Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA CHA MẸ TRẺ EM CÓ TẬT KHÚC XẠ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
------------------ -----------------

PHẠM CHU LONG GIA
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
CỦA CHA MẸ TRẺ EM CÓ TẬT KHÚC XẠ
ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG
NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
------------------ -----------------

PHẠM CHU LONG GIA
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
CỦA CHA MẸ TRẺ EM CÓ TẬT KHÚC XẠ
ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG
NĂM 2022
Chuyên ngành: Nhãn khoa
Mã số: 8720157.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Nguyễn Thanh Vân

Hà Nội - 2022


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp Cao học, tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo và Cơng tác sinh viên cùng Bộ
môn Mắt, Trường Đại Học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thanh Vân - Bộ mơn Mắt, người đã tận tình hướng dẫn và cung cấp
những kiến thức về nghiên cứu khoa học cho tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung
ương cùng toàn thể cán bộ, nhân viên bệnh viện, đặc biệt là tập thể bác sĩ,
điều dưỡng viên Khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Trung ương đã hỗ trợ, tạo
điều kiện cho tôi thu thập số liệu, hồn thiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình và những người bạn,
những người đồng nghiệp đã luôn động viên tôi về mặt tinh thần, giúp đỡ tơi
vượt qua những khó khăn trong thời gian học tập.
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2023

Phạm Chu Long Gia


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Chu Long Gia, học viên Cao học khóa 1, Trường Đại học Y
Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Nhãn khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của TS. Nguyễn Thanh Vân.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2023

Phạm Chu Long Gia


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Tật khúc xạ ................................................................................................ 3
1.1.1. Chính thị và các loại tật khúc xạ ......................................................... 3
1.1.2. Chẩn đoán tật khúc xạ ......................................................................... 7
1.1.3. Biến chứng của tật khúc xạ ................................................................. 8
1.1.4. Điều trị tật khúc xạ .............................................................................. 9
1.1.5. Tình hình tật khúc xạ trên thế giới và Việt Nam .............................. 10
1.1.6. Một số yếu tố nguy cơ của tật khúc xạ ............................................. 12
1.2. Kiến thức, thái độ và hành vi về tật khúc xạ ............................................ 15
1.2.1. Khái niệm kiến thức, thái độ, hành vi ............................................... 15
1.2.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống tật khúc
xạ trong cộng đồng .......................................................................................... 16

1.2.3. Yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, hành vi về tật khúc xạ ........ 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 24
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................... 24
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 25
2.2.4. Biến số nghiên cứu ............................................................................ 25
2.2.5. Phương pháp thu thập thơng tin ........................................................ 29
2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................ 33
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. ................................................................ 33


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 35
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi của cha mẹ trẻ về tật khúc xạ.. 37
3.2.1. Kiến thức về tật khúc xạ ................................................................... 37
3.2.2. Thái độ về tật khúc xạ ....................................................................... 42
3.2.3. Hành vi phòng chống tật khúc xạ ..................................................... 44
3.2.4. Phân loại kiến thức, thái độ, hành vi của cha mẹ trẻ ........................ 45
3.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ và hành vi của cha mẹ
trẻ về tật khúc xạ ............................................................................................. 46
3.3.1. Các yếu tố liên quan tới mức kiến thức, mức thái độ và mức
hành vi ............................................................................................................. 46
3.3.2. Các yếu tố liên quan tới điểm kiến thức, điểm thái độ và điểm
hành vi ............................................................................................................. 51
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 56
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 56
4.2. Kiến thức, thái độ và hành vi của cha mẹ trẻ về tật khúc xạ ................... 58
4.2.1. Kiến thức về tật khúc xạ ................................................................... 58

4.2.2. Thái độ về tật khúc xạ ....................................................................... 64
4.2.3. Hành vi phịng chống tật khúc xạ ..................................................... 69
4.3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về
tật khúc xạ của cha mẹ trẻ có tật khúc xạ........................................................ 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D

Diop

FDA

Food and Drug Administration
(Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

MD

Mean Difference (sai phân trung bình)

SE


Spherical Equivalence (Độ cầu tương đương)

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TKX

Tật khúc xạ

USD

United States Dollar (Đô la Mỹ)


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mắt chính thị .................................................................................... 3
Hình 1.2. Mắt cận thị khi khơng điều tiết ........................................................ 4
Hình 1.3. Mắt viễn thị khi khơng điều tiết ....................................................... 5
Hình 1.4. Loạn thị đều ...................................................................................... 7
Hình 1.5. Bong võng mạc ................................................................................. 9
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................. 32


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Biến số kiến thức, thái độ, hành vi của cha mẹ trẻ ......................... 25

