Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ứng xử khi tuột mất cơ hội thăng tiến potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.48 KB, 3 trang )

Ứng xử khi tuột mất cơ hội thăng tiến
Sau một thời gian gắn bó hết mình với công ty, được sếp đánh
giá cao qua những cống hiến và thành quả thực sự, bạn gần
như nắm chắc cơ hội được thăng tiến. Thế nhưng, đợt thăng
chức cho nhân viên "đến hẹn lại lên" lần này không có tên bạn.
Ngỡ ngàng nhận ra mình chẳng được gì sau một thời gian dài cống
hiến, bạn thực sự chán chường, thất vọng. Nhất là khi cơ hội lẽ ra
thuộc về bạn nay lại dành cho một đồng nghiệp khác mà nếu so với
bạn thì chẳng có gì xuất sắc hơn, thậm chí còn kém hơn một chút.
Với tình huống này, nhiều nhân viên quá thất vọng, đùng đùng vào
nói chuyện với sếp để làm cho "ra nhẽ". Thế nhưng, đó không phải là
một ứng xử khéo léo.
Sau đây là 3 bước giúp bạn có lối ứng xử phù hợp khi cơ hội thăng
tiến tuột khỏi tầm tay một cách bất ngờ:
- Giữ bình tĩnh
Cho dù cảm thấy như bị một gáo nước lạnh dội vào mặt khi bao
nhiêu công sức bấy lâu này chỉ như dã tràng xe cát, bạn cũng đừng
tỏ thái độ giận dữ, bỏ về giữa chừng. Hãy chân thành chúc mừng
đồng nghiệp được đề bạt lên vị trí bạn mơ ước đó, dù người đó theo
đánh giá của bạn là hết sức bình thường.
Nếu thấy khó khăn để lấy lại tinh thần sau cú sốc, bạn nên hít thở
thật sâu hoặc xin phép ra ngoài một lát rồi quay lại. Khi đồng nghiệp
đã được lựa chọn, bạn đừng nên tỏ vẻ ấm ức hay gây khó dễ cho họ
mà nên nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ người đó hoàn thành tốt công
việc.
Tất nhiên, đây là lối hành xử cao thượng và không dễ dàng gì thực
hiện được. Tuy nhiên, hành động này sẽ tạo được uy tín cho bạn, thể
hiện tính chuyên nghiệp và chứng tỏ bạn có phẩm chất của một
người "quân tử". Có thể, sếp cũng đang ngầm quan sát bạn và sẽ
dành cơ hội cho bạn trong lần xét duyệt sắp tới.
- Tìm hiểu nguyên do


Khi mọi việc đã bình thường trở lại, bạn nên tìm hiểu lý do tại sao cơ
hội lại bỏ qua bạn như thế. Ngấm ngầm tìm hiểu hay thăm dò ý kiến
của các đồng nghiệp khác cũng có lợi, tuy nhiên, tốt hơn cả là bạn
nên chọn thời điểm thích hợp để ngồi lại với sếp. Nhân lúc sếp rảnh
rỗi và vui vẻ, bạn nên khéo léo gợi chuyện và hỏi sếp vì sao cơ hội
đó không dành cho bạn. Bạn cũng nên cởi mở, chân thành để được
nghe ý kiến thẳng thắn từ sếp.
Qua những lời sếp nói, bạn có thể nhìn lại ưu khuyết điểm của mình,
để biết mình nên phát huy điểm nào và khắc phục hạn chế gì. Có thể,
bạn có chuyên môn tốt nhưng năng lực quản lý lại chưa vững vàng
Vì thế, những góp ý của sếp sẽ là lời giải đáp, giúp bạn tháo gỡ mọi
rào cản của mình.
Nhờ kinh nghiệm rút ra từ những cập rập ban đầu mà khi Cowan tiến
tới mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài, tôi chuẩn bị mọi việc
đâu ra đó, điều hành công việc trơn tru hơn.

Cũng như bao doanh nhân khác, tôi cũng mắc sai lầm trong quá trình
khởi nghiệp lẫn kinh doanh. Để thành công, tôi luôn bám sát nguyên
tắc làm thế nào để hoàn thành công việc tốt nhất. Nếu đã cố gắng
hết sức mà vẫn không tránh khỏi sai lầm, thì âu đó cũng là kinh
nghiệm giúp mình trưởng thành hơn.
Nói một cách đơn giản là khi tôi cố gắng làm cho thương hiệu của
khách hàng tốt hơn hiện tại, tất nhiên khách hàng cũng chẳng phụ
lòng tôi. Quan trọng hơn cả là phải yêu thích công việc mình làm.
Hơn 25 năm trên thương trường, tôi vẫn trung thành với triết lý này!

×