Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ông Ích Khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.72 KB, 39 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
B – NỘI DUNG:
CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM.
1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
1.1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.
1.1.1.1Khái niệm về cho vay.
- Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, theo đó ngân hàng giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong một thời hạn nhất định theo
thỏa thuận hoàn trả góc và lãi đúng hạn.
- Bản chất của cho vay là một giao dịch về tiền hoặc tài sản trên cơ sở có hoàn trả mà
thực chất là sự vay mượn dựa trên cơ sở tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Trong đó sự hoàn
trả là đặc trưng thuộc về bản chất của cho vay, là nguyên tắc để phân biệt phạm trù cho
vay với cấp phát của Ngân sách nhà nước.
- Cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng.
1.1.1.2 Phân loại cho vay
 Dựa vào mục đính sử dụng vốn vay:
- Cho vay bất động sản: là loại tiền vay liên quan đến hoạt động mua sắm, xây dựng nhà
ở, đất đai hay bất động sản.
- Cho vay sản xuất công nghiệp: là loại cho vay đối với các tổ chức kinh tế nhằm bổ
sung vốn lưu động hay đầu tư sản xuất.
- Cho vay kinh doanh thương mại và dịch vụ: là loại hình cho vay để bổ sung vốn lưu
động trong quá trình kinh doanh thương mại và dịch vụ.
- Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân
như mua sắm vật dụng gia đình, y tế, du học….
- Cho vay nông nghiệp: là loại hình cho vay để trang trải các chi phí sản xuất trong
nông nghiệp như phân bón, giống cây trồng, thức ăn gia súc….
 Dựa vào thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay nhằm bổ sung vốn lưu động của các tổ chức
kinh tế hay nhu cầu cho tiêu cá nhân ngắn hạn mà thời hạn vay dưới 1 năm.
- Cho vay trung hạn: là loại hình cho vay có thời hạn vay từ 1 đến 5 năm. Mục đích của


khoản vay này là đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng kinh doanh, xây dựng những dự án
kinh doanh mới có qui mô nhỏ….
- khoản vay này là tài trợ đầu tư vào dự án.
 Dựa vào tính chất đảm bảo:
- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo
tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
- Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cho vay dựa trên uy tín của
người đi vay để ngân hàng quyết định cho vay.
 Dựa vào phương thức cho vay:
- Cho vay theo món vay: là hình thức cho vay phát sinh theo từng nhu cầu của khách
hàng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là hình thức cho vay mà khách hàng có thể vay trong
một lần , nhưng được rút và hoàn trả nhiều lần trong một giới hạn do ngân hàng qui định
với thời hạn không quá một năm. Nếu hết thời hạn này, khách hàng có thể vay một hạn
mức tín dụng khác tùy theo uy tín và quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.
- Thấu chi: là hình thức cho vay gắn liền với việc sử dụng tai khoản tiền gửi vãng lai
của khách hàng thông qua việc sử dụng quá số dư trên tài khoản trong một hạn mức cho
phép, với thời hạn và phí sử dụng do ngân hàng qui định.
- Dựa vào phương pháp hoàn trả:
- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định
kỳ. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng trong vay bất động sanrm nhà ở, cho vay tiêu
dùng, cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ, cho vay trang bị kỹ thuật trong nông
nghiệp. Thường có 4 phương pháp trả góp:
+ Phương pháp cộng thêm.
+ Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi theo số dư vào cuối mỗi định kỳ.
+ Phương pháp trả vôn gốc bằng nhau và lãi trả tính trên mức hoàn trả của vốn gốc.
+ Phương pháp trả vốn gốc và lãi bằng nhau trong tất cả các định kỳ.
 Cho vay phi trả góp: là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thảo

thuận.
 Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: (áp dụng kỹ thuật giải ngân sử dụng tài khoản vãng
lai).
 Dựa vào xuất xứ tín dụng:
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người
đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế
ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
1.1.2 Quy định pháp lý về cho vay.
1.1.2.1 Nguyên tắc cho vay.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thõa thuận trong Hợp đồng tín dụng. Đây là
nguyên tắc cơ bản, đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro
đạo đức và hạn chế khả năng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc sử
dụng vào mục đích vi phạm pháp luật.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 2
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
- Hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Đảm bảo phương châm hoạt động của ngân hàng là
“ đi vay để cho vay” và nguyên tắc trong hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi.
- Vay vốn phải có đảm bảo: Nhằm giảm thiểu rủi ro tín cho ngân hàng trong quá trình
kinh doanh, khi khách hàng không có khả năng trả nợ thì tài sản đảm bảo là nguồn thu hồi
nợ thứ hai của ngân hàng. Các tài sản dùng đảm bảo phải là tài sản sở hữu hợp pháp của
bên đi vay, có giá trị sử dụng và được thị trường chấp nhận.
1.1.2.2 Điều kiện vay vốn:
 Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
 Có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết
 Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
 Có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với quy định của pháp luật
và có khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.
1.2.3 Thời hạn cho vay.

- Thời hạn cho vay là khoản thời gian căn được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vôn
vay cho đến thời điểm hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đã thõa thuận trong hợp đồng cho
vay giữa tổ chức cho vay và khách hàng.
- Cách xác định thời hạn vay có thể là : cho vay ngắn hạn, vay trung hạn và vay dài hạn.
- Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ kinh doanh, thời hạn thu hồi của dự án
đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn vay của ngân hàng để thỏa thuận về
thời hạn cho vay.
1.1.4. Lãi suất.
 Lãi suất: Là giá cả của khoản vay, được biểu hiện bằng tỷ lệ % trên cơ sở so sánh lợi
tức thu được so với số tiền vay trong một thời gian nhất định.
Trong đó lợi tức tiền vay (lãi) là khoản tiền mà bên vay phải trả cho bên cho vay.Lãi được
căn cứ tính trên số vốn vay, thời hạn và lãi suất.
− Tính và thu (trả) lãi : Nguyên tắc chung của việc tính và thu lãi do ngân hàng qui định
và thỏa thuận với khách hàng. Có 3 cách tính, thu (trả) lãi vay:
+ Tính thu( trả)lãi theo định kỳ.
+ Tính thu (trả) lãi trước.
+ Tính thu (trả) lãi sau.
− Phương pháp tính lãi:
+ Tính lãi theo tích số:
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Phương pháp này áp dụng đối với khoản tiền cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng,
tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn. Việc tính và thu lãi vào cuối tháng hoặc ngày
cụ thể do ngân hàng thỏa thuận với khách hàng.
Số tiền lãi =
+ Tính lãi theo món: Áp dụng đối với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, các khoản cho vay
ngắn hạn, trung và dài hạn theo món đã thỏa thuận.
Số tiền lãi = Số dư nợ
(dư có)
hay số tiền

