Tải bản đầy đủ (.doc) (192 trang)

Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.12 KB, 192 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng trở nên một nhu cầu
tất yếu và cần thiết của Việt Nam. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) năm 1995, ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt
Nam- Hoa Kỳ (BTA) năm 2000, ký kết và phê chuẩn các Hiệp định thương
mại đầu tư với nhiều quốc gia là một số ví dụ điển hình về các hoạt động hội
nhập tích cực của Việt Nam. Gần đây nhất là việc Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trở thành thành
viên của tổ chức này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tham gia tất cả các
hiệp định đa biên của WTO, trong đó có Hiệp định về các khía cạnh liên quan
tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là Hiệp định TRIPS).
Quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được bàn tới trong chương trình nghị
sự của Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) tại Vòng đàm
phán về hàng giả ở Tokyo năm 1978. Tuy nhiên phải đến Vòng đàm phán
Urugoay của GATT (1986-1994), quyền sở hữu trí tuệ mới thực sự trở thành
đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của GATT và với việc thông qua Hiệp
định TRIPS, quyền sở hữu trí tuệ trở thành đối tượng điều chỉnh của WTO.
Tại các nước phát triển, nơi có nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử và
khoa học công nghệ ở trình độ cao, vai trò của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
được nhìn nhận và đánh giá đúng giá trị đích thực của nó. Tuy nhiên, tại các
nước đang phát triển và đặc biệt là chậm phát triển thì quyền sở hữu trí tuệ
đang bị vi phạm nghiêm trọng. Các sản phẩm sao chép, bắt chước được bán
với giá thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm hợp pháp. Kết quả là nhà sản
xuất chân chính không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp
tục tồn tại, tiếp tục nghiên cứu và tiếp tục sáng tạo.
Việt Nam không nằm ngoài hiện tượng trên. Là một nước đang phát
triển, đang trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam đang phải đối mặt với nạn
hàng giả, hàng nhái tràn lan. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa
nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và còn
cho rằng đó là việc của Nhà nước. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vẫn hàng


ngày vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và không ít doanh nghiệp chưa biết làm thế
nào để bảo vệ quyền lợi bị vi phạm. Đây thực sự là một khó khăn cho Việt
Nam khi phải thực hiện các cam kết đối với WTO về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ. Trong khi đó, WTO yêu cầu các Thành viên của mình phải xây dựng một
hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại
quốc tế phát triển.
Thế nào là một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu ? Việt
Nam đã có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như vậy hay chưa? Nếu chưa
có thì cần phải xây dựng hệ thống này như thế nào? Nếu đã có thì nó đã phù
hợp với yêu cầu của WTO hay chưa? Để trả lời tất cả những câu hỏi này, cần
phải có sự nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và cụ thể.
Đó là lý do để em chọn Luận án về vấn đề «Xây dựng hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía
cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS)»
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đã và đang thu hút sự chú ý, sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà khoa
học Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề về hệ thống bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ lại là một vấn đề rất mới. Vấn đề xây dựng hệ thống bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO lại còn mới hơn, không chỉ đối
với Việt Nam mà đối với nhiều nước.
2.1. Ở nước ngoài
Ở nước ngoài, đã có nhiều công trình nghiên cứu các quy định của
WTO về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như những báo cáo về hệ thống
pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Đáng chú ý nhất là
những công trình sau:
- Jorge A. Z. Bermudez và Maria Auxiliadora Oliveira, Rio de Janeiro
(2004), Sở hữu trí tuệ trong bối cảnh WTO/TRIPS : thách thức với sức khoẻ
cộng đồng.
- Hansen, Hugh (2004), Sở hữu trí tuệ : Khó khăn về đạo đức, pháp

luật, Ohio State University.
- Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (2001), Cẩm nang sở hữu trí tuệ :
Chính sách, pháp luật và áp dụng.
- Liên minh sở hữu trí tuệ quốc tế (International Interlectual Property
Alliance- IIPA) (2005-2007), Báo cáo tình hình vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng hệ thống
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với hiệp định TRIPS.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có những công trình đáng chú ý sau :
- Trần Hồng Minh (2006), So sánh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ
của Việt Nam theo Hiệp định TRIPS- WTO, đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ.
- Đinh Thị Mai Phương (2004), Cẩm nang pháp luật về sở hữu trí tuệ
và chuyển giao công nghệ (Dùng cho doanh nghiệp, doanh nhân), Nxb Chính
trị Quốc gia.
- Nguyễn Thị Quế Anh (2005), Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật
số tháng 3.
- Đoàn Năng (2005), Thực trạng pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt nam,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 3.
- Trần Lê Hồng (2007), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa
sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học, đề án Nghiên
cứu Khoa học cấp Bộ.
Các công trình xuất bản ở nước ngoài nêu trên chỉ tập trung khai thác
khía cạnh tác động của Hiệp định TRIPS tới sức khoẻ cộng đồng và tác động
tới các nước nghèo trong việc hưởng lợi từ những phát minh khoa học trên thế
giới. Các công trình công bố ở Việt Nam phần lớn chỉ nghiên cứu pháp luật về
sở hữu trí tuệ hoặc phân tích vấn đề quyền sở hữu trí tuệ từ thực trạng điều
chỉnh của pháp luật đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đưa

