Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số đặc điểm nhân cách học sinh trường thpt vĩnh yên, vĩnh yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.71 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
I.

MỞ ĐẦU.................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5

II.

NỘI DUNG..............................................................................................................5

1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................6
2. Nội dung và kết quả khảo sát....................................................................................8
III.

KẾT LUẬN............................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................16


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, vấn đề tâm lý và
sức khỏe tâm thần cũng ngày càng được chú trọng hơn. Tâm lý học là khoa học nghiên
cứu về tâm trí và hành vi, các quá trình, hiện tượng tâm lý của con người, trên cơ sở đó,
vận dụng các tri thức trong việc hình thành và phát triển tâm lý con người, sử dụng, tác
động một cách hiệu quả các khía cạnh tâm lý, góp phần giúp con người có sức khỏe tâm
thần khỏe mạnh, cân bằng hơn, giúp cuộc sống hạnh phúc hơn.


Tâm lý học nhân cách là một nhánh của tâm lý học, nghiên cứu về nhân cách con
người, nhằm tìm hiểu về bản chất con người, sự giống và khác nhau giữa các cá nhân, sự
hình thành, phát triển và biến đổi của nhân cách con người. Sự hiểu biết về nhân cách con
người giúp ta có thể dự đốn được cách mỗi người phản ứng với các vấn đề, sự vật, sự
việc, tìm ra được ưu nhược điểm của mỗi cá nhân, từ đó có cách tác động hiệu quả đến cá
nhân đó.
Đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu, cả trong và ngồi nước, về Tâm lý học
nói chung và về nhân cách, Tâm lý học nhân cách nói riêng được thực hiện trên nhiều
khía cạnh và với nhiều nhóm khách thể, trong nhiều phạm vi khác nhau. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra vai trò, sự tác động của nhân cách tới các vấn đề ứng xử xã hội và trong học
tập. Các nghiên cứu về các đặc điểm nhân cách của học sinh, sinh viên đã có nhiều đóng
góp cho giáo dục, giúp tìm ra các định hướng, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp
với mỗi đối tượng có các đặc điểm nhân cách cụ thể.
Đề tài “Một số đặc điểm nhân cách học sinh trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Yên,
Vĩnh Phúc” nhằm chỉ ra đặc điểm nhân cách của nhóm học sinh đang theo học tại trường
Trung học phổ thơng (THPT) Vĩnh n, từ đó giúp tìm ra phương pháp và hình thức giáo
dục thích hợp với nhóm đối tượng này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: chỉ ra tổng quan về nhân cách của nhóm khách thể nghiên
cứu, từ đó làm cơ sở tìm ra phương pháp và cách tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm
nhân cách của nhóm khách thể.


Nhiệm vụ nghiên cứu: chỉ ra và phân tích về đặc điểm nhân cách của nhóm khách
thể thơng qua thang đo NEO PI R.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đặc điểm nhân cách của nhóm học sinh trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh
Yên, Vĩnh Phúc.
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh 17-18 tuổi, trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Yên, Vĩnh
Phúc.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Đặc điểm nhân cách của nhóm khách thể là như thế nào?
Những đặc điểm nhân cách đó của nhóm khách thể nói lên điều gì?
5. Tổng quan tài liệu
Đã có khá nhiều các nghiên cứu về nhân cách nói chung và về vấn đề nhân cách liên
quan đến học sinh, sinh viên nói riêng, cũng như tác động, ảnh hưởng của nhân cách đến
vấn đề như học tập, rèn luyện và cách giáo dục. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về đặc
điểm nhân cách của học sinh, sinh viên, giáo viên, các nhà giáo dục… có thể vận dụng để
tìm ra định hướng, phương pháp và hình thức giảng dạy thích hợp, giúp tăng hiệu quả và
kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
Một số nghiên cứu như “Personality and vocational interests in high school
students” của Shoaib Kiani (2010), “Xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ
thơng có kiểu nhân cách khác nhau” của Nguyễn Thạc & Nguyễn Thị Ngọc Liên (2005)
đều đã chỉ ra rằng các đặc điểm nhân cách có ảnh hưởng đến sở thích nghề nghiệp, xu
hướng chọn nghề, chọn ngành học tương tai của học học sinh. Những học sinh có kiểu
nhân cách khác nhau sẽ có lựa chọn các nhóm ngành nghề ở các lĩnh vực khác nhau. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thạc & Nguyễn Thị Ngọc Liên, những học sinh hướng nội có xu
hướng chọn những nghề thuộc nhóm “Người - Hệ thống khái niệm” như kiến trúc sư, kế
toán, nhà nghiên cứu…, trong khi những học sinh hướng ngoại lại thích những nghề thuộc
nhóm “Người – Người” như ngoại giao, nhà báo, marketing…
Trong bài báo “Một số đặc điểm nhân cách sinh viên học các ngành học khác
nhau” của Đinh Thị Kim Thoa & Trần Văn Công (2010) cũng đã sự khác biệt về đặc