trả nợ
x Thời gian
dư nợ
(dư có)
hay vay
tiền
x Mức lãi
suất áp
dụng
cho thời
hạn gửi
hay vay
− Miễn giảm lãi tiền vay: Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng
vay bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay do nguyên nhân khách quan dẫn đến
khó khăn về tài chính, có thể làm đơn đề nghị gửi đến ngân hàng xem xét miễn giảm tiền
lãi vay.
1.1.5. Qui trình cho vay
 Bước 1: Lập hồ sơ đề nghi cho vay: Là khâu đầu tiên của các Cán bộ tín dụng, khi
khách hàng có nhu cầu đến ngân hàng đề nghị được vay. Khi thu thập thông tin khách
hàng, cán bộ tín dụng cần thu thập những thông tin sau:
- Năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
- Khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng.
- Thông tin về đảm bảo tiền vay.
 Bước 2: Phân tích và thẩm định hồ sơ vay vốn: Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm
năng của khách hàng về việc sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi gốc
và lãi của ngân hàng.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 4
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
 Bước 3: Quyết định cho vay: Sau khi phân tích và thẩm định hồ sơ xong chuyển lên
cấp trên có thẩm quyền cho vay và ngân hàng có quyết định cho vay hay không. Có 2

trường hợp là quyết định cho vay và không quyết định cho vay.
 Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng: Sau khi quyết định cho khách hàng vay, ngân hàng
quyết định ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng thành lập hồ sơ cho vay bao gồm giấy tờ
hình thành từ hai giai đoạn trước cùng với bản hợp đồng vừa mới ký kết.
• Bước 5: Giải ngân: Sau khi hợp đồng được ký kết ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân
theo số tiền đã cam kết trong hợp đồng. Có 2 cách tiến hành giải ngân:
- Giải ngân một lần : tiền vay được phát cho khách hàng một lần vào đầu kỳ hạn vay
tiền. Phương thức này thường áp dụng cho những món vay nhỏ, thời hạn vay ngắn.
- Giải ngân nhiều lần: Tiền vay được phát theo nhiều đợt, áp dụng cho món vay lớn,
thời hạn vay dài
 Bước 6: Giám sát tín dụng: Đây là khâu nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng
mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro cho vay, phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai
phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.
 Bước 7: Thu nợ:
- Khách hàng và ngân hàng thỏa thuận phương thức trả nợ vay cụ thể và được qui định
trong hợp đồng. Việc trả nợ cũng có thể thực hiện theo nhiều cách như trả một lần vào
cuối kỳ hạn vay, trả dần trong suốt thời hạn vay, trả theo tài khoản vãng lai,…
- Khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng thì ngân hàng sẽ làm
thủ tục hoàn trả lại tài sản đảm bảo tiền vay cho khách hàng. Khi khách hàng không trả nợ
thì ngân hàng chuyển số nợ đó sang nợ quá hạn, khoản nợ này chịu lãi cao hơn.
 Bước 8: Xử lý nợ có vấn đề và thanh lý tín dụng: Trường hợp nợ quá hạn, ngân hàng
đánh giá khả năng và mức độ thu hồi, tùy vào mức độ mà áp dụng biện pháp và sau khi
xử lý thì mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng chấm dứt. nợ quá hạn được
phân chia như sau:
- Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay người đi vay là doanh nghiệp
phải có thế chấp tài sản cho ngân hàng, theo pháp luật ngân hàng có quyền phát mãi tài
sản để thu nợ, do vậy nợ qua shanj này tuy chưa thu được nhưng ngân hàng vẫn có khả
năng thu hồi.
- Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Là khoản cho vay ngân hàng không yêu cầu
người vay thế chấp tài sản. Trường hợp nếu doanh nghiệp vay vốn vẫn tồn tại, vẫn hoạt

động kinh doanh,nếu tính hình tài chính của doanh nghiệp vẫn tốt thì cũng có khả năng
thu hồi nợ.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 5
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
- Nợ quá hạn là nợ khó đòi ( hay gọi là nợ xấu) : Xảy ra khi doanh nghiệp đi vay có tình
hình hoạt động sản xuất yếu kém, biểu hiện bị thua lỗ, nợ gia tăng, mất khả năng thanh
toán.
1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh của Ngân hàng thương
mại.
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hộ kinh doanh
1.2.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh.
- Khoản 1 Điều 36 Nghị định 88/2006 định nghĩa: “ Hộ kinh doanh do một cá nhân là
công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kí
kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
- Từ tên gọi và định nghĩa, khái quát nhất chúng ta có thể nhận thấy đây là một chủ thể
kinh doanh, nói cách khác đây là một đơn vị được thành lập và đăng kí kinh doanh theo
qui định của pháp luật nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đối với những
đơn vị kinh doanh có những qui định, chính sách riêng như hộ sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp….hoặc những hoạt động mang hình thức kinh doanh nhưng thực chất vốn đầu tư
nhỏ lẻm chủ yếu lấy công làm lời hoặc mang tính lưu động, không cố định.
1.2.1.2. Đặc điểm hộ kinh doanh:
 Loại hình: là chủ thể kinh doanh không được coi là doanh nghiệp.
 Chủ sở hữu: Chủ Hộ kinh doanh là một cá nhân là công dân Việt Nam, một nhóm
người hoặc một hộ gia đình.
- Có 3 đối tượng được quyền thành lập Hộ kinh doanh, tạo thành 3 loại Hộ kinh doanh,
đó là:
• Hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ.
• Hộ kinh doanh do nhóm người làm chủ.
• Hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ.

