Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giải pháp phòng chống bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.44 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: Đặng Hồng Hiền
MSSV: 43.01.611.034

TÊN ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

THUỘC HỌC PHẦN MÔN: TÂM LÝ HỌC HỌC SINH TRUNG HỌC

Giảng viên: Ths. Võ Minh Thành

Tp Hồ Chí Minh tháng 1/2022

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan tất cả những nội dung của tiểu luận “Giải pháp phòng chống bắt
nạt trực tuyến ở học sinh trung học cơ sở” là chính em làm tác giả, tất cả những nội dung
trong tiểu luận không phải là sự sao chép, cắt dán… Từ những bài tập trước đó, và tiểu
luận này chỉ nộp để đánh giá phần kết thúc môn học Tâm lý học Học sinh trung học.

2


LỜI CẢM ƠN
Tâm lý học Học sinh trung học là một mơn học hữu ích bởi nội dung của mơn học là
những kiến thức thực tế giúp em hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi trung học cơ
sở, em thấy được những khó khăn và trăn trở của lứa tuổi này… Từ đó, trong em đã tự thấu


hiểu chính mình và những người xung quanh, nhất là các em học sinh trung học cơ sở để
rồi những kiến thức đó biến thành kinh nghiệm quý báu cho việc học tập, công việc… Ở
hiện tại và trong tương lai.
Để có được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trên, em rất biết ơn thầy Võ Minh
Thành vì nhờ có sự tâm huyết, tận tình và u thương từ thầy thì những bài học của mơn
Tâm lý học Học sinh trung học mới có thể trở thành hành trang quý báu cho em ở hiện tại
và trong tương lai.
Em chúc thầy và gia đình năm mới thật hân hoan, niềm vui và niềm hành phúc luôn
thường trực trong tim.

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 3
NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 5
2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6
3. Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu..................................................................... 7
4. Cơ sở lý luận về giải pháp phòng chống bắt nạt trực tuyến ở học sinh trung học cơ sở
......................................................................................................................................... 9
5. Giải pháp phòng chống bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở ................... 12
6. Kết luận và kiến nghị ................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 15

4


NỘI DUNG CHÍNH

1. Lý do chọn đề tài
Bạo lực học đường là một vấn nạn khơng cịn xa lạ trong thời nay. Nó đang diễn ra
từng ngày, từng giờ với những con số đáng lo ngại sau đây:
Tuấn Minh, (2015): “Có gần 90 học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 từng ít nhất một lần bị
bạn học bắt nạt, ức hiếp”. (như được trích dẫn trong Bùi Thị Hồng, 2016).
Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015): “Trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1600
vụ học sinh đánh nhau cả trong và ngoài phạm vi nhà trường”. (như được trích dẫn trong
Bùi Thị Hồng, 2016).
Lam Ngọc, (2016): “Có khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo
lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Trong
đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục…) chiếm tỷ lệ cao
nhất là 73%. Bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập…) chiếm 41% và
bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hơn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ
phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục…) chiếm 19%”.(như được trích dẫn trong Bùi
Thị Hồng, 2016).
Vĩnh Hà, (2015): “Tình trạng học sinh bị mắng chửi, lăng mạ, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm từ bạn học chiếm tỷ lệ nhiều nhất (38,49%), tiếp đến là trường hợp hai học
sinh đánh nhau (35,32%) và cuối cùng là hai nhóm học sinh đánh nhau (22.22%)”. (như
được trích dẫn trong Bùi Thị Hồng, 2016).
Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Đăng Vững và Khuất Thị Minh Hiếu, (2020): “Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh trải qua từng dạng bạo lực riêng lẻ bao gồm bạo
lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục lần lượt là 81,99%; 95,70% và 38,98%”.
5


(Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Đăng Vững và Khuất Thị Minh Hiếu, 2020).
Hoài Thư (2015): “Trường hợp nữ sinh Hải Dương Đ.T.L (15 tuổi) bị bạn học dùng
guốc đánh tới chết chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, trường hợp em Đ ở trường THCS huyện Krơng
Păk (tỉnh Đăk Lăk) vì cãi vã nhau trong giờ học nên bị bạn học cầm dao đâm nhiều nhát
dẫn tới tử vong, hay trường hợp một nhóm nữ sinh trường THCS lý Tự Trọng (Trà Vinh)

đánh hội đồng một nữ sinh trong lớp rất tàn bạo. Khơng chỉ dùng nắm đấm, những học
sinh này cịn lấy ghế nhựa ném và phang liên tiếp vào đầu nạn nhân”. (như được trích dẫn
trong Bùi Thị Hồng, 2016).
Những con số về thực trạng và hậu quả khủng khiếp vừa nêu dấy lên nỗi quan tâm và
lo ngại trên toàn xã hội. Đặc biệt, lứa tuổi học sinh trung học cơ sở phản ánh ở mức cao
nhất.Vậy, đâu là những cách đối phó với vấn nạn trên, đề tài “Giải pháp phòng chống bạo
lực học đường ở học sinh trung học cơ sở” được xác lập nhằm giải quyết những thách thức
và khó khăn trên.

2. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi tiểu luận, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, cụ thể:
Thứ nhất, tổng hợp các cơng trình nghiên cứu về vấn đề giải pháp phịng chống bạo
lực học đường ở học sinh trung học cơ sở nhằm tìm hiểu tình hình nghiên cứu về đề tài.
Thứ hai, hệ thống hóa các khái niệm: Bạo lực, bạo lực học đường, học sinh trung học
cơ sở, bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở nhằm làm rõ các từ khóa trong đề tài.
Thứ ba, tổng hợp các giải pháp phòng chống bạo lực học đường ở học sinh trung học
cơ sở nhằm đưa ra câu trả lời cho đề tài.
Từ việc hoàn thành ba mục tiêu trên, tác giả đưa ra các kết luận và kiến nghị.
6


3. Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề giải pháp phòng chống bạo lực học
đường ở học sinh trung học cơ sở, có thể kể đến như:
Năm 2009, “Bạo lực học đường: nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế” của tác
giả Nguyễn Văn Lượt được tiến hành. Tác giả cho rằng: “Giải pháp tận gốc của vấn đề là
trẻ phải tự nhận ra và từ bỏ hành vi đó một cách tự nguyện”. Kết quả đề xuất các giải pháp
phòng chống bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở như: “1) Quan tâm tới học sinh
cả trong và ngồi mơi trường nhà trường. 2) Khơng cho phép các thái độ định kiến, thù
địch và phân biệt đối xử diễn ra giữa các học sinh và các nhóm học sinh trong lớp học.

Thầy/cơ giáo phải thiết lập quy tắc này ngay từ khi bắt đầu lớp/khoá học. 3) Lắng nghe
học sinh của mình xem những điều gì đang diễn ra ở các em. 4) Nhận biết những dấu hiệu
bạo lực ở học sinh. Các dấu hiệu cho thấy hành vi bạo lực sắp xảy ra bao gồm: học sinh
giảm hứng thú học tập; thích chơi hoặc xem các trị game bạo lực; tâm trạng chán nản;
nói về nỗi tuyệt vọng/thất vọng và cô lập với các học sinh khác; thiếu kỹ năng kiểm soát sự
giận giữ; có hành vi bạo lực với động vật; nói về cái chết hay mang vũ khí vào trường. 5)
Thảo luận với học sinh về các biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường. 6) Khuyến khích
học sinh thơng báo những biểu hiện về bạo lực học đường cho giáo viên. 7) Dạy cho học
sinh kỹ năng kiểm soát giận giữ và giải quyết xung đột. 8) Giữ mối liên hệ thường xuyên
với cha mẹ học sinh”. (Nguyễn Văn Lượt, 2009).
Năm 2018, “Thực trạng bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở thành phố
Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” của tác giả Lê Thị Xuân được tiến hành. Kết quả đề
xuất các giải pháp phòng chống bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở như: Giải
pháp 1 (Đẩy mạnh công tác tuyên truyền 4 đối tượng: Cán bộ quản lý nhà trường, các lực
lượng giáo dục trong nhà trường, phụ huynh về hậu quả và các nguyên nhân gây ra bạo lực
học đường ở học sinh trung học cơ sở) và giải pháp 2 (Bồi dưỡng các lực lượng giáo dục
trong nhà trường và phụ huynh về các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bạo lực
7


học đường ở học sinh trung học cơ sở). (Lê Thị Xuân, 2018).
Năm 2019, “Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục
phổ thông” của tác giả Ngô Phan Anh Tuấn được tiến hành. Kết quả đề xuất các giải pháp
phòng chống bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở như: “Tuyên truyền các văn
bản pháp luật về phòng chống bạo lực học đường; Thiết lập hệ giá trị và chuẩn mực về
phòng chống bạo lực học đường; Thường xuyên rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Xây
dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh; Khéo léo và cẩn trọng trong xử
lý các vụ việc bạo lực học đường; Phối hợp nhà trường, gia đình và chính quyền địa
phương trong phịng chống bạo lực học đường”. (Ngơ Phan Anh Tuấn, 2019).
Chỉ thị 993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giải pháp phòng, chống

bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục ban hành vào năm 2019, các biện pháp: Đối với
cơ sở giáo dục và đào tạo; Đối với các cơ sở giáo dục, đối với các cơ sở đào tạo giáo viên;
Đề nghị Cơng đồn giáo dục Việt Nam; Các đơn vị thuộc Bộ.
Năm 2020, “Thực trạng tệ nạn học đường của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn
thành phố hà nội” của tác giả Đỗ Hồng Cường, Phạm Ngọc Sơn, Phạm Việt Quỳnh và Vũ
Thị Quỳnh được tiến hành. Kết quả đề xuất các giải pháp phòng chống bạo lực học đường
ở học sinh trung học cơ sở như: Chú trọng vai trị của gia đình trong cơng tác giáo dục ngăn
ngừa bạo lực học đường nhằm góp phần định hướng giá trị sống cho học sinh trung học cơ
sở. (Đỗ Hồng Cường, Phạm Ngọc Sơn, Phạm Việt Quỳnh và Vũ Thị Quỳnh, 2020).
Từ kết quả của các công trình nghiên cứu đã nêu, chúng ta thấy được tình hình chung
về vấn đề giải pháp phịng chống bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở, nhìn chung
các nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp cho 4 nhóm đối tượng: Học sinh, giáo viên, phụ
huynh, nhà trường.

8


4. Cơ sở lý luận về giải pháp phòng chống bắt nạt trực tuyến ở học sinh trung học cơ
sở
4.1

Bạo lực
Mayer, (2008): “Bạo lực là gây hấn có tính đa dạng cao mà trong đó việc sử dụng

sức mạnh có hệ thống và lạm dụng. Bạo lực có thể bao gồm gây hấn về mặt thể lý như
đánh, xô đẩy và gây hấn lời nói như “đặt lại tên””. (như được trích dẫn trong Lê Thị Xuân,
2018).
Espelage và Rue, (2012): “Bạo lực là lạm dụng sức mạnh có hệ thống trong các mối
quan hệ liên cá nhân”. (như được trích dẫn trong Lê Thị Xuân, 2018).
Trong phạm vi tiểu luận có thể hiểu bạo lực là sử dụng sức mạnh để gây hấn về tất cả

các phương diện trong các mối quan hệ liên cá nhân.
4.2

Bạo lực học đường
Rigby, (2008): “Bạo lực học đường có thể chia làm hai hình thức là trực tiếp (thể lý)

và gián tiếp (cảm xúc, tâm lý, tương quan)”. (như được trích dẫn trong Lê Thị Xuân, 2018).
Tổ chức phát triển công động Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về
Phụ nữ, (2017): “Bạo lực học đường diễn ra khi một học sinh phải chịu hành động tiêu
cực lặp đi lặp lại suốt một khoảng thời gian dài bởi một hoặc nhiều học sinh khác”. (như
được trích dẫn trong Lê Thị Xuân, 2018).
Lê Thị Xuân, (2018): “Bạo lực học đường phân chia theo những khía cạnh như: về
mặt thể lý (đánh, đấm…), về mặt ngôn từ (đe dọa bằng ám hiệu, chửi bới, sỉ nhục…), về
mặt tương quan (cách ly, cô lập, không cho chung nhóm…) và thơng qua phương tiện,
truyền thơng (đe dọa, quấy rối, sỉ nhục, mạo danh qua điện thoại, Internet, các mạng xã
hội…)”. (Lê Thị Xuân, 2018).
9


Ngô Phan Anh Tuấn, (2019): “Bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ các hành
động làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất của người khác dưới những hình thức
khác nhau diễn ra trong mơi trường học đường”. (Ngô Phan Anh Tuấn, 2019).
Trong phạm vi tiểu luận có thể hiểu bạo lực học đường là sử dụng sức mạnh để gây
hấn về tất cả các phương diện diễn ra trong môi trường học đường.
4.3

Học sinh trung học cơ sở
Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ, Bùi Hồng Hà và Huỳnh Lâm Anh Chương, (2012),

những nét tâm lý đặc trưng của học sinh trung học cơ sở như:

