Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nhìn chung về quyền sở hữu trí tuệ và hình thứ bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.5 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬT BẢN QUYỀN
ĐỀ BÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC
TIỄN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG
LUẬT BẢN QUYỀN

1


2


MỤC LỤC:
A. Mở đầu……………………………………………………..4
B. Nội dung……………………………………………………5

I. Trách nhiệm pháp lí trong Luật Bản quyền............................................. 5
1. Trách nhiệm pháp lí là gì?................................................................. 5
2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lí..................................................... 5
3. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí:.......................................................6
4. Phân loại trách nhiệm pháp lí............................................................ 6
5. Năng lực trách nhiệm pháp lí:........................................................... 8
6. Truy cứu trách nhiệm pháp lí.............................................................9
II. Những vấn đề pháp lí và thực tiễn........................................................11
1. Nhìn chung về quyền sở hữu trí tuệ và hình thứ bảo vệ................. 14
2. Thực trạng hiện nay........................................................................15

C. Kết luận……………………………………………………16
Nguồn tham khảo……………………………………………………….17


3


A. MỞ ĐẦU
Trong sách báo cũng như thực tiễn chính trị, pháp lý, thuật ngữ "Trách
nhiệm" thường được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, trách nhiệm là nghĩa
vụ, bổn phận của một người trước người khác, trước xã hội hoặc Nhà
nước. Ví dụ, trách nhiệm của cơng dân trong việc bảo vệ môi trường sống;
trách nhiệm của bố mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái v.v... Thứ
hai, trách nhiệm là hậu quả bất lợi mà một người phải gánh chịu trước
người khác, trước xã hội hoặc Nhà nước do đã có hành vi vi phạm nghĩa
vụ, bổn phận nào đó.
Khi Việt Nam gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do, nhất là những
Hiệp định tự do thế hệ mới, thì cam kết về quyền Sở hữu trí tuệ là vấn đề
đặt lên hàng đầu. Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của các
nước phát triển là việc xác định Sở hữu trí tuệ của các sáng chế, phát
minh. Chỉ những quốc gia nào bảo vệ được quyền Sở hữu trí tuệ thì nền
kinh tế mới phát triển ổn định, vững mạnh.
Hiện nay, 95% các vụ việc xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ được xử lý
bằng biện pháp vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng,
cần giảm biện pháp xử phạt bằng hành chính, chuyển sang biện pháp tư
pháp để phù hợp với xu thế tồn cầu. Do đó, cần phải có những quy định
cụ thể về mặt pháp lí để bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ.

4


B. NỘI DUNG

I. Trách nhiệm pháp lí trong Luật Bản quyền


1. Trách nhiệm pháp lí là gì?
Trách nhiệm pháp lý có thể được lý giải theo nhiều cách khác nhau.
Trách nhiệm pháp lý là những nghĩa vụ pháp lý mà chủ thể phải thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật. Nó cũng có thể là việc chủ thể phải
thực hiện 1 mệnh lệnh cụ thể nào đó từ cơ quan có thẩm quyền. Chúng ta
cũng có thể hiểu trách nhiệm pháp lý là việc chủ thể phải chấp hành các
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do trước đó họ đã vi phạm pháp luật
hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác.
2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lí
- Trách nhiệm pháp lý là 1 loại trách nhiệm do luật pháp quy định. Đây
chính là khác biệt lớn nhất giữa loại trách nhiệm đặc biệt này với các loại
trách nhiệm xã hội khác như: trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chính trị,
trách nhiệm tơn giáo…
- Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chếđược Nhà
nước Việt Nam quy định rõ ràng trong phần chế tài của các quy phạm
pháp luật. Đây cũng được coi là 1 điểm khác biệt lớn giữa trách nhiệm
pháp lý và các biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước như: bắt buộc
chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…

5


- Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể, nó
thể hiện rõ qua việc chủ thể phải chịu những thiệt hại nhất định về tài sản,
về tự do… theo đúng như quy định của Nhà nước khi họ vi phạm pháp
luật
- Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có chủ thể vi phạm pháp luật hoặc
có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác.
Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định. Đây là

điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm
xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tơn giáo, trách nhiệm
chính trị…Trách nhiệm pháp lý ln gắn liền với các biện pháp cưỡng chế
nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật.
Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng
chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt
bằng…Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể
phải gánh chịu thể hiện qua việc chủ thể phải chịu những sự thiệt hại nhất
định về tài sản, về nhân thân, về tự do… mà phần chế tài của các quy
phạm pháp luật đã quy định.Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm
pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp
luật quy định.

3. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí:
- Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi
vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự,
trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật trước
pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tơn trọng, chấp
hành đúng theo quy định pháp luật.
Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý , mọi người dân
có lịng tin và tin tưởng pháp luật.

4. Phân loại trách nhiệm pháp lí
Trách nhiệm pháp lí bao gồm 5 loại sau:
- Trách nhiệm hình sự:

6



+ Loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với người
phạm tội.
+ Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm:
nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình
sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự
(hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
+ Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo khơng
giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Ngồi các hình phạt trên
cịn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm
nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư
trú; quản chế; tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân,
tịch thu tài sẵn; phạt tiền khi khơng áp dụng là hình phạt chính
+ Các hình thức xử lí: Phạt chính, phạt bổ sung, các biện pháp khắc
phục

- Trách nhiệm dân sự:
+ Loại trách nhiệm pháp lí do tồ án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức
có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc
xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bổi
thường thiệt hại, phạt vi phạm
+ Các hình thức xử lí: Bồi thường thiệt hại, các biện pháp khắc phục

- Trách nhiệm hành chính :
+ Là trách nhiệm của 1 cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tạo ra 1 vi phạm
hành chính và phải gánh chịu biện pháp cưỡng chế hành chính. Loại hình
cưỡng chế sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm của cá nhân/tổ chức
ấy. Biện pháp cưỡng chế sẽ do 1 cơ quan có thẩm quyền quyết định.
+ Các hình thức xử lí: Cảnh cáo, phạt tiền
- Trách nhiệm hiến pháp
là trách nhiệm mà 1 chủ thể phải gánh chịu khi họ vi phạm hiến pháp, chế

tài đi kèm trách nhiệm này. Trách nhiệm hiến pháp vừa là trách nhiệm
pháp lý đồng thời cũng là trách nhiệm chính trị. Chủ thể phải chịu trách
nhiệm hiến pháp thường là các cơ quan Nhà nước hoặc những quan chức
cấp cao làm việc cho Nhà nước.
- Trách nhiệm pháp lí kỉ luật

7


+ Là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với
cán bộ, công chức, viên chức, cơng nhân của cơ quan, tổ chức mình khi
họ vi phạm kỉ luật lao động (Trách nhiệm hình sự, Trách nhiệm dân sự,
Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm kỉ luật).
+ Các hình thức xử lí: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch,
cắt chức, buộc thôi việc
Như vậy đối với mỗi loại hành vi vi phạm khác nhau tùy thuộc vào hành
vi đó là gì, hậu quả do hành vi đó gây ra là như thế nào sẽ là cơ sở để xem
xét người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm
dân sự hay là trách nhiệm hành chính, xử lý kỷ luật theo quy định.
Các loại trách nhiệm pháp lý này đều do đều do các chủ thể có thẩm
quyền áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật
để nhằm mục đích giáo dục, trừng trị những người có hành vi vi phạm
pháp luật đồng thời giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật đối với những cá
nhân, những tổ chức khác từ đó sẽ hạn chế được những hành vi vi phạm
pháp luật.

5. Năng lực trách nhiệm pháp lí:
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh
chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở
chế tài quy phạm pháp luật.

8


Có thể hiểu Trách nhiệm pháp lí: là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà
nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong
đó nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất
trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vị
phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất,
tinh thần do hành vi của mình gây ra.
Đối với tổ chức, năng lực trách nhiệm pháp lí xuất hiện từ khi có quyết
định thành lập tổ chức và chấm dứt khi tổ chức đó giải thể. Đối với cá
nhân, năng lực trách nhiệm pháp lí được pháp luật của Nhà nước ta quy
định như sau: người từ đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành chính về mọi vì š phạm
hành chính; người từ đủ mười bốn tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, phải chịu trách nhiệm hành
chính do cố ý thực hiện vi phạm hành chính. Ngồi điều kiện về độ tuổi,
người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí phải là người có trạng thái
thần kinh bình thường, khơng mắc bệnh tâm thần hay căn bệnh khác mà
không điều chỉnh được hành vi của mình.
Trách nhiệm pháp lý cịn là việc cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện
nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ hành vi gây
ra cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, hành chính và bồi
thường dân sự.
Ví dụ: Thiết kế của sinh viên A đạo nhái tác phẩm của tác giả khác khi
quy chế thực hiện đồ án không cho phép nên bị giảng viên và khoa lập
biên bản vi phạm và ra quyết định đình chỉ đồ án, như vậy có nghĩa là
sinh viên A đã phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
6. Truy cứu trách nhiệm pháp lí
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước

do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm
cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi
phạm pháp luật.
Ví dụ: Khi cảnh sát giao thơng ra Quyết định xử phạt người vi phạm pháp
luật giao thơng có nghĩa là cảnh sát đã truy cứu trách nhiệm pháp lý đối
với người vi phạm đó.
– Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà
nước.
9


Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:
+ Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước,
nhà chức trách có thẩm quyền hoặc chủ thể được pháp luật trao quyền
tiến hành theo quy định của pháp luật và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được
truy cứu trách nhiệm pháp lý trong một phạm vi nhất định theo quy định
của pháp luật. Chủ thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý là chủ thể vi phạm
pháp luật.
+ Truy cứu trách nhiệm pháp lý là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà
nước. Thơng qua hoạt động này, ý chí của nhà nước thể hiện qua việc quy
định các biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng đối với chủ thể vi
phạm pháp luật sẽ trở thành hiện thực trong thực tế.
+ Nội dung các quyết định được ban hành trong quá trình truy cứu
trách nhiệm pháp lý ln thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể tiến hành
truy cứu trách nhiệm pháp lý trên cơ sở nhận thức và niềm tin nội tâm của
họ về bản chất của vụ việc và các quy định của pháp luật mà không phụ
thuộc vào ý chí của chủ thể vi phạm pháp luật. Các quyết định này có ý
nghĩa bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể vi phạm pháp luật và các chủ
thể khác có liên quan.
– Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc cá biệt hoá các biện pháp

cưỡng chế nhà nước
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc cá biệt hoá các biện pháp cưỡng chế
nhà nước được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp
luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật, tức là áp dụng một biện pháp
cưỡng chế nhà nước cụ thể được quy định trong phần chế tài của quy
phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật tuỳ theo mức độ vi
phạm của họ.
– Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động có trình tự, thủ tục chặt
chẽ
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức
chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm tính nghiêm minh của
pháp luật và tính đúng đắn, chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm
pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh
hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm.
– Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động đòi hỏi phải sáng tạo.

10


Bởi vì: các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong thục tế rất đa dạng và
phức tạp, trong khi đó pháp luật thường chỉ dự liệu nhũng tình tiết có tính
chất phổ biến, điển hình mà khơng mơ tả tỉ mỉ từng tình tiết của vụ việc.
Do vậy, khi truy cứu trách nhiệm pháp lý, các cơ quan nhà nước, nhà
chức trách có thẩm quyền phải thu thập và xử lí thơng tin một cách đầy
đủ, chính xác, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng nhằm xác định sự
thật khách quan của vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp
luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng chủ
thể, đúng tính chất, mức độ vi phạm.
II. Những vấn đề pháp lí và thực tiễn
1. Nhìn chung về quyền sở hữu trí tuệ và hình thức bảo vệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ,
bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tùy vào loại tài sản
trí tuệ mà quyền sở hữu trí tuệ đối với loại tài sản đó cũng khác nhau
nhưng dù là quyền sở hữu trí tuệ với đối tượng nào cũng được pháp luật
bảo hộ. Quyền sở hữu trí tuệ thường có giá trị lớn nên trong thực tế xảy ra
nhiều trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy ngồi việc quy
định cụ thể các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí
tuệ cũng dành riêng một phần quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các
đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ
nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
khơng chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra
trên thực tế mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm
dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Để các chủ thể linh hoạt trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật sở
hữu trí tuệ quy định nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu dựa
vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ, có thể chia các biện pháp bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ thành hai loại:
– Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: đây chính là
các biện pháp được quy định trong quyền tự bảo vệ tại Điều 198 Luật sở
hữu trí tuệ. Khi thực hiện quyền tự bảo vệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có
quyền áp dụng nhiều một hoặc kết hợp các biện pháp tự bảo vệ sau:

