Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chấp nhận ''''lùi 1 bước tiến 3 bước'''' khi công việc trở ngại ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.98 KB, 3 trang )

Chấp nhận 'lùi 1 bước tiến 3 bước' khi công việc
trở ngại
Cứ tưởng tượng mình đang leo lên một ngọn núi cao, nhưng chỉ
mới được 2/3 chặng đường, bạn đã thấy quá nhiều chướng ngại
vật. Lúc này, hoặc là bạn bỏ cuộc, hoặc leo xuống vị trí thấp hơn
để tìm đường khác lên đỉnh núi.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, việc bạn phải xuống một vị trí thấp
hơn là điều hết sức bình thường. Nhiều người đã không chấp nhận
thực tế này vì coi đó là dấu hiệu thụt lùi trong sự nghiệp. Tuy nhiên,
đôi khi bạn cần phải biết "lùi một bước tiến ba bước", chấp nhận làm
việc ở vị trí thấp hơn vì con đường phát triển sự nghiệp lâu dài.
Sau đây là một số lý do bạn nên cân nhắc để có thể chấp nhận bước
lùi:
- Muốn đổi nghề
Thay đổi nghề nghiệp là lý do hoàn toàn phù hợp để bạn chấp nhận
làm việc ở vị trí thấp hơn trước. Tất nhiên, chuyển nghề không đồng
nghĩa với việc bạn bắt đầu gây dựng sự nghiệp từ con số không mà
vẫn tận dụng những kỹ năng, kiến thức liên quan vào công việc mới
để giúp bạn giải quyết công việc dễ dàng.
Bạn nên biết rằng, chuyển sang một nghề mới đòi hỏi phải có từng
giai đoạn, đi từ thấp lên cao, không thể một lúc lên vị trí quản lý ngay
được. Sự tiến triển từng bước ấy sẽ giúp cho bạn có kỹ năng và kiến
thức vững vàng hơn ở lĩnh vực mới, làm bàn đạp cho bạn phát triển
về sau.
Bởi vậy, một khi xác định đổi nghề, đừng ngại chuyện phải làm việc
ở vị trí thấp hơn so với công việc cũ bởi nếu bạn biết lùi đúng lúc, cơ
hội sẽ đến với bạn nhiều hơn.
- Tìm cơ hội thăng tiến
Cứ tưởng tượng mình đang leo lên một ngọn núi cao, nhưng chỉ mới
được 2/3 chặng đường, bạn đã thấy quá nhiều chướng ngại vật. Lúc
này, hoặc là bạn bỏ cuộc, hoặc leo xuống vị trí thấp hơn để tìm


đường khác lên đỉnh núi. Trong công việc cũng vậy, đôi khi, đảm
nhận vị trí thấp hơn lại là một sự lựa chọn khôn ngoan nếu bạn có
niềm tin vào thành công và sự lựa chọn của bản thân là cần thiết để
thăng tiến trong sự nghiệp.
- Muốn có kinh nghiệm đa dạng
Bạn muốn mình năng động, có kiến thức ở nhiều lĩnh vực thì làm
việc ở vị trí thấp hơn trong một phòng ban khác cũng có thể giúp bạn
có thêm nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, các cụ xưa vẫn nói "nhất nghệ
tinh, nhất thân vinh", sự phong phú về kỹ năng, kiến thức là tốt
nhưng đừng ham mê qua nhiều thứ bởi như thế sẽ chẳng có cái nào
bạn thực sự giỏi giang cả. Trước khi quyết định "hạ bậc" bản thân
trong công việc, bạn nên cân nhắc đến khả năng thành công, sự phù
hợp và những tác động không mong muốn sẽ xảy ra khi bạn sang vị
trí mới.
- Do hoàn cảnh đưa đẩy
Đây là điều không ai mong muốn xảy ra bởi đây là tình huống bạn bị
đẩy xuống vị trí thấp hơn do lỗi của chính mình. Có thể bạn đã không
hoàn thành tốt công việc ở vị trí bạn đã đảm nhận, những sai lầm
bạn gây ra khiến sếp không thể tin tưởng giữ bạn ở vị trí này thêm
nữa Tuy nhiên, bạn cũng không có gì phải xấu hổ về việc này
nhưng nên rút kinh nghiệm cho bản thân để đừng rơi vào hoàn cảnh
ấy nữa.
Dù phải xuống vị trí thấp hơn vì bất kỳ lý do gì đi chăng nữa, bạn
cũng nên giữ thái độ đúng mực, không nên tỏ ra kẻ cả, xem thường
các đồng nghiệp trẻ. Thái độ ấy sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến kế
hoạch và con đường sự nghiệp của bạn. Bạn nên tập trung hoàn
thành tốt công việc ở vị trí mới và luôn nhắc mình rằng, công việc
này là bước quan trọng trong chiến lược phát triển sự nghiệp dài hạn
của bạn.


×