“Là thời kỳ quá độ, thời kỳ chuyển tiếp từ thế giới trẻ con sang thế giới người
lớn. Đây là thời kỳ phát triển đầy biến động, có sự nhảy vọt cả về thể chất lẫn
tinh thần. Sự phát triển “nhảy vọt” về thể chất, sự thay đổi điều kiện sống và
hoạt động (học tập, giao tiếp,...), nhất là sự trưởng thành về mặt sinh dục và sự
thay đổi vị thế trong gia đình, nhà trường, xã hội đã tạo điều kiện phát sinh nét
cấu tạo tâm lý mới trung tâm của tuổi thiếu niên: “cảm giác mình là người lớn
(được thể hiện rất rõ thông qua xu hướng vươn lên làm người lớn ở các em. Từ
cảm nhận về sự trưởng thành của bản thân, ở thiếu niên phát triển mạnh mẽ
nhu cầu được độc lập, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu tìm kiếm một vị trí
trong gia đình, nhà trường và xã hội, đây cũng chính là động lực giúp tự ý thức
của thiếu niên được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Hoạt động học tập có
những thay đổi cơ bản về nội dung và hình thức tạo điều kiện cho tính chủ định
được phát triển mạnh trên tất cả các dạng hoạt động nhận thức của thiếu niên.
Đặc biệt, tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho thiếu niên
lĩnh hội được những tri thức lý luận, mang tính khái qt hóa cao. Đây cũng là
cấu tạo tâm lý mới đặc trưng trong hoạt động nhận thức của thiếu niên. Hoạt
động giao tiếp nói chung, và đặc biệt dạng giao tiếp mang tính chất cá nhân
10


thân tình là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu niên. Giao tiếp với người lớn
được cải tổ lại, hình thành kiểu quan hệ mới dựa trên cơ sở tơn trọng và bình
đẳng. Tình bạn cùng giới, tình bạn khác giới phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu kết
bạn tâm tình, tìm kiếm một chỗ đứng trong lịng bạn bè trở thành động cơ chủ
lực thúc đẩy các hành động của thiếu niên. Đời sống tình cảm của thiếu niên
phong phú cả về nội dung và các hình thức biểu hiện, về nội dung, hình thành
và phát triển các loại tình cảm cấp cao như tình cảm đạo đức (nhất là tình cảm
gia đình và tình bạn), tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, xuất hiện những rung
cảm giới tính,... về hình thức biểu hiện cịn nhiều mâu thuẫn, dễ thay đổi. Những
cấu tạo tâm lý mới đặc trưng trong nhân cách của thiếu niên là: cảm giác mình

là người lớn (xu hướng vươn lên làm người lớn); nguyện vọng hịa mình vào
tập thể, tìm một chỗ đứng trong lòng tập thể; tự ý thức; khả năng đồng nhất với
giới tính; khả năng tự đánh giá lại các giá trị, hình thành những quan điểm
riêng)”. (Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ, Bùi Hồng Hà và Huỳnh Lâm Anh
Chương, 2012).
Nhìn chung, lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là thời kỳ quá độ từ “trẻ con” sang
“người lớn”, vì sự quá độ này nên ở lứa tuổi này xuất hiện nhiều sự thay đổi “nhảy vọt”
kèm theo các vấn đề hơn ở các lứa tuổi khác.
4.4

Bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là thời kỳ quá độ từ “trẻ con” sang “người lớn”, vì

sự quá độ này nên ở lứa tuổi này xuất hiện nhiều vấn đề hơn các lứa tuổi khác. Một trong
các vấn đề đáng lo ngại nhất chính là bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở. Trong
phạm vi tiểu luận có thể hiểu bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở là học sinh
trung học cơ sở sử dụng sức mạnh để gây hấn về tất cả các phương diện diễn ra trong môi
trường học đường.

11


5. Giải pháp phòng chống bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở
Từ tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về vấn đề giải
pháp phòng chống bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở, những giải pháp được
tác giả đề xuất cho 4 đối tượng chính là học sinh, giáo viên, phụ huynh, nhà trường như:
Đối với học sinh:
Thứ nhất, học sinh cần tuân thủ nội quy phòng chống bạo lực học đường.
Thứ hai, học sinh cần trang bị các kỹ năng phòng chống bạo lực học đường (kỹ năng
quản lý cảm xúc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn…).

Thứ ba, học sinh cần tạo nhiều mối quan hệ thân thiết với bạn bè, cha mẹ bạn bè, giáo
viên và nhà trường.
Thứ tư, học sinh cần nhớ các số điện thoại khẩn cấp khi có bạo lực học đường xảy ra.
Thứ năm, học sinh cần tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về phòng chống bạo
lực học đường cho mọi người xung quanh.
Đối với giáo viên:
Thứ nhất, giáo viên trang bị nội dung chỉ thị 993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục ban hành vào
năm 2019.
Thứ hai, giáo viên hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở.
Thứ ba, giáo viên quan sát, lắng nghe học sinh khi học sinh có những biểu hiện bạo
lực học đường.

