Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.06 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP – THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT BẢN QUYỀN

Đề tài: HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG
QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN – NHỮNG
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm
thi thứ 1

Ghi bằng số

Ghi bằng chữ
Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm
thi
thứ 2

2




MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
I.

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4

II. NỘI DUNG ................................................................................................... 6
1. Khái quát về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan ................................................................................................ 6
1.1.

Khái niệm về quyền tác giả, quyền liên quan ................................... 6

1.2. Khái niệm về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan và hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan ............................................................................................................. 6
1.3.

Phân loại hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan ....... 7



Năng lực sử dụng .................................................................................... 7



Phạm vị sử dụng ..................................................................................... 8




Thời hạn sử dụng. ................................................................................... 9

2. Các quy định pháp lý liên quan đến hợp đồng chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan .............................................................. 9
2.1. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan ........................................................................................................ 9
2.2.

Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan ........................ 11

3. Thực tiễn một số rủi ro trong thực hiên hợp đồng chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan ............................................................. 12
4. Các giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan ................................ 14
4.1. Các giải pháp hạn chế rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan ......................................... 14
4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công
nghiệp .......................................................................................................... 15
5.

Liên hệ bản thân sinh viên ..................................................................... 16

III. KẾT LUẬN................................................................................................ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 18

3



I.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ nhu cầu phát triển cấp thiết về tài sản vơ hình của xã hội, Việt Nam đã có những

bước tiến quan trọng trong việc hình thành và hồn thiện pháp luật liên quan đến tài sản
sở hữu trí tiệ, nhằm bảo vệ các quyền về sở hữu trí tuệ, thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển
những nguồn tài nguyên này. Khẳng định các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã
tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan
nói riêng cũng như hoạt động thực hiện hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, cùng với sự phát
triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong
những năm gần đây, Nhà nước ta đã dành sự quan tâm lớn đến hoạt động chuyển quyền
sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi, bổ
sung năm 2009 cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành đã cho thấy tầm quan
trọng của quyền tác giả, quyền liên quan cũng như việc chuyển quyền tác giả, quyền
liên quan.
Tuy nhiên, bản chất của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan trước tiên là một dạng hợp đồng dân sự, việc chỉ có Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh
hợp đồng này gây ra nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn và tinh thần pháp luật.
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cũng là một nội dung quan trọng
trong các quyền sở hữu trí tuệ. Về thực tiễn, trên cơ sở thiếu thống nhất, đồng bộ các
quy định pháp luật nên gây nên nhiều cách hiểu khác nhau, cách thực hiện khác nhau
cho cùng một vấn đề, sự phát triển, hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội
cũng kéo theo hệ lụy pháp luật khơng cịn phù hợp với thực tiễn. Khơng những vậy
trong q trình thực hiện hợp đồng còn thường xuyên xảy các rủi ro gây tổn hại đến lợi
ích, uy tín của cá nhân, tổ chức

2. Mục đích nghiên cứu:
Như đã đề cập ở phần trên, bài tiểu luận này ra đời nhằm mục đích cung cấp những
hiểu biết về mặt luật pháp, pháp lý. Đưa ra cái nhìn về những điều đã đạt được, chưa
được của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan hiện nay. Từ
đó giúp ta thực hiện, bảo vệ quyền lợi bản thân và tránh các sai sót do việc thiếu hiểu
biết.

4


3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là chủ yếu hệ thống luật pháp, các quy định pháp
lý liên quan đến hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan nằm
trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được bổ sung và sửa đổi vào năm 2009.
4. Cơ cấu bài tiểu luận:
Bài tiểu luận gồm 5 phần :
 Phần 1: Khái quát về các khái niệm.
 Phần 2: Các quy định pháp lý liên quan đến hợp đồng chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan
 Phần 3: Thực tiễn một số rủi ro trong thực hiên hợp đồng chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan
 Phần 4: Giải pháp đề ra.
 Phần 5: Liên hệ bản thân sinh viên.

5


II.

NỘI DUNG


1.

Khái quát về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan

1.1.

