việt Nam nói chung, huyện Nhơn Trạch nói riêng, hệ thống hạ tầng giao thông
khá đa dạng các loại hình giao thơng. Kết cấu hạ tầng giao thơng là tài sản quan trọng, có
giá trị cao, là tài sản chung của cộng đồng. Bởi vậy, công tác quản lý hạ tầng giao thơng
có vai trị vơ cùng quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát
triển kinh tế. Hệ thống pháp luât là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước thực hiện công tác




×