Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.84 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM
BỘ MÔN: LUẬT BẢN QUYỀN
KHOA: MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan-những vấn
đề pháp lí và thực tiễn.


TP. Hồ Chí Minh, 2021
BỘ XÂY DỰNG
NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Trường đại học kiến trúc tp Hồ Chí Minh

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT BẢN QUYỀN

Điểm của bài tiểu luận
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ

Họ tên và chữ lý giám thị thứ 1

Họ tên và chữ ký giám thị thứ 2


MỤC LỤC


A. LỜI MỞ ĐẦU

1

B. NỘI DUNG

2

I. LÍ LUẬN CHUNG

2

1. Khái quát chung:

2

1.1. Cơ sở pháp lý:

2

1.2. Khái niệm, bản chất, chức năng:

3

2. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:
II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT:
1. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:

5
5

5

1.1. Khái niệm:

5

1.2. Đặc điểm pháp lý:

6

1.3. Chủ thể của hợp đồng:

6

1.4. Đối tượng của hợp đồng:

7

1.5. Hình thức và nội dung pháp lí hợp đồng:

8

1.6. Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:

9

1.7. Phân loại hợp đồng:

9


2. Thực trạng:

11

III. KẾT LUẬN:

13

C.TỔNG KẾT

14


A. LỜI MỞ ĐẦU
Con người ta từ thuở xa xưa đã ln tìm tịi, khám phá, phát minh rất nhiều thứ để
giúp cho các hoạt động của mình được dễ dàng và thuận lợi hơn trong mọi mặt,
như lao động sản xuất, nghệ thuật, khoa học, giáo dục,...trải qua nhiều giai đoạn
lịch sử nhân loại. Để tạo nên những sáng kiến, những sáng chế đó chính là các tác
giả, những con người kiên trì ln khơng ngừng tìm tịi và học hỏi, hi sinh cả cuộc
đời riêng của mình để được những thành tựu, cơng trình khoa học đóng góp cho
nhân loại. Với xã hội hiện đại ngày nay, khi con người bước vào một thời đại mới,
thời đại của cơng nghệ hoá hiện đại hoá, của tốc độ chóng mặt từ internet, đường
truyền của vệ tinh; việc một công trình, một nghiên cứu, hay một sáng chế đều có
thể được gửi đi nhanh chóng từ cá nhân này đến cá nhân khác, từ đơn vị này đến
đơn vị khác; và sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ này trở nên đa dạng, phức tạp
và gây không ít tác hại đến bản thân người sáng tạo cũng như người sử dụng những
tài sản đó.
Việc xác định chủ sở hữu, quyền sở hữu, quyền tác giả kết quả nghiên cứu lại rất
phức tạp; điều đó khiến việc người ta mất nguồn hay tác giả bị nhận sai đối tượng
là một việc thường gặp, từ đó có những cá nhân trục lợi cho bản thân dựa trên công

sức của người khác. Với sự phát triển của xã hội hiện đại, con người ta đã chọn
phương thức hợp đồng làm hình thức xây dựng, ràng buộc, khiến cho hai bên đều
có lợi, cụ thể, hợp đồng sẽ giúp con người ta tôn trọng những điều khoản chung,
những quyền lợi của cá nhân hay tổ chức sở hữu. Ở đây, những người tác giả chính
là những người được bảo trợ về mặt pháp lí những sáng tạo của bản thân mình làm
ra. Việc những người tác giả được làm chủ sáng tạo của mình, được mua bán, hay
chuyển quyền sử dụng cho những mục đích cá nhân, mục đích thương mại theo
nhu cầu và mong muốn của tác giả là một điều cần thiết. Và đây là bài tiểu luận
nghiên cứu về “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan.’’
1


B. NỘI DUNG
I. LÍ LUẬN CHUNG
1. Khái quát chung:
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học, luôn song hành với tác giả là tác phẩm . Tác phẩm chính là
sản phẩm được nhào nặn từ bàn tay tuyệt tác cùng khối óc của tác giả hay nói cách
khác tác giả chính là cơ thể ẩn chứa toàn bộ sự sống của tác phẩm còn tác phẩm
chính là linh hồn của tác giả.