Khái niệm về quyền tác giả, quyền liên quan
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo

ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện
ảnh,…. Quyền tác giả được dùng ghi nhận và bảo vệ những sáng tạo bằng chính sức
lao động của con người trong các tác phẩm, cũng như bảo vệ quyền lợi cá nhân và lợi
ích kinh tế của tác giả. Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được
định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa
công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan đến quyền tác giả hay được gọi là quyền liên quan là quyền của
tổ chức, cá nhân đối với buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh, chương
trình phát sóng được mã hóa.
1.2.

Khái niệm về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và

hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được giải thích trong Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009, tại Khoản 1, Điều 47 ghi nhận: “Chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở
hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số

hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều
30 và Điều 31 của Luật này."
Chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là một hình thức pháp
lý để chủ sở hữu tài sản trí tuệ khai thác giá trị kinh tế mang lại lợi ích vật chất cho
mình. Việc chuyển giao quyền sử dụng có phạm vi hạn chế hơn so với chuyển nhượng
đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan. Đối với quyền tác giả, bên nhận quyền sử
dụng chỉ được sử dụng quyền trong phạm vi nhất định, tùy theo đối tượng cụ thể, pháp
luật quy định hạn chế những quyền của các bên khi xác lập hợp đồng chuyển nhượng.

6


Từ sự phân tích các khái niệm liên quan, cùng với khái niệm về hợp đồng theo quy
định của Bộ luật dân sự, ta có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan như sau: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan là sự thỏa thuận giữa các bên, cụ thể là giữa chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền liên quan và các tổ chức, cá nhân khác về việc sử dụng một số nội
dung quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:
 Là hợp đồng dân sự đặc biệt, mang tính chất đền bù hoặc khơng có đền bù.
 Trong hợp đồng này, bên sử dụng không phải là chủ sở hữu đối với những
quyền được chuyển giao và cũng chỉ có quyền sử dụng các quyền đó theo
hình thức nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng.
 Quyền năng sử dụng tác phẩm bị giới hạn trong phạm vi thời gian và không
gian trong hợp đồng.
1.3.

Phân loại hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
Dựa trên nhu cầu của tổ chức, cá nhân mà hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền


liên quan đa dạng và phong phú, giúp các tổ chức, cá nhân có thêm sự lựa chọn trong
q trình chuyển quyền sử dụng. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là
một loại hợp đồng được quy định tại Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ
sung 2009, là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển giao cho phép cá nhân,
tổ chức (bên sử dụng) sử dụng một hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản thuộc
quyền tác giả, quyền liên quan trong một thời hạn nhất định. Dựa vào các tiêu chí khác
nhau mà hợp đồng sử dụng sẽ được chia thành các loại sau:
 Năng lực sử dụng
Căn cứ vào năng lực sử dụng quyền có thể phân chia thành hợp đồng sử dụng độc
quyền và hợp đồng sử dụng không độc quyền.
Hợp đồng sử dụng độc quyền: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
mà theo đó chỉ có bên được chuyển quyền có quyền sử dụng các quyền được chuyển
giao và ngay cả chủ sở hữu cũng khơng có quyền sử dụng các quyền năng đó trong thời
hạn chuyển giao.

7


Hợp đồng sử dụng không độc quyền: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan mà các bên có thỏa thuận sau khi chuyển nhượng bên chuyển nhượng vẫn có
quyền sử dụng đối tượng của hợp đồng và vẫn có quyền chuyển giao quyền sử dụng
các quyền năng đó cho các chủ thể khác.
Pháp luật sở hữu trí tuệ không quy định rõ trong trường hợp các bên khơng thỏa
thuận về năng lực sử dụng quyền thì đây là hợp đồng sử dụng độc quyền hay không độc
quyền, về lí luận có thể nhận thấy chủ sở hữu ln có quyền sử dụng đối với tài sản
thuộc sở hữu của mình. Do đó, nếu các bên khơng có thỏa thuận thì trong trường hợp
này hợp đồng được coi là hợp đồng sử dụng không độc quyền và chủ sở hữu vẫn có
quyền sử dụng đối với các quyền năng đã chuyển giao.
Khác với tài sản thông thường, quyền tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan
có thể được sử dụng đồng thời bởi nhiều người khác nhau. Chính vì vậy, việc phân loại