- Như vậy, Hộ kinh doanh có thể có một chủ ( một cá nhân hoặc một hộ gia đình ) hoặc
nhiều chủ ( một nhóm người hợp tác làm chủ ).
 Chế độ trách nhiệm: Hộ kinh doanh có chế độ trách nhiệm vô hạn.
- Dù chủ Hộ kinh doanh là một cá nhân, một nhóm người hay một hộ gia đình làm chủ
thì họ đều phải “ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động kinh
doanh”.
 Tư cách pháp lý: Hộ kinh daonh không có tư cách pháp nhân.
 Qui mô kinh doanh: Hộ kinh doanh có qui mô kinh doanh nhỏ.
1.2.1.3 Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 6
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
- Cho vay Hộ kinh doanh là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn, giúp Khách hàng bổ
sung nguồn vốn lưu động hoặc đầu tư phát triển mua máy móc, trang thiết bị, phương tiện
vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng…thông thường là loại hình cho
vay ngắn hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt khác…
- Cho vay ngắn hạn: các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng đối với phương án vay
mua: nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh…
- Cho vay trung hạn: các khoản vay từ 12 tháng đến dưới 60 tháng, đối với các khoản
vay đầu tư tài sản có thời gian thu hồi vốn nhanh.
1.2.2. Phương thức cho vay:
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời
người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Cho vay theo món vay: là hình thức cho vay phát sinh theo từng nhu cầu của khách
hàng.
- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản.
- Ngoài ra, còn các khoản vay ngắn hạn, trung hạn khác…
1.2.3. Quy trình cho vay:
 Tuân thủ theo đúng quy trình cho vay chuẩn củaNHNN Việt Nam và NHNo&PTNT
Việt Nam.
- Khách hàng có nhu cầu vay đến Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam làm thủ tục, hồ

sơ xin vay vốn.
- Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ, thẩm định hồ sơ, phương án sử
dụng vốn.
- Lập tổ thẩm định tài sản đảm bảo.
- Trình hồ sơ vay vốn, Giám Đốc Chi nhánh phê duyệt hồ sơ vay vốn, ký quyết định
giải ngân vốn vay.
1.2.4. Tài sản đảm bảo:
 Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam:
- Tài sản đảm bảo cho khoản vốn vay không được quá 75% giá trị khoản vốn vay đối
với bất động sản: Nhà ở, đất nông nghiệp…
- Tài sản đảm bảo cho khoản vay không được vượt quá 50% giá trị khoản vốn vay đối
với tài sản là động sản: Xe, máy móc, thiết bị….
- Và các tài sản này phải là tài sản hợp pháp thuộc quyền sở hữu của người vay, tài sản
không có dấu hiệu tranh chấp, tài sản thuê, mượn, nhờ đứng tên…
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 7
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
1.2.5. Phương thức trả gốc, lãi:
 Chi nhánh áp dụng các phương thức trả lãi và hoàn trả vốn vay tùy theo sự thỏa thuận
giữa ngân hàng và khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc trả
lãi và gốc vốn vay cho ngân hàng, bên cạnh đó cũng giúp ngân hàng đảm bảo khả năng
thu hồi vốn vay. Các phương thúc áp dụng:
- Hoàn trả vốn gốc theo định kỳ và lãi trả từng lần theo dư nợ thực tế.
- Hoàn trả lãi theo tháng, vốn gốc hoàn trả khi đáo hạn.
 Tất cả các phương thức trên đều được xác định theo chu kỳ kinh doanh, chu kỳ thu
tiền từ hoạt động kinh doanh của khách hàng.
1.2.6. Vai trò của hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh.
1.2.6.1. Vai trò đối với ngân hàng:
- Hiện nay, với sự hỗ trợ từ phía chính phủ, cũng như các văn bản luật giúp cho hoạt
động của hộ kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Với quy mô phát triển của loại
hình kinh doanh hộ gia đình ngày càng phát triển sẽ giúp ngân hàng mở rộng thì trường

về huy động vốn, cho vay vốn, quy mô vốn vay không quá lớn giúp giảm tỷ lệ rủi ro cho
ngân hàng, chu kỳ kinh doanh ngắn giúp ngân hàng chủ động và tăng khả năng xoay vòng
vốn, sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn có hiệu quả.
1.2.6.2. Vai trò đối với khách hàng:
- Giúp các chủ thể Hộ kinh doanh chủ động nguồn vốn kinh doanh, giải quyết các nhu
cấu vốn kinh doanh trong ngắn hạn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động kinh doanh, giải quyết mối lo
thiếu vốn trong quá trình kinh doanh. Giúp quá trình kinh doanh thông suốt, không bị
gián đoạn về nguồn hàng kinh doanh.
1.2.6.3. Vai trò đối với nên kinh tế:
- Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2010 cả nước có gần 8 triệu Hộ kinh
doanh, cùng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp gần 50% GDP của cả nước tình
đến năm 2010. Riêng Hộ kinh doanh góp phần tạo việc làm cho hơn 16 triệu lao động,
trong đó có hơn 47% là việc làm phi nông nghiệp. Góp phần giúp giảm gánh nặng về bài
toán thất nghiệp, bảo đảm vấn đề an sinh xã hội….
1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng.
1.2.7.1. Các nhân tố khách quan.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 8
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
 Các nhân tố thuộc về khách hàng:
- Triển vong kinh doanh của khách hàng: Khả năng hoàn trả vốn vay của ngân hàng
được đảm bảo, giúp ngân hàng đánh giá được chất lượng tín dụng của khoản vay, nâng
cao uy tín của khách hàng đối với khoản vay.
- Uy tín khách hàng: Ngân hàng có thể xét trên cơ sở nhiều năm qua về các quan hệ
kinh tế của khách hàng với các tổ chức kinh tế khác, qua chất lượng khoản vay trong quá
khứ để có cơ sở đánh giá uy tín của khách hàng.
- Quyền sở hữu tài sản: Việc xem xét quyền sỡ hữu hợp pháp các tài sản đảm bảo khả
năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán nợ, bên cạnh đó cũng là mối ràng buộc độ với khách hàng trong việc sử dụng một
cách hiệu quả, hợp lí nguồn vốn vay để đảm bảo khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.

