Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng sản xuất và sâu bệnh hại trên cây hoa cúc tại thành phố đ lạt, lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.77 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SÂU BỆNH HẠI
TRÊN CÂY HOA CÚC TẠI THÀNH PHỐ Đ LẠT, LÂM ĐỒNG
Phạm Hữu Sang
Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hai

TĨM TẮT
Hoa cúc (Chrysanthemum spp.) là một trong những cây trồng chiếm diện tích lớn ở Đà Lạt. Canh tác
hoa cúc trong những năm gần đây dần chuyển sang canh tác trong nhà kính. Tuy nhiên, sản suất
hoa cúc gặp rất nhiều khó khăn do dịch hại, làm giảm từ 20- 60% năng suất, cá biệt năm 2019,
năng suất giảm từ 60- 80% với số lần phun thuốc trừ dịch hại lên đến 45 lần/vụ. Kết quả điều tra từ
năm 2019-2020 đã thu thập được 5 loài sâu hại và 10 loài bệnh hại xuất hiện phổ biến trên cây hoa
cúc. Trong đó, có bọ tr , nhện đỏ, dịi đục lá, bệnh đốm đen, đốm vòng và bệnh sọc thân do virus là
dịch hại chính trên cây hoa cúc tại Đà Lạt.
Từ khóa: Hoa cúc (Chrysanthemum spp.), bọ tr , nhện đỏ, bệnh đốm đen, đốm vòng, bệnh sọc
thân do virus.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây hoa cúc (Chrysanthemum spp.) có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản và là một trong những loại
hoa được trồng và sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Từ lâu đời, hoa cúc là một phần không thể
thiếu trong văn hóa người Việt. khơng chỉ được ưa chuộng vì nhiều chủng loại và màu sắc, hoa cúc
cịn có đặc tính rất bền, tươi lâu, khơng bị rụng. Vì vậy hoa cúc được tiêu thụ nhiều trên thị trường
Việt Nam. Đà Lạt là địa phương có diện tích trồng hoa cúc khá lớn. Hơn 70% nông dân ở Đà Lạt
trồng hoa cúc, cung cấp cho hơn 80% thị trường hoa cúc cho các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên những
năm gần đây, nhiều nông dân ở Đà lạt phải nhổ bỏ cả ruộng vì dịch bệnh gây chết hàng loạt.

2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giống hoa: Các giống hoa cúc (Chrysanthemum spp.) được trồng ở Đà Lạt.
Điều tra thực trạng sản xuất hoa cúc: Tiến hành điều tra phỏng vấn nông dân ở các vùng trồng hoa
và rau tại phường 12, thành phố Đà Lạt.
Điều tra tình hình sâu, bệnh hại hoa cúc: Điều tra trên 5 ruộng ở phường 12. Tiến hành điều tra thực


địa và phỏng vấn các hộ nông dân trồng hoa cúc (điều tra 20 hộ trồng hoa cúc tại phường 12 thành
phố Đà Lạt, là địa phương có diện tích trồng hoa nhiều nhất).

352


3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thực trạng sản xuất hoa cúc tại Đà Lạt

3.1.1 Hình thức canh tác
Đà Lạt là vùng có khí hậu thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận
lợi về khí hậu, Đà Lạt còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của một số cơn ão, ấp thấp nhiệt đới và
mưa k o dài. Do đó rất khó có thể kiểm sốt được độ ẩm trong đất và phân ón, hóa chất bảo vệ
thực vật dễ bị rửa trôi và gia tăng sự phát triển của sâu bệnh, cuối cùng ảnh hưởng đến sản lượng
và chất lượng hoa. Để khắc phục được tình trạng đó, năm 2004 một số nơng dân ở Đà Lạt đã tiến
hành chuyển hình thức canh tác ở ngồi trời bằng canh tác trong nhà có mái che Plastic (Nhà kính ,
ước đầu đã mang lại hiệu quả. Sau đó mơ hình này được nhân rộng khắp thành phố Đà Lạt đặc
biệt tại phường 12. Mơ hình trồng hoa trong nhà kính đã giúp người nơng dân kiểm soát được thời
gian tưới tiêu, hạn chế dịch bệnh. Tuy nhiên, việc phát triển nhà kính ồ ạt như hiện nay đã làm giảm
diện tích bề mặt hấp thụ nước mưa, gây tình trạng ngập lụt cho Đà Lạt (vấn đề chưa có trước đây ,
gây hiệu ứng nhà kính (Phạm Hồng Hải, 2017 [2]). So sánh nhiệt độ trung bình giai đoạn 2000 2005 đến giai đoạn 2011 - 2015 thì khoảng cách chênh lệch nhiệt độ tăng lên 0,4 oC. Có sự biến
động về nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ cao nhất giai đoạn 2000 - 2005 là 18,1 oC và giá trị này đo được
trong giai đoạn 2011 - 2015 là 18,9 oC sự chênh lệch lên đến 0,9 oC. Vì vậy, cần phải có chiến lược để
quản lý duy trì mảng xanh và phát triển bền vững cho Đà Lạt.