điểm nhân cách của các sinh viên đang theo học những nhóm ngành khác nhau. Ví dụ
như: Sinh viên ngành Nhân văn có tính hướng ngoại cao hơn so với sinh viên Sư phạm,
hay ở yếu tố nhiễu tâm, sinh viên Nhân văn có điểm cao nhất và sinh viên Y khoa có điểm
thấp nhất so với các nhóm ngành khác.
Vì vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm nhân cách của học sinh là một cơ sở giúp định
hướng, điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho hiệu quả và góp phần vào cơng tác

hướng nghiệp cho học sinh THPT.
Trong “Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở
học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Thị Duyên (2012) cũng đã
cho thấy đặc điểm nhân cách của học sinh có sự liên quan với bắt nạt học đường ở học
sinh phổ thông. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, học sinh có đặc điểm nhân cách hướng
ngoại tiêu cực thì có xu hướng đi bắt nạt nhiều hơn, còn học sinh thường bị bắt nạt nhất là
những người có đặc điểm hướng nội tiêu cực, và người có đặc điểm nhân cách điềm tĩnh
ít có xu hướng bắt nạt người khác hơn các nhóm đặc điểm nhân cách khác.
Như vậy, không chỉ trong vấn đề giảng dạy kiến thức văn hóa và định hướng nghề
nghiệp, việc phát hiện đặc điểm nhân cách của học sinh cịn góp phần vào việc rèn luyện
phẩm chất đạo đức, từ đó có thể phòng ngừa các nguy cơ và kịp thời can thiệp các hành vi
tiêu cực trong học đường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài khảo sát trên 33 học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi 17-18 (học
sinh sẽ lên lớp 12 trong năm học 2021-2022) trường THPT Vĩnh Yên, trong đó có 14 nam
(42,42%) và 19 nữ (57,58%). Thời gian tiến hành khảo sát là tháng 7/2021.
Nghiên cứu sử dụng công cụ đo là trắc nghiệm nghiệm NEO-PI-R, cụ thể là bản
NEO-60VN đã được thích nghi phù hợp với người Việt Nam. Bộ trắc nghiệm gồm 60
câu, đánh giá 5 nhân tố lớn của nhân cách, mỗi nhân tố gồm 12 câu. Câu trả lời được thiết
kế theo dạng Likert 5 điểm: 0 = hoàn toàn sai, 1 = sai, 2 = không đúng cũng không sai, 3
= đúng, 4 = hoàn toàn đúng.
Kết quả thu được từ khảo sát được xử lý bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 25.
II.

NỘI DUNG


1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về nhân cách
Có rất nhiều quan niệm và cách định nghĩa khác nhau về nhân cách. Hiện nay, có rất

nhiều trường phái, lý thuyết khác nhau trong tâm lý học và mỗi lý thuyết lại có một cách
lý giải riêng về nhân cách.
Theo thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud (1910), yếu tố cơ bản của nhân cách
là bản năng, cấu trúc của nhân cách gồm có 3 phần: cái Nó, cái Tơi và cái Siêu tơi. Trong
đó, cái Nó được coi là bể chứa bản năng, liên quan đến việc thoả mãn những nhu cầu của
cơ thể, vận hành theo “nguyên tắc khối lạc”; cái Tơi làm chủ lý tính của nhân cách, nó trì
hỗn hoặc hướng cái Nó theo những địi hỏi thực tế, đảm bảo những thôi thúc bản năng
được thể hiện ra theo cách được xã hội chấp nhận, hoạt động theo “nguyên tắc hiện thực”;
và cái Siêu tôi, bao gồm tất cả những lý tưởng và tiêu chuẩn đạo đức, nó có 2 phần là Cái
Tơi lý tưởng và Lương tri.
Theo Gordon Allport (được trích dẫn bởi Schultz & Schultz, 2016), “nhân cách là sự
cấu tạo năng động trong mỗi cá nhân về những hệ thống tâm sinh lý xác định … hành vi
và suy nghĩ tiêu biểu”.
E.V.Sorokhova lại cho rằng: “Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang tồn
bộ thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.” (trích
dẫn bởi Nguyễn Quang Uẩn, 2011).
Bên cạnh đó cịn có các lý thuyết tâm lý học nhân văn của Abraham Maslow, Carl
Roger,…; phân tâm học mới của Card Jung, Erik H.Erikson, Alfred Adler,…; tiếp cận
hành vi của B.F.Skinner, John B. Waston, Hans J Eysenck,…
Từ các quan niệm, định nghĩa trên, Nguyễn Quang Uẩn đã đưa ra một định nghĩa về
nhân cách: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân,
biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
1.2. Trắc nghiệm NEO PI R
NEO-PI-R là bộ trắc nghiệm đánh giá nhân cách một cách toàn diện dành cho thanh
niên và người trưởng thành, cụ thể là từ 17 tuổi đến 89 tuổi, được phát triển bởi Paul
Costa và Robert McCrae.


