MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
CTCK là loại hình công ty được nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt
động, kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán. Đây là một loại hình hoạt động
trong lĩnh vực đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới thị trường trong nước
và thị trường thế giới. CTCK là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng
khoán và kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt và được điều chỉnh bởi luật chứng
khoán và các văn bản pháp luật có liên quan. Nhà nước đã quy định rất chi tiết từ
điều kiện thành lập và trình tự, thủ tục cũng như hoạt động của các CTCK. Đồng
thời, ta có thể thấy được hoạt động của CTCK từ khi ra đời, đi vào hoạt động cũng
như kết thúc đều phải thông qua sự kiểm soát của một cơ quan đó là ủy ban chứng
khoán nhà nước. Như vậy, để kiểm soát được hoạt động của CTCK thì luật chứng
khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) đã quy định rất chi tiết nhằm điều
chỉnh việc thành lập, cấp giấy phép hoạt động đối với loại hình doanh nghiệp đặc
biệt này. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế mở của thì hoạt
động liên quan đến công ty chứng khoán còn nhiều vấn đề nan giải và việc giải
quyết, xử lý các biến tướng của hoạt động này là một điểm đáng lưu ý.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về công ty chứng khoán
1. Khái niệm công ty chứng khoán
Hầu hết các quốc gia đều đưa ra định nghĩa về CTCK nhưng tùy vào điều
kiện và thực tế mỗi nước nhưng nội hàm của khái niệm này có những điểm khác
biệt nhau. Hiểu theo nghĩa chung nhất thì CTCK là một loại hình chủ thể kinh
doanh được Nhà nước cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán. Dưới góc độ
pháp lý khi đưa ra định nghĩa các quốc gia đều dựa trên hình thức pháp lý và hoạt
động kinh doanh. Vận dụng kinh nghiệm các nước tại Điều 2 Quy chế tổ chức và
hoạt động của CTCK (ban hành kèm theo Quyết định số 27/22007/QĐ- BTC của
Bộ tài chính ngày 24 tháng 4 năm 2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt
động của CTCK) đưa ra định nghĩa: “CTCK là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt
động kinh doanh chứng khoán; bao gồm, một số hoặc toàn bộ các hoạt động; môi
giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư
vấn đầu tư chứng khoán”.
2. Đặc điểm công ty chứng khoán
2.1. Đặc điểm về luật điều chỉnh
Chứng khoán là một bộ phận của lĩnh vực tài chính ngân hàng- một lĩnh
vực kinh doanh có điều kiện (quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư 2005 và được cụ
thể hóa trong Điểm 2 Phụ lục C của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày
22/09/2006 quy định chi tiết một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện), vì vậy nó
cũng là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. CTCK là một doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán nên phải chịu sự điều chỉnh của Luật
chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan
2.2. Đặc điểm về hình thức pháp lý
Tương tự pháp luật các nước, pháp luật Việt Nam cũng quy định CTCK chỉ
được phép tồn tại dưới một trong hai hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc công ty cổ phần. Quy định này xuất phát từ những cơ sở nhất định:
Một là: đối tượng kinh doanh của CTCK là chứng khoán- một loại hàng hóa
“đặc biệt” mang lại khả năng lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro lớn.
Hai là: yêu cầu về vốn dành cho loại hình kinh doanh này rất lớn so với các
doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Mô hình doanh nghiệp tư nhân
và công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, chịu trách nhiệm vô hạn trước
phần vốn góp, không tách bạch tài sản doanh nghiệp và tải sản của chủ doanh
nghiệp. Ngược lại mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần lại có
những đặc tính ưu việt: khả năng huy động vốn lớn nhưng lại khá đơn giản và linh
hoạt, chủ sở hữu và công ty là hai chủ thể độc lập về pháp lý và tài sản, chỉ chịu
trách nhiệm hữu hạn tối đa bằng phần vốn cam kết góp của mình. Hơn nữa cơ cấu
tổ chức quản lý và kiểm soát hoạt động khá chặt chẽ, tập trung và chuyên biệt.
Nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ, kịp thời hơn.
2.3. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh
2
Theo quy định tại Khoản 19 Điều 6 Luật chứng khoán quy định: “kinh
doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu
ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư
chứng khoán”.
Điều 60 quy định cụ thể: “CTCK được phép thực hiện một, một số hoặc
toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng
khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán”.
Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, phải đáp
ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Để tham gia kinh doanh chứng
khoán trên TTCK có rất nhiều chủ thể khác nhau bao gồm: công ty quản lý quỹ
đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng thương mại và
CTCK. Nhưng chủ thể cơ bản nhất đặc trưng nhất là CTCK. Điểm phân biệt rõ
nhất giữa các chủ thể kinh doanh chứng khoán trên thị trường là nghiệp vụ kinh
doanh chứng khoán mà họ được phép thực hiện
Các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mang lại lợi ích khác nhau thậm chí
là đối lập mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia trên TTCK và CTCK lẫn nhà đầu
tư. Dựa trên tình hình thực tiễn và quan điểm của nhà làm luật mà pháp luật quốc
gia cũng quy định khác nhau về nghiệp vụ kinh doanh nào mà CTCK được phép
thực hiện, nghiệp vụ kinh doanh nào CTCK không được thực hiện. Có một số
nước thì CTCK chỉ được phép thực hiện một hoạt động kinh doanh chứng khoán,
nhưng cũng có những nước khác thì CTCK lại được phép tất cả các hoạt động
kinh doanh chứng khoán đi kèm với đó là phải tách biệt các hoạt động với nhau
2.4. Quản lý công ty chứng khoán: ủy ban chứng khoán nhà nước
Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) là cơ quan do Nhà nước thành
lập trực thuộc Bộ tài chính chuyên trách quản lý giám sát hoạt động của TTCK,
thành viên của TTCK trong đó có CTCK. UBCKNN quản lý bằng các hoạt động
ban hành quy chế, thanh tra giám sát, xử lý vi phạm
II. Pháp luật về việc thành lập, cấp giấy phép hoạt động công ty chứng khoán
1. Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh
Điều kiện thành lập CTCK là tổng thể các quy định do pháp luật đặt ra đối
với các chủ thể muốn thành lập công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
chứng khoán. Lĩnh vực kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực kinh doanh có độ
rủi ro lớn nên phải tuân thủ các điều kiện pháp lý chặt chẽ. Đó là các điều kiện về
3
hình thức pháp lý, về vốn, về nhân sự cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ
thuật.