1.1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010;
2. Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

Theo Điều 5. Áp dụng pháp luật
1. Trong trường hợp có những vấn đề dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ không
được quy định trong Luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của Luật này
với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật này.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của
điều ước quốc tế đó.

2


1.2. Khái niệm, bản chất, chức năng:
1.2.1. Khái niệm:
Quyền tác giả và quyền liên quan được Nhà nước công nhận và ban hành thành
quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ
- Quyền tác giả là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009
quy định: “Quyền tác giả là quyền của những tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do
chính mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Quyền tác giả bao gồm những quyền mà pháp luật trao cho chủ sở hữu của tác
phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên (thật hoặc bút danh) trên tác phẩm,.... Tác
giả hoặc chủ sở hữu có quyền điều chỉnh hay truyền tải và phổ biến tác phẩm đến
với công chúng bằng việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác
tác phẩm được sáng tác.
- Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
+ Quyền nhân thân là quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu
tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và được đặt tên cho tác
phẩm. Quyền nhân thân được pháp luật bảo hộ vơ thời hạn.
+ Quyền tài sản cịn gọi là quyền kinh tế, người nắm quyền này có toàn quyền định

đoạt về tài sản trí tuệ của mình. Quyền tài sản được pháp luật bảo hộ có thời hạn và
khác với quyền nhân thân thì tổ chức, cá nhân nắm quyền tài sản được độc quyền
chuyển nhượng toàn bộ tài sản của mình hoặc chuyển quyền cho người khác sử
dụng và sử dụng một phần..
- Quyền liên quan là gì?
Theo khoản 3 Điều 4 luật sửa đổi, bổ sung một số của luật sở hữu trí tuệ năm 2009
là: Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là “Quyền
của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.
3


Vậy, quyền liên quan được lập trên mối liên hệ cơ sở là từ quyền tác giả. Quyền
này bao gồm quyền của những người biểu diễn, cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng.

1.2.2. Bản chất:
Theo Điều 6. Luật Sở hữu trí tuệ
- Khoản 1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể
hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, khơng phân biệt nội dung, chất lượng,
hình thức, phương tiện, ngơn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay
chưa đăng ký.
- Khoản 2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá
được định hình hoặc thực hiện mà khơng gây phương hại đến quyền tác giả.

1.2.3 Chức năng:
Theo Điều 8. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:
Khoản 1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở
bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng;

không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công
cộng, có hại cho quốc phịng, an ninh.
Khoản 2. Khún khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.
Khoản 3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí
tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Khoản 4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và
nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4


2. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:
Các quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,quyền liên quan được
quy định tại Điều 47, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:
- Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền
tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có
thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền: quyền công bố tác phẩm, quyền tài
sản đối với tác phẩm, quyền tài sản của người biểu diễn, Quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình và Quyền của tổ chức phát sóng.
- Điều kiện chuyển quyền sử dụng quyền tác giả:
+ Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân trừ quyền công
bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân
thân. + Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường
hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì

chủ sở hữu quyền tác giả,chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên
quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức,cá nhân khác.
II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT:
1. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:

1.1. Khái niệm:
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thỏa thuận giữa các bên mà
theo đó bên chuyển giao cho phép cá nhân, tổ chức (bên sử dụng) sử dụng một
5


hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan
trong một thời hạn nhất định. Trong thời hạn chuyển nhượng quyền tác giả, quyền
liên quan, bên được chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu của các quyền được
chuyển giao và có quyền chuyển nhượng các quyền đó cho người khác.