 Các nhân tố khách quan khác:
- Môi trường kinh tế: Nền kinh tế phát triển ổn định, hưng thịnh sẽ giúp cho việc sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nền kinh tế kém ổn định, suy thoái làm cho
việc sản xuất kinh doanh ngưng trệ, tạo nên sự thua lỗ là nguyên nhân dẫn đến sự mất khỏ
năng thanh toán nợ của khách hàng, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng bị đe dọa.
- Môi trường pháp lý: Các quy định, chế độ, thể lệ cho vay của ngân hàng đòi hỏi sự
tuân thủ pháp luật của nhà nước. Môi trường pháp lý ổn định, chặt chẽ làm hạn chế sự
gian lận trong công tác thẩm định và đầu tư vốn, tạo sự lành mạnh trong kinh doanh,
nguồn vốn đầu tư đúng hướng, đúng mục đích sẽ tăng khả năng trả nợ của khách hàng,
khả năng thu hồi vốn của ngân hàng được đảm bảo.
1.2.7.2 Các nhân tố chủ quan
 Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
- Chính sách tín dụng: Các chính sách tín do Ngân hàng nhà nước ban hành và các ngân
hàng thương mại dựa vào đó để đưa ra các chính sách phù hợp với bản chất và đặc thù
của ngân hàng mình. Chính sách tín dụng đảm bảo một quy trình nghiệp vụ cho vay
chuẩn từ khâu thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay, công tác kiểm tra, giám sát và thu hồi
nợ đảm bảo cho các khoản vay tạo ra một khoản vay có chất lượng tốt.
- Chất lượng nhân sự: Đây là nguồn lực thiết yếu và rất quan trọng đối với mỗi ngân
hàng. Nghiệp vụ hoạt động ngân hàng càng mở rộng và phát triển đòi hỏi chất lượng
nguồn nhân sự càng cao để có thể thực hiện tốt sự phồi hợp ăn ý và hợp lý, đúng quy trình
chuẩn cho vay của ngân hàng. Điều này góp phần quyết định nên chất lượng khoản vay,
khả năng trả nợ và thu hồi vốn của ngân hàng.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 9
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
- Thông tin tín dụng: Đây là yếu tố cơ bản trong công tác quản ly tín dụng, những thông
tin chính xác về khách hàng sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho
vay, tạo thuận lợi cho bản than ngân hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay,
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro các khoản vay.
- Công tác tổ chức của ngân hàng: Một ngân hàng có sự tổ chức tốt, tránh sự chồng
chéo trong việc phối hợp giữa các bộ phận trong ngân hàng tạo điều kiện cho công tác

thực hiện việc cho vay được nhanh chóng. Cách tổ chức cần đảm bảo đúng người, đúng
việc, năng lực và lĩnh vực có khả năng. Sẽ giúp ngân hàng rút ngắn thời gian giải ngân
vốn vay tạo được lòng tin và thu hút khách hàng có chất lượng.
- Công tác thẩm định dự án: Mục đích của việc thẩm định dự án là giúp ngân hàng đưa
ra các quyết định đầu tư, rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi của dự án, hiệu quả
kinh doanh, giá trị tài sản đảm bảo và khả năng trả nợ của khách hàng có thể đưa ra các
quyết định cho vay hay không, số tiền cho vay, thời hạn cho vay, phương thức thanh toán
thu hồi vốn vay, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, nâng cao
hiệu quả kinh doanh của khách hàng.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 10
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM.
2.1. Khái quát về Ngân hàng No & PTNN chi nhánh Ông Ích Khiêm – Đà nẵng.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng No & PTNN chi nhánh Ông Ích
Khiêm.
Theo quyết định số 435/QD/HDQT ngày 14/11/1999 của chủ tịch hội đồng quản trị
NHNN & PTNT Việt Nam, với mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh của NHNN và
PTNT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên vào tháng 04/2000 NHNN & PTNT Ông Ích
Khiêm được thành lập.
NHNN & PTNT Ông Ích Khiêm là chi nhánh trực thuộc NHNN & PTNT thành phố
Đà Nẵng. Khi mới thành lập chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn như: Vì mới thành lập
nên chi nhánh còn xa lạ với mọi người, qui mô hoạt động nhỏ bé, năng lực tài chính còn
hạn chế, công nghệ thông tin, năng lực và trình độ quản lý hoạt động kinh doanh theo cơ
chế thị trường còn nhiều bất cập và mới mẻ, những điều trên đã làm cho Ngân hàng gặp
khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Trải qua quá trình hoạt động đầy khó khăn, thử thách, chi nhánh đã đạt được những
thành công nhất định và trở thành một trong những Ngân hàng có uy tín trên địa bàn,
ngày càng có nhiều khách hàng hơn và gắn bó lâu dài hơn, các nghiệp vụ kinh doanh
cũng như các tiện ích mang lại cho khách hàng ngày càng được chi nhánh hoàn thiện