1.1. Điều kiện về hình thức pháp lý
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật chứng khoán 2006 thì: “công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình
thức công ty trách nhiện hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật
doanh nghiệp”. Việc quy định về hình thức tổ chức CTCK trong Luật chứng
khoán 2006 tương tự Luật chứng khoán của các quốc gia. Sở dĩ Luật chứng khoán
quy định CTCK chỉ được tổ chức dưới hai hình thức này xuất phát từ nhiều lý do
khác nhau.
Luật chứng khoán 2006 đã hướng tới sự bình đẳng trong kinh doanh chứng
khoán giữa CTCK trong nước và CTCK có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này thể
hiện cụ thể trong các quy định cụ thể có liên quan tới CTCK có vốn đầu tư nước
ngoài.
Trước đây các nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh chứng khoán tại
Việt Nam chỉ có thể thành lập theo hình thức công ty liên doanh giữa tổ chức kinh
doanh chứng khoán nước ngoài với đối tác Việt Nam. Đối với CTCK liên doanh,
bên nước ngoài dự định tham gia liên doanh phải là tổ chức kinh doanh hoạt động
hợp pháp tại nước mà tổ chức này đóng trụ sở chính. Tỷ lệ sở hữu của bên nước
ngoài không quá 49% vốn điều lệ của CTCK liên doanh.
Hiện nay, ngoài hình thức liên doanh pháp luật còn mở rộng thêm hình thức
“góp vốn cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài” (Điều 7 Luật chứng khoán
2006). Bên cạnh đó, Luật còn quy định cho phép các CTCK nước ngoài mở chi
nhánh tại Việt Nam (Điều 77), văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi đăng ký
hoạt động với UBCKNN (Điều 78). Những quy định mang tính đột phá này tạo
nên sân chơi bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và CTCK trong nước, thực
hiện đúng lộ trình cam kết của Việt Nam khi tham gia ký kết các hiệp ước quốc tế,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chứng khoán nước
ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua UBCKNN đã cấp phép cho một số
CTCK theo hình thức góp vốn cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như
sự ra đời của công ty cổ phần chứng khoán Kim Eng (tháng 02/2008) với 49% vốn
góp của tập đoàn tài chính Kim Eng- tập đoàn tài chính lớn thứ hai của
Singapore... Điều này càng làm cho TTCK Việt Nam thêm rộng hơn.
1.2. Điều kiện về vốn
4
Trong môi trường kinh doanh chứng khoán luôn chứa đựng rủi ro lớn nên
các CTCK phải đảm bảo sự hoạt động của ổn định lâu dài và có tiềm lực tài chính
mạnh. Vì vậy pháp luật của các nước cũng như pháp luật Việt Nam đã quy định
chủ thể muốn kinh doanh chứng khoán phải thỏa mãn yêu cầu về vốn pháp định.
Vốn pháp định là mức vốn tổi thiểu phải có theo quy định của pháp luật để
thành lập doanh nghiệp. Ở những thị trường chứng khoán có mức độ phát triển
khác nhau thì pháp luật quy định vốn pháp định tương ứng khác nhau.
Cơ sở để xác định mức vốn pháp định là dựa vào mức độ rủi ro tương ứng
của từng loại hoạt động kinh doanh, hoạt động nào rủi ro cao thì đòi hỏi vốn lớn
và ngược lại. Luật chứng khoán Việt Nam cũng theo xu thế nói trên. Tinh thần đó
được cụ thể hóa trong Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ- CP Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật chứng khoán 2006: “Vốn pháp định cho các nghiệp vụ
kinh doanh của CTCK, CTCK có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước
ngoài tại Việt Nam là:
Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam
Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam
Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam
Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh,
vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp
phép.”
Như vậy so với Nghị định số 144/2003/NĐ- CP trước đây quy định về vốn
pháp định đối với CTCK thì số vốn đã tăng rất nhiều. Điều này có thể lý giải được
là do sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền tài chính nói riêng dẫn
tới yêu cầu năng lực tài chính của CTCK phải được nâng lên. Quy định mới này sẽ
gây khó khăn ban đầu cho các CTCK thành lập trước khi Luật chứng khoán 2006
có hiệu lực, nhưng UBCKNN cũng đưa ra một khoảng thời gian hợp lý để các
CTCK này tăng mức vốn lên phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời đây
cũng là một trong những điều kiện quan trọng để CTCK trong nước có thể cạnh
tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay.
1.3. Điều kiện về nhân sự
Nhân tố con người là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định đến
sự thành công của TTCK nói chung và đặc biệt là đối với các CTCK thì điều này
càng trở nên vô cùng quan trọng. Xác định được ý nghĩa của vấn đề, Luật chứng
khoán 2006 quy định: “Giám đốc hoặc tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện
5