Hình 1: Ảnh vệ tinh về mật độ nhà kính tại phường 12, thành phố Đà Lạt năm 2015 (a) và 2018 (b)
Ghi chú: Màu đỏ: nhà kính; màu tím; màu xanh: thực vật và đất trồng; màu tím: khu dân cư
(a)

(Theo Phạm Hữu Giàu , 2019)


Bảng 1: Diện tích phân bổ đất tại phường 12, Đà Lạt
Tên đối tượng

Diện tích năm 2015 (ha)

Diện tích năm 2018 (ha)

Nhà kính

193,86

392,58

Dân cư

73,44

147,96

Thực vật và đất trống

958,86

752,76

353


Theo Bảng 1 ta thấy, diện tích nhà kính tăng từ 193,86 ha (năm 2015) lên 392 ha (năm 2018), tăng

102,51%, diện tích dân cư tăng từ 73,4 ha lên 147,96 ha, tăng 102,51%. Diện tích thảm thực vật và
đất trống giảm từ 958,86 ha xuống 752,76 ha, giảm 21,49%. Vậy nhà kính là đối tượng có phần
trăm tăng diện tích cao nhất (tăng 198,72 ha). Diện tích nhà kính trong khu vực phần lớn được
chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống (khơng sử dụng nhà kính), một phần từ việc phá rừng
làm nhà kính. Việc chuyển đổi khơng kiểm soát lớp phủ đất từ ề mặt thẩm thấu sang không
thấm, làm ảnh hưởng đáng kể đến sự thống nhất của cả hai môi trường tự nhiên và nhân tạo.
Phát triển nhà kính trong khu vực làm tăng tần suất và cường độ của dòng chảy tràn và làm giảm
chất lượng nước.

3.1.2 Năng suất hoa cúc qua các vụ mùa
Kết quả điều tra trong 3 năm gần đây cho thấy, canh tác hoa cúc tại Đà Lạt gặp khá nhiều khó
khăn. Năng suất gieo trồng chỉ đạt 20 - 70%. Rõ nhất là vụ mưa năm 2019 và 2020 năng suất bị
giảm từ 55 – 80%, nhiều hộ phải nhổ bỏ hết ruộng vì bệnh hại gây nên.
Bảng 2: Năng suất hoa cúc qua các vụ (cây/ha)
Năm

Vụ mưa

Vụ khô

Năng suất (cây/ha)

Thiệt hại (%)

Năng suất (cây/ha)

Thiệt hại (%)

Năm 2018


304.000 ± 38470,77

20 – 30

300.000 ± 28284,27

20 – 35

Năm 2019

200.000 ± 84852,81

40 – 60

120.000 ± 101980,4

60 - 80

Năm 2020

-

-

216.000 ± 82945,77

40 - 60

Ghi chú: Số cây con trồng là 400.000 cây/ha


3.1.3 Tình hình sử dụng thuốc trên cây hoa cúc tại Đà Lạt
Bảng 3: Số lần sử dụng thuốc trên cây hoa cúc tại phường 19, Đà Lạt (lần/vụ) trồng trong nhà kính
Năm