11


+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm

quyền sở hữu trí tuệ;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường
thiệt hại;
+ u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ;
+Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
– Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện,
gồm biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện
pháp kiểm sốt hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí
tuệ. Các biện pháp này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng
khi có (hoặc nghi ngờ có) hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra
trên thực tế, trong đó :
+ Biện pháp hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý hành
chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại do hành vi xâm
phạm hoặc phát hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hành chính hiện nay
quy định trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Nghị định
131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả,
quyền liên quan. Khi xử lý hành chính, tùy vào hành vi xâm phạm mà cơ
quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền và áp dụng các hình
thức xử phạt bổ sung, khắc phục.
+ Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm
phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành

chính hoặc biện pháp hình sự.
+ Biện pháp hình sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ được quy định là tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự. Các
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là tội phạm khi có đủ
các yếu tố cấu thành một trong các tội quy định trong Bộ luật hình sự sau:
Tội sản xuất, bn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng
giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều
157) ; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn ni, phân
bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều
158); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162) ; Tội vi phạm quy định về cấp
văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170) ; Tội xâm phạm
12


quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) ; Tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp (Điều 171) ; Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát
hành sách, báo, đĩa âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác
(Điều 271).
+ Biện pháp kiểm sốt hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến
sở hữu trí tuệ là việc cơ quan có thẩm quyền tạm dừng làm thủ tục hải
quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc
kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ.
Như vậy, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tùy từng trường hợp mà chủ thể
quyền có thể tự bảo vệ hoặc thơng qua hoạt động của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Ví dụ: Vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ kéo dài 12 năm đối với 4 hình

tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong truyện tranh
Thần đồng đất Việt.


Theo khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hành vi “sử dụng tác
phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền
nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật”
là hành vi vi phạm quyền tác giả.
Ngoài ra, theo quy định về quyền nhân thân tại khoản 2 Điều 19 của luật
này, thì tác giả có quyền “đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

13


được nêu tên thật hoặc bút danh khác khi tác phẩm được công bố, sử
dụng”.
Như vậy, trong trường hợp sử dụng tác phẩm mà không công bố tên tác
giả hoặc thay tên tác giả bằng tên người khác, là hành vi vi phạm quyền
nhân thân của tác giả.
Căn cứ khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tự
bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, với tư cách là chủ thể
quyền, tác giả có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ của mình: áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin
lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại; u cầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy
định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các quy định khác của pháp luật có
liên quan; khởi kiện ra tịa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình.
Ví dụ: Vụ tranh chấp nhãn hiệu mì Hảo Hảo và mì Hảo Hạng

Ngày 26/1/2015, Acecook phát hiện sản phẩm Hảo Hạng của Asia Foods

có kiểu dáng thiết kế bao bì gây nhầm lẫn với mì Hảo Hảo. Cụ thể, kiểu
chữ, hình tơ mì, sợi mì tơm, màu sắc chủ đạo của bao bì tạo nên một tổng
thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hảo Hảo đã được bảo hộ và Cục
Sở hữu trí tuệ cơng nhận.
Cho rằng thiết kế mới đây của mì Hảo Hạng giống hệt với bao bì mì Hảo
Hảo của mình, Acecook Việt Nam quyết định kiện ra tòa, yêu cầu bốn
vấn đề: xác định hành vi vi phạm của Asia Foods, buộc chấm dứt vi phạm,

14


Asia Foods đăng báo xin lỗi công khai trong ba kỳ, bồi thường thiệt hại
gần 700 triệu đồng cho Acecook.
Đầu tháng 2, Acecook Việt Nam gửi công văn khuyến cáo Asia Foods về
hành vi sản xuất kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu. Sau đó, 2 bên
nhiều lần làm việc với nhau nhưng không đạt được thống nhất.
Tại phiên tịa sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Dương đã tun mì Hảo Hạng
của Asia Foods có hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với mì Hảo
Hảo của Acecook. Do đó Asia Foods phải chấm dứt vi phạm, đăng báo
xin lỗi cơng khai ba kỳ liên tiếp. Tịa cũng tuyên Asia Foods bồi thường
80 triệu đồng chi phí luật sư cho Acecook.