ra hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam về xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với
từng đối tượng cụ thể.
Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề xây dựng hệ
thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định TRIPS.
Đây là Luận án tiến sỹ kinh tế đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề có tính lý luận về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của hiệp định TRIPS và
phân tích sự cần thiết phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; sau
khi phân tích thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam, Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với các quy định của Hiệp định
TRIPS nhằm tạo cơ sở để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết trong WTO về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong WTO.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể
Để đạt được mục đích nói trên, Luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau
đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ và hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Phân tích những nguyên tắc pháp lý cơ bản của Hiệp định TRIPS và
các yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
trên cơ sở đó nêu bật những yêu cầu có tính bắt buộc mà Việt Nam phải tuân
thủ.
- Nêu rõ sự cần thiết khách quan phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ phù hợp với hiệp định TRIPS.
- Phân tích thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
và nêu bật những bất cập, nguyên nhân cũng như thực trạng xây dựng hệ
thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, đặc biệt trong khoảng thời gian
2 năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO và phải thực thi các

cam kết theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS.
- Chỉ ra các điểm chưa tương thích giữa hệ thống bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ ở Việt Nam so với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể về xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ của Việt Nam phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS
nhằm tạo thuận lợi để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết quốc tế của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm những vấn đề liên quan
đến sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hệ
thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng nghiên cứu của Luận án còn bao
gồm những quy định của Hiệp định TRIPS, của Việt Nam về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ và xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, để
hoàn thành luận án, việc phân tích kinh nghiệm của một số nước về xây dựng
hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng là đối tượng nghiên cứu của luận
án.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung, phạm vi nghiên cứu của Luận án giới hạn ở việc
phân tích các quy định trong pháp luật Việt Nam và của Hiệp định TRIPS về
quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ.
Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một khái niệm rất rộng và phức
tạp với ý nghĩa là tập hợp các bộ phận có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong
khuôn khổ của một Luận án tiến sỹ, khi phân tích những vấn đề liên quan đến
hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nội dung của Luận án giới hạn sự phân
tích ở ba bộ phận cấu thành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đó là tập
hợp các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà nước, là tập hợp các
hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu và tập hợp các hoạt
động tạo thành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của xã hội.
- Về mặt thời gian, Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng hệ thống

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chủ yếu từ năm 1995 (năm ban hành
Bộ luật Dân sự đầu tiên của Việt Nam trong đó có các quy định về quyền sở
hữu trí tuệ) cho đến hết 6 tháng đầu năm 2008 và tầm nhìn đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của Luận án là phương pháp duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước
cũng là kim chi nam cho phương pháp luận nghiên cứu của Luận án.
Ngoài ra, để hoàn thành luận án, tác giả áp dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu cụ thể của Luận án là phương pháp nghiên cứu tổng hợp,
phân tích, thống kê, hệ thống hoá và diễn giải. Đặc biệt, phương pháp so sánh
luật học cũng được Luận án áp dụng thường xuyên nhằm nêu bật những quy
định có tính chất bắt buộc của Hiệp định TRIPS đối với các quốc gia thành
viên và những bất cập trong các quy định của Việt Nam về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ cũng như xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
6. Những điểm mới và đóng góp của luận án
- Luận án đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ và những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
theo cách hiểu của Hiệp định TRIPS.
- Lần đầu tiên Luận án đưa ra khái niệm về hệ thống bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ và các bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ.
- Luận án đã đánh giá một cách khách quan thực trạng bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ và thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể về xây dựng hệ thống
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu ở Việt Nam phù hợp với các quy định
của Hiệp định TRIPS.
7. Bố cục của luận án
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu,

nội dung của Luận ánđược phân bổ thành ba chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS.
Chương 2: Thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở
Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định TRIPS.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ PHÙ HỢP VỚI HIỆP ĐỊNH TRIPS
1.1. Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1.1.1. Sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ được cấu tạo bởi hai cụm từ là cụm từ
“sở hữu” và cụm từ “trí tuệ”. Muốn hiểu rõ khái niệm này, cần phải tìm hiểu
nghĩa cả hai cụm từ “sở hữu” và “trí tuệ”.
“Sở hữu” là khái niệm dùng để chỉ sự chiếm hữu của con người đối
với tài sản. Sự chiếm hữu như vậy xuất hiện trong quá trình con người lao
động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Trong quá trình lao động sản
xuất này, con người đã tham gia vào các mối quan hệ xã hội- quan hệ sản
xuất, đồng thời con người cũng chiếm hữu của cải vật chất để phục vụ cho
cuộc sống của mình và phục vụ cho quá trình sản xuất. Đó là quan hệ sở hữu.
Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người, trong quá trình lao động sản
xuất và chiếm hữu của cải thu được trong quá trình sản xuất đó. Quan hệ sở
hữu tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Sở hữu là “chiếm hữu, sử dụng và hưởng
thụ của cải vật chất trong xã hội” [46, tr.1077]. Của cải vật chất trong xã hội
là những giá trị hữu hình hoặc vô hình đem lại lợi ích thiết thực cho người sở
hữu. Hay nói cách khác, của cải vật chất này chính là tài sản [46, tr.1096].
Có hai loại tài sản, tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản trí tuệ là
tài sản vô hình. “Trí tuệ” là thuật ngữ chỉ “khả năng nhận thức lý tính của con