Bảng 2.2. Biến số đặc điểm của cha mẹ trẻ .................................................... 28
Bảng 2.3. Kế hoạch nghiên cứu ...................................................................... 33
Bảng 3.1. Phân bố đặc điểm tuổi và giới của cha mẹ trẻ ................................ 35
Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn và khu vực sinh sống của cha mẹ trẻ ..... 35
Bảng 3.3. Phân bố lần khám và tiền sử gia đình mắc TKX của cha mẹ trẻ .... 36
Bảng 3.4. Phân bố kiến thức về phân loại các tật khúc xạ ở trẻ ..................... 37
Bảng 3.5. Phân bố kiến thức về các yếu tố nguy cơ của tật khúc xạ .............. 38
Bảng 3.6. Phân bố kiến thức về triệu chứng chung của TKX......................... 38
Bảng 3.7. Phân bố kiến thức về triệu chứng của từng loại TKX .................... 39
Bảng 3.8. Phân bố kiến thức về biến chứng của tật khúc xạ........................... 39
Bảng 3.9. Phân bố kiến thức về kính gọng ..................................................... 40
Bảng 3.10. Phân bố kiến thức về các phương pháp hạn chế sự tiến triển
của cận thị........................................................................................................ 41
Bảng 3.11. Phân bố kiến thức về thời điểm phẫu thuật khúc xạ ..................... 41
Bảng 3.12. Phân bố thái độ tuân thủ điều trị cho trẻ của cha mẹ .................... 42
Bảng 3.13. Phân bố thái độ quan tâm về các ảnh hưởng của tật khúc xạ ....... 43
Bảng 3.14. Phân bố thái độ về việc đeo kính .................................................. 43
Bảng 3.15. Phân bố tần suất thực hiện hành vi phòng chống tật khúc xạ....... 44
Bảng 3.16. Phân loại mức kiến thức, thái độ, hành vi .................................... 45
Bảng 3.17. Các yếu tố liên quan tới mức kiến thức ........................................ 46
Bảng 3.18. Các yếu tố liên quan tới mức thái độ ............................................ 48
Bảng 3.19. Các yếu tố liên quan tới mức hành vi ........................................... 49
Bảng 3.20. Tương quan giữa mức kiến thức và mức thái độ .......................... 50
Bảng 3.21. Tương quan giữa mức kiến thức và mức hành vi ......................... 51
Bảng 3.22. Tương quan giữa điểm kiến thức, điểm thái độ và điểm hành vi
của cha mẹ trẻ .................................................................................................. 51


Bảng 3.23. Tương quan giữa giới tính và điểm kiến thức, thái độ, hành vi ... 52
Bảng 3.24. Tương quan giữa nhóm tuổi và điểm kiến thức, thái độ, hành

vi ...................................................................................................................... 52
Bảng 3.25. Tương quan giữa khu vực sinh sống và điểm kiến thức, thái
độ, hành vi ....................................................................................................... 53
Bảng 3.26. Tương quan giữa trình độ học vấn và điểm kiến thức, thái độ,
hành vi ............................................................................................................. 53
Bảng 3.27. Tương quan giữa lần khám và điểm kiến thức, thái độ, hành vi .. 54
Bảng 3.28. Tương quan giữa tiền sử gia đình mắc TKX và điểm kiến thức,
thái độ, hành vi ................................................................................................ 54
Bảng 3.29. Tương quan giữa nguồn thông tin và điểm kiến thức, thái độ,
hành vi ............................................................................................................. 55
Bảng 4.1. So sánh đặc điểm cha mẹ trẻ với một số nghiên cứu...................... 56
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ đối tượng có thái độ lo ngại đeo kính thường
xuyên làm TKX nặng hơn giữa các nghiên cứu ............................................. 68
Bảng 4.3. So sánh hệ số tương quan điểm kiến thức, thái độ, hành vi giữa
các nghiên cứu ................................................................................................. 79


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố trình độ học vấn của cha mẹ trẻ .................................... 36
Biểu đồ 3.2. Phân bố nguồn thơng tin chính về TKX cho cha mẹ trẻ ............ 37
Biểu đồ 3.3. Phân bố quan điểm về các phương pháp điều trị TKX khác ...... 40
Biểu đồ 3.4. Phân bố lý do khám mắt ............................................................. 42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tật khúc xạ hiện là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực và là
nguyên nhân thứ hai gây mù lịa trên tồn thế giới (sau đục thủy tinh thể).
Năm 2010, trên thế giới có 6,8 triệu người mù và 101,2 triệu người khiếm thị