hơn. Những thành tựu đó đã đạt được là nhờ vào chủ trương, định hướng đúng đắn, sự
giúp đỡ vào tạo điều kiện kịp thời, tốt nhất của NHNN & PTNT thành phố Đà Nẵng
nhưng quan trọng nhất vẫn là năng lực nội lực cốt lõi của chi nhánh, sự nỗ lực hết mình,
sự nhạy bén linh hoạt và không ngần ngại tự đánh giá mình để hoàn thiện hơn, chi nhánh
đã đưa ra những cơ chế, chính sách hợp lý đối với khách hàng, cũng như đội ngũ nhân
viên tại chi nhánh góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế chính trị mà chi nhánh đã
đặt ra.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh.
2.1.2.1. Chức năng của chi nhánh.
• Nhận huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế.
• Cho vay đối với các thành phần kinh tế.
• Mở tài khoản và dịch vụ chuyển tiền điện tử qua mạng.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 11
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
• Dịch vụ thu tiền lưu động, phục vụ tại nhà cho khách hàng.
• Mở L/C thanh toán qua ngân hàng cấp trên.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của chi nhánh.
• Thực hiện huy động vốn như: Tiền gửi tiết kiện có kỳ hạn và không kỳ hạn, huy động
kỳ phiếu bằng VND và Ngoại tệ.
• Tự cân đối nguồn vốn cho vay.
• Cho vay đối với các thành phần kinh tế như: Các doanh nghiệp, tư nhân, hộ gia đình,

• Cho vay theo chương trình của chính phủ, của NHNN & PTNT Việt Nam.
• Thực hiện chức năng thanh toán.
• Thi đua khen thưởng và đào tạo cán bộ.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No & PTNT chi nhánh Ông Ích Khiêm
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Theo cơ cấu của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam thì chi nhánh NHNo & PTNT
Ông Ích Khiêm Đà Nẵng là chi nhánh cấp hai trực thuộc NHNo & PTNT thành phố Đà
Nẵng.

SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Chú thích: : Quan hệ chức năng
: Quan hệ trực tuyến
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
Ban giám đốc gồm hai thành viên là giám đốc và phó giám đốc
 Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trực
tiếp chỉ đạo bộ phận tín dụng và thay mặt chi nhánh chịu trách nhiệm trước giám đốc
NHNN & PTNT thành phố Đà Nẵng và trước pháp luật.
 Phó giám đốc: Là người giúp đỡ cho giám đốc trong công việc và là người trực tiếp
phụ trách tổ kế toán – ngân quỹ, đồng thời là chủ tịc hội đồng tiền lương. Ngoài ra phó
giám đốc còn thay mặt cho giám đốc giải quyết những công việc được ủy quyền khi giám
đốc đi vắng.
 Phòng tín dụng: Có tổ trưởng tổ tín dụng và các cán bộ tín dụng. Nhiệm vụ là tìm
kiếm khách hàng, thẩm định hồ sơ cho vay kiêm công tác kế hoạch thông tin báo cáo. Tổ
tín dụng làm những công việc cụ thể sau:
- Lập kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
- Phân phối và điều hòa vốn kịp thời.
- Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ thẩm định các dự án vay vốn trước khi giám đốc duyệt và
cho vay, hướng dẫn và theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên đôn
đốc khách hàng trả nợ.
- Lập báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh tín dụng của Ngân hàng.
- Điều tra thị trường thu thập thông tin, đề xuất phương án kinh doanh.
- Thực hiện công tác thông tin báo cáo cho ngân hàng cấp trên theo qui định.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 13
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. TÍN DỤNG
P.KẾ TOÁN – NGÂN

QUỸ
P.CHỨC HÀNH CHÍNH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
 Phòng kế toán và kho quỹ: Có Trưởng phòng kế toán và các kê toán viên, có nhiệm
vụ hạch toán các nhiệm vụ phát sinh trong công tác huy động vốn và cho vay, thực hiện
thu chi tiền mặt, nhận chuyển tiền qua mạng và chi trả kiều hối. Tổ kế toán – ngân quỹ
làm những công việc cụ thể sau:
- Thực hiện các công việc hạch toán kế toán theo các kỳ kế toán mà ngân hàng qui định,
thống kế các hoạt động kinh doanh theo pháp lệnh kế toán thống kê.
- Thực hiện chế độ hạch toán nội bộ, thực hiện chế độ tài khoản tài chính đến người lao
động.
- Bảo vệ và theo dõi tính trạng của tài sản ngân hàng.
2.1.3.3. Phương châm của chi nhánh
Hiện nay chi nhánh đang không ngừng hoàn thiện mình để theo kịp xu thế của nền
kinh tế đang cạnh tranh gay gắt và không ngừng phát triển sáng tạo các sản phẩm mới,
nâng cao chất lượng phục vụ với phương châm vui long khách đến vừa lòng khách
đi,luôn tạo không khí hòa nhã cho khách hàng. Thực hiện các chương trình khuyến mãi,
tăng quà, rút thăm nhằm thu hút các khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT(Agribank) Chi nhánh Ông
ích Khiêm – Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2009 – 2011.
2.2.1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT(Agribank) Chi nhánh Ông ích
Khiêm – Đà Nẵng tứ năm 2009 – 2011.
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động có tính chất quan trọng hàng đầu và có
tính tiên quyết trong suốt quá trình hình thành và tồn tại của một tổ chức tài chính. Nhất là
trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển của các thị trường tài chính, chứng khoán kéo
theo sự tăng lên mạnh mẽ cả về chất và về lượng các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh
vực tài chính tiền tệ, cùng sự cạnh tranh khốc liệt. VÌ vậy, ý thức được tầm quan trọng
của công tác huy động vốn, tuy là Chi nhánh ra sau nhưng với lợi thế là một ngân hàng
quốc doanh trong suốt quá trình hoạt động Chi nhánh đã liên tục đạt được những thành
công, hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, thu hút lượng vốn lớn, ổn định đảm bảo

khả năng đầu tư vốn nhằm mở rộng hoạt động tín dụng trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.
BẢNG 2.1: NGUỒN VỐN PHÂN THEO TÍNH CHẤT HUY ĐỘNG TỪ NĂM 2009
– 2011.ĐVT: triệu đồng).
Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 14
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
1.TG
TCTD 5579 2.48 8793 2.95 11961 3.44 3214 157.61 3168 136.03
2.TG
TCKT 84547 37.66 102154 34.22 120941 34.79 17607 120.83 18787 118.39