người đạt đến một trình độ nhất định” [40, tr.1280] về một sự vật hay hiện
tượng nào đó. Tài sản trí tuệ là kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động lao
động sáng tạo của con người và đem lại cho người sáng tạo những lợi ích thiết
thực. Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình. Chúng bộc lộ ra bên ngoài dưới một
hình thức khách quan nhất định nhưng bản thân chúng không phải là vật chất
mà là sản phẩm của sáng tạo. Để xác định số lượng và chất lượng của tài sản
trí tuệ, người ta không thể dùng các đại lượng đo lường thông thường như
cân, đo, đong, đếm, …mà ngược lại, người ta phải căn cứ vào chính nội dung
và phạm vi của tài sản trí tuệ được thể hiện dưới hình thức khách quan. Việc
chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ tài sản trí tuệ cũng có những đặc điểm riêng
so với việc chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ tài sản hữu hình. Các tài sản trí
tuệ không mang tính giới hạn và không bị loại trừ. Một bản nhạc, một chương
trình phần mềm máy tính sau khi được sáng tác, có thể được hàng triệu người
nghe và sử dụng dù cho họ ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Từ phân tích ở trên có thể kết luận sở hữu trí tuệ là sở hữu tri thức, sở
hữu những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Một cách dễ hiểu, sở hữu
trí tuệ là việc chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ lợi ích có được từ các sản
phẩm sáng tạo đó. Do đặc tính vô hình của tri thức, của loại tài sản trí tuệ nên
khó có thể xác định được đặc điểm vật chất của sở hữu trí tuệ.
Một người đầu tư công sức, tiền bạc để viết một cuốn sách nhưng sau
khi công bố thì thông tin trong cuốn sách trở thành của chung và ai cũng có
thể sử dụng và hưởng thụ thông tin đó. Như vậy, từ giác độ kinh tế, nếu
không có một cơ chế hoàn trả chi phí thì sẽ không thể khuyến khích các chủ
thể sáng tạo, càng không thể phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức. Vì thế,
chính sách và pháp luật phải được ban hành để bảo hộ tài sản trí tuệ nhằm xác
lập, thừa nhận, củng cố quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho tài sản trí tuệ
phát triển và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quy phạm pháp luật được ban
hành nhằm xác lập, ghi nhận, củng cố và bảo vệ các quan hệ sở hữu trí tuệ
trong xã hội. Theo từ điển tiếng Việt năm 2008, khái niệm quyền sở hữu trí

tuệ được hiểu là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ” [46,
tr.1076]. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 quy định rằng quyền sở hữu
trí tuệ là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền
tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng.” (Điều 4, khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005). Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu (tại điều 4 khoản 4 Luật này) là
quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Pháp luật nhiều nước không định nghĩa thế nào là quyền sở hữu trí tuệ
mà chỉ liệt kê các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
.
Ví dụ, Bộ luật Sở hữu
trí tuệ năm 2003 của Pháp không nêu khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ mà
chỉ liệt kê những đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật này, đó là quyền
tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới tại
điều L111-1, L412-1, L511-1, L611-2 [63]. Theo đó, quyền sở hữu công
nghiệp gồm quyền đối với phát minh, sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu
dáng công nghiệp và bí quyết công nghệ.
Pháp luật của Hoa Kỳ cũng không có quy định khái niệm của quyền sở
hữu trí tuệ mà chỉ quy định cụ thể về từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Bộ luật Hoa Kỳ năm 1996 (United States Code 1996) dành hẳn quyển 7,
chương 58 để đưa ra những quy định về bảo hộ giống cây trồng; quyển 15,
chương 22 về nhãn hiệu hàng hoá; toàn bộ quyển 17 về quyền tác giả; quyển
35 về bằng phát minh, kiểu dáng công nghiệp [74].
Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của Nhật Bản thay vì nêu khái niệm
quyền sở hữu trí tuệ, cũng chỉ liệt kê các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
bao gồm quyền đối với bằng phát minh (bao gồm cả bằng bảo hộ giống cây
trồng mới), giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá,
quyền tác giả, bí quyết thương mại, hành vi chống cạnh tranh không lành
mạnh [54, tr.2].

Có thể thấy pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của nhiều nước không
chú trọng tới việc nêu khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ mà thường liệt kê các
đối tượng của tài sản trí tuệ. Thực tiễn này ảnh hưởng tới nội dung của các
điều ước quốc tế lớn trên thế giới về quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định về các
khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của WTO (Hiệp định
TRIPS) dành toàn bộ phần II để nêu ra các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ,
gồm quyền tác giả, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu
dáng công nghiệp, patent (bằng phát minh), giống cây trồng, thiết kế bố trí
mạch tích hợp, bảo hộ thông tin bí mật và khống chế các hoạt động chống
cạnh tranh trong các hợp đồng li- xăng [25].
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) là tổ chức hoạt động trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ lớn nhất thế giới với 184 quốc gia thành viên tính đến
hết tháng 4 năm 2008, cũng chỉ liệt kê đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ gồm
quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, trong đó quyền sở hữu công
nghiệp là quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, bằng
phát minh và chỉ dẫn địa lý [76]. Mặc dù vậy, tổ chức này đã cố gắng khái
quát hoá cách hiểu về quyền sở hữu trí tuệ, theo đó quyền sở hữu trí tuệ được
hiểu “là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực
công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật” [47, tr.3].
Từ phân tích nêu trên, có thể rút ra những nhận xét sau:
- Pháp luật quốc tế và pháp luật nhiều nước không đưa ra một khái
niệm về quyền sở hữu trí tuệ mà chỉ liệt kê các đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ. Nói cách khác, khái niệm về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ là
những vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được giới luật gia các nước đầu tư nghiên cứu
và xây dựng.
- Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, theo quy định của pháp luật
các nước mặc dù có những điểm khác nhau nhưng về cơ bản đều có điểm
chung là đều quy định về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng.
- Đối tượng được bảo hộ trong quyền sở hữu công nghiệp có thể được

mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo cách quy định của từng nước. Ví dụ như quyền
sở hữu công nghiệp ở Hoa Kỳ và Nhật không bao gồm chỉ dẫn địa lý trong
khi đây lại là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo Hiệp định
TRIPS, WIPO, Việt Nam, v.v.
Trên cơ sở nhận xét ở trên, tác giả Luận án cố gắng phân tích để làm rõ
hơn khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt các tài sản trí tuệ. Không phải mọi tài sản trí tuệ
đều được nhà nước ghi nhận và bảo hộ. Pháp luật các nước đều liệt kê các tài
sản trí tuệ mà các chủ thể có quyền sở hữu. Luận án chọn cách liệt kê của
Hiệp định TRIPS về các tài sản trí tuệ được bảo hộ để nghiên cứu, theo đó
quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng. Quyền sở hữu công nghiệp gồm quyền đối với nhãn
hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, patent (bằng phát
minh), thiết kế bố trí mạch tích hợp, bảo hộ thông tin bí mật và khống chế các
hoạt động chống cạnh tranh trong các hợp đồng li- xăng.
Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc điểm sau:
- Quyền sở hữu trí tuệ được điều chỉnh bằng pháp luật rất muộn so với
quyền sở hữu tài sản hữu hình mặc dù trên thực tế đã tồn tại sự sáng tạo
không ngừng của con người trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh.
Cùng với lao động tạo ra của cải vật chất, con người đã tạo ra các sản phẩm
tinh thần như các bài hát, bài thơ, v.v. Đồng thời, cũng trong lao động tạo ra
vật chất, con người tạo ra những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp nhằm nâng cao hơn chất lượng cuộc
sống của mình. Tuy nhiên, phải đến năm 1474, đạo luật đầu tiên điều chỉnh
quyền sở hữu trí tuệ mới xuất hiện, đó là đạo luật về văn bằng phát minh do
thành phố tự trị Venedig cấp cho những người phát minh ra những đồ vật mới
mang tính sáng tạo, được đặc quyền khai thác thương mại đồ vật đó trong thời
hạn 10 năm [36, tr. 184].
- Quyền sở hữu trí tuệ là một quan hệ pháp luật đặc biệt vì khách thể
của quyền này không phải vật cụ thể mà là sản phẩm của lao động sáng tạo

được thể hiện dưới dạng phi vật chất. Nó chỉ được vật chất hoá khi được
mang ra áp dụng vào sản xuất, kinh doanh. Khách thể của quyền sở hữu trí
tuệ được phân thành hai nhóm chính, đó là nhóm vận dụng trong đời sống
tinh thần của con người và làm phong phú hơn nhu cầu tinh thần của con
người và nhóm được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra các sản phẩm
vật chất mang tính công nghệ.
- Các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong quyền sở hữu trí
tuệ được chia thành hai nhóm quyền, đó là quyền tài sản và quyền nhân thân.
Giữa quyền nhân thân và quyền tài sản luôn tồn tại mối quan hệ hữu cơ.
Quyền này là tiền đề của quyền kia. Quyền tài sản chỉ có thể xác định cho
một chủ thể nhất định dựa trên căn cứ quyền nhân thân có mối liên hệ trực
tiếp với tài sản. Những quyền liên quan đến nhân thân người sáng tạo không
thể tách rời và thuộc về người sáng tạo vĩnh viễn như quyền đứng tên tác giả,
quyền đặt tên tác phẩm; những quyền tài sản có thể chuyển giao cho người
khác thông qua các hợp đồng chuyển giao quyền.
- Quyền sở hữu trí tuệ không mang tính tuyệt đối và vô thời hạn như
quyền sở hữu các tài sản hữu hình. Một bài thơ hay, một bức tranh đẹp không
nên chỉ dành cho một người hay một nhóm người chiêm ngưỡng mà phải
được chia sẻ với xã hội, tức là mang lại phúc lợi cho toàn bộ xã hội. Vì thế,
quyền sở hữu trí tuệ luôn luôn bị giới hạn bởi lợi ích cộng đồng. Do đó tác
giả, chủ sở hữu một tác phẩm không thể có độc quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt vô thời hạn đối với tác phẩm. Độc quyền này chỉ được tồn tại trong
một thời hạn nhất định, ví dụ, ở Việt Nam, độc quyền sử dụng một cuốn sách
chỉ tồn tại trong khoảng thời gian là cuộc đời của tác giả và 50 năm sau khi
tác giả qua đời. Hoặc như quyền đối với bằng phát minh sáng chế, bên cạnh
giới hạn về thời gian (ví dụ 20 năm ở Việt Nam) còn có giới hạn về điều kiện
sử dụng (như li- xăng bắt buộc ở Việt Nam trong trường hợp bảo đảm mục
tiêu an ninh, quốc phòng, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước và xã
hội).
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thương mại hiện đại, ngày