1.2. Đặc điểm pháp lý:
- Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là phương tiện pháp lí quan
trọng để qua đó các đối tượng của quyền tác giả được truyền tải tới công chúng
dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan với bên
sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Cũng như hợp đồng chuyển nhượng, hợp
đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng dân sự, có sự chuyển
giao quyền sử dụng các quyền nhân thân và quyền tài sản. Tuy nhiên, là hợp đồng
dân sự đặc biệt nên hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có những đặc
điểm riêng.
- Các quyền năng được chuyển giao thuộc quyền tác giả, quyền liên quan bị hạn
chế về không gian và thời gian. Mặc dù thời hạn và phạm vi sử dụng do các bên
thỏa thuận trong hợp đồng nhưng thời hạn và phạm vi đó cũng phải thuộc phạm vi
và thời hạn bảo hộ do pháp luật quy định.

Bản chất: Bên nhận quyền sử dụng chỉ có quyền sử dụng tác phẩm trong phạm vi
đã thỏa thuận mà không trở thành chủ sở hữu.

1.3. Chủ thể của hợp đồng:
Chủ thể của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan gồm có bên chuyển
giao và bên sử dụng. Để có thể tham gia hợp đồng thì bên chuyển giao quyền tác
giả, quyền liên quan cũng như bên sử dụng tác phẩm phải có năng lực chủ thể,
được xác định bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Bên chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:

6


Theo quy định tại Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2009,2019, bên
chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên
quan. Do đó, họ có quyền quyết định tự sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng
đó cho người khác theo thỏa thuận.
+ Trong trường hợp chủ sở hữu đã chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan cho chủ thể khác, họ vẫn là chủ sở hữu của các quyền này.
+ Trong trường hợp bên chuyển giao là đồng chủ sở hữu đối với tác phẩm, cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thì việc chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ
sở hữu.
+ Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm có các phần riêng biệt có
thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan có thể
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của
mình cho tổ chức, cá nhân khác mà khơng cần có sự đồng ý của các đồng chủ sở
hữu khác.
- Bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:
+ Bên sử dụng có thể là cá nhân, tổ chức (các nhà xuất bản, các nhà sản xuất băng

âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh truyền hình, các tổ
chức triển lãm, các đoàn nghệ thuật biểu diễn... ) thông qua hợp đồng sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan tiến hành sử dụng các quyền được bên kia chuyển
giao.
+ Bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự và được phép sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan trong những trường hợp
đặc biệt do pháp luật quy định.

1.4. Đối tượng của hợp đồng:
Cũng giống như đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng, đối tượng của hợp đồng
sử dụng quyền tác giả, quyển liên quan chủ yếu là các quyền tài sản bao gồm
7


quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tài sản của người biểu diễn,
quyển tài sản của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và quyền tài sản của tổ chức
phát sóng.

1.5. Hình thức và nội dung pháp lí hợp đồng:
- Hình thức: Hình thức của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và
cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài của bên chuyển giao và bên sử dụng dưới
hình thức nhất định.
+ Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009, 2019 quy định hình thức
của hợp đồng sử dụng tác phẩm phải được lập thành văn bản. Hình thức văn bản là
chứng cứ pháp lí để xác nhận giữa các bên đã tồn tại quan hệ hợp đồng và là cơ sở
để toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên, qua đó sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi hợp đồng
xảy ra tranh chấp.
- Nội dung: Theo quy định tại Điều 8 uật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009,
2019 hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những nội dung

chủ yếu sau:
1. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản
gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền; b) Căn
cứ chuyển quyền;
c) Phạm vi chuyển giao quyền;
d) Giá, phương thức thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
Ngoài các nội dung chủ yếu trên, các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thoả
8


thuận về các nội dung khác như phạm vi, điều kiện, hình thức sử dụng; mức nhuận
bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán; quyền và
nghĩa vụ của các bên khi giao kết hợp đồng; trách nhiệm, mức bối thường của mỗi
bên khi vi phạm hợp đồng...