do tật khúc xạ [1].
Tỷ lệ tật khúc xạ đang có xu hướng gia tăng nhanh trên phạm vi toàn
cầu. Theo tác giả Li Peng (2021) ở Hải Nam, Trung Quốc, tỷ lệ mắc cận thị,
viễn thị và loạn thị ở trẻ em lần lượt là 46,0%, 4,2% và 31,9% [2]. Năm 2014,
báo cáo cơng tác phịng chống mù lịa tại Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc cho
thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh Việt Nam lên tới 10%-15% ở nông
thôn và 40%-50% ở thành thị [3]. Tật khúc xạ cùng với các biến chứng
(nhược thị, bong võng mạc, ...) đã và đang trở thành mối quan ngại đối với
sức khoẻ cộng đồng. Trong chương trình “Thị giác 2020”, Tổ chức Y tế Thế
giới đã xếp tật khúc xạ vào một trong năm nguyên nhân mù lòa hàng đầu
được ưu tiên phịng chống [4].
Tật khúc xạ học đường khơng chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập
và sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới nghề nghiệp sau này của trẻ. Tật khúc xạ
cũng tạo thêm gánh nặng kinh tế cho gia đình và tồn xã hội. Theo ước tính
của Tổ chức Y tế Thế giới, suy giảm thị lực do TKX gây thiệt hại về GDP lên
đến 208 tỷ USD mỗi năm [5].
Tật khúc xạ ở trẻ em có nguyên nhân từ bẩm sinh, di truyền và tác động
từ mơi trường sống (chịu ảnh hưởng từ gia đình, nhà trường, xã hội). Trẻ em
thường chưa nhận thức được đầy đủ về việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân
nên dễ dàng hình thành các thói quen xấu có hại cho mắt. Để góp phần chăm
sóc mắt cho trẻ cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Các thầy
cơ giáo khơng thể theo sát được từng học sinh, cũng khơng thể chăm sóc cho
các em khi ở nhà. Do đó gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ có vai trị rất
quan trọng. Cha mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc ni dạy trẻ,


2
là người tạo dựng các thói quen cho trẻ, theo dõi và kiểm soát hành vi của trẻ.
Việc cha mẹ thiếu kiến thức về tật khúc xạ sẽ tạo ra những thái độ khơng
đúng và khơng có được những hành vi bảo vệ mắt cho con đầy đủ; hậu quả là

trẻ dễ dàng mắc tật khúc xạ và có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Mặc dù tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ ngày càng gia tăng nhưng hiện nay tại
Việt Nam khơng có nhiều các nghiên cứu đề cập đến kiến thức, thái độ và
hành vi liên quan đến tật khúc xạ của cha mẹ trẻ. Bệnh viện Mắt Trung ương
thường xuyên tổ chức nhiều đợt khám, phát hiện tật khúc xạ và tư vấn sức
khỏe mắt tại các địa phương và bệnh viện, qua đó nhận thấy cách chăm sóc,
bảo vệ mắt của trẻ em và gia đình cịn chưa hồn thiện.
Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần chăm sóc trẻ em mắc tật khúc xạ,
chúng tôi thấy sự cấp thiết để triển khai nghiên cứu tại Bệnh viện Mắt Trung
ương năm 2022 với đề tài “Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và hành
vi của cha mẹ trẻ em có tật khúc xạ đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung
ương năm 2022”, nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của cha mẹ trẻ em có tật khúc
xạ.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về tật
khúc xạ của cha mẹ trẻ em có tật khúc xạ.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TẬT KHÚC XẠ
1.1.1. Chính thị và các loại tật khúc xạ
1.1.1.1. Chính thị
Mắt là một hệ thống quang học. Ánh sáng đi vào mắt sẽ đi qua các lớp
nước mắt, giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch kính và cuối cùng hội tụ
trên võng mạc. Khả năng thay đổi độ dày của thể thủy tinh gọi là sự điều tiết
có tác dụng giúp chúng ta nhìn rõ những vật ở gần [6].
Mắt chính thị là mắt khi các tia sáng đi từ vô cực đi qua các môi trường

trong suốt của mắt sẽ hội tụ vào một điểm rõ nét trên võng mạc ở trạng thái
mắt khơng điều tiết [7]. Ở mắt khơng chính thị hay mắt có tật khúc xạ, ảnh sẽ
khơng rơi vào võng mạc (rơi vào trước hoặc sau võng mạc).

Hình 1.1. Mắt chính thị [7]
Có hai loại mắt khơng chính thị:
- Khơng chính thị hình cầu: cận thị, viễn thị.
- Khơng chính thị khơng hình cầu: loạn thị.


4
1.1.1.2. Cận thị
Mắt cận thị là mắt khi các tia sáng từ một vật ở xa đi song song đến mắt
và hội tụ lại ở một điểm trước võng mạc của mắt ở trạng thái không điều tiết.
Ảnh trên võng mạc là một ảnh nhòe. Tật cận thị còn được gọi là tật nhìn gần
vì một người cận thị sẽ nhìn gần tốt hơn nhìn xa ở bất kỳ tuổi nào [7].

Hình 1.2. Mắt cận thị khi khơng điều tiết [7]
Trẻ em bị cận thị thường nheo mắt, chảy nước mắt hoặc ngối đầu để
nhìn rõ hơn trên lớp. Một số trẻ có triệu chứng nhức mắt, nhức đầu do cận thị
kèm theo loạn thị, lệch khúc xạ, thiểu năng điều tiết [6].
Phân loại cận thị theo mức độ [7],[8]:
- Cận thị nhẹ: -0,50D đến -3,00D;
- Cận thị trung bình: -3,25D đến -6,00D;
- Cận thị nặng: trên -6,00D.
Phân loại cận thị theo thể lâm sàng [6]:
- Cận thị đơn thuần: do sự bất cân xứng giữa công suất quang hệ và
chiều dài trục trước sau của nhãn cầu (thường thấp hơn -6,00D);
- Cận thị ban đêm: xảy ra khi ánh sáng yếu, độ tương phản khơng tốt làm
mắt khơng có điểm kích thích điều tiết, viễn điểm của mắt sẽ ở khoảng cách

trung gian chứ không ở vô cực như trong điều kiện ánh sáng đầy đủ;
- Cận thị giả: khi mắt gia tăng điều tiết hay do co quắp cơ thể mi;