Bộ trắc nghiệm NEO-PI-R được xây dựng trên mơ hình 5 nhân tố lớn của nhân cách
(Five Factor Model - FFM hay còn gọi là Big Five), chỉ ra 5 nét nhân cách cơ bản, được

sử dụng để mô tả nhân cách con người.
Trong lịch sử phát triển của mô hình 5 nhân tố, có rất nhiều quan điểm khác về việc
5 nhân tố lớn của nhân cách là những nhân tố nào. Ví dụ: theo Goldberg (1981, 1989) là
Sức sống (Surgency), Đồng thuận (Agreeableness), Tính tận tâm (Conscientiousness), Ổn
định tình cảm (Emotional Stability) và Trí tuệ (Intellect); theo Botwin và Buss (1989) là
Hướng ngoại, Đồng thuận, Tận tâm, Bất ổn định tình cảm (Emotional instability) và Văn
hố (Culture) (trích dẫn bởi Halverson và c.s., 2014). Mơ hình 5 nhân tố theo Costa và
McCrae (1985) bao gồm: Sự nhiễu tâm (Neuroticism), Sự hướng ngoại (Exraversion),
Tính cởi mở học hỏi (Openness), Tính dễ chịu (Agreeableness) và Sự tận tâm
(Conscientiousness); cịn được gọi tắt theo các chữ cái đầu các nhân tố là OCEAN.
Ý nghĩa của 5 nhân tố này được diễn giải như sau:
- Nhiễu tâm (Neuroticism): đánh giá sự bất ổn định về mặt cảm xúc, dễ rơi vào stress
và có những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, khó khăn trong việc điều hịa, kiểm sốt cảm
xúc.
- Hướng ngoại (Extraverson): đánh giá số lượng và cường độ các tương tác cá nhân,
mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng.
- Cởi mở (Openness): là yếu tố mô tả việc lao vào thử nghiệm, đánh giá cao và nắm
giữ các kinh nghiệm, khả năng tìm kiếm những cái mới lạ.
- Dễ chịu (Agreeableeness): đánh giá chất lượng sự định hướng của cá nhân con
người theo mức độ liên tục từ sự đồng tình đến đối nghịch trong suy nghĩ, cảm giác và
hành động.
- Tận tâm (Conscientiousness) : đánh giá mức độ tổ chức, uy tín, động cơ trong hành
vi hướng tới mục đích của cá nhân. Nó tương phản giữa những cá nhân phụ thuộc, khó
tính với những người độc lập và mềm mỏng.
Bộ trắc nghiệm NEO-PI-R được xây dựng trên 5 nhân tố lớn, mỗi nhân tố gồm 6
tiểu thang đo và mỗi tiểu thang đo có 8 items, tổng cộng là 240 items. Câu trả lời được


thiết kế theo dạng Likert 5 điểm: 0 = hoàn tồn sai, 1 = sai, 2 = khơng đúng cũng khơng
sai, 3 = đúng, 4 = hồn tồn đúng.

Bộ trắc nghiệm được sử dụng trong đề tài này là NEO-60VN - phiên bản rút gọn 60
câu (12 câu cho mỗi nhân tố) và đã được dịch và thích nghi để phù hợp với người Việt
Nam.
2. Nội dung và kết quả khảo sát
2.1. Độ tin cậy của thang đo
Qua xử lý kết quả thu được từ thang đo, độ tin cậy của cả thang đo 60 câu với chỉ số
Cronbach’s Alpha là 0.741. Chỉ số Cronbach’s Alpha của từng nhân tố A, N, O, E, C lần
lượt là 0.809, 0.843, 0.690, 0.758, 0.811. Như vậy, kết quả kiểm định độ tin cậy cho cả
thang đo và từng thang đo nhỏ cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha đều > 0,6 đạt tiêu chuẩn
về độ tin cậy của thang đo.
Tuy nhiên, biến 3.1. Tơi thích ở những nơi quen thuộc của nhân tố O có hệ số tương
quan biến tổng là -0.014 nên loại bỏ biến này và chạy lại Cronbach’s Alpha. Sau khi loại
bỏ biến này nhân tố O có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.717 > 0.6, đạt tiêu chuẩn về độ tin
cậy của thang đo.
2.2. Kết quả khảo sát một

số đặc điểm nhân cách nhóm học sinh 17-18 tuổi

trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (qua trắc nghiệm - NEO PI-R)