này có ý nghĩa giúp xác định chính xác ai là người có quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan để từ đó áp dụng quy chế pháp lí phù hợp bảo vệ chủ thể có quyền sử
dụng đó.
 Phạm vị sử dụng
Căn cứ vào phạm vi sử dụng có thể phân chia thành hợp đồng sử dụng một lần và
hợp đồng sử dụng nhiều lần.
Hợp đồng sử dụng một lần: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
mà theo đó bên sử dụng chỉ được sử dụng duy nhất một lần đối với các quyền năng đã
được chuyển giao và khi bên sử dụng đã sử dụng thì hợp đồng sẽ chấm dứt (mặc dù
thời hạn sử dụng có thể vẫn còn). Nếu bên sử dụng muốn sử dụng thêm thì mà khơng
được sự đồng ý của bên chuyển giao thì bị coi như xâm phạm đến quyền tác giả, quyền
liên quan được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ và sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí
nhất định.
Hợp đồng sử dụng nhiều lần: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
mà theo đó thì bên sử dụng có thể sử dụng các quyền năng đã được chuyển giao nhiều
lần trong thời hạn đã thỏa thuận. Số lần sử dụng các bên có thể ấn định hoặc tùy thuộc
vào ý chí của bên sử dụng theo thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng này tạo điều kiện

8


thuận lợi cho bên sử dụng có thể sử dụng nhiều lần mà khơng cần phải xin phép hoặc
kí kết hợp đồng lại với bên chuyển giao.
 Thời hạn sử dụng.
Căn cứ vào thời hạn sử dụng có thể chia thành hợp đồng sử dụng có thời hạn xác
định hoặc khơng xác định.
Hợp đồng sử dụng có thời hạn xác định: là hợp đồng sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan mà theo đó các bên có thỏa thuận về thời hạn sử dụng và bên sử dụng
chỉ được sử dụng các quyền năng đã chuyển giao trong khoảng thời gian đó.
Hợp đồng sử dụng có thời hạn khơng xác định: là hợp đồng sử dụng quyền tác

giả, quyền liên quan mà theo đó các bên có thỏa thuận về thời hạn sử dụng là không
xác định. Trong trường hợp này, bên sử dụng sẽ được sử dụng các quyền đã chuyển
giao cho đến hệt thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả, quyền liên quan do pháp luật
quy định. Tuy nhiên, đây cũng không phải là hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,
quyền liên quan vì trong thời hạn đó chủ sở hữu hoặc người khác vẫn có quyền sử dụng
đối với các quyền năng đó.
Ngồi ra, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan còn có thể được phân
loại thành hợp đồng có đền bù hoặc khơng có đền bù, hợp đồng một người sử dụng
hoặc nhiều người sử dụng…
2.

Các quy định pháp lý liên quan đến hợp đồng chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan

2.1.

Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Dựa theo điều 47 trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009, sửa đổi
bổ sung 2009 quy định:
2.1.1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền
tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có
thời hạn một, một số hoặc tồn bộ các quyền, bao gồm những quyền như sau:
Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, quyền tài sản;
quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; quyền của tổ chức phát sóng.

9


Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện

các quyền sau đây:
 Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
 Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên
bản ghi âm, ghi hình;
 Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến cơng chúng cuộc biểu diễn của mình
chưa được định hình mà cơng chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc
biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
 Phân phối đến cơng chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thơng
qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật
nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được.
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người
khác thực hiện các quyền sau đây:
 Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
 Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình
của mình thơng qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương
tiện kỹ thuật nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được.
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm,
ghi hình của mình được phân phối đến cơng chúng.
Quyền của tổ chức phát sóng
Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện
các quyền sau đây:
 Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
 Phân phối đến cơng chúng chương trình phát sóng của mình;
 Định hình chương trình phát sóng của mình;
 Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.
Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của
mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.