3.TG DC 134387 59.86 187546 62.83 214703 61.77 53159 139.56 27157 114.48
Tổng NV 224513 100.00 298493 100.00 347605 100.00 73980 132.95 49112 116.45
(Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ)
Qua bảng 2.1, ta thấy:
 Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh năm 2010 tăng 73980 triệu đồng,
tương ứng 32,95%, năm 2011 tăng 49112 triệu đồng tương ứng 16,45%. So với năm 2010
mức độ tăng trưởng huy động năm 2011 giảm do tình hình kinh tế trong năm 2011 kém
ổn định mức độ tăng trưởng kém, đang dần phục hồi hậu khủng hoảng.
 Xét về tỷ trọng nguồn vốn: nguồn vốn huy động từ dân cư liên tục tăng trong tổng
nguồn vốn năm 2009 là 59,86%, năm 2010 là 62,83% và năm 2011 là 61,77%.
 Xét về đối tượng huy động:
- TDTCTD năm 2010 tăng 3214 triệu đồng tương ứng 57,61%. Năm 2011 tăng 3168
triệu đồng tương ứng 36,03%.
- TGTCHT năm 2010 tăng 17607 triệu đồng tương ứng 20,83%. Năm 2011 tăng
18787 triệu đồng tương ứng 18,38%.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 15
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
- TGDC năm 2010 tăng 53159 triệu đồng tương ứng 39,56%. Năm 2011 tăng 27157
triệu đồng tương ứng 14,48%.
BẢNG 2.2: NGUỒN VỐN PHÂN THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG TỪ NĂM 2009 -
2011 .(ĐVT: Triệu đồng)
Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ

trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
TGKK
H 95539 42.55 149173 49.98 184999 53.22 53634 156.14 35826 124.02
TGCKH 128974 57.45 149320 50.02 162606 46.78 20346 115.78 13286 108.90
NH 96479 42.97 113017 37.86 123348 35.49 16538 117.14 10331 109.14
TDH 32495 14.47 36303 12.16 39258 11.29 3808 111.72 2955 108.14
Tổng
NV 224513 100.00 298493 100.00 347605 100.00 73980 132.95 49112 116.45
(Nguồn: Phòng kế toán và Ngân quỹ)
 Qua bảng 2.2 ta thấy, nguồn vốn có kỳ hạn trong 2 năm 2009, 2010 chiếm tỉ trọng lớn
hơn 50% tổng nguồn vốn huy động, tiếp theo là nguồn vốn không kỳ hạn với 42,55% năm
2009 và 49,98% năm 2010. Nguồn vốn Trung, dài hạn chiểm tỉ lệ thấp và giảm dần qua
các năm, năm 2010 nguồn vốn trung dài hạn tăng 3808 triệu đồng tương ứng 11,72% so
với năm 2009, thì trong năm 2011 chỉ tăng 2955 triệu đồng tương ứng 8,14% so với 2010.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 16
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Riêng về nguồn vốn ngắn hạn vẫn giữ đc sự ổn định tương đối, tỉ lệ chênh lệch qua các
năm không đáng kể. Một trong nhiều lý do khiền nguồn vốn huy động trong năm 2011
giảm là do các thông tư về việc giảm lãi suất huy động tiền gửi với mức trần lãi suất 14%,

trong khi đó thị trường chứng khoán đang trên đà hồi phục sau thời gian dài tục dốc làm
cho lãi suất chứng khoán tăng thu hút phần lớn lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Với
đặc thù của tiền gửi trung, dài hạn là ổn định, thời gian dài nhưng lãi suất thấp nên nhiều
nhà đầu tư không mấy mặn mà với loại tiền gửi này.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT( Agribank) Chi nhánh Ông ích
Khiêm – Đà Nẵng từ năm 2009 – 2011.
Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Ông ích Khiêm – Đà Nẵng là hoạt
động giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, thu nhập từ hoạt
động tín dụng chiếm hơn 90% tổng thu nhập của Chi nhánh.
Nhờ nguồn vốn lớn, ổn định Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức tín dụng đa dạng
và phong phú, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng như cho vay ngắn hạn, trung dài
hạn. Cùng với các chính sách, quy trình cho vay gọn nhẹ, nhanh chóng, hợp lý đã thu hút
được lượng lớn khách hàng đến với Chi nhánh vay vốn, đồng thời mở tài khoản tiền gửi
tạo mối quan hệ lâu dài và sự gắn kết của khách hàng với ngân hàng.
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH TỪ NĂM 2009 – 2011.
(ĐVT: Triệu đồng).
Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Chỉ
tiêu
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số

tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
1. Cho
vay 198657 100 258435 100 314521 100 59778 130.09 56086 121.70
Vay
NH 124394 62.62 178265 68.98 198245 63.03 53871 143.31 19980 111.21
Vay
TDH 74263 37.38 80170 31.02 116276 36.97 5907 107.95 36106 145.04
2.Thu
nợ 124387 62.61 173268 67.05 210225 66.84 48881 139.30 36957 121.33
Vay
NH 72356 36.42 115815 44.81 120788 38.40 43459 160.06 4973 104.29
Vay
TDH 52031 26.19 57453 22.23 89438 28.44 5422 110.42 31985 155.67
3. DN
bình
quân 74270 37.39 85167 32.95 104296 33.16 10897 114.67 19,128.59 122.46
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 17
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG

Vay
NH 52038 26.19 62450 24.16 77457 24.63 10412 120.01 15,007.15 124.03
Vay
TDH 22232 11.19 22717 8.79 26838 8.53 485 102.18 4,121.00 118.14
4. NX
bình
quân 742 0.37 928 0.36 1261.2 0.40 186 125.07 333.20 135.91
Vay
NH 531.7 0.27 748.6 0.29 1092 0.35 216.9 140.79 343.37 145.87
Vay
TDH 210.3 0.11 179.4 0.07 169.24 0.05 -30.9 85.31 -10.16 94.33
5. Tỷ lệ
nợ xấu 1.00 1.09 1.21 0.09 0.12
Vay
NH 1.02 1.2 1.41 0.18 0.21
Vay
TDH 0.95 0.79 0.63 -0.16 -0.16
(Nguồn: Phòng tín dụng)
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 18
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
(Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu bình quân từ năm 2009 – 2011)
 Thông qua bảng 2.3, ta thấy tình hình sử dụng vốn trong năm vừa qua so với cùng kỳ
năm trước có sự tăng trưởng thấp, trong đó cho vay trong năm 2011 đạt 314521 triệu
đồng tăng 56086 triệu đồng, tương ứng 21,70% so với năm 2010. Riêng khoản mục cho
vay trung dài hạn trong năm 2011 tăng mạnh với 36106 triệu đồng tương ứng 45,04% so
với năm 2010.
 Tình hình thu nợ: tổng nợ thu được trong năm 2011 so với năm 2010 là 36957 triệu
đồng tương ứng 21,33%. Trong đó:
- Thu từ nợ vay ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 đạt 4973 triệu đồng tương ứng
4,09%, con số này giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Năm 2010 thu nợ vay ngắn hạn

đạt 48881 triệu đồng tương ứng 60,06% so với năm 2009 đây có thể là do ảnh hưởng biến
động của nền kinh tế trong năm 2011 làm cho một số lớn người vay nợ mất khả năng trả
nợ đúng hạn, buột phải gia hạn nợ, chuyển qua nợ xấu tình lãi nợ quá hạn hoặc một số
khoản nợ vừa giải ngân hoặc chưa đến thời kỳ đáo hạn.
- Riêng về nguồn vốn vay trung dài hạn tình hình thu nợ khả quan hơn so với nợ ngắn
hạn, trong năm 2011 thu nợ trung dài hạn đạt 31985 triệu đồng tương ứng 55,67%, tăng
mạnh so với năm 2010. Đây có thể là do một số khoản nợ đến thời gian đáo hạn, khách
hàng chủ động nguồn tiền tar nợ từ trước và ít chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế trong
năm, làm cho khoản thu nợ tăng lên đột biến.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 19
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
 Dư nợ bình quân: Trong năm 2011 tổng dư nợ bình quân so với năm 2010 là
19128,59 triệu đồng tương ứng 22,46%, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Dư nợ bình quân của nợ ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 là 15007,15 triệu đồng
tương ứng 24.03%.
- Dư nợ bình quân trung dài hạn năm 2011 so với năm 2010 là 4121 triệu đồng tương
ứng 18,14%.
 Nợ xấu bình quân: Năm 2011 tổng nợ xấu bình quân so với năm 2010 là 333,20 triệu
đồng tương ứng 35,91%. Trong đó:
- Nợ xấu bình quân nợ ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 là 343,37 triệu đồng tương
ứng 45,87%.
- Nợ xấu bình quân nợ trung dài hạn năm 2011 so với năm 2010 là -10,16 triệu đồng
tương ứng 94,33%. Có thể thấy tỉ lệ nợ xấu nợ trung dài hạn chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với
nợ ngắn hạn nhưng trong năm 2011, nơ xấu nợ dài hạn co chiều hướng tăng từ -30,9 triệu
đồng năm 2010 thì đến năm 2011 cón số này là -10,16 triệu đồng.
 Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2011 so với năm 2010 tăng từ 0,09% lên
0,12% . Trong đó:
- Đối với Vay ngắn hạn trong năm 2011 tăng lên mức 0,21% so với con số năm 2010 là
0,18%.
- Đối với Vay trung dài hạn tuy Nợ xấu bình quân tăng nhưng Dư nợ bình quân giảm do

đó không làm cho Tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Nhưng Dư nợ bình quân giảm xuống là một dấu
hiệu không tốt đối với Chi nhánh, chỉ số Dự nợ thể hiện khả năng sử dụng vốn của Ngân
hàng, chỉ số này càng cao thì năng lực hoạt động kinh doanh càng hiệu quả.
2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT(Agribank) Chi nhánh
Ông ích Khiêm – Đà nẵng từ năm 2009 – 2011.
Qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng khó có thể biết hết được điểm
mạnh điểm yếu hay những điểm còn tồn tại đối với một doanh nghiệp, một tổ chức tài
chính. Nhưng Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là tài liệu khách quan nhất để
đánh giá tình hình tài chính, khả năng hấp thụ, sử dụng vốn cũng như năng lực của bản
thân doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính. Ngân hàng cũng không ngoại lệ, là một tổ
chức tài chính với hoạt động kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt là “ tiền tệ”, với chức
năng tạo vốn, phân phối lại nguồn vốn qua hoạt động huy động và cho vay, là hai nghiệp
luôn đi song song nhau trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình. Thông qua bảng
sau ta có thể phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 20
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Ông ích Khiêm – Đà Nẵng. Qua năm 2011 tổng thu nhập của Chi nhánh đạt 3527 triệu
đồng tăng 1369 triệu đồng tương ứng 63,44% so với tổng thu nhập của năm 2010.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 21
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Bảng 2.4: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TỪ
NĂM 2009 – 2011.(ĐVT: Triệu đồng ).
Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu số tiền số tiền số tiền
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số