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

Dễ chịu - A

2.3788


.60348

4

Nhiễu tâm - N

2.5177

.58880

2

Cởi mở - O

2.3636

.49425

5

Hướng ngoại - E

2.5429

.48507

1

Tận tâm - C


2.4066

.47405

3

Bảng 1. Đặc điểm nhân cách của học sinh 17-18 tuổi trường THPT Vĩnh Yên
Kết quả thống kê cho thấy nhóm học sinh 17-18 tuổi trường THPT Vĩnh Yên có
điểm số mặt hướng ngoại cao nhất (M=2.5429) cho thấy nhóm học sinh này có mức độ
tương tác cá nhân, khả năng hưởng ứng cao, tích cực trong các hoạt động chung. Tuy
nhiên, điểm tính nhiễu tâm lại cao thứ hai (M=2.5177) cho thấy sự bất ổn về cảm xúc, dễ


rơi vào stress. Tính tận tâm, dễ chịu, cởi mở lần lượt đứng thứ 3,4,5, đều có điểm cao hơn
trung bình nhưng khơng phải những đặc điểm nổi trội của nhóm học sinh này.
Khi so sánh các kết quả khảo sát đạt được trong đề tài này với kết quả đánh giá các
đặc điểm nhân cách của thanh niên Việt Nam trong nghiên cứu “Đặc điểm nhân cách của
thanh niên Việt Nam qua thang đo NEO-60VN” của Bùi Thị Thúy Hằng và c.s. (2018), ta
thấy điểm về Tính dễ chịu (A), Tính cởi mở (O) và Sự hướng ngoại (E) khơng có chênh
lệch gì q nhiều. Tính nhiễu tâm (N) có chênh lệch khá lớn (2.5177 > 2.2533), nhóm học
sinh này có Tính nhiễu tâm cao hơn nhiều so với kết quả trong nghiên cứu về thanh niên
Việt Nam. Trong khi đó Sự tận tâm (C) của nhóm khách thể này lại thấp hơn so với trong
nghiên cứu về thanh niên Việt Nam (2.4066 < 2.5767). Những điểm khác biệt này có thể
do sự chênh lệch về phạm vi độ tuổi và khu vực khảo sát – nghiên cứu của Bùi Thị Thúy
Hằng và c.s. được khảo sát trên thanh niên 16-30 tuổi ở 23 tỉnh thành trên cả nước, đề tài
này chỉ giới hạn ở đối tượng học sinh 17-18 tuổi trong một trường học – và do sự khác
biệt về bối cảnh xã hội– năm 2018 khi chưa diễn ra dịch COVID-19 và thời điểm hiện tại,
khi dịch đang lây lan nhanh và diễn biến phức tạp.
Xem xét cụ thể từng yếu tố nhân cách, thống kê cho thấy:
(Ghi chú: những câu được đánh dấu * là những câu đã được đảo ngược điểm số, 4

= hoàn toàn sai, 3 = sai, 2 = không đúng cũng không sai, 1 = đúng, 0 = hoàn toàn đúng )
A
1*
2*
3*
4*
5*
6*
7*
8*

Nếu ai đó bắt đầu cuộc chiến, tơi sẽ sẵn sàng đấu lại.
Tôi là người cứng đầu và bướng bỉnh.
Tôi tin rằng hầu hết mọi người sẽ lợi dụng bạn nếu họ có dịp.
Tơi hay nghi ngờ ý định của người khác.
Một số người nghĩ rằng tôi là người lạnh lùng và tính tốn.
Khi cần tơi có thể trở nên mỉa mai và cay độc.
Đơi khi tơi có thể đe dọa hoặc nịnh bợ người khác để họ làm
những điều mình muốn.
Tơi có khả năng đạt được những điều tơi muốn từ người khác

với bất cứ giá nào.
9* Đôi khi tôi lừa mọi người làm những gì tơi muốn.
10* Một số người cho rằng tơi là người ích kỉ và tự cao tự đại.
11* Tôi hay cãi nhau với người nhà và đồng nghiệp.
Nếu cần thiết, tôi sẵn sàng thao túng mọi người để có thứ mình
12*
muốn.