10



2.1.2. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân, trừ quyền công
bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân
thân: Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát
sóng cuộc biểu diễn; Bảo vệ sự tồn vẹn hình tượng biểu diễn, khơng cho người
khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại
đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
2.1.3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong
trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc
lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền
sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ
chức, cá nhân khác.
2.1.4. Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có
thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của
chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
2.2.

Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm

những nội dung chủ yếu sau đây:
 Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
 Căn cứ chuyển quyền;
 Phạm vi chuyển giao quyền;
 Giá, phương thức thanh toán;
 Quyền và nghĩa vụ của các bên;

 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.

11


3.

Thực tiễn một số rủi ro trong thực hiên hợp đồng chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan
Các rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dẫn tới hợp đồng vơ

hiệu. Trong q trình thực hiện hợp đồng, nếu các bên xảy ra tranh chấp thì hợp đồng
sẽ là căn cứ để xác định trách nhiệm và quyền lợi của các bên chủ thể. Tuy nhiên, nếu
hợp đồng vơ hiệu thì sẽ hồn tồn khơng có giá trị gì cả. Vì vậy, để giúp việc thỏa thuận,
giao kết hợp đồng hiệu quả hơn, ta cần nắm rõ các rủi ro này, từ đó có phương án thích
hợp nhất.
Một số rủi ro thường gặp dẫn tới hợp đồng vơ hiệu có thể kể tới như:
 Rủi ro liên quan tới chủ thể tham gia giao kết hợp đồng
Để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải đáp ứng các điều
kiện, quy định của pháp luật. Nếu chủ thể ký kết khơng đủ điều kiện thì sẽ dẫn tới hợp
đồng vô hiệu. Một số rủi ro liên quan tới chủ thể ký hợp đồng có thể kể tới như:
Chủ thể ký hợp đồng khơng có đủ năng lực/ hành vi dân sự để giao kết hợp đồng
theo quy định của pháp luật;
Chủ thể giao kết hợp đồng không phải là chủ sở hữu quyền tác giả quyền liên quan
hoặc không có quyền chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan;
Người ký không phải là người đại diện theo pháp luật, khơng được ủy quyền hoặc
có ủy quyền nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền khi thực hiện ký kết hợp đồng.
 Rủi ro về mặt hình thức của hợp đồng

Một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong q trình thực hiện hợp đồng đó
là rủi ro về hình thức của hợp đồng. Trong đó, các rủi ro thường gặp bao gồm:
Hai bên không xác lập hợp đồng theo các hình thức được pháp luật quy định;
Khơng xác lập hợp đồng thành văn bản đối với những loại hợp đồng bắt buộc phải
lập thành văn bản theo quy định của pháp luật;
Hợp đồng khi ký kết không được công chứng/ chứng thực theo quy định của pháp
luật.
 Rủi ro về điều khoản phạt vi phạm và điều khoản bồi thường

12


Theo quy định của pháp luật, nếu trong hợp đồng khơng có điều khoản thỏa thuận
về việc phạt vi phạm thì các bên sẽ khơng thể áp dụng chế tài này. Tuy nhiên, do chưa
nắm rõ quy định nên khi thỏa thuận, ký kết hợp đồng, các bên không quy định chi tiết
về trường hợp phạt vi phạm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn khi có tranh chấp hoặc
khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ, dẫn tới phát sinh thiệt hại.
Ngoài ra, khi giao kết hợp đồng, điều khoản bồi thường thiệt hại cũng là điều khoản
quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Các bên cần lường trước các rủi ro và quy định rõ
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có.
 Rủi ro do đối tác vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể bao gồm việc khơng thực hiện hoặc có thực
hiện nhưng thực hiện khơng đúng và đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận. Một số trường hợp
thường gặp có thể kể tới như:
Bên có nghĩa vụ nhưng không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp
đồng;
Thực hiện nghĩa vụ nhưng không đúng theo các nghĩa vụ được thỏa thuận ban đầu
Bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng chưa thực hiện đủ các nghĩa vụ theo quy định,
thỏa thuận trong hợp đồng.
Có thể thấy, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, có rất nhiều rủi ro có