5
- Cận thị thối hóa: cận thị nặng và thối hóa bán phần sau nhãn cầu;
- Cận thị thứ phát: gây ra bởi thuốc, dao động đường huyết trong đái tháo
đường, ... thường tồn tại trong một thời gian nhất định và có thể đảo ngược.
1.1.1.3. Viễn thị và quá trình chính thị hóa.
Mắt viễn thị là mắt khi các tia sáng từ một vật ở xa đi song song tới mắt
và hội tụ tại một điểm phía sau võng mạc khi mắt khơng điều tiết [7].

Hình 1.3. Mắt viễn thị khi không điều tiết [7]
Khi mới sinh ra đa số trẻ sẽ có viễn thị từ +2,00D đến +3,00D [6]. Cùng
với sự phát triển của cơ thể, nhãn cầu cũng biến đổi làm giảm độ viễn thị. Đó
là quá trình chính thị hóa (Emmetropization).
Sự biến đổi về độ khúc xạ của nhãn cầu xảy ra chủ yếu trong năm đầu
sau đẻ. Tỉ lệ viễn thị và độ viễn cao nhất ở độ tuổi sơ sinh, nhưng sau đó với
quá trình chính thị hóa, độ viễn này sẽ giảm dần trong 10 năm đầu đời. Theo
tác giả Mutti DO (2005), độ cầu trung bình ở trẻ 3 tháng tuổi là +2,16±1,30D,
đến 9 tháng giảm còn +1,36±1,06D; chiều dài trục nhãn cầu từ 3 đến 9 tháng
tăng trung bình 1,20±0,54mm ở bé trai và 1,20±0,49mm ở bé gái [9].
Đối với một số trẻ có độ viễn thị cao thì khi lớn lên độ viễn sẽ cịn tồn dư
lại. Trẻ có viễn thị kèm loạn thị nghịch sẽ có nguy cơ cao tồn tại viễn thị qua
q trình chính thị hóa hơn những trẻ khơng có loại loạn thị này [6].


6
Điều tiết đóng vai trị quan trọng trong q trình chính thị hóa.
Phân loại viễn thị theo mức độ [7]:

- Viễn thị nhẹ: ≤+3,00D;
- Viễn thị trung bình: từ +3,25D đến dưới +5,00D;
- Viễn thị nặng: ≥+5,00D.
Độ viễn thị nhẹ có thể cân bằng được ở trẻ nhờ sự điều tiết (cơ thể mi co
làm tăng lực khúc xạ của thể thuỷ tinh). Do đó, nhiều trẻ có thể bị viễn thị mà
khơng được phát hiện do khả năng nhìn xa cịn tốt. Với các viễn thị trung bình
và nặng, lực điều tiết không đủ để bù trừ, dẫn tới triệu chứng nhìn mờ ở
khoảng cách gần hoặc cả gần và xa [10]. Các triệu chứng khác hay gặp là
chảy nước mắt, nheo mắt, mỏi mắt, giảm chức năng thị giác 2 mắt [6].
1.1.1.4. Loạn thị
Mắt chỉ có TKX cầu có cùng bán kính độ cong ở mọi kinh tuyến, cịn
mắt loạn thị có 1 kinh tuyến cong nhất (có cơng suất khúc xạ cao nhất) và 1
kinh tuyến ít cong nhất (có cơng suất khúc xạ thấp nhất, cịn gọi là kinh tuyến
trục). Do có sự khác biệt về cơng suất giữa 2 đường kinh tuyến chính nên ảnh
của quang hệ khơng cịn là một điểm mà là 2 đoạn thẳng gọi là tiêu tuyến [6].
Phân loại loạn thị theo nguyên nhân [7]:
- Loạn thị do giác mạc: gồm loạn thị đều và loạn thị không đều.
+ Loạn thị đều: các kinh tuyến thay đổi dần từ kinh tuyến có cơng suất
khúc xạ cao nhất đến kinh tuyến có công suất khúc xạ thấp nhất. Loạn thị đều
bao gồm 3 loại là loạn thị thuận (kinh tuyến trục từ 0° đến 20° và 160° đến
180°), loạn thị nghịch (kinh tuyến trục từ 70° đến 110°) và loạn thị chéo (kinh
tuyến trục từ 20° đến 70° và từ 110° đến 160°);
+ Loạn thị không đều: các kinh tuyến giác mạc có cơng suất khúc xạ
khơng giống nhau ở các kinh tuyến, bề mặt giác mạc lồi lõm không đều.
- Loạn thị không do giác mạc: bao gồm các loại loạn thị do thủy tinh thể
và do võng mạc (loại này kèm theo cận thị nặng có giãn lồi cực sau).