Min

.00
.00
.00
1.00
.00
.00

Max
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00

ĐTB
1.5758
2.0000
2.0909
2.3333
2.3333
2.3333

ĐLC
1.17341
.82916
1.01130
.95743
1.05079
1.29099


1.00

4.00

2.5455 1.09233

1.00

4.00

2.9091 .87905

1.00
1.00
.00

4.00
4.00
4.00

2.3030 1.15879
2.4545 1.00284
2.3939 1.17099

1.00

4.00

3.2727 1.03901



Bảng 2. Đặc điểm về tính dễ chịu của nhóm học sinh
Điểm trung bình tính dễ chịu của nhóm học sinh này là 2.3788, đứng thứ 4/5, tức là
không cao so với các nhân tố khác, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình. Điều này có nghĩa
là những học sinh này thường có tính cạnh tranh, họ khơng dễ dàng tin tưởng hay tha thứ
cho người khác, tuy nhiên cũng không quá hiếu chiến hay đa nghi.
Kết quả ở bảng 2 cho thấy: câu 12 “*Nếu cần thiết, tôi sẵn sàng thao túng mọi
người để có thứ mình muốn” có điểm trung bình cao nhất (3.2727), có nghĩa là hầu hết
học sinh đều không lựa chọn thao túng người khác để được thứ mình muốn; và câu 1
“*Nếu ai đó bắt đầu cuộc chiến, tôi sẽ sẵn sàng đấu lại” có điểm trung bình thấp nhất,
tức là phần lớn sẵn sàng đấu lại nếu có người gây chiến, gây sự với mình.

N
1*
2
3*
4*
5*
6*
7

Min
Cảm xúc của tơi khá ổn định.
.00
Tơi dễ hoảng sợ.
.00
Tơi ít khi cảm thấy cơ đơn hay buồn bã.
.00
Hiếm khi tơi có cảm giác sợ hãi hay lo lắng

.00
Hiếm khi tơi buồn hay chán nản.
1.00
Rất khó làm tơi tức giận.
1.00
Khi có q nhiều căng thẳng, tơi thấy mình như không thể chịu 1.00

Max
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00

ĐTB
1.9091
2.0000
2.4848
2.5758
2.6364
2.6667
2.5455

8*
9

đựng thêm nữa.
Hiếm khi tôi thấy lo sợ về tương lai.

.00
Nhiều lần, khi sự việc trở nên tồi tệ, tôi thấy chán nản và muốn .00

4.00
4.00

2.5758 1.06155
2.4848 1.00378

10
11
12

từ bỏ.
Đôi khi tôi cảm thấy cay đắng và uất ức.
Tơi thường lo về những việc có thể trở nên tồi tệ.
Đôi khi những ý nghĩ đáng sợ xuất hiện trong đầu tôi.

4.00
4.00
4.00

1.9091 1.18226
2.0000 1.14564
2.4848 1.09320

.00
.00
.00


ĐLC
1.18226
1.14564
1.09320
1.14647
.85944
.81650
.79415

Bảng 3. Đặc điểm về tính nhiễu tâm của nhóm học sinh
Điểm trung bình tính nhiễu tâm của nhóm khách thể này là 2.5177, cao thứ 2 trong 5
nhân tố. Điều này cho thấy sự bất ổn, khó khăn trong việc điều chỉnh, khiếm sốt cảm
xúc, dễ bị stress và rơi vào nhũng cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo sợ, tội lỗi,... Họ
thường có phản ứng tiêu cực và kém trong việc ứng phó với những khó khăn và cảm xúc.
Giả thiết nguyên nhân điểm nhiễu tâm cao là do nhóm khách thể này vẫn đang trong tuổi
dậy thì, có sự thay đổi về tâm sinh lý nên có phần thiếu ổn định về mặt cảm xúc và hiện
tại họ đang ở trong thời điểm sắp bước vào lớp 12 và phải đối mặt với kỳ thi tốt nghiệp và


việc định hướng cho tương lai, do vậy dễ gặp phải căng thẳng, lo lắng. Bên cạnh đó, khảo
sát này được thực hiện vào tháng 7-2021, thời điểm dịch COVID-19 đang diễn ra ngày
càng phức tạp và lây lan nhanh, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và việc học tập
của học sinh trong quãng thời gian dài cũng gây nên stress, căng thẳng và lo âu.
Theo bảng: 2 câu “*Cảm xúc của tôi khá ổn định” và “Đôi khi tơi cảm thấy cay
đắng và uất ức” có điểm trung bình thấp nhất (đều là 1.9091) và 2 câu điểm cao nhất là
“*Rất khó làm tơi tức giận” và “*Hiếm khi tôi buồn hay chán nản” (lần lượt là 2.6667 và
2.6364). Kết quả cho thấy nhóm học sinh này tự nhận định mình có cảm xúc khá ổn định,
hiếm khi cảm thấy cay đắng và uất ức, nhưng lại dễ tức giận và thường cảm thấy buồn,
chán nản.