thể phát sinh. Dưới đây là trong ví dụ về rủi ro khi thực hiện hợp đồng chuyền quyền
sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan.
Trong thời gian gần đây một số nghệ sĩ vướng phải một số tranh chấp pháp lý liên
quan đến hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Cụ thể là bị
khởi kiện bởi chủ sở hữu quyền tác giả vì khơng trả thù lao khi đã sử dụng những tác
phẩm đã công bố. Tuy nhiên bên phía các nghệ sĩ cũng cho rằng mình đã kí kết hợp
đồng và bên chuyển quyền cũng đã xuất trình giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
để làm cơ sở ký kết hợp đồng.
Nhưng quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo hay thể hiện dưới
hình thức vật chất nhất định khơng phụ thuộc vào việc đăng ký với cơ quan nhà nước.
Vì vậy việc một bên xuất trình giấy đăng ký chứng nhận quyền tác giả cũng không thể

13


chứng minh được đó chính là chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó mới xảy ra những tranh
chấp đã nêu trên.
Có một số thắc mắc về vụ việc trên như sau: “Tôi đã căn cứ vào giấy chứng nhận
của cơ quan nhà nước, nhưng bây giờ có người kiện tơi có hành vi xâm phạm quyền tác
giả, buộc tơi phải bồi thường. Nếu được khởi kiện lại thì tơi sẽ phải tốn thời gian, tiền
bạc và quan trọng nhất chính là hình ảnh của tơi trong mắt cơng chúng sẽ bị suy giảm
rất nhiều. Vậy thì làm sao tơi có thể bảo vệ quyền lợi của mình?”
Để phịng ngừa rủi ro chủ thể giao kết hợp đồng không phải là chủ sở hữu quyền
tác giả, quyền liên quan hoặc khơng có quyền chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan. Khi giao kết hợp đồng phải buộc chủ thể hợp đồng cam kết rằng họ là
chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan hoặc có quyền chuyển giao quyền sử dụng.
Theo quy định tại điều 105 và 115 của Bộ luật Dân sự thì quyền tác giả là một loại
quyền tài sản và được xem là một loại tài sản. Do vậy khi muốn chuyển giao cho người
khác phải chứng minh mình có quyền chuyển giao quyền đó bằng cách thể hiện mình
là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc có quyền chuyển giao quyền.

Vì vậy việc mà chúng ta buộc bên giao kết hợp đồng phải cam kết bản thân là chủ
sở hữu quyền tác giả hoặc có quyền chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan là một hành động cần thiết, có thể giúp chúng ta hạn chế phần nào rủi ro trong các
vụ tranh chấp pháp lý về sau.
4.

Các giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

4.1. Các giải pháp hạn chế rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng chuyển quyền
sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan của Việt Nam bao gồm nhiều các văn bản pháp luật, cụ thể là Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định chi tiết về chuyển quyền sử
dụng quyền quyền tác giả, quyền liên quan, làm rõ chủ thể có quyền chuyển quyền,
những đối tượng có thể được chuyển quyền, hạn chế quyền chuyển giao, phương thức
chuyển giao, hợp đồng chuyển giao và các điều kiện đi kèm với việc chuyển giao những
đối tượng cụ thể.

14


Quy định hiện hành về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc tồn bộ các quyền
của mình. Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan sẽ phải do hai bên thoả
thuận, miễn là phải có một thời gian sử dụng cụ thể và không vượt quá thời hạn tác
phẩm được bảo hộ theo Điều 27 khoản 2.(a) Luật Sở hữu trí tuệ “Thời hạn bảo hộ là
năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên” và Điều 34 khoản 1, 2,
3 Luật Sở hữu trí tuệ: 1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ năm
tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình; 2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm,