nay vai trò của tri thức, của tài sản trí tuệ ngày càng được khẳng định. Giá trị
kinh tế và khả năng sinh lợi của tài sản trí tuệ đã dẫn đến một thực tế ngày
càng trở nên hiện hữu. Đó là tài sản trí tuệ cũng mang tính thương mại và vì
vậy, pháp luật phải có cách tiếp cận mới đối với quyền sở hữu trí tuệ: tính
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
- Quyền sở hữu trí tuệ dễ bị xâm phạm hơn bất kỳ quyền sở hữu tài sản
hữu hình nào. Những sản phẩm sáng tạo của trí tuệ một khi đã được bộc lộ
công khai sẽ dễ dàng được phổ biến và bị khai thác giá trị kinh tế thông qua
hệ thống thông tin của một quốc gia, của một khu vực, của các tổ chức quốc
tế. Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phát triển và đã vượt ra
ngoài phạm vi quốc gia, ngoài khả năng kiểm soát của chủ sở hữu và quan
trọng hơn cả là khó có thể ngăn chặn nếu không có những cơ chế bảo hộ hữu
hiệu. Quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận và bảo hộ ở một quốc gia thì không
có nghĩa là sẽ được bảo hộ ở các quốc gia khác. Việc xâm phạm có thể diễn ra
ngay trước mắt chủ sở hữu tại quốc gia khác mà không hề bị coi là phạm
pháp. Do đó, trong điều kiện tự do hoá thương mại, việc bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ trên quy mô quốc tế thông qua các điều ước quốc tế là cần thiết.
1.1.2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ được hiểu là “che chở, không để bị tổn thất” [46, tr. 49]. Như
vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là những hành động mang tính chất che
chở quyền sở hữu trí tuệ nhằm không để xảy ra tổn thất về cả tinh thần và vật
chất. Bên cạnh thuật ngữ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cũng thường
gặp cụm từ “bảo vệ quyền sở hữu”. “Bảo vệ” là “chống lại mọi sự huỷ hoại,
xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn” [46, tr. 50]. Như vậy, về nghĩa, “bảo
vệ” cũng tương đương với “bảo hộ” nhưng từ “bảo hộ” thường hay được hiểu
là hoạt động của nhà nước trong khi “bảo vệ” có thể là hoạt động của bất cứ
chủ thể nào. Do đó, hiểu theo nghĩa hẹp thì bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là
“việc nhà nước-thông qua hệ thống pháp luật-xác lập quyền của các chủ thể
đối với đối tượng sở hữu trí tuệ tương ứng và bảo vệ quyền đó, chống lại bất
kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba” [44, tr. 20]. Hiểu theo nghĩa rộng thì bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động bảo hộ của nhà nước, của chính chủ sở
hữu và của toàn thể xã hội hướng tới việc bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp
của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình [3, tr. 62].
Trong phạm vi Luận án này, khái niệm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ
được nghiên cứu theo nghĩa rộng nói trên. Nói cách khác, bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ là hoạt động, theo đó:
- Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật nhằm xác lập quyền sở
hữu của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Xác lập là ghi nhận và bảo đảm cơ
sở pháp lý cho chủ sở hữu có thể thực hiện được các quyền của mình. Bên
cạnh đó, nhà nước cũng quy định các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, của người sử dụng hợp pháp tài sản trí tuệ
theo những cơ chế nhất định. Như vậy, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
của Nhà nước sẽ thể hiện trên hai phương diện. Phương diện thứ nhất là xây
dựng pháp luật nhằm xác lập quyền sở hữu của sở hữu chủ đối với tài sản trí
tuệ và phương diện thứ hai là thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ.
- Chủ sở hữu, trên cơ sở các quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ do Nhà nước ban hành, thực hiện các thủ tục cần thiết để xác lập
quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình. Ngoài ra, khi các quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm, chủ sở hữu phải có biện pháp tự bảo vệ và yêu
cầu pháp luật bảo vệ.
- Quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể được bảo hộ một cách hữu hiệu khi có
sự tham gia bảo hộ của cả cộng đồng xã hội. Cộng đồng xã hội bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ thể hiện qua sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu và
tích cực tuân thủ pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tiêu chí để đo
lường cụ thể về hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng xã hội
là tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng xã hội càng hiệu quả.
Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là tất cả những biện pháp được áp
dụng nhằm bảo đảm cho các chủ sở hữu của tài sản trí tuệ- những người sáng

tạo ra tài sản trí tuệ- có thể khai thác lợi ích thiết thực từ những tài sản do họ
sáng tạo ra. Nếu phân tích từ góc độ dân sự, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là
xác lập, củng cố và bảo vệ quyền sở hữu (gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt) của các chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Xác lập
quyền sở hữu trí tuệ là xác nhận về mặt pháp lý rằng một người sáng tác, một
nhà viết kịch, một nhà sáng chế... là chủ sở hữu của sáng tác, của kịch bản đó.
Khi là chủ sở hữu của những tài sản này, họ có quyền thủ đắc, có quyền sử
dụng, có quyền bán, tặng, cho...
Nếu phân tích từ góc độ kinh tế và cụ thể hơn là từ góc độ thương mại,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là tất cả các biện pháp được áp dụng nhằm đảm
bảo cho các chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ có thể khai thác giá trị kinh tế,
khai thác lợi ích thương mại, hay nói cách khác là khai thác khả năng sinh lợi
từ các sản phẩm trí tuệ do chính họ sáng tạo ra nhằm một mặt được hưởng lợi
ích từ các tài sản đó, mặt khác bù đắp và tái tạo sức lao động mà họ đã bỏ ra
như thời gian, trí lực, sức khoẻ...
1.1.3. Các đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ
1.1.3.1. Quyền tác giả và các quyền có liên quan
Quyền tác giả (tiếng Anh là copyright), còn được gọi là bản quyền
được đề cập lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1481 tại Milan qua sự kiện
Công tước xứ Milan cấp độc quyền in một sản phẩm cho một nhà in của
Milan. Ngay sau đó, những bảo hộ tương tự cũng được cấp cho các nhà in ở
Đức, Pháp, Ý, và Tây Ban Nha [72, tr. 475].
Quyền tác giả được pháp luật của nhiều nước trên thế giới thừa nhận
nhưng mức độ thừa nhận ở những phạm vi rộng hẹp khác nhau. Phần lớn các
nước chọn mô hình pháp luật bảo hộ quyền tác giả theo những tiêu chuẩn tối
thiểu được quy định trong công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và
nghệ thuật (sau đây gọi là Công ước Berne). Theo đó, pháp luật bảo hộ quyền
tác giả không bảo hộ các ý tưởng mà chỉ bảo hộ cách thể hiện các ý tưởng đó.
Về bản chất, ý tưởng là suy nghĩ thuộc về nội tâm của tác giả, còn cách thức,
thủ pháp thể hiện là hình thức của một ý tưởng, là cái vỏ của khái niệm [45,