O
2*

Theo tôi, việc giữ đúng các nguyên tắc sống đã có quan trọng

hơn là sẵn sàng tiếp thu cái mới.
3
Tơi thích giải những câu đối hóc búa.
4* Khi cịn nhỏ, hiếm khi tơi chơi trị chơi tưởng tượng.
5* Tơi ít quan tâm đến việc tìm hiểu bản chất vũ trụ hay lồi người.
6* Thơ ca thường khơng có tác dụng gì đối với tơi.
7* Tơi ít khi quan tâm đến cảm xúc hiện tại của mình.
8
Tơi thích giải các câu đố.
9
Tơi có trí tưởng tượng rất phong phú.
10* Tơi khơng quan tâm tới thẩm mỹ và nghệ thuật.
11 Một số thể loại nhạc có sức cuốn hút rất lớn đối với tơi.
12 Thi thoảng, tơi hồn tồn đắm chìm trong bản nhạc mà tơi đang

Min
.00

Max ĐTB
4.00 2.2121

ĐLC
1.05349

.00

.00
.00
.00
.00
.00
.00
.00
.00
1.00

4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00

.84275
1.13901
1.22320
1.19262
1.13901
.91079
.96629
1.11294
1.01504

.79177

2.0909
2.2121
2.0606
2.2121
2.7879
2.2727
2.6061
2.6364
2.9697
3.2424

nghe.

Bảng 4. Đặc điểm về tính cởi mở của nhóm học sinh
Nhóm khách thể này có điểm trung bình tính cởi mở M=2.3636, thấp nhất trong các
nhân tố, nhưng cao hơn mức trung bình (M=2), tức là khá cứng nhắc và truyền thống,
thích làm theo khn mẫu, ngại thử, trải nghiệm những điều mới mẻ, học hỏi, tìm tịi
những thứ mới lạ. Tuy vậy, nhưng điểm trung bình ở các câu “*Tơi ít khi quan tâm đến
cảm xúc hiện tại của mình”, “*Tơi khơng quan tâm tới thẩm mỹ và nghệ thuật”, “Tơi có
trí tưởng tượng rất phong phú” khá cao (Điểm trung bình lần lượt là 2.7879, 2.6364,
2.6061) và 2 câu “Thi thoảng, tơi hồn tồn đắm chìm trong bản nhạc mà tơi đang
nghe”, “Một số thể loại nhạc có sức cuốn hút rất lớn đối với tơi” có điểm đặc biệt cao


(3.2424 và 2.9697). Điều này chứng tỏ những học sinh này đều khá coi trọng những trải
nghiệm nghệ thuật, có sự hứng thú cao với thẩm mỹ và nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc.
Nhóm khách thể này có điểm trung bình cho các câu trả lời về sự sự u thích nghệ
thuật lại rất cao, nhưng điểm trung bình chung cho tính cởi mở học hỏi lại thấp nhất. Giải

thích cho điều này là do, các câu “*Tơi ít quan tâm đến việc tìm hiểu bản chất vũ trụ hay
lồi người”, “Tơi thích giải những câu đối hóc búa” có điểm khơng cao (2.0606 và
2.0909) đã kéo điểm trung bình trung của nhân tố này xuống. Sự lựa chọn cho 2 câu hỏi
này cho thấy những học sinh này khơng có hứng thú với việc tìm hiểu, tìm tịi thêm những
kiến thức mới, ngại phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời cho những điều mới lạ.

E
1*
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nhiều người cho rằng tơi là người hơi lạnh lùng và khó gần.
Tơi là người vui vẻ và ln phấn khích.
Tơi thấy dễ dàng tươi cười và thối mái với người lạ.
Tơi thích đi chơi ở chỗ đơng đúc hơn là chỗ vắng người.
Tơi thích những buổi liên hoan đơng người.
Tơi thích những nơi náo nhiệt, có nhiều hoạt động đang diễn ra.
Tơi thích có nhiều người xung quanh mình.
Tơi là người cởi mở và dễ chấp nhận cách sống của người khác.
Nếu tơi ở một mình q lâu, tơi thật sự cần ai đó ở bên.
Tơi thực sự thích trị chuyện với mọi người.

Tơi thấy mình dễ đồng cảm với người khác.
Tơi dễ cười.