7


Hình 1.4. Loạn thị đều [7]
Trẻ bị loạn thị có các triệu chứng như nhìn mờ, hình ảnh biến dạng, có
thể ở cả khoảng cách gần và xa. Ngồi ra trẻ thường nheo mắt khi nhìn, kèm
theo chảy nước mắt, mỏi mắt, nhức đầu [6].
1.1.2. Chẩn đoán tật khúc xạ
Chẩn đốn TKX dựa vào kết quả soi bóng đồng tử. Đặc biệt, soi bóng
đồng tử có tra thuốc liệt điều tiết là phương pháp chẩn đoán quan trọng với trẻ
nhỏ hoặc trẻ không phối hợp để thử thị lực [7].
Soi bóng đồng tử sẽ cho chúng ta kết quả khúc xạ bao gồm độ cầu, trục
loạn thị và độ trụ của từng mắt.
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều dựa vào độ cầu tương đương
(SE) và độ trụ (Cyl) để đánh giá TKX [8],[11],[12]:
Độ cầu tương đương = Độ cầu + Độ trụ
Các nghiên cứu thường dùng tiêu chuẩn sau để chẩn đoán TKX [8],[11]:
- Cận thị: SE ≤ -0,50D;
- Viễn thị: SE ≥+0,50D;
- Loạn thị: Cyl ≥0,75D.


8
1.1.3. Biến chứng của tật khúc xạ
1.1.3.1. Nhược thị
Nhược thị là tình trạng giảm thị lực ở 1 hoặc 2 mắt dưới 20/30 hoặc có
sự khác biệt thị lực giữa 2 mắt trên 2 dịng dù đã được chỉnh kính tối ưu và
khơng tìm thấy ngun nhân thực thể phù hợp [6].
Thị lực muốn phát triển bình thường địi hỏi sự tạo ảnh trên 2 võng mạc
phải rõ nét, 2 nhãn cầu thẳng trục và sự phát triển bình thường của trung tâm
thị giác trên vỏ não. Do vậy, TKX hay bất kì nguyên nhân nào khác ngăn cản
sự phát triển bình thường này đều có thể gây ra nhược thị. Nhược thị do TKX
thường gặp ở trẻ có TKX trung bình và nặng. Theo Kassem IS (2012), tỷ lệ

nhược thị trên nhóm bệnh nhân viễn thị ≥+4,00D lên tới 86,0% [13].
1.1.3.2. Lác
Lác (lé) là bệnh lý bao gồm 2 hội chứng: lệch trục nhãn cầu và rối loạn
thị giác hai mắt [6]. Theo nghiên cứu của Lê Thị Minh Ngọc (2016), trong số
113 trẻ bị lác cơ năng (226 mắt) thì tỷ lệ mắt có TKX chiếm tới 79,6%; trong
đó mắt viễn và viễn - loạn chiếm tỷ lệ cao nhất ở lác trong (73,8%), mắt cận
và cận - loạn chiếm tỷ lệ cao nhất ở lác ngoài (62,5%) [14].
Trẻ viễn thị nặng thường có nguy cơ tiến triển thành lác trong do mắt
tăng cường phản xạ điều tiết liên tục dẫn tới quy tụ. Trẻ ở lứa 4 tuổi nếu có
viễn thị >+3,50D sẽ có nguy cơ lác trong gấp 13 lần trẻ bình thường [6]. Trẻ
cận thị nặng có xu hướng bng thả điều tiết tối đa để tiêu điểm hội tụ gần
võng mạc nhất, dẫn tới quy tụ cũng bị bng thả theo, có thể dẫn tới lác ngoài
ẩn và lác ngoài từng lúc. Ngoài ra ở trẻ cận thị nặng, lác trong cịn có thể hình
thành do sự di lệch vị trí bám của các cơ vận nhãn [15].
1.1.3.3. Các tổn thương dịch kính – võng mạc
Cận thị bệnh lý có thể dẫn tới các tổn thương thực thể tại mắt do nhãn
cầu bị giãn q dài như bong dịch kính sau, thối hóa cạnh gai thị, thối hóa
võng mạc chu biên, teo lớp biểu mô sắc tố võng mạc, rạn màng Bruch,... [6].


9

Hình 1.5. Bong võng mạc [6]
Bệnh nhân cận thị nặng có nguy cơ bong và rách võng mạc cao hơn
nhiều so với người bình thường và người cận thị nhẹ hoặc trung bình. Theo
Cooper J (2018), tỷ lệ bong võng mạc hàng năm là 0,015% ở người cận thị
hơn -4,75D, tăng lên 3,2% ở người cận thị hơn -6,00D [16]. Nguyễn Thị Thu
Hiền (2021) cho thấy ở mắt cận thị nặng, tỷ lệ tổn thương hắc võng mạc
quanh gai là 70,2%; thời gian mắc cận thị, mức độ cận thị và chiều dài trục
nhãn cầu có liên quan với tổn thương hắc mạc quanh đĩa thị [17].