Số lần phun thuốc sâu

Số lần phun thuốc bệnh

Vụ mưa

Vụ khô

Vụ mưa

Vụ khô

Năm 2018

15

30

25

20

Năm 2019

30


40

30

40

Năm 2020

45

45

45

45

Ghi chú
Nông dân thường trộn thuốc
sâu và bệnh để phun

Ghi chú: Vụ hoa cúc kéo dài từ 3,0-3,5 tháng

Do bị sâu, bệnh hại tấn công gây hại nặng nên nơng dân đã phải phịng trừ liên tục. Tuy thời gian
từ khi trồng cho đến khi thu hoạch chỉ có 3,0 – 3,5 tháng nhưng nơng dân phải phun từ 15 – 45 lần.
Hầu hết nông dân thường kết hợp thuốc trừ sâu và trừ bệnh cho mỗi lần phun. Số liệu ở Bảng 3 cho
thấy số lần phun thuốc trên cây hoa cúc rất cao biến động từ 15 - 45 lần/vụ. Ở năm 2018, số lần
phun thuốc trừ sâu cao hơn thuốc trừ bệnh còn trong vụ khô số lần phun thuốc trừ bệnh cao hơn so
354



với phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên ở những năm sau, số lần phun thuốc bệnh tăng lên rõ rệt và
khơng có sự khác nhau giữa vụ mưa và vụ khơ. Điều này cho thấy, tình hình bệnh hại trên cây hoa
cúc trong 3 năm gần đây tăng lên cao so với trước. Số lần phun thuốc sâu và thuốc bệnh của năm
2019 và 2020 cũng tăng lên hơn hẳn so với năm 2018.

2.1.4 Sử dụng phân bón
Bảng 4: Lượng phân bón sử dụng cho cây hoa cúc (tấn/ha)
Phân sinh học, phân hữu cơ

Phân hóa học

Năm

Tổng lượng phân
(tấn/ha)

Lượng (tấn/ha)

Tỷ lệ (%)

Năm 2018

10,8 ± 2,39

2,8 ± 0,84

25,92

8,0 ± 2


74,07

Năm 2019

14,2 ± 1,48

4 ± 1,58

28,16

10,2 ± 1,48

71,83

Năm 2020

14,8 ± 2,17

4,8 ± 0,84

32,43

10,0 ± 1,41

67,56

Lượng (tấn/ha)

Tỷ lệ (%)


Theo Bảng 4 lượng phân bón tăng theo từng năm lượng phân tăng từ 10,8 lên 14,8 tấn/ha. Lượng
phân hóa học tăng từ 2,8 tấn/ha lên 4,8 tấn/ha, tăng 171,42%, lượng phân hữu cơ tăng từ 8,0 lên
10,0 tăng 125%. Điều này cho thấy nông dân đã đầu tư rất nhiều cho sản xuất hoa cúc.

2.1.5 Các biện pháp canh tác khác
Các biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng, tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh
đúng cách, luân canh cây trồng… đóng vai trị quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp nói chung
và canh tác hoa cúc nói riêng. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết nông dân trồng hoa cúc đều
thực hiện vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư trước khi trồng. Tuy nhiên, trong mỗi vụ, các cây bị
bệnh được nông dân nhổ bỏ nhưng chỉ để trên đồng, nên đây lại là nguồn lây lan cho cây khỏe.
Chỉ khoảng 60% nông dân nhổ bỏ và chôn vào các hố. Đà Lạt là chuyên canh hoa, rau của các
tỉnh phía Nam và cả nước, vì vậy, việc luân canh cây trồng hầu như ít được quan tâm. Kết quả
điều tra cho thấy, nông dân hầu như không luân canh cây trồng mà chuyên canh liên tục trong
nhiều năm một loại cây trồng, cộng với việc chuyển vụ liên tục, không cho đất nghỉ giữa các vụ
nên sâu, bệnh hại ln có nguồn thức ăn và ký chủ để sinh trưởng, phát triển và gây hại nặng
đến năng suất cây trồng.
Bảng 5: Tình hình thực hiện các biện pháp canh tác khác
Số hộ đi u tra

Số hộ thực hiện

Tỷ lệ (%)

Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng

15

15

100


Tiêu hủy tàn dư đúng cách

15

9

60

Luân canh cây trồng

15

0

0

Cho đất nghỉ đúng cách

15

4

26,6

Biện pháp

355



3.2. Tình hình sâu bệnh hại tại địa phương

3.2.1 Thành phần sâu, bệnh hại trên hoa cúc tại Đà Lạt
Năm 2019 và 2020, đã thu thập được 5 loài sâu hại 10 bệnh hại trên cây hoa cúc ở vùng Đà Lạt.
Trong đó sâu hại hầu hết là sâu chích hút và dòi đục lá. Bọ tr , nhện đỏ và dòi đục lá là sâu hại phổ
biến trên cây hoa cúc ở Đà Lạt. Trong số 10 bệnh hại, có 7 bệnh do nấm, 2 bệnh do vi khuẩn và 1
bệnh do virus (Bảng 6). Các bệnh hại chủ yếu phổ biến và gây hại nặng trên cây hoa cúc là bệnh
đốm đen, đốm vòng và bệnh sọc thân do virus. Kết quả điều tra năm 2005 của Nguyễn Kim Vân [3]
cho biết, trên cây hoa cúc ở Hà Nội và vùng phụ cận có 11 bệnh nấm, 1 bệnh vi khuẩn, 1 bệnh virus.
Các bệnh hại chủ yếu phổ biến trên cây hoa cúc là và bệnh đốm đen lá, bệnh gỉ sắt, héo gốc mốc
trắng, héo vàng, héo xanh vi khuẩn và bệnh thán thư (Bảng 3). Bệnh hại do virus Tomato spotted

không thấy trong nghiên cứu của tác giả.
Bảng 6: Thành phần sâu, bệnh hại chính trên cây hoa cúc tại Đà Lạt
Tên thường gọi

Tên khoa học

Mức độ phổ biến

Sâu hại
1. Dòi đục lá

Lyriomiza sp.

2. Rệp muội

Myzuss persicae Sulzer

++


3. Bọ phấn trắng

Bemisia tabaci

++

4. Bọ tr

Frankliniella occidentalis

+++

5. Nhện đỏ

Tetranichus sp.

+++

+++

Bệnh hại
1. Bệnh lở cổ rễ

Rhizoctonia solani

2. Bệnh gỉ sắt

Puccinia chrysanthemi


++

3. Bệnh phấn trắng

Oidium chrysanthemi

++

4. Bệnh đốm vòng

Alternaria sp.

+++

5. Bệnh đốm đen

Curvularia sp

+++

6. Bệnh thán thư

Colletotrichum chrysanthemi

++

7. Bệnh héo vàng

Fusarium sp.


++

8. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Ralstonia solani

9. Bệnh khô lá

Aphelenchoides ritzemabosi

10. Bệnh sọc thân

Tomato spotted wilt

Ghi chú: +: Tỷ lệ bệnh <10%; ++: Tỷ lệ bệnh từ 10- 30%;

356

+++: Tỷ lệ bệnh > 30%.

+

+
++
+++


4 KẾT LUẬN
Hoa cúc là một trong những cây trồng chính của thành phố Đà Lạt. Trong một số năm gần đây, hoa
cúc được chuyên canh trong nhà kính. Tuy nhiên, sâu bệnh hại vẫn làm giảm đáng kể năng suất,

cá biệt năm 2019, nhiều hộ nông dân gần như mất trắng. Có 15 lồi dịch hại chinh trên cây hoa cúc
tại Đà Lạt. Trong đó, bọ tr , nhện đỏ, ruồi đục lá, bệnh đốm đen, đốm vòng và bệnh sọc thân do
virus là những dịch hại chính. Cần có những biện pháp quản lý phù hợp các lồi dịch hại này để
thúc đẩy sản xuất bền vững cây hoa cúc cho thành phố Đà Lạt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Phạm Hữu Giàu (2019). Ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá sự gia tăng diện tích nhà
kính tại khu vực phường 12, TP. Đà lạt, Lâm Đồng. Báo cáo cuối kỳ, Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

[2]

Phạm Hồng Hải (2017). Thích ứng với biến đổi khí hậu trong trồng trọt của người dân thành
phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng: Nghiên cứu trường hợp tại phường 7. Tạp chí Khoa học Đại học
Đà Lạt Tập 7, Số 4, 2017 509–531.

[3]

Nguyễn Kim Vân (2006). Bệnh hại cây hoa Lan, Hồng, Cúc tại vùng Hà Nội và phụ cận năm
2005. Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 4 năm 2006, trang 25-28.

357



×