Min
.00
1.00
1.00
.00
.00
.00
.00
1.00
1.00
2.00
1.00
.00

Max
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00


ĐTB
1.9697
2.6364
2.5758
2.2424
2.3636
2.5152
2.1212
2.5455
2.9394
2.8788
2.8182
2.9091

ĐLC
1.01504
.78335
.90244
1.19975
.99430
1.00378
1.02340
.79415
.82687
.73983
.80834
.94748

Bảng 5. Đặc điểm về tính hướng ngoại của nhóm học sinh

Tính hướng ngoại của nhóm học sinh này có điểm cao nhất (2.5429), cho thấy họ là
những người rất năng động, thân thiện, chủ động, thích giao du, có mối quan hệ liên cá
nhân rất tốt. Điều đó có nghĩa là những học sinh này thường sẽ làm việc tốt, có hiệu quả
cao, thích hợp với những cơng việc địi hỏi có sự giao lưu, giao tiếp. Đa phần các câu về
nhân tố này đều có điểm trung bình khá cao, trong đó “Nếu tơi ở một mình q lâu, tơi
thật sự cần ai đó ở bên”, “Tơi dễ cười” có điểm trung bình cao nhất (lần lượt là 2.9394
và 2.9091) và câu “*Nhiều người cho rằng tơi là người hơi lạnh lùng và khó gần” có
điểm là 1.9697 thấp nhất và < 2 đã càng cho thấy rõ họ rất tốt trong những mối quan hệ
liên cá nhân, dễ gần và thường có xu hướng thích có người bên cạnh hơn là phải ở một
mình.


C
1
2
3
4
5

Min
Tôi thiết lập các mục tiêu một cách rõ ràng và từng bước thực hiện. 1.00
Tôi thấy tự hào về khả năng đánh giá đúng đắn của mình.
.00
Mọi người cho rằng tôi là người cẩn thận và biết điều.
1.00
Tôi là người làm việc năng suất và luôn thành công trong cơng việc. 1.00
Tơi thích cất giữ mọi thứ ngăn nắp nên tơi biết chính xác chúng ở
.00

đâu.

6 Tơi làm việc đều đặn để hồn thành cơng việc đúng thời hạn.
7 Tơi là người có ý thức tự giác cao.
8 Khi bắt tay vào một công việc, hầu như tôi luôn ln hồn thành nó.
9 Tơi giữ gìn đồ dùng cá nhân gọn gàng và sạch sẽ.
10 Tôi suy nghĩ kĩ lưỡng mọi việc trước khi ra quyết định.
11 Tôi lên kế hoạch cẩn thận trước khi bắt đầu một chuyến đi.
12 Khi đã cam kết thực hiện điều gì, mọi người có thể tin là tơi sẽ hồn

.00
1.00
1.00
.00
1.00
1.00
2.00

Max
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00

ĐTB
2.1515
1.9697
2.3939
1.9394
2.3030


ĐLC
.71244
.80951
.70442
.74747
1.07485

4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00
4.00

2.3333
2.3939
2.7879
2.5152
2.6364
2.7879
2.6667

.85391
.82687
.85723
.93946
.89506
.78093
.69222


thành.

Bảng 6. Đặc điểm về tính tận tâm của nhóm học sinh

Điểm trung bình tính tận tâm của những khách thể này là 2.4066, ở mức giữa trong
số 5 nhân tố của nhân cách, lớn hơn mức trung bình ( > 2) nhưng điểm khơng q cao.
Đặc điểm nhân cách tính tận tâm khơng có gì nổi trội ở nhóm học sinh này.
Hai câu có điểm trung bình cao nhất ở nhân tố này là “Khi bắt tay vào một công
việc, hầu như tơi ln ln hồn thành nó” và “Tơi lên kế hoạch cẩn thận trước khi bắt
đầu một chuyến đi” (2.7879) cho thấy họ là những người có trách nhiệm, họ có sự chuẩn
bị, có kế hoạch khi làm một điều gì đó. Hầu hết điểm của các câu ở phần này đều cho thấy
nhóm học sinh này có trách nhiệm với cơng việc, thường cố gắng hồn thành thay vì bỏ
dở việc. Họ cũng cho thấy mình thường có sự chuẩn bị, có tổ chức, kế hoạch khi bắt tay
vào một việc gì đó qua các câu trên.
Hai câu “Tơi là người làm việc năng suất và luôn thành công trong công việc” và
“Tôi thấy tự hào về khả năng đánh giá đúng đắn của mình” có điểm thấp nhất và < 2 (lần
lượt là 1.9394 và 1.9697). Điều này đã nói lên sự thiếu tự tin vào bản thân trong công việc
của những học sinh này. Họ tự nhận thấy rằng mình chưa thực sự làm việc có năng suất,
không chắc chắn về khả năng thành công và khả năng đánh giá của mình.
III.