2. Thực trạng hiện nay

Hành lang pháp lý của Việt Nam, bao gồm Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật
Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn liên
quan khác, đều đã có những quy định tương đối đầy đủ để xử lý các hành
vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định trách nhiệm hình sự đối với hành
vi cố ý sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình và hành vi phân phối

đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi
hình mà khơng được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
Ngồi ra, Bộ Luật Hình sự cũng đã quy định trách nhiệm của pháp nhân
khi thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Những hành vi xâm phạm khác chủ yếu bị xử lý dưới hình thức phạt tiền,
buộc dỡ bỏ bản sao hoặc tiêu hủy tang vật, theo quy định tại Nghị định số
131/2013/NĐ-CP.
Tuy nhiên vẫn còn một số điểm mà luật pháp về quyền tác giả và quyền
liên quan còn chưa đủ rõ và phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của tịa
án.
Thí dụ thứ nhất, định nghĩa “Bản sao của tác phẩm là bản sao chép trực
tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm bằng bất kỳ phương
tiện hay hình thức nào” là chưa đủ rõ. Cụ thể, nếu chỉ sao chép một phần
khơng quan trọng của tác phẩm thì có thể khơng bị coi là sao chép.
Ngược lại, nếu sao chép một phần nhỏ hơn nhưng là phần đặc sắc nhất
của tác phẩm thì nên bị coi là hành vi sao chép. Tuy nhiên, có thể thấy

15


theo định nghĩa trên thì luật pháp chỉ quy định về “lượng” của hành vi sao
chép chứ chưa có quy định về “chất” của hành vi này.
Thí dụ thứ hai, luật pháp chưa bắt kịp với các công nghệ sao chép lậu tinh
vi trên môi trường internet. Cụ thể, chưa quy định rõ hành vi một trang
web “nhúng” (embed) đường link dẫn đến một bộ phim bị sao chép lậu
nhưng được lưu tại một trang web khác có phải là hành vi xâm phạm
quyền tác giả đối với bộ phim đó hay khơng. Lợi dụng điểm này, rất
nhiều các trang web xem phim lậu ở Việt Nam thường chỉ “nhúng”
đường link vào trang web của mình để người dùng xem, trong khi bộ
phim thực chất được lưu tại máy chủ của một bên thứ ba ở nước ngoài.

Về vấn đề sửa đổi luật, khơng cần thiết phải tăng mức hình phạt nhưng
phải quy định rõ hơn các khái niệm pháp lý như nêu trên. Đối với các quy
định trong Bộ luật Hình sự 2015, cần làm rõ các tiêu chí định tội như
“quy mơ thương mại”, quy trình thu thập chứng cứ đối với các tiêu chí
như “giá trị hàng hóa vi phạm” để dễ dàng xác định tội danh cho hành vi
xâm phạm quyền tác giả.
Để nâng cao ý thức này cần phải cải thiện khung pháp lý về quyền tác giả,
quyền liên quan cũng như cải thiện tình trạng thực thi pháp luật trong lĩnh
vực quyền tác giả, quyền liên quan. Cụ thể, cần nâng cao hiểu biết
chuyên mơn của các cơ quan có thẩm quyền như tịa án, thanh tra, công
an để việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên
quan dần đi vào đời sống.

C. KẾT LUẬN
Trách nhiệm pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giúp các chủ thể quyền
sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức hợp pháp để bảo vệ các đối tượng
sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm. Trách nhiệm pháp lí
khơng những ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà
cịn giải quyết vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và xử lý vấn đề bồi
thường thiệt hại. Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa
chọn để áp dụng trong những trường hợp nhất định.
Trách nhiệm pháp lí trong Luật bản quyền đã và đang được Nhà nước
hoàn thiện hơn nhằm bảo vệ cho những chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ càng được bảo vệ một cách an tồn sẽ góp phần xây
dựng một lối soosg văn hóa, văn minh hơn đồng thời góp phần cho đất
nước phát triển hơn.

16



Nguồn tham khảo:
/> /> />Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - NXB Hồng Đức- Hội Luật gia Việt
Nam

17



×