1.6. Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:
Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là vấn đề có ý nghĩa rất quan
trọng mà bên sử dụng và bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan phải thỏa
thuận cụ thể. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cịn có
mối liên quan mật thiết với thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Quyền
tác giả, quyền liên quan là loại quyền có thời hạn bảo hộ (trừ quyền nhân thân gắn
liền với tác giả). Do đó, thời hạn của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan do các bên thỏa thuận phải trong thời hạn quyền tác giả, quyền liên quan
được bảo hộ.


1.7. Phân loại hợp đồng:
- Căn cứ vào năng lực sử dụng quyền có thể phân chia thành hợp đồng sử dụng
độc quyền và hợp đồng sử dụng không độc quyền:
+ Hợp đồng sử dụng độc quyền được hiểu là hợp đồng sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan mà theo đó chỉ có bên được chuyển quyền có quyền sử dụng các
quyền được chuyển giao và ngay cả chủ sở hữu cũng khơng có quyền sử dụng các
quyền năng đó trong thời hạn chuyển giao.
+ Hợp đồng sử dụng không độc quyền là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan mà các bên có thỏa thuận sau khi chuyển nhượng bên chuyển nhượng
vẫn có quyền sử dụng đối tượng của hợp đồng và vẫn có quyền chuyển giao quyền
sử dụng
các quyền năng đó cho các chủ thể khác.
9


- Căn cứ vào phạm vi sử dụng có thể phân chia thành hợp đồng sử dụng một lần và
hợp đồng sử dụng nhiều lần:
+ Hợp đồng sử dụng một lần là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
mà theo đó bên sử dụng chỉ được sử dụng duy nhất một lần đối với các quyền năng
đã được chuyển giao và khi bên sử dụng đã sử dụng thì hợp đồng sẽ chấm dứt
(mặc dù thời hạn sử dụng có thể vẫn cịn).
+ Hợp đồng sử dụng nhiều lần là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
mà theo đó thì bên sử dụng có thể sử dụng các quyền năng đã được chuyển giao
nhiều lần trong thời hạn đã thỏa thuận. Số lần sử dụng các bên có thể ấn định hoặc
tùy thuộc vào ý chí của bên sử dụng theo thỏa thuận giữa các bên.
- Căn cứ vào thời hạn sử dụng có thể chia thành hợp đồng sử dụng có thời hạn xác
định hoặc khơng xác định:
+ Hợp đồng sử dụng có thời hạn xác định được hiểu là hợp đồng sử dụng quyền tác
giả, quyền liên quan mà theo đó các bên có thỏa thuận về thời hạn sử dụng và bên
sử dụng chỉ được sử dụng các quyền năng đã chuyển giao trong khoảng thời gian

đó.
+ Hợp đồng sử dụng có thời hạn khơng xác định được hiểu là hợp đồng sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó các bên có thỏa thuận về thời hạn sử
dụng
là không xác định.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan sẽ tạo một môi trường thuận lợi
để cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động sang, góp phần bảo vệ quyền lợi cho
bên sử dụng, cũng như tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối
với hoạt động sử dụng các đối tượng của quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu
trí tuệ nói chung.

10


2. Thực trạng:
Những năm gần đây, vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả và quyền liên
quan ở tỉnh ta cũng như trên cả nước đã được quan tâm triển khai thực thi. Nhận
thức của tổ chức, cá nhân về vấn đề này cũng đã được nâng lên rõ rệt. Việc chi trả
chế độ nhuận bút, thù lao đối với chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan
ngày càng được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bản quyền tác
giả và quyền liên quan còn diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực từ văn học,
nghệ thuật đến khoa học. Công tác quản lý và xử lý vi phạm bản quyền gặp rất
nhiều khó khăn, nhất là khi internet và các ứng dụng nền tảng ngày càng phát
triển.
Thực tiễn hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt
Nam thể hiện qua:
- Chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm cho các nhà xuất bản: Hiện nay, đã có một
số lượng khá lớn đầu sách của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao cho
nhà xuất bản khai thác sử dụng để xuất bản, công bố phổ biến đến công chúng.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chuyển quyền sử dụng tác giả, quyền liên quan