12


Thứ tư, giáo viên cần đồng hành với những học sinh là nạn nhân của bạo lực học
đường.
Thứ năm, giáo viên tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về phòng chống bạo lực
học đường cho mọi người xung quanh.
Đối với phụ huynh:
Thứ nhất, phụ huynh cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở.
Thứ hai, phụ huynh hãy là một người bạn đồng hành của con em mình khi bạo lực
học đường xảy ra.
Thứ năm, phụ huynh tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về phòng chống bạo lực
học đường cho mọi người xung quanh.
Đối với nhà trường:
Thứ nhất, nhà trường cần có những biện pháp răn đe cho những hành vi bạo lực học
đường.
Thứ hai, nhà trường cần có những lớp học phịng chống bạo lực học đường.

Thứ ba, nhà trường cần có phịng tham vấn học đường.
Thứ tư, nhà trường cần có hịm thư góp ý.
Thứ năm, tun truyền, phổ biến những kiến thức về phòng chống bạo lực học đường
cho mọi người xung quanh.

13


6. Kết luận và kiến nghị
6.2.

Kết luận
Thứ nhất, Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là thời kỳ quá độ từ “trẻ con” sang “người

lớn”, vì sự quá độ này nên ở lứa tuổi này xuất hiện nhiều vấn đề hơn các lứa tuổi khác.
Một trong các vấn đề đáng lo ngại nhất chính là bạo lực học đường ở học sinh trung học
cơ sở. Trong phạm vi tiểu luận có thể hiểu bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở
là học sinh trung học cơ sở sử dụng sức mạnh để gây hấn về tất cả các phương diện diễn ra
trong môi trường học đường.
Thứ hai, từ kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã nêu, chúng ta thấy được tình
hình chung về vấn đề giải pháp phòng chống bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ
sở, nhìn chung các nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp cho 4 nhóm đối tượng: Học sinh,
giáo viên, phụ huynh, nhà trường.
6.3.

Kiến nghị
Thứ nhất, cần có những nghiên cứu về thực nghiệm liên quan đến hành vi bạo lực của

học sinh trung học cơ sở.
Thứ hai, luật pháp Việt Nam cần có những điều luật “mạnh tay” đối với học sinh có

hành vi bạo lực học đường.
Thứ ba, Bộ giáo dục và Đào tạo cần có những chương trình thực tế về giải pháp phòng
chống bạo lực học đường.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Thị Hồng. 2016. Bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay: Thông tin qua các trang
báo điện tử. Thông tin Khoa học Xã hội số 5.
Chỉ thị 993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo
lực học đường trong cơ sở giáo dục ban hành vào năm 2019.
Đỗ Hồng Cường, Phạm Ngọc Sơn, Phạm Việt Quỳnh và Vũ Thị Quỳnh. 2020. Thực trạng
tệ nạn học đường của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội. Tạp chí Giáo
dục, Số 480 (Kì 2 - 6/2020), tr 54-59.
Lê Thị Xuận. 2018. Thực trạng bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở thành phố
Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hội thảo khoa học “Tư vấn tâm lý học đường trước
hững tác động của cách mạng 4.0 tại BR-VT”.
Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ (chủ biên), Bùi Hồng Hà và Huỳnh Lâm Anh Chương.
2012. Giáo trình: tâm lý học lứa tuổi và sư phạm. NXB trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Lượt. 2009. Bạo lực học đường: nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế.
2009. Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục
tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, tr.322 - tr.325 , TP. Hồ Chí Minh, 11/2009.
Ngơ Phan Anh Tuấn. 2019. Biện pháp phịng chống bạo lực học đường trong các cơ sở
giáo dục phổ thơng. Tạp Chí Khoa Học - Đại Học Đồng Nai, Số 15 - 2019.
Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Đăng Vững và Khuất Thị Minh Hiếu. 2020. Thực trạng bạo
lực trẻ em ở học sinh trường trung học cơ sở Hạ Đình. Tạp chí nghiên cứu Y học.
Trần Văn Cơng, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Ngô Thùy Dương và Nguyễn Thị Thắm.
15



2015. Chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt trực tuyến. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 3 (2015) 11 - 24.

16



×