Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi con 9 tháng tuổi – Tuần 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.13 KB, 5 trang )




Khi con 9 tháng tuổi –
Tuần 2

Con bạn có bám mẹ chẳng chịu rời, gặp người lạ là khóc lóc? Bạn có
khổ sở vì nhiều khi vì thế mà chẳng đi được đâu hay làm được việc cần
làm? Rất nhiều trẻ em trên thế giới này giống con bạn; cũng có rất
nhiều bậc phụ huynh trên thế giới này giống bạn. Vậy họ phải làm sao
đây?
Đối phó với nỗi sợ xa mẹ

Đối phó với nỗi sợ của con (Ảnh: Inmagine)
Từ giờ cho tới vài tháng tới, nỗi sợ xa mẹ của bé sẽ lên đến đỉnh điểm. Mặc
dù bé bám mẹ và sợ người lạ là chuyện bình thường ở độ tuổi này, nhưng
nhiều khi ông bà lớn tuổi và người trông trẻ sẽ cảm thấy khó khăn với việc
đó. Bạn có thể giúp quá trình chuyển tiếp này dễ dàng hơn cho tất cả bằng
cách dặn trước mọi người hãy tiếp cận bé một cách từ tốn, và hãy chờ bé có
biểu hiện chấp nhận rồi mới có thái độ thân mật với bé.
Nếu bé mút ngón tay hoặc ti giả để tự trấn an mình thì điều đó là bình
thường. Mút là một trong những cách bé tự giúp mình bình tĩnh mà.
Các mẹo khi đi du lịch
Vì bé sợ khi phải xa mẹ nên mỗi khi bạn phải đi đâu đó, dù nhanh hay lâu,
cũng đều rất khó khăn. Nhưng nếu cho bé đi theo bạn bây giờ cũng không
phải chuyện dễ. Bé đã quen với khung cảnh và những gương mặt quen
thuộc, và bé thích biết trước những gì sắp diễn ra. Vậy nên đi xa có thể làm
bé cảm thấy mất an toàn, đặc biệt nếu bạn đưa bé đến những nơi mới và gặp
nhiều người lạ.
Ở tuổi này con chưa hiểu được khái niệm du lịch mà chỉ nhận biết được rằng
mình đang ở một nơi không quen thuộc. Hãy chuẩn bị tinh thần là con sẽ có


thể rất cáu kỉnh, bám lấy bạn và bạn cũng nhớ mang theo những món đồ có
thể dụ bé được như sách màu, đồ chơi phát ra âm thanh, các khối xếp hình,
rối tay và món đồ ghiền của bé (nếu có). Bạn cũng hãy sắp xếp nhiều khoảng
thời gian nghỉ, không tiếp xúc với người lạ để con giảm bớt căng thẳng.
Nếu bé vẫn còn dùng ti giả thì bạn nhớ mang theo vài cái phòng hờ nhiều lúc
cần bạn lại tìm không ra.
Cuộc sống của bạn: các bữa ăn phụ tốt cho sức khỏe
Với các ông bố bà mẹ bận rộn thì bữa ăn phụ cũng quan trọng như đối với
trẻ đang lớn vậy. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có những bữa ăn phụ tốt
cho sức khỏe:

Hãy chuẩn bị sẵn cho mình vài món bổ dưỡng để nhấm nháp (Ảnh:
Inmagine)
- Để ở nơi dễ lấy: Khi bạn xếp tã vào bịch để chuẩn bị cho con đi chơi thì
cũng luôn tiện chuẩn bị các món ăn phụ dinh dưỡng, gọn nhẹ cho bản thân
để khi cần là tìm thấy ngay. Luôn trữ sẵn trong bếp các thực phẩm tốt cho
sức khỏe và có thể mang đi được. Bằng cách này, mỗi lúc muốn ăn, bạn sẽ
không phải mất thời gian chuẩn bị hoặc tệ hơn là ăn hàng rong hay thức ăn
nhanh.
- Chọn thực phẩm có thể cầm nhai được: ví dụ như bánh ngũ cốc hỗn hợp
ít béo, các loại bánh giàu năng lượng, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám
hoặc bánh quy phomai, rau củ sống (ăn không hoặc chấm với sốt), yogurt,
khoai tây chiên chấm sốt cà chua… Trộn trái cây tươi với yogurt để có một
món ăn phụ ngon lành, bổ dưỡng.
- Hạn chế caffeine: Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang cho con bú.
Uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước. Bạn có thể chế biến loại
nước riêng bằng cách cho thêm soda, nước ép trái cây hoặc trộn nước cam
với chanh. Trà thảo mộc – nóng hoặc lạnh – với vô số hương vị khác nhau
cũng có thể giúp bạn tỉnh táo và sảng khoái.


×