tr. 42]. Những ý tưởng phải được thể hiện dưới một hình thức khách quan
(như một tác phẩm văn học, một bức tranh) mới là đối tượng được pháp luật
thừa nhận và bảo hộ.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng
tạo mà không cần phải đăng ký bảo hộ. Việc đăng ký bảo hộ chỉ giúp chủ sở
hữu dễ dàng chứng minh quyền sở hữu của mình.
Một tác phẩm phải thoả mãn những điều kiện cần thiết để hưởng chế độ
bảo hộ quyền tác giả. Một là tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức
vật chất nhất định. Hai là tác phẩm đó phải là sáng tạo mới. Tính mới liên
quan đến cách thể hiện của suy nghĩ. Việc thể hiện không nhất thiết phải mới
nhưng nhất thiết không phải là sự sao chép. Các quốc gia khác nhau sẽ đòi hỏi
mức độ của tính mới khác nhau. Australia và Anh quy định tính mới ở mức
độ thấp, theo đó, ngay cả danh mục các con số in sẵn dành cho trò chơi
“Bingo” hay danh mục liệt kê tên và vị trí các con ngựa đua cũng được bảo hộ
như tác phẩm [79, tr. 603-604]. Với những quốc gia này, một tác phẩm có nội
dung không có chất lượng, không có giá trị thực tiễn và thẩm mỹ nhưng nếu
nó được tác giả sáng tạo ra một cách độc lập, không sao chép đã thoả mãn yêu
cầu về tính mới. Trong khi đó, Hoa Kỳ lại đòi hỏi tính mới ở mức độ cao hơn,
thể hiện ở sự nỗ lực sáng tạo của tác giả, theo đó thì người liệt kê các số điện
thoại trong quyển niêm giám điện thoại dù có “ý đồ sáng tạo” cũng không thể
được coi là có quyền tác giả đối với quyển niêm giám điện thoại đó [45,
tr.47]. Đức thậm chí còn đòi hỏi cao hơn, đó là tính mới phải bảo đảm “một
sáng tạo trí tuệ mang dấu ấn cá nhân”.
Quyền tác giả bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân. Ý tưởng của
tác giả được toát ra từ tác phẩm, siêu hình, không thể chiếm hữu, nắm bắt và
xác định ở dạng vật chất. Vì vậy, như đã trình bày ở trên, những quyền này
thuộc về tác giả của tác phẩm ở bất kỳ hình thức vật chất nào, như tác phẩm
văn học, nghệ thuật, âm nhạc hay hội hoạ; tác phẩm âm thanh; phim, chương
trình phát thanh và TV; và (ở một số nước như Việt Nam, Australia, Anh,

Hoa Kỳ) là các chương trình phần mềm máy tính. Chủ sở hữu quyền tác giả
không thể ngăn người khác sử dụng ý tưởng hay kiến thức trong tác phẩm của
mình; chủ sở hữu quyền chỉ có thể hạn chế việc sử dụng chính tác phẩm.
Quyền tài sản là quyền của tác giả được nhà nước thừa nhận trong việc
khai thác tác phẩm để thu được lợi ích kinh tế. Thường có hai cách để thu lợi
ích kinh tế từ tác phẩm. Một là qua các kênh trung gian (tức là tác phẩm được
in và phân phối qua các cửa hàng sách, cửa hàng bán đĩa nhạc, v.v.) và hai là
qua kênh giải trí (tức là tác phẩm được trình chiếu ở nhà hát, buổi hoà nhạc,
phòng triển lãm tranh, v.v.). Nội dung này được ghi nhận ở Điều 15 Luật Bản
Quyền của Đức năm 1965 (sửa đổi ngày 8 tháng 5 năm 1998), Điều 2, Đạo
luật Bản quyền của Anh năm 1988, Điều L122, Luật Bản quyền của Pháp
năm 2006, Điều 106 Đạo luật Bản quyền của Hoa Kỳ năm 2007, Điều 12
Luật Bản quyền của Liên bang Thuỵ Sỹ (sửa đổi ngày 7 tháng 12 năm 1922).
Quyền cá nhân của tác giả đối với tác phẩm của mình gọi là quyền
nhân thân. Những quyền này độc lập với quyền tài sản của tác giả, hầu hết các
quốc gia đều bảo hộ quyền nhân thân, ngay cả khi tác giả đã chuyển giao
quyền tài sản. Pháp luật các nước đều thừa nhận quyền nhân thân gồm quyền
chống thay đổi, bóp méo hay cắt xén tác phẩm, quyền được thừa nhận là tác
giả và quyền kiểm soát công chúng tiếp cận tác phẩm. Những quyền này được
quy định trong pháp luật bản quyền của Đức và Pháp từ đầu thế kỷ 20 và vào
năm 1928 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (sau
đây gọi là Công ước Berne) được sửa đổi nhằm thừa nhận 3 quyền này. Đức
và Pháp lần lượt cho thêm quyền nhân thân thứ 4 tại Điều L121-4 Luật Bản
quyền của Pháp năm 2006 và Điều 12 khoản 2 Luật Bản Quyền của Đức năm
1965- quyền sửa chữa hoặc rút lại tác phẩm nhưng quyền này không được
thừa nhận rộng rãi trên thế giới như 3 quyền trên.
Bên cạnh quyền tác giả còn có các quyền liên quan, hay còn gọi là các
quyền kề cận (Related rights/neiboring rights). Các tác phẩm trí tuệ được sáng
tạo để được phổ biến tới công chúng càng rộng càng tốt. Công việc này không
thể do bản thân tác giả đảm đương mà sẽ do những người trung gian có năng