tiền
Tỷ
trọng
(%)
1. Tổng thu nhập 48650 53590 61655 4940 110.15 8065 115.05
Hoạt động tín dụng 47215 51960 58464 4745 110.05 6504 112.52
Dịch vụ thanh toán 986 1124 2351 138 114.00 1227 209.16
Thu khác 449 506 840 57 112.69 334 166.01
2. Tổng chi phí 46512 51432 58128 4920 110.58 6696 113.02
Hoạt động tín dụng 44278 48511 54592 4233 109.56 6081 112.54
Dịch vụ thanh toán 615 748 914 133 121.63 166 122.19
Chi khác 1619 2173 2622 554 134.22 449 120.66
2. Lợi nhuận 2138 2158 3527 20 100.94 1369 163.44
(Nguồn: Phòng kế toán và Ngân quỹ)
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 22
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
 Qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (bảng 2.4) tổng thu nhập trong năm
2011 là 61655 triệu đồng tăng 8065 triệu đồng tương ứng 15.05% so với năm 2010.
Trong đó:
- Thu từ hoạt động tín dụng năm 2011 đạt 58464 triệu đồng tăng 6504 triệu tương ứng
12,52% so với năm 2010.
- Thu từ Dịch vụ thanh toán năm 2011 đạt 2351 triệu đồng tăng 1227 triệu tương ứng
109,16% so với năm 2010.?
- Thu khác năm 2011 đạt 840 triệu đồng tăng 334 triệu đồng tương ứng 66.01% so với
năm 2010.
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
 Tổng thu nhập năm 2011 tăng mạnh so với 2010, trong đó thu Hoạt động tín dụng vẫn
là nguồn thu chính yếu tạo nên tổng thu cho Chi nhánh, bên cạnh đó nguồn thu từ Dịch vụ
thanh toàn năm 2011 tăng lên mạnh mẽ là do trong thời gian qua NHNo&PTNT Việt

Nam đã tích cực áp dụng công nghệ một cách phổ quát xuống các Chi nhánh, liên kết với
nhiều ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển
mạnh. Riêng về phần Chi nhánh Ông ích Khiêm trong thời gian qua đã không ngừng tăng
cường liên kết, mở rộng khoản mục nghiệp vụ, thị phần cũng như nâng cao chất lượng
phục vụ nhu cầu khách hàng với mức cao nhất. Đến nay, đã đạt được kết quả rất khả
quan.
 Tổng chi phí năm 2011 là 58128 triệu đồng tăng 6696 triệu đồng tương ứng 13,02%.
Trong đó chi phí cho từng đối tượng trong năm 2011 như sau:
- Chi phí cho Hoạt động tín dụng là 54592 triệu đồng tăng 6081 triệu đồng tương ứng
12,54% so với năm 2010.
- Chi phí cho Dịch vụ thanh toán là 914 triệu đồng tăng 166 triệu đồng tương ứng
22,19% so với năm 2010.
- Chi phí khác là 2622 triệu đồng tăng 449 triệu đồng tương ứng 20,66% so với năm
2010.
 Tổng chi phí hoạt động tăng là do trong năm 2011 Chi nhánh tiếp tục mở rộng thị
phần cho vay, đẩy mạnh công tác thẩm định,đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động thanh
toán. Chi phí cho hoạt động knh doanh chủ đạo là Hoạt động tín dụng vẫn chiếm phần lớn
tổng chi phí hoạt động của Chi nhánh.
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh tại NHNo &
PTNT(Agribank) chi nhánh Ông Ích Khiêm – Đà Nẵng từ năm 2009 – 2011.
2.3.1 Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh tại NHNo & PTNT
(Agribank) chi nhánh Ông ích Khiêm – Đà nẵng từ năm 2009 – 2011.
BẢNG 2.5: DƯ NỢ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA CHI NHÁNH TỪ NĂM
2009 – 2011.( ĐVT: Triệu đồng).
Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu số tiền số tiền số tiền Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ

trọng
(%)
1. Dư nợ bình quân 74270 85167 104296 10897 114.67 19129 122.46
SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 24
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Doanh nghiệp 48269 51812 52186 3543 107.34 374 100.72
Hộ kinh doanh 17263 21735 32805 4472 125.91 11070 150.93
Tiêu dùng 8738 11620 19305 2882 132.98 7685 166.14
2. Nợ xấu bình quân 742 928 1261.2 186 125.07 333.2 135.91
Doanh nghiệp 517.9 640.68 784.45 122.78 123.71 143.77 122.44
Hộ kinh doanh 154.25 213.54 358.09 59.29 138.44 144.55 167.69
Tiêu dùng 69.85 73.78 118.66 3.93 105.63 44.88 160.83
3. Tỷ lệ nợ xấu 1.00 1.09 1.21 0.09 0.12
Doanh nghiệp 1.07 1.24 1.50 0.17 0.26
Hộ kinh doanh 0.89 0.98 1.09 0.09 0.11
Tiêu dùng 0.80 0.63 0.61 -0.17 -0.02
(Nguồn: Phòng tín dụng)
 Qua bảng 2.5 ta thấy trong dư nợ bình quân cả năm 2011 là 104296 triệu đồng tăng
19129 triệu đồng tương ứng 22,46%, trong đó dư nợ đối với Doanh nghiệp là 52186 triệu
đồng tăng 374 triệu đồng tương ứng 0,72%, dư nợ Hộ kinh doanh là 32805 triệu đồng
tăng 11070 triệu đồng tương ứng 50,93%, dư nợ Tiệu dùng là 19305 triệu đồng tăng 7685
triệu đồng tương ứng 66,14%. Nợ xấu bình quân đối với Doanh nghiệp năm 2011 ở mức
784,45 triệu đồng tăng 143,77 triệu đồng tương ứng 22,44 %, Hộ kinh doanh là 358,09
triệu đồng tăng 144,55 triệu đồng tương ứng 67,69%, Tiêu dùng ở mức 118,66 triệu đồng
tăng 44.88 triệu đồng tương ứng 60,83%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 ở mức 0,12% trong đó,
tỷ lệ nợ xấu đối với Doanh nghiệp là 0,26%, Hộ kinh doanh là 0,11% và Tiêu dùng giảm
xuống ở mức -0,02%. Trong năm qua tình hình nền kinh tế có nhiều biến động, công
thêm các thông tư, văn bản của Ngân Hàng Trung Ương liên tục tăng lãi suất cho vay đối
với Doanh nghiệp, các Doanh nghiệp lâm vào tình trạng đọng hàng hóa, nhiều doanh
nghiệp phải đóng cửa, ngừng hoạt động tạm thời đó chính là lý do vì sao khoản mục dư

SVTH: LÊ ANH HỌC TRANG 25

×