cũng đang gặp những khó khăn, chủ yếu do việc nhiều tác phẩm bị sử dụng trái
phép. Thực tế đã có rất nhiều vụ vi phạm quyền tác giả như: tái bản sách, biểu diễn
sân khấu, thu băng đĩa nhạc, băng hình... khơng xin phép tác giả, khơng trả nhuận
bút cho tác giả.
Điển hình là trong lĩnh vực báo chí, đầu tháng 10-2021, trang thông tin điện tử
tổng hợp tintucnamdinh.vn bị thu hồi giấy phép khi có những sai phạm như: sử
dụng tên miền gây nhầm lẫn với cơ quan báo chí; đăng tải tin bài từ một số báo
điện tử trong khi chưa có văn bản cho phép đăng lại tin bài của các báo điện tử đó.
Dạng vi phạm của trang tin điện tử này trong lĩnh vực báo chí hiện khá phổ biến.
Gõ từ khóa “vi phạm bản quyền trong lĩnh vực báo chí”, trong 0,5 giây cho tới
11


32,8 triệu kết quả . Vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan trên các lĩnh vực văn
học, nhiếp ảnh, âm nhạc… có thể gặp trên bất cứ tuyến đường hoặc các ngõ, xóm
với các băng rơn, khẩu hiệu, biển quảng cáo có sử dụng hình ảnh minh họa; các
cửa hàng, doanh nghiệp âm nhạc, phim truyền hình chưa được trình chiếu chính
thức đã tràn ngập bản copy trên mạng… Đặc biệt, với sự bùng nổ của công nghệ
thông tin khiến vấn nạn vi phạm pháp luật, xâm phạm bản quyền - bảo hộ quyền
tác giả càng thêm chồng chất khó khăn cho tác giả và cơ quan quản lý. Với các
thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại, sự phát triển của các nền tảng ứng dụng,
mạng xã hội, bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng xâm phạm hoặc bị xâm
phạm bản quyền, vi phạm pháp luật. Tình trạng “Nhà nhà vi phạm, người người vi
phạm” cùng với thói quen “xài chùa” dường như đã trở thành điều hiển nhiên.
Ngoài ra, cịn có nhiều vụ liên quan đến vấn đề hợp đồng chuyển giao quyền tác
giả, quyền liên quan. Tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên nền
tảng công nghệ số diễn ra với những “chiêu trị” khó lường.. Lợi dụng sự không
am hiểu về luật bản quyền của một số tác giả, có một số cơng ty lừa các nhạc sĩ ký
vào những bản hợp đồng không minh bạch. Gần đây, hàng loạt nhạc sĩ đã gửi đơn
kiến nghị để nhờ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam xử lý, để bảo

vệ quyền sử dụng tác phẩm của mình.
Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng vẫn
cịn phổ biến với thủ đoạn ngày càng tinh vi, mà các hành vi xâm phạm này lại
chưa bị xử lý một cách đúng mức. Lạm dụng những kẽ hở pháp lý, nhiều tổ chức,
cá nhân đã biến mục đích phổ biến tác phẩm âm nhạc để phục vụ triệt để cho mục
đích kinh doanh; khiến tác giả khơng chỉ thiệt thịi về vật chất mà còn ảnh hưởng
đến tinh thần và sức sáng tạo. Thậm chí có tác giả, do sơ suất trong ký kết hợp