KẾT LUẬN


Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã đưa ra cái nhìn tổng quan về đặc điểm nhân
cách của các học sinh 17-18 tuổi – những học sinh sắp bước vào lớp 12 – trường THPT
Vĩnh Yên. Những đặc điểm nhân cách của nhóm học sinh này có những điểm tương đồng
và những điểm khác biệt với đặc điểm nhân cách chung của thanh niên Việt Nam. Điểm
nổi bật về đặc điểm nhân cách của những học sinh này là có tính hướng ngoại cao, là

những người khá năng động và chủ động, tuy nhiên tính nhiễu tâm của nhóm khách thể
này cũng khá cao, dễ gặp stress và cảm xúc tiêu cực. Bên cạnh đó, tính cởi mở học hỏi
của họ hơi thấp và có sự chênh lệch lớn về hứng thú giữa những trải nghiệm nghệ thuật và
việc tìm tịi, học hỏi những kiến thức mới, sẵn sàng cho những điều mới lạ.
Kết quả này có thể làm cơ sở giúp giáo viên, nhà trường và những người làm công
tác giáo dục việc điều chỉnh phương pháp và hình thức giảng dạy, giáo dục phù hợp; tổ
chức các hoạt động học tập và rèn luyện thích hợp để nâng cao năng lực và các phẩm chất
cho học sinh; tổ chức các hoạt động hướng nghiệp hiệu quả và phù hợp với đặc điểm nhân
cách và năng lực học sinh . Đồng thời cũng nhấn mạnh sự quan trọng của việc quan tâm
đến sức khỏe tâm lý của học sinh trung học.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Allport, G. W. (1961). Pattern and growth in personality (tr xiv, 593). Holt, Reinhart
& Winston.
Bùi T. T. H. (2017, Tháng Sáu). 17. Đặc điểm nhân cách của sinh viên Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội. TẠP CHÍ GIÁO DỤC, 410, 60–63, 50.
Costa, P., & McCrae, R. (2008). The revised NEO personality inventory (NEO-PI-R).
The SAGE Handbook of Personality Theory and Assessment, 2, 179–198. https://
doi.org/10.4135/9781849200479.n9
Costa, P., & McCrae, R. R. (2012). The Five-Factor Model and the NEO Inventories.
Oxford Handbook of Personality Assessment, 299–322.
/>Duyên N. T. (2012). Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng
bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trường Đại học Giáo
dục, 22.
Đinh, T. K. T., & Trần, V. C. (2010). Một số đặc điểm nhân cách sinh viên học các
ngành học khác nhau (nghiên cứu qua trắc nghiệm-NEO PI-R). Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 26, 198–202.
Freud, S. (1910). The Origin and Development of Psychoanalysis. The American
Journal of Psychology, 21(2), 181–218. />Halverson, C. F. Jr., Kohnstamm, G. A., Martin, R. P., Halverson, C. F., &

Kohnstamm, G. A. (2014). The Developing Structure of Temperament and
Personality From Infancy To Adulthood. Psychology Press.
Hằng, B. T. T., Công, T. V., & Ngọc, N. P. H. (2018). Đặc điểm nhân cách của thanh
niên Việt Nam qua thang đo NEO - 60VN. VNU Journal of Social Sciences and
Humanities, 4(1), 23–33. />Kiani, S. (2010). PERSONALITY AND VOCATIONAL INTERESTS IN HIGH
SCHOOL STUDENTS [Thesis, Quaid-i-Azam University Islamabad-Pakistan].
/>McCrae, R., & Costa, P. (2004). A contemplated revision of the NEO Five-Factor
Inventory. Personality and Individual Differences, 36, 587–596.
/>Nguyễn Quang Uẩn. (2011). Tâm lý học đại cương (Tái bản lần 18, có sửa chữa.).
ĐHQGHN.
Nguyễn Thạc, & Nguyễn Thị Ngọc Liên. (2005, Tháng Sáu). Xu hướng chọn nghề của
học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau. Tạp chí Tâm lý học,
6 (75), 48–51.
Piedmont, R. (1998). Interpreting the NEO PI-R (tr 79–112).
/>

Schultz, D. P., & Schultz, S. E. (2016). Theories of Personality. Cengage Learning.
Weiss, B., Trần, V. C., & Bùi, T. T. H. (2020). Thích nghi trắc nghiệm nhân cách theo
Neo PI-R: Quy trình thích nghi và một số kết quả ban đầu. Đại học Quốc gia Hà
Nội. http://192.168.1.231:8080/xmlui/handle/DIGITAL_123456789/6046



×