ghi hình được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc 50 năm kể từ năm
tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được
cơng bố; 3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm
chương trình phát sóng được thực hiện.
4.2. Các giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp
Thứ nhất, nhằm giảm bớt thủ tục rườm rà có phần gây phiền phức, tốn thời gian và
chi phí cần đào tạo kiến thức chun mơn để phát triển công nghiệp thông tin vào hoạt
động đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan.
Thứ hai, cần có sự tuyên truyền, phổ biến rộng quy định pháp luật hoạt động chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cho các chủ thể cá nhân, tổ chức.
Thứ ba, tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát việc vi phạm quyền đối với đối tượng
được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan sau khi đã hết thời hạn hợp
đồng chuyển quyền sử dụng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm luật
bản quyền. Xử lí có hiệu quả các hành vi xâm phạm quyền tác giả và hợp đồng chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó Cục bản quyền tác giả và ngành
tịa án giữ vai trò phối hợp quan trọng. Tăng cường quyền hạn của cơ quan thanh tra
chuyên ngành trong xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả. Lập kế hoạch rà sốt và
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, thẩm phán theo hướng chuyên
sâu về sở hữu trí tuệ.

15


Thứ tư, hình thành các trung tâm tư vấn về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên
quan. Mơ hình tư vấn chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan ở nước
ta còn rất hạn chế, nên việc hình thành các trung tâm hỗ trợ, tư vấn trong lĩnh vực này
là cẩn thiết.
Thứ năm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi cũng cần phải quy định bổ sung thêm những
vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh, vẫn còn nhiều khoảng trống pháp lý trong bối

cảnh hiện nay, nhất là các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ở trên khơng gian
mạng, internet. Tức là, việc sửa đổi Luật phải đáp ứng được yêu cầu xu hướng tồn cầu
hóa, số hóa, góp phần đưa Sở hữu trí tuệ thành cơng cụ nâng cao năng lực cạnh tranh
của quốc gia, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước.
5.

Liên hệ bản thân sinh viên
Là một sinh viên học tập và làm việc trong mơi trường sáng tạo thì việc nghiên cứu,

học tập, chấp hành các điều luật quy định về quyền tác giả, quyền liên, trong Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 là một việc vô cùng quan trọng. Học
đi đôi với hành, vì vậy sau khi đã nắm vững các điều luật thì em cần biết cách để vận
dụng nó vào đời sống thực tiễn để bảo vệ lợi ích của bản thân, hạn chế những rủi ro về
vi phạm bản quyền, hợp đồng liên quan đến sở hữu trí tuệ. Cũng như có thể nhận diện
và ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền tác giả trong cộng động, đặc biệt là môi trường
học tập như: sao chép nhân bản; sử dụng và phân phối các bản sao chép lậu từ tài liệu
gốc mà khơng xin phép hay trích dẫn nguồn trong nghiên cứu khoa học, ... Cùng mọi
người chung tay tạo dựng nên một môi trường học tập, làm việc sáng tạo trong sạch và
lành mạnh.

16


III.

KẾT LUẬN
Tóm lại, hiện nay Việt Nam đang trên quá trình phát triển và hội nhập quốc tế

song song với đó, vấn đề khu vực hóa, tồn cầu hóa ngày càng mở rộng, sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ điện tử, kỹ thuật thông tin và internet tạo ra cơ hội cho bất cứ

ai đều có thể tiếp cận, thưởng thức, chia sẻ các sản phẩm công nghiệp văn hóa, điều đó
khiến cho hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là một vấn
đề rất đáng được quan tâm và hoàn thiện. Hệ thống pháp luật Việt Nam về hoạt động
này khá cụ thể, tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện pháp luật, tuy nhiên vẫn còn
tồn tại, những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật và việc thực tiễn thực
hiện đòi hỏi nhà nước ta phải chú trọng hơn nữa nghiên cứu, đưa ra những chính sách
mới phù hợp với thực tiễn xã hội hơn, dự liệu được sự thay đổi trong q trình thực
hiện pháp luật. Chính vì thế hơn ai hết, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần thiết
phải trang bị cho mình các kiến thức về quyền tác giả, quyền liên quan theo luật định
để tự mình có các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ các quyền lợi của mình trước thực trạng
xâm phạm quyền tác giả ngày nay.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009
 Phân loại hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan,
/> Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan,
, Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
 Các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng,
/> Hạn chế rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,
Nguyễn Thái Hải Lâm

18



×