12


đồng đã dẫn tới việc mất quyền sở hữu và sử dụng, quyền kiểm soát đối với chính
tác phẩm của mình.
III. KẾT LUẬN:
Ở Việt Nam, quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp, còn mới mẻ nhưng các quy
định pháp luật Việt Nam và các điều ước mà Việt Nam tham gia về quyền tác giả
về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả. Hiện trạng "ăn cắp" chất
xám, bản quyền của tác giả ngày càng nhiều và đang trong tình trạng đáng báo
động. Một tác phẩm được sáng tác ra từ chính công sức và sự sáng tạo riêng của
mình đều được pháp luật tơn trọng và bảo vệ. Chính vì lẽ đó, để tác phẩm của mình
được cơng chúng biết đến thì trước hết các tác giả phải thông qua nhà sản xuất
hoặc nhà xuất bản để phát hành tác phẩm. Khi đó, giữa tác giả và người thực hiện
phát hành tác phẩm bắt buộc phải có hợp đồng chuyển quyền sử dụng theo đúng
quy định của pháp luật.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm quyền tác giả, vi
phạm hợp đồng ngày một gia tăng. Phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự
chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa chủ động đăng ký bảo hộ quyền
tác giả để dễ dàng bảo vệ lợi ích của mình. Thực tế đa phần các tác giả, chủ sở hữu
do chưa nắm rõ các điều khoản thỏa thuận và thuật ngữ pháp lý nên khi ký kết đã
khơng lường trước được những tình huống đầy rủi ro.

Việc chuyển quyền sử dụng tác giả cần phải tiến hành một cách cẩn trọng, đặc biệt,
nội dung hợp đồng chuyển quyền do các bên thỏa thuận phải đầy đủ, đảm bảo
quyền và nghĩa vụ của các bên, nếu tranh chấp xảy ra sẽ giảm thiểu được thiệt hại
và quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Chủ sở hữu cần phải tìm hiểu rõ về các thuật ngữ pháp lý, các điều khoản thỏa
thuận và các quy định pháp lý mà pháp luật đã đưa ra, để tránh các rủi ro gây ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả - chủ sở hữu tác phẩm. Nội dung
13


sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ cần bảo đảm quy định rõ và cụ thể hơn các
quy định liên quan đến xác định chủ thể nắm giữ quyền tài, giúp cho quá trình
chuyển quyền sử dụng.

C.TỔNG KẾT
Quyền tác giả luôn là một đề tài cấp thiết đối với cá nhân các tác giả và nhà nước.
Không những vậy, để có thể tăng cường những hệ thống pháp lí và bảo vệ cho
những người làm sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của con người thì hợp đồng
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả cũng là những vấn đề cấp thiết và cần nghiên
cứu sâu hơn để ngày một hoàn thiện về thể thống pháp lí. Chính vì vậy cần bảo vệ
những thành quả này bằng cơ chế và hệ thống pháp luật phù hợp để các nhà khoa
học tăng cường khả năng sáng tạo và người dùng có cơ hội tiếp cận với sự tiến bộ
của nhân loại.
Có thể thấy rằng, nhờ tri thức con người mới phát huy sự sáng tạo một cách tuyệt
đối, đưa những kiến thức của nhân loại áp dụng vào đời sống, với những phát
minh, sáng kiến đi vào lịch sử và mang hàm lượng trí tuệ gần như tuyệt đối. Trên
cơ sở những lý luận đó, luận văn đã phân tích khá kỹ các quy định của hệ thống
pháp luật Việt Nam về Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả từ đó tổng
kết lại những điều đã làm được và chưa làm được của Nhà nước trong việc bảo hộ
QTG đối với đề tài KHCN, đồng thời đưa ra một số giải pháp cả về mặt pháp lý và

kỹ thuật để khắc phục những tồn tại và hạn chế. Với những nội dung này, tác giả
hy vọng đề tài sẽ gópmột phần nhỏ vào những nghiên cứu về chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả.
Hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ là một trong những
khâu quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện hệ thống Sở hữu trí tuệ nói riêng

14


và trong lộ trình lồng ghép vấn đề Sở hữu trí tuệ trong chính sách phát triển kinh tế
- xã hội nói chung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010;
2. Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
2. Luận văn Luật sở hữu trí tuệ : Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ.
3. Báo Tổ quốc: “Nhiều nhạc sĩ bị mất bản quyền vì hợp đồng bảo vệ quyền tác giả
khơng minh bạch”.
4. Một số tài liệu khác:
• />
15



• />• />• 14

16



×