lực chuyên nghiệp thực hiện.Ví dụ một vở kịch cần được trình diễn trên sân
khấu, một bài hát do một nhạc sỹ sáng tác phải được các nghệ sỹ trình diễn,
được nhân bản dưới hình thức bản ghi âm hoặc truyền đi bằng các phương
tiện truyền thanh. Những người trung gian này sẽ khoác cho tác phẩm những
hình thức trình bày thích hợp để tiếp cận tới đông đảo quần chúng. Họ là các
nghệ sỹ biểu diễn, là các nhà sản xuất chương trình và các tổ chức phát sóng.
Họ có những quyền nhân thân và quyền tài sản nhằm chống lại việc sử dụng
bất hợp pháp đối với những đóng góp của họ trong việc truyền tải tác phẩm
tới công chúng.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, buổi biểu diễn của các
nghệ sỹ sẽ không chấm dứt cùng với vở diễn mà sẽ lưu truyền với đĩa hát,
radio, phim ảnh, v.v. Công nghệ giúp cho khả năng tái hiện buổi biểu diễn
được dễ dàng, lặp đi lặp lại với số lần không hạn chế và cho một số lượng
khán giả không hạn chế, vượt ra ngoài biên giới quốc gia và không nhất thiết
phải thoả thuận với người biểu diễn. Do đó, vấn đề bảo hộ các quyền liên
quan ngày càng trở nên cấp thiết cùng với sự ra đời và phát triển các ngành
công nghiệp sao chép.
Pháp luật các nước khác nhau có các quy định khác nhau về nội dung
của các quyền liên quan. Tuy nhiên, điểm chung mà pháp luật các nước
thường gặp nhau là: quyền của người biểu diễn đối với việc thu, ghi, định
hình, phát sóng trực tiếp hay truyền tới công chúng buổi biểu diễn của họ,
quyền của các nhà sản xuất chương trình ghi âm đối với việc sử dụng các
chương trình của họ và nhập khẩu, phân phối các phiên bản chương trình,
quyền của các tổ chức phát thanh truyền hình đối với việc phát lại, định hình
và làm bản sao chương trình phát thanh truyền hình của họ.
Quyền tác giả và các quyền liên quan cũng mang đặc điểm chung của
quyền sở hữu trí tuệ về tính tương đối. Chủ sở hữu quyền tác giả không có
quyền tuyệt đối đối với tác phẩm của mình. Họ chỉ có quyền trong một
khoảng thời gian nhất định, kéo dài từ lúc tác phẩm được sáng tạo ra cho đến
một giai đoạn sau khi tác giả qua đời. Ngoài ra, họ cũng chỉ có quyền sở hữu

tại quốc gia bảo hộ mà thôi trừ phi quốc gia này là thành viên của những điều
ước quốc tế về quyền tác giả. Trong một số trường hợp, xã hội có thể sử dụng
tác phẩm mà không cần xin phép chủ sở hữu. Ví dụ việc sử dụng tác phẩm
không nhằm mục đích thương mại mà nhằm mục đích chính đáng như nghiên
cứu, học tập, giáo dục, hoặc chỉ nhằm mục đích sử dụng cá nhân.
1.1.3.2. Quyền sở hữu công nghiệp
- Nhãn hiệu hàng hoá
Một nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt
hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh.
Những dấu hiệu này có thể là từ ngữ, tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố
hình hoạ và tổ hợp các màu sắc, v...v. Danh sách các dấu hiệu có thể được
dùng làm nhãn hiệu hàng hoá không có giới hạn. Thậm chí, mùi vị cũng có
thể là một nhãn hiệu được bảo hộ. Hoa Kỳ là nước đầu tiên công nhận việc
đăng ký nhãn hiệu mùi vị-mùi thơm tươi mát của hoa Plumeria dùng cho chỉ
may và thêu ren năm 1990. Năm 1999, Phòng giải quyết khiếu nại của cơ
quan Hài hoá hoá thị trường nội địa của EU đã cho phép đăng ký nhãn hiệu
mùi “mùi cỏ tươi mới cắt” cho bóng tennis [47, tr. 69].
Các dấu hiệu trên thường phải thoả mãn hai điều kiện khác nhau để trở
thành nhãn hiệu hàng hoá, đó là có chức năng phân biệt và không gây hiểu
lầm hoặc vi phạm trật tự công cộng hay đạo đức xã hội. Để có chức năng
phân biệt thì các dấu hiệu phải thể hiện tính độc đáo hoặc có khả năng phân
biệt các sản phẩm khác nhau. Ví dụ, từ “táo” hoặc hình một quả táo không thể
dùng làm nhãn hiệu cho mặt hàng táo nhưng có thể dùng làm nhãn hiệu cho
máy tính và nhãn hiệu này mang tính độc đáo. Đó chính là trường hợp nhãn
hiệu “Apple” với hình trái táo bị gặm một miếng là nhãn hiệu máy tính nổi
tiếng của tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ Apple Inc. Nhãn hiệu có tính
phân biệt khi giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm bán dưới nhãn
hiệu đó với những hàng hoá của doanh nghiệp khác bán trên thị trường.
Trong lĩnh vực nhãn hiệu hàng hoá còn có nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu
chứng nhận, nhãn hiệu liên kết. Nhãn hiệu tập thể được hiểu là nhãn hiệu

dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở
hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là
thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép
tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó
để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản
xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an
toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng
hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau
hoặc có liên quan với nhau.
Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ trên cơ sở việc sử dụng hoặc đăng ký.
Việc sử dụng giữ vai trò quan trọng trước hết tại các nước mà việc bảo hộ
nhãn hiệu hàng hoá có truyền thống căn cứ vào việc sử dụng như Anh,
Australia, còn việc đăng ký nhãn hiệu chỉ nhằm khẳng định quyền đối với
nhãn hiệu hàng hoá đã có được thông qua sử dụng. Do đó, ở những nước này,
người sử dụng đầu tiên sẽ được ưu tiên trong các vụ tranh chấp về nhãn hiệu
hàng hoá chứ không phải là người đầu tiên đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Vụ
tranh chấp giữa nguyên đơn là công ty Targetts Pty Ltd và bị đơn là công ty
Target Australia Pty Ltd vào năm 1993 là một ví dụ điển hình. Công ty
Targetts Pty Ltd sử dụng nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký là từ “Target” và
hình một cái mỏ neo. Công ty Target Australia Pty Ltd cũng sử dụng nhãn
hiệu tương tự nhiều năm trước khi công ty Targetts Pty Ltd đăng ký nhãn hiệu
trên. Tuy nhiên, nhãn hiệu của Target Australia Pty Ltd chưa được đăng ký.
Toà án liên bang (Federal Court) của Australia đã quyết định quyền ưu tiên sử
dụng sẽ thuộc về công ty Target Australia Pty Ltd và công ty Targetts Pty Ltd
chỉ được sử dụng nhãn hiệu này ở khu vực địa lý cách trụ sở của công ty
Target Australia Pty Ltd 30 km [79, tr. 622].
- Chỉ dẫn địa lý
“Champagne”, “Chianti”, “Tequila” là những địa danh nổi tiếng ở

Pháp, Ý và Mehico. Nhưng khi nhắc đến chúng, người ta lại liên tưởng ngay
“Champagne” với rượu vang nổ, “Chianti” với rượu vang đỏ và “Tequila” với
loại rượu mạnh. Đây chỉ là một số ít các ví dụ về những địa danh nổi tiếng
làm người ta nghĩ ngay đến những sản phẩm tự nhiên và có chất lượng cao
trên thế giới. Điều đó có nghĩa là chúng có thể là tài sản thương mại có giá trị.
Chúng được gọi là chỉ dẫn địa lý.
Điều 22 khoản 1 Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ
liên quan đến thương mại (sau đây gọi là Hiệp định TRIPS) quy định chỉ dẫn
địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một nước hoặc
từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc
tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định. Cách hiểu này của Hiệp
định TRIPS được thừa nhận ở 152 nước thành viên (tính đến hết tháng 7 năm
2008). Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” không nhất thiết phải là địa danh mà có thể
là biểu tượng gián tiếp chỉ ra xuất xứ của hàng hoá. Ví dụ Tháp Eiffel là biểu
tượng của Paris, Tượng Nữ thần Tự do của nước Mỹ, v.v.
Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” được hiểu với nghĩa rộng nhất, bao gồm
những tên gọi và biểu tượng chỉ ra rằng chất lượng của một sản phẩm nào đó
có được là nhờ nguồn gốc địa lý của nó hoặc chỉ đơn thuần là xác định nơi
xuất xứ của một sản phẩm. Vì vậy, một người hoặc một doanh nghiệp đã sử
dụng một chỉ dẫn địa lý thì không có nghĩa là những doanh nghiệp còn lại tại
khu vực địa lý đó không có quyền sử dụng. Việc sử dụng tuỳ thuộc vào các
yêu cầu do cơ quan nhà nước đặt ra. Theo đó, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là
ngăn cấm những chủ thể không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc
ngăn cấm các sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu.
- Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm
được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu
tố này. Kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp việc tiêu thụ sản phẩm tốt hơn thông
qua việc hấp dẫn người tiêu dùng về thị giác. Ví dụ, khi tính năng của các loại
sản phẩm do các nhà sản xuất khác nhau là tương đương nhau thì sự hấp dẫn

về mặt thẩm mỹ và giá cả sẽ quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng. Do
đó, kiểu dáng công nghiệp thông qua hệ thống đăng ký sẽ được bảo hộ và
giúp các nhà sản xuất gặt hái thành công trên thương trường.
Nhu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có liên quan mật thiết đến quá
trình công nghiệp hoá và sự ra đời của phương thức sản xuất hàng loạt. Tại
Anh, lần đầu tiên kiểu dáng in vải bông, vải lanh, vải in hoa và vải muslin
được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp vào năm 1787. Ở Pháp,
bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ra đời nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp
dệt [471, tr. 111-112].
Muốn được đăng ký bảo hộ, một kiểu dáng phải nhìn thấy được. Kiểu
dáng công nghiệp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà
không đề cập đến chức năng của nó, hình dáng bên ngoài chỉ có thể lôi cuốn
người mua sản phẩm và thúc đẩy nhu cầu mua nếu nó được nhìn thấy thực sự.
Do đó, yêu cầu về thị giác là một trong những điều kiện bảo hộ. Ví dụ, kiểu

×