1.1.4. Điều trị tật khúc xạ
Các phương pháp điều trị TKX chính hiện nay bao gồm [7]:
- Chỉnh kính: bao gồm phương pháp sử dụng kính gọng hoặc kính tiếp
xúc. Phương pháp này phù hợp với mọi lứa tuổi. Kính gọng là phương pháp
thơng dụng, rẻ tiền. Hạn chế của kính gọng là khiến góc nhìn bị thu hẹp, hình
ảnh bị thay đổi kích thước, gây khó chịu với trẻ bị TKX nặng hoặc bất đồng
khúc xạ. Ngồi ra, kính gọng cịn có thể gây bất tiện trong các hoạt động vui
chơi, thể dục, ... Kính tiếp xúc có thể giải quyết được các nhược điểm của
kính gọng. Tuy nhiên, những người sử dụng kính tiếp xúc cần biết cách giữ
vệ sinh thật tốt để tránh nhiễm trùng giác mạc, đặc biệt trong điều kiện mơi
trường nóng, ẩm như ở Việt Nam.


10
- Phẫu thuật: bao gồm phương pháp Laser bề mặt giác mạc và phương
pháp đặt kính nội nhãn, thường áp dụng cho người lớn (trên 18 tuổi). Phẫu
thuật khúc xạ được chỉ định khi bệnh nhân có khúc xạ ổn định ít nhất 6 tháng.
Như vậy, trẻ em có thể sử dụng kính gọng và kính tiếp xúc để điều chỉnh
TKX. Trong đó, kính gọng vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất
do rẻ tiền, dễ sử dụng, ít biến chứng, phù hợp hơn với trẻ.
Đối với tật cận thị, một số phương pháp hạn chế sự tiến triển đã được
nghiên cứu. Kính Ortho-K ra đời năm 1990 đã được FDA chấp thuận như một
phương pháp điều chỉnh cận thị và loạn thị. Nguyễn Đình Ngân (2018) nghiên
cứu 41 trẻ (với 75 mắt) cho thấy mức độ tiến triển cận trung bình ở nhóm
trước khi đặt kính Ortho-K là 1,23±0,34 D/năm, nhưng sau khi đặt kính mức
tiến triển cận chỉ cịn 0,04±0,12D/năm (độ giảm có ý nghĩa thống kê) [18].
Vai trị kiểm sốt cận thị ở trẻ em bằng thuốc Atropine nồng độ thấp
cũng đã được minh chứng. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2021) cho thấy:
sau 12 tháng dùng thuốc Atropine 0,01%, tốc độ tiến triển cận thị giảm
1,26±0,78 D/năm so với thời điểm chưa dùng thuốc [19].

Kính đa tiêu cự cũng có khả năng giảm tiến triển cận thị dựa trên nguyên
lý giảm nỗ lực điều tiết khi nhìn gần. Theo Cheng D (2010), sau 2 năm thì
những trẻ đeo kính gọng đơn trịng và hai trịng có tiến triển cận thị trung bình
lần lượt là -1,55D và -0,96D, chiều dài trục tăng trung bình lần lượt là
0,62mm và 0,41mm (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001) [20].
1.1.5. Tình hình tật khúc xạ trên thế giới và Việt Nam
Các nghiên cứu được công bố trong vài thập kỷ qua đã cho thấy tỷ lệ
TKX ngày càng gia tăng, đặc biệt là tật cận thị ở châu Á.
Tại Mỹ, tỷ lệ cận thị đã tăng từ 25,0% lên 44,0% trong khoảng thời gian
từ năm 1972 đến năm 2004 [16].
Tại Ireland (2019), Harrington SC thống kê tỷ lệ cận thị, viễn thị và loạn
thị ở trẻ em từ 12-13 tuổi lần lượt là 19,9%, 8,9% và 15,9% [21].


11
Tại Ấn Độ, Sheeladevi S (2019) nghiên cứu trên 15 bang cho thấy tỷ lệ
mắc TKX của người trên 30 tuổi là 53,1%, trong đó cận thị và viễn thị lần
lượt là 27,7% và 22,9%; tỷ lệ mắc TKX không được điều chỉnh là 10,2% [22].
Tại Nhật Bản, 37,6% trẻ 12 tuổi đã bị cận thị vào cuối những năm 1970;
tỷ lệ này tăng lên 43,5% vào đầu những năm 1990 [23].
Ở Đài Loan, từ năm 1983 đến năm 2000, tỷ lệ cận thị ở trẻ 7 tuổi đã tăng
từ 5,8% lên 21,0%; tỷ lệ cận thị ở trẻ 12 tuổi tăng từ 36,7% lên 61,0% [23].
Ở Hồng Kông (2012), tỷ lệ cận thị và cận thị nặng ( < -6,00D) lần lượt là
18,3% và 0,7% ở trẻ 6 tuổi, 61,5% và 3,8% ở trẻ 12 tuổi [23].
Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ TKX rất cao. Năm 2022, tác giả Wang
H nghiên cứu 724.828 học sinh từ 6 đến 20 tuổi tại thành phố Shantou cho kết
quả: 51,8% học sinh bị cận thị, tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học, THCS và
THPT lần lượt là 37,1%, 75,4% và 84,8% [24]. Tác giả Wang J (2020) nghiên
cứu 4.801 học sinh ở tỉnh Zhejiang cho thấy có 14,2% học sinh bị loạn thị từ
1,5D trở lên và 2,2% học sinh có độ loạn thị từ 3,00D trở lên; tỷ lệ loạn thị

tăng dần theo cấp học [25].
Hiện nay, Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ TKX cao.
Theo số liệu của nhiều tác giả tại các tỉnh thành trên cả nước, trong những
năm gần đây tỷ lệ TKX tăng rất nhanh, đặc biệt là ở khu vực thành thị.
Tại Hà Nội, năm 2010, Nguyễn Thị Hạnh nghiên cứu 225 học sinh lớp 6
cho thấy tỷ lệ TKX lên đến 71,6%, trong đó cận thị là 42,2%, loạn thị là
13,6%, tỷ lệ mắc mới tự nhiên (tính theo người) là 9,3%/năm [26].
Tại Đà Nẵng, theo Nguyễn Quốc Đạt (2017), độ cận thị của học sinh tiểu
học mỗi năm tăng trung bình -0,40D đến -0,88D; tỷ lệ học sinh ở thành phố,
trung du, miền núi mắc TKX lần lượt là 39,33%, 13,55% và 11,64% [27].
Tại Phú Thọ, năm 2012, Nguyễn Thị Nhiễu xác định tỷ lệ TKX của học
sinh ở thành phố là 39,33%, trung du là 13,55% và vùng núi là 11,64% [28].
Tại Bình Định, năm 2013, Nguyễn Thanh Triết nghiên cứu 7.200 học


12
sinh từ 7 đến 18 tuổi cho thấy tỷ lệ TKX là 27,35%, trong đó cận thị 10,34%,
viễn thị 0,04%, loạn thị 16,97% và bất đồng khúc xạ 1,80%. Tỷ lệ cận thị và
loạn thị cao hơn ở vùng nội thị và tăng theo cấp học [29].
Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007, theo tác giả Lê Thị Thanh
Xuyên thì tỷ lệ TKX ở học sinh là 39,35%, trong đó cận thị là 38,88%, viễn
thị là 0,47%, loạn thị là 30,4% và bất đồng khúc xạ là 6,0%; tỷ lệ cận thị theo
các cấp học là 29,86% (cấp 1), 46,11% (cấp 2) và 43,63% (cấp 3) [30].
Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều cho thấy tỷ lệ
mắc TKX ở trẻ em đang tăng cao theo lứa tuổi và cấp học, trẻ em ở thành thị
có tỷ lệ mắc cao hơn trẻ em ở nơng thôn.
1.1.6. Một số yếu tố nguy cơ của tật khúc xạ
1.1.6.1. Yếu tố di truyền và thể trạng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cận thị có liên quan tới di truyền. Những trẻ
có bố mẹ bị cận thị thì nguy cơ mắc cận thị cao hơn [31]. Tác giả Demir P

(2021) tại Thụy Điển cho thấy độ cầu tương đương trung bình ở nhóm trẻ có
cả bố và mẹ bị cận thị là -0,63±1,24D, ở nhóm trẻ chỉ có bố hoặc mẹ bị cận
thị là -0,04±1,04D (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001) [32].
Một số nghiên cứu đã phản ánh mối liên quan giữa yếu tố gen và TKX.
Ở Sydney, Australia, các tác giả Ip JM và Huynh SC (2008) nghiên cứu 2.353
học sinh từ 11-15 tuổi từ 21 trường THCS cho thấy tỷ lệ cận thị ở trẻ em da
trắng châu Âu (4,6%) và trẻ em Trung Đông (6,1%) thấp hơn so với trẻ em
Đông Á (39,5%) và trẻ em Nam Á (31,5%). Trẻ em da trắng châu Âu có độ
cầu tương đương (SE) trung bình viễn thị nhất (+0,82D) [33]. Ở Mỹ, Borchert
MS (2011) khảo sát 9.970 trẻ mầm non cho thấy trẻ em da trắng gốc Tây Ban
Nha có khả năng bị viễn thị cao hơn 1,49 lần so với trẻ em gốc Phi [34].
Ở Trung Quốc, tác giả Yang Z (2022) nhận thấy loạn thị ở trẻ có một số
yếu tố nguy cơ như sinh non, tuổi sinh muộn (≥35 tuổi), cha mẹ bị loạn thị và
bú bình hồn tồn [35].


13
Tác giả Lee S (2022) ở Hàn Quốc nhận định BMI có liên quan với cận
thị nặng (<-6,00D). So với nhóm trẻ bình thường, nguy cơ mắc cận thị nặng
của nhóm trẻ thừa cân gấp 1,37 lần và nhóm trẻ béo phì gấp 3,77 lần [36].
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Nhiễu (2012) khảo sát 1.500 học sinh THCS
tại Phú Thọ cũng cho thấy tỷ lệ mắc TKX của nhóm thừa cân và béo phì là
31,5%, cao hơn so với nhóm bình thường và thiếu cân (22,6%) (p<0,01) [28].
Nghiên cứu của Takehiro Yamashita ở Nhật Bản năm 2019 cịn mơ tả
mối tương quan thuận giữa chiều cao cơ thể và trục nhãn cầu, qua đó phản
ánh mối liên quan giữa dinh dưỡng và tỷ lệ cận thị ở thế hệ trẻ [37].
1.1.6.2. Các yếu tố liên quan tới thị giác gần
Ngoài yếu tố di truyền và thể trạng, trẻ có thể mắc TKX do ảnh hưởng từ
những thói quen sinh hoạt, làm việc của cha mẹ, anh chị, ...[31]. Thời gian, tư
thế và khoảng cách cho các cơng việc nhìn gần có ảnh hưởng tới sự điều tiết

của mắt. Tình trạng điều tiết quá mức và quá dài là nguyên nhân gây ra TKX
đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu [8],[31],[38],[39],[40],[41].
Nghiên cứu của Hồng Hữu Khơi (2017) tại Đà Nẵng cho kết quả:
những học sinh thường xuyên chơi điện tử thì nguy cơ mắc TKX cao gấp 2,39
lần so với các học sinh không thường xuyên chơi điện tử; những học sinh
thường xuyên ngồi học ở nhà sai tư thế thì có nguy cơ mắc TKX cao gấp 1,95
lần so với các học sinh ngồi học đúng tư thế; những học sinh khơng thường
xun hoạt động thể thao ngồi trời thì nguy cơ mắc TKX cao gấp 1,68 lần so
với các học sinh thường xuyên hoạt động thể thao ngoài trời [8].
Tác giả Yang Z (2022) nhận định trẻ mầm non sử dụng thiết bị điện tử
trên 2 giờ/ngày có nguy cơ mắc loạn thị gấp 1,722 lần so với trẻ sử dụng dưới
1 giờ/ngày [35].
Theo Huang L (2020), việc trẻ có tiếp xúc với màn hình điện tử trong
giai đoạn đầu đời (0-6 tuổi) làm tăng nguy cơ loạn thị lên 2,25 lần; nhất là trẻ
trong giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tuổi nếu có tiếp xúc với màn hình điện tử thì


14
nguy cơ mắc loạn thị tăng 3,1 lần. Nguy cơ loạn thị tăng theo cả tổng số năm
tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với màn hình trung bình hàng ngày [38].
Saw SM (2002) nghiên cứu 1.005 trẻ Singapore từ 7-9 tuổi cho thấy
những trẻ đọc nhiều hơn 2 cuốn sách mỗi tuần có nguy cơ mắc cận thị hơn 3,00D cao gấp 3,05 lần so với những trẻ đọc ít hơn 2 cuốn sách mỗi tuần [39].
Vũ Thị Hoàng Lan (2012) nhận thấy nhóm trẻ có thời gian học thêm trên
10h/tuần thì có nguy cơ bị cận thị cao gấp 3,8 lần so với nhóm trẻ có thời gian
học thêm dưới 10h/tuần [40].
Shi-Ming Li (2015) cho thấy một số hành vi như đọc sách liên tục (>45
phút), đọc ở khoảng cách gần (<20cm), xem TV khoảng cách gần (≤3m),
nghiêng đầu khi viết, đọc nhiều sách hơn để giải trí và sử dụng đèn bàn huỳnh
quang có ảnh hưởng đáng kể đến cận thị ở trẻ em [41]. Theo Sakamoto K
(2010) tại Nhật Bản, khoảng cách xem TV lý tưởng để giảm căng thẳng thị

giác là gấp 3 đến 4 lần chiều cao của màn hình [42].
Kích thước chữ đọc có liên quan với hoạt động điều tiết của mắt. Tác giả
Yanyu Lu (2015) nhận thấy so với nhóm học sinh đọc sách có cỡ chữ bằng
sách giáo khoa, học sinh đọc các sách có kích thước chữ lớn hơn so với sách
giáo khoa thì khả năng cận thị chỉ bằng 0,74 lần, trong khi đó nhóm đọc sách
có cỡ chữ nhỏ hơn sách giáo khoa thì khả năng cận thị cao gấp 1,2 lần. Ngoài
ra, một số yếu tố nguy cơ khác cũng được đề cập như: tư thế đọc sai, đọc sách
với khoảng cách <20 cm, học ở nhà >3 giờ mỗi ngày, học liên tục >1 giờ [43].
Các kết quả nghiên cứu của Rose KA (2008), French AN (2013) đã
chứng minh việc ánh sáng mặt trời và các hoạt động ngoài trời làm giảm nguy
cơ mắc và tiến triển TKX [44],[45]. Ở Trung Quốc, Hua WJ (2015) xác định
mức độ ánh sáng cao trong các lớp học có ảnh hưởng đáng kể đến sự khởi
phát cận thị, làm giảm tiến triển cận thị và giảm sự tăng trưởng của trục nhãn
cầu [46]. Tác giả Zhou S còn cho thấy những cha mẹ điều chỉnh thơng số màn
hình của các thiết bị điện tử (độ sáng, độ tương phản, ...) cũng